Wednesday 6 November 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đọan 7


1Cor 7-14

Đây bắt đầu fần II trong thư.
Thánh Faolô giải-đáp những nghi vấn, tín-hữu Corinthô đã xin ý kiến của Ngài. Chỗ này là đoạn cho thấy công việc mục-vụ của thánh Faolô. Đây là cả vấn-đề liên-lạc Kitô-giáo đối với văn-hoá Hy-Lạp – không fải về vấn-đề tri-thức triết-lý, nhưng là vấn-đề luân-lý xã-hội, thế tuc.

1Cor 7:
Những vấn đề liên-quan đến gia-đình: hôn-nhân và độc-thân.
Một đoạn có nhiều giá-trị:

-giá-trị lịch-sử: sinh-hoạt Hội-thánh thời đầu thế nào. Tín-hữu đã ‘sống đạo’ thế nào vào thời buổi họ. Và, nhờ đó chúng ta cũng hội ra hoàn-cảnh của tín-hữu fải thế nào trong những hoàn-cảnh tương-tợ.
-giá-trị thần-học: Nhờ chương này, fải hiểu hôn-nhân bất-khả-ly thế nào. Có luật-trừ không như có những cách giải-thích muốn nhận có luật trừ, dựa vào câu không minh-bạch của Mt 5: 32 19:9

Nhưng nhất là trong Hội-thánh Công-giáo: nền-tảng của bậc khiết-tịnh đồng-trinh rút được tự chương này (Devoz 1810 Công đồng Trentô) 3911s (Thông-điệp: Sacra virginitas) của đức Piô XII

Nhưng đối với nhiều tác-giả Thệ-fản, đạo-lý đồng-trinh quá mong manh nếu rút tự đoạn này, vì họ cho rằng đạo-lý đó dựa trên một sự ngộ-nhận của thánh Faolô về “tận-thế sát-cận” – hay là vì thánh Faolô có một quan-niệm lạc-hậu về hôn-nhân, thua xa những chương của ít triết-gia đương thời đó, như Musonius Rufus (thày của Epictète, bị trục-xuất khỏi Rôma năm 65 (do Nêrô), và sau đó về lại (năm 68) và tiếp-tục giáo-huấn dưới thời Galba và Vespasianus.
(Một đoạn liên-can đến hôn-nhân còn lại: coi Lietzmann Kor I-II 91: Beilagen I, C. Musonii Rufi reliquiae XIII.)
Đoạn quan-hệ đến hôn-nhân và khiết-tịnh nên thư-tịch rất rộng:
-Các bài về chasteté, Célibat, Virginité, Priviège paulin trong các Tự-vị.
-về chú-giải: NTS 10 (1963) 361-365 J. Massingberd Ford, Levirate Marriage in Saint Paul 1Cor &: À la rencontre de Dieu (Mémorial Albert Gelin) 319-329: X. Léon-Dufour: Mariage et continence delon saint Paul.
P. Ludwig Hick, Stellung des Hl. Paulus zur Frau. 110-114
H. Leenhardt, Le marriage chrétien 14-33.

Bố-cục:  Một lần nữa, thánh Faolô theo biểu-thức A-B-A’:
A: 1-16 Nói đến những người hiện đang ở trong bậc hôn-nhân
B. 17-24 đại-đồng-hoá vấn-đề: tình-trạng mới về các địa-vị xã-hội
A’: 25-40 giải-quyết vấn-đề khiết-tịnh.
Nhưng kỳ-thực biểu-thức bị khuấy: vì vừa nói đến những đòi-hỏi của cộng-đồng fu-fụ, thánh Faolô kết ngay bằng các câu 6-7, đề-cập ngay đến khiết-tịnh. Và ngược lại trong 25-40 nói đến khiết-tịnh, thì lại bị cắt ngay ở giữa bằng những lời đem về hôn-nhân. Hai khúc lạc-đề đó cho ta thấy cái hướng của thần-học Faolô trong vấn đề:
-vấn-đề mục-vụ (kiểu đối-thoại mục-vụ như người ta nói đến ngày nay)
Giáo hội Corinthô giằng co theo những khuynh-hướng trái-nghịch: thả lỏng đến đỗi có thể dung-túng loạn-luân (5: 1-13), coi thường dâm-dật như việc ăn việc uống (6: 12-20) – nhưng ngược lại, có thể đi đến diệt-dục và kỵ hẳn hôn-nhân. Hôn-nhân như vậy bị fủ-nhận. Người ta khuyên dạy chấm dứt, hay là đình-chỉ liên-lạc vợ chồng (7: 1-5); cho rằng fải hơn là đừng kết bạn (8-9), vợ chồng lìa nhau, nhất là khi có người bạn ngoài đạo (Do-thái, hay ngoại) (10-16), bãi-bỏ giao-kết định cưới hỏi: Hết các khuynh-hướng diệt-dục này được tóm-kết trong câu 7: 1: Không dính-líu vợ chồng là điều tốt. Nguyên-tắc không hẳn là sai. Thánh Faolô fải vạch ra sự thật ở đâu. Là vì vấn-đề đụng chạm đến 2 điều hầu như chống-đối nhau: một đàng fải duy-trì giá-trị hôn-nhân, bất-khả-ly – nhưng đàng khác khiết-tịnh là một đặc-sủng. Cả hai đều lên đến Chúa. Hôn-nhân đã được Thiên-Chúa thành-lập, chiếu theo mặc-khải Cựu ước và Chúa Yêsu đã xác-định lại hoàn-bị; còn khiết-tịnh là một ơn Tân-Uớc mới nói đến. Thực sự vấn-đề giải cho thích-đáng không fải là dễ. Vì nếu chỉ có diệt-dục thì dễ, nhưng đây đụng chạm đến chính vấn-đề thần-học về một thực-tại nhân-loại, mà lời giải thì thánh Faolô không thể đem ra mà không giữ kỹ hai lời đoạn 6 đã nói đến 6: 16 “cả hai sẽ nên một thân xác” – và 17 : còn kẻ kết-hợp với Chúa thì nên một Thần-khí (với Ngài): Muốn thâu-nhận cả 2 điều như 2 thực-tại nghịch nhau, nhưng lại bổ-túc cho nhau, và như vậykhông thể giải-quyết riêng biệt. Bãi đi khiết-tịnh, chúng ta còn hoàn toàn ở Cựu-ước; hạ giá hôn-nhân, khuynh-hướng diệt dục chiếu theo thuyết nhị-nguyên lại ló hiện, và cắt đứt với đạo-lý tạo-thành và Cựu-ước. Giũa cả hai, nhưng có chênh-lệch giá-trị là cả một kinh-nghiệm về sự hợp nhất với Chúa không chia sẻ.

Những hạng người xét đến trong vấn-đề:
  1. Những người ở trong bậc vợ-chồng, hoặc sống chung cùng nhau (7: 3-5 10) hoặc, sống riêng biệt (7: 11), những người sống chung, nhưng không đồng một tín-ngưỡng (12-16): hoặc là Do-thái, hay là ngoại.
  2. Những người đồng-trinh. Tiếng ‘parthénoi” trong đoạn này có lẽ chỉ cả thanh-niên và thiếu-nữ (7: 25 so với 27-28) chưa có hôn-nhân.
  3. Nố những người ‘agamoi’ và goá-bụa (7: 8). Những người độc-thân đây là những người hiện không có vợ, hoặc là vì vợ đã chết, hoặc là vì họ đã áp-dụng nố nói trong 7: 15 (tín-ngưỡng đã tách-lìa họ)
  4. 4. Sau cùng cái nố khó giải: 7: 36-38
Các giải-thích: (coi Allo. Excursus VII, 189-194)
a) Một người cha (hay giám-hộ) lo việc trăm năm cho ái-nữ.
b) Nghĩa tỉ-dụ: người ta có nên giữ thân-xác mình đồng-trinh không? (Methodius. Hieronymus, Epiphanius, Pelagius, Primasius)
c) Một nố ‘virgines subintroductae’ (một thứ hôn-nhân tu-đức mà Faolô cho fép đổi thành hôn-nhân đích-thực bởi bồng-bột tuổi xuân.
d) Những vị thành-hôn gốc Do-thái đã có giao-kèo hôn-nhân trước khi hôn-nhân hoàn-tất. Họ nên ở khiết-tịnh, hay là sống chung. (Kruse, G.Kũmel, X. Léon-Dufour)
e) Massingberd Ford: một nố ‘Levirat’ theo Luật Do-thái (coi NTS 10 (1963) 364. Cf. Thứ Luật XXV, 9
f) Markos Siotis: thiếu-nữ mồ-côi sống trong một gia-đình như con nuôi. Lớn lên, thì hỏi có thể lấy một người trong gia đình (hay ngay cả cha nuôi) đó không? (coi Rb70 (1963) 457-458 (Recension de P Benoit)     
                                                                                                                                                (còn tiếp)

                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))



No comments: