Sunday, 24 November 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Niềm tin siêu-nhiên



Chương III
Thần-học niềm tin như quà tặng:
mô-hình vô-thức
(bài 17)

Phần 1
Quà tặng niềm tin

Niềm tin siêu-nhiên

Ở chương 2, tôi đã có đôi lời về “luồng sáng” thấy ở động tác “tin” phát xuất tự con tim. Nay, tôi xin nói thêm về đặc-trưng siêu-nhiên của niềm tin, vốn có luồng sáng phát ra như thế.

Việc này dẫn đưa ta về với sự thể như một thứ “cục u” của những điều mình suy-tư/ngẫm-nghĩ. Tin vào Chúa, như ta bàn ở đây, không là chuyện bình thường/tự nhiên, dù việc đó có dáng dấp của “cung lòng” tự-nhiên như sự việc bình thường. Bằng cụm từ “bình thường/tự nhiên”, tôi muốn nói đến những chuyện mình có thể làm mà không cần đến uy-lực thiên-nhiên phụ đỡ.

Ở đây, tôi muốn minh-xác thêm một điều mà lâu nay tôi từng phát-biểu ở vài nơi trong các thập-niên vừa qua, đó là: thần-học của ta có tâm-thức khá lớn rộng vẫn quyết rằng: niềm tin và huệ-lộc là quà tặng sâu sắc vốn được ghép vào với “cung lòng” thiên-nhiên mà đôi khi vì “nản chí” có lẽ ta không nhận ra sự trong sáng vốn dĩ không thể trở thành tự-nhiên theo cách trọn vẹn được. Chủ đề làm nền cho tư tưởng này, lại cho thấy: vẫn có ước-vọng tự-nhiên dẫn vào tầm nhìn siêu-nhiên lành thánh, rất như thế.

Một số không ít các nhà thần-học thoạt khi đón-nhận lập-trường nội-tại về niềm tin và huệ lộc này, đã dừng lại ở lưng chừng để rồi không còn có ước vọng tự nhiên về thị-kiến lành thánh nữa. Các vị này đã kẻ một vạch dài lên cát và công-nhận rằng đã có giới-hạn tự-nhiên nơi “cung lòng” tự-tại của niềm tin thần thánh giiống như thế. Bởi thế nên, các vị mới đề-nghị ta nên tiết-chế động-thái thông-thường của các thần-học-gia mà nói lên rằng: “huệ-lộc niềm tin” vẫn nằm trong phần nội-tại tự-nhiên ở nơi ta.

Tôi nghĩ, có lẽ ta cũng nên làm sáng-tỏ tính tự-nhiên được bàn ở đây. Nói như thế, tôi chỉ muốn bảo rằng: có thứ gì đó rất trong sáng ở trên, được đón nhận để đưa vào môi-trường tự-tại của người nhận đến độ chúng phù-hợp với giới-hạn của môi trường lĩnh-nhận ấy. Và như thế, chúng khiến ta hiểu được rằng: có dạng-thức mới mẻ rất thích-hợp với chúng. Kết cuộc là, bất cứ sự việc tâm-lý nào đáp-ứng lại quà tặng này, đều mang đặc-trưng tự-tại cách trọn vẹn, như thể đặc-trưng ấy được trưng-bày giữa những người cùng dạng đã tin-tưởng lẫn nhau, và vào nhau.

Ở đây, tôi cũng nói thêm một điều nữa, là: quà tặng Chúa ban, ngay từ nguồn-gốc của niềm tin thần-thánh, lại không giống thế. Tôi thiển nghĩ: Thiên Chúa hiện-diện cách sâu-sắc nơi ta vào khoảnh-khắc tựa hồ như thế. Nhưng, Ngài đã không được đón nhận và thẩm-nhập vào tầm-kích có giới-hạn của ta, theo cung cách mà tôi vừa đề cập ở trên. Xem thế, thì: Thiên Chúa là Đấng trọn lành, Ngài đến với ta và ở lại trong ta như Đấng được ta tin-tưởng mãi. Theo tôi, thì: điều này phù-hợp với truyền-thống của người Thệ Phản, xưa nay cũng nhận ra như vậy.

Đôi lời diễn-giải

Thông thường thì, nhà Đạo mình vẫn thực-thi/áp dụng những việc đại-loại như thế, là cốt để diễn-giải chuyện tự-nhiên và siêu-nhiên. Chỉ có khác-biệt căn-bản giữa hai phạm-trù này, là: khả-năng làm được hoặc trở thành thứ gì đó, như tính-chất tự-nhiên thôi. Tuy nhiên, uy-lực “siêu-nhiên”, lại đã vượt quá đặc-trưng tự-nhiên được nói đến ở đây. Siêu-nhiên, là hình-dung-từ diễn-giải cung-cách trở thành một sự thể có nguồn-gốc giống nó, theo ý-niệm nền tảng của uy-lực tự-nhiên.

Ở đây, tôi muốn phân-biệt rõ có sự tách-bạch giữa tự-nhiên và siêu-nhiên vốn dĩ không dựa trên nguyên-lý nhân/quả dù nó mang tính hữu-hiệu hoặc dựa trên yếu-tố nào đó từng đại-diện cho nó ngõ hầu giúp ta thực-hiện động-tác “tin”, để rồi dựa vào khả-năng tự-nhiên của hữu-thể giới-hạn hầu đón-nhận và đưa vào với bản-thể của ta cho phù hợp với điều-kiện cũng như giới-hạn của bản-thể ấy. Nhận và đưa vào bất cứ thứ gì được ban cho bản-thể của ta. Giả như, quà tặng được ban cho bản-thể của ta có giới-hạn, tức là: bản-thể ta đón-nhận một cách “không trọn vẹn” hoặc có hạn-chế, để rồi tạo vóc-dáng bên trong bản-thể hạn-chế là ta, hầu trở-thành uy-lực “siêu-nhiên”, vượt quá mọi thể-chất hay sự vật.

Thiên-Chúa không hiện-diện với ta ở tận bên trong và Ngài cũng không thích-nghi vào với giới-hạn của ta, nhưng Ngài là thành-phần của niềm-tin thần-thánh có nơi Ngài, để mọi người tin rằng: Ngài có khả-năng làm được việc ấy, đồng thời Ngài đã và đang làm như thế. Kết cuộc là, sự khác-biệt-không-thể-chối-bỏ về một đáp-trả của ta mang tính tâm-lý đối với Ngài, vẫn ra như thế. Và, sự đáp trả có tính tâm-lý bình thường/tự nhiên của ta, lại là sự đáp-trả thực-hiện ngang qua động tác “tin”, khiến ta có bổn phận phải chuyển-trao nó cho người khác, nữa. Tôi đồng ý với hầu hết thần-học-gia nào từng nghĩ rằng: niềm tin là những gì được duy-trì một cách tích-cực và tự-nhiên. Nhưng theo tôi, các thần-học-gia ấy vẫn để luột mất một số sự việc có tầm quan-trọng rất đáng kể; và sự việc ấy, nay cũng thay-đổi những gì mang tính tự-tại của niềm tin nữa. Tôi nghĩ rằng: vẫn còn đó, sự khác biệt giữa tính tự-tại của những gì phù-hợp với bản-thể giới-hạn là ta, khi nó đến với ta, đó cũng là sự tự-tại vẫn “trụ” nơi ta một cách không giới-hạn lại vượt quá mọi phù-hợp như thế, trong khi tất cả đã trở-thành thực-tại không hạn-chế được đem đến cho ta. Tôi thiết nghĩ: điều vừa nói, sẽ cho phép ta duy-trì tính tự-tại và đặc-trưng trong-sáng của niềm tin. Và như thế, chọn lựa của ta ở đây, là: sự hiện-diện ở tiến-trình mang tính tâm-lý vẫn dính-dự vào với động-tác “tin” của ta mà thôi.

Suy-tư nghiền ngẫm như thế, là để xem việc chuẩn-bị mang tính cảm-xúc, dẫn đến việc đáp-trả quà tặng niềm tin có giống thế không? Dù có như thế, tôi nghĩ ta cũng không nên gia-giảm tính-chất đặc-thù của “niềm tin” thành sự tin-tưởng mù quáng, có hy vọng và thương yêu, dù rất tốt; bởi, niềm tin là thứ gì khác luôn có nét đẹp đặc-biệt của chính nó. Bằng vào ngôn-từ dẫn-nhập hơi dài dòng, cũng chỉ để nói lên rằng: “niềm tin” bao hàm và dẫn về một hiểu/biết đích-thực về Thiên-Chúa đối với địa cầu của ta, và để ta chuẩn bị làm thế như khởi đầu một hiểu/biết đích-thực về Thiên-Chúa qua tầm nhìn lành thánh, chốn thiên-đường. Tôi thấy bên trong động tác “tin”, không có sự tăm-tối nào hết, mà chỉ có thị-kiến chứ không phải tầm nhìn nào khác về Thiên-Chúa mà ta vui hưởng cách trọn lành, thánh thiện chốn thiên đường. Ở đây, tức: ở nơi trực giác của niềm tin, vẫn còn đó tâm-thức đích-thực ở trong Chúa.

Ngoài ra, ta cũng có thể nói được rằng: bí-nhiệm cuối-cùng là sự việc Chúa kề cận ở với ta như một quà tặng rất trân trọng.

Riêng tôi vẫn nghĩ rằng, sự việc nào hoặc ai đó càng gần cận ở với ta càng làm ta hiểu rõ hơn và càng trở nên cao cả hơn. Đây lại là ý-nghĩa của điều mà ta thường gọi là “trí tuệ”. Bởi lẽ, các yếu tố giúp ta thấy được điều gì hoặc ai đó gần gũi với ta bao nhiêu, ta càng trực tiếp thấy được sự thật rất rõ ở sự việc đó, hoặc người đó.

Khi Chúa tặng ban chính mình Ngài cho ta, Ngài vẫn trao ban cách trọn vẹn và cấp bách. Ngài kề cận ta còn hơn ta kề-cận bên nhau, như thánh Augustinô có lần từng khẳng định (x. Augustinô- intimius intimo meo). Chúa đến với ta, như Đấng “hiểu biết” ta rất rõ và cấp bách. Tính cấp bách nơi hiểu biết của Thiên-Chúa, vẫn tháp-tùng ta, ở với ta trong mọi lối.

Theo nguyên tắc, thì đây là quà tặng của tầm-nhìn thần thánh. Và, nhằm biến tầm-nhìn ấy trở thành sự việc ‘đích-thực’, Chúa cũng ban cho ta khả-năng nội-tại ngõ hầu Ngài biến thị-kiến ấy thành sự tự-tại, đến ở với ta và trong ta, tức: những gì mà lâu nay ta thường gọi là “luồng sáng vinh quang”. Thế nhưng, cũng theo nguyên tắc thị-kiến ban tặng cho ta đã sẵn sàng có ở đó, thật rõ.

Thật sự mà nói, ta có chết đi mới làm được việc ấy. Và việc ấy không là sắp xếp có tính tuỳ tiện do tự Thiên Chúa. Nhưng, việc ấy đến từ sự-kiện từng xác-chứng rằng: hiện thời ta có cuộc sống rất địa cầu đang đi dần vào cõi chết, nên ta phải chuyển dịch để có tư thế hiểu và biết mọi thứ bằng vào giác-quan của ta. Những hạn-chế như thế cũng sẽ dứt đoạn khi ta chết. Bởi thế nên, ta không có và không thể lĩnh-nhận quà tặng “luồng sáng vinh quang” chỉ đến khi ta ra đi về với cõi chết hoặc khi ta có động tác đang chết dần, thôi. Tuy nhiên, khả-năng hiểu biết về Thiên-Chúa nơi ta, sẽ lớn lao hơn và hiện-hữu trước khi sự-vật xuất tự Thiên Chúa đến với ta, như sự việc không hạn chế. Trong khi ta vẫn còn sống sót ở đây, bây giờ, ta lại không thấy được Chúa vào lúc này, như Đấng mà ta có thể đặt trọn vẹn niềm tin nơi Ngài. Điều ta thấy được –và thực sự thấy như thế-  là Sự Thật Thánh Thiêng chính là Đấng chứng giám cho ta rằng Thiên-Chúa đã và đang cận kề ở với ta; và sau khi ta chết Ngài sẽ lập tức hiện hình để ta thấy được Ngài rõ hơn.

Thành thử, tin vào Chúa là niềm tin vào những chuyện như thế. Điều này có nghĩa: trước nhất, không có cái-gọi-là niềm tin mù quáng/tối tăm rồi mới có ánh sáng soi dọi cách giới-hạn. Nói thế còn có nghĩa là: quà tặng “Gần cận bên ta” gồm cả việc tặng ban cho ta đôi chút ánh sáng vào trước đó, tức: sự thể tỏ bày cho ta thấy rằng: Thiên-Chúa, cuối cùng ra, là Đấng đáng để ta tin. Bằng ánh sáng đó, ta kết thành động-tác “tin” có luồng sáng vẫn bao quanh và hỗ trợ cho động-tác này.

Với tôi, tôi coi đó là tính chất siêu-nhiên ở động-tác “tin”. Tôi gọi Đấng bậc và/hoặc sự-vật nào đó là siêu-nhiên không phải vì mình có khả-năng để làm việc ấy đã thành uy-lực siêu-thăng hiện có ở bên trong con người ta. Đây không chỉ là đại-lý, tính theo tỷ-lệ, so với đối-tượng là thực-chất. Sự việc Chúa gần cận con người bao gồm cả việc ta không thể đón Chúa, tức: mọi đón-nhận đều bao gồm hạn-chế vốn dính liền với mọi giới-hạn của người nhận-lĩnh. Chúa vinh-thăng tất cả mọi sự như thế và quà tặng bằng vào việc Ngài hiện diện và kề cận với ta, lại là chính Chúa, Đấng mà không ai có thể lĩnh-nhận cũng như thích-nghi và là Đấng không có giới hạn nào hết. Đó, là bí-nhiệm siêu-nhiên đầu hết và cuối hết. Trong hiểu biết và thương-yêu có nề nếp rất trật-tự, Thiên-Chúa không thể đến với ta gần cận hơn nữa.

Thánh Tôma Akinô từng viết ở ngay trang đầu bộ sách “Tổng Đề về Thần-học” rằng: Luồng sáng của niềm tin khi xưa là thứ lệ-thuộc ở bên dưới, hoặc thuộc dưới trướng thị-kiến cấp bách về Chúa. Điều này không có nghĩa là ánh-sáng niềm tin là thứ gì đó thay cho thị-kiến thiên đường vốn có từ hôm nay, lúc này. Điều đó có nghĩa: chỉ một lý do duy nhất khiến ta không thấy được Chúa cách trực-diện vào lúc này, là do tính giới-hạn của cái-gọi-là “sứ vụ truyền giáo qua thư từ” vào lúc này, tức: sự-kiện cho thấy trí-tuệ của ta nay hoạt-động ngang qua cảm xúc. Mặc-khải có nghĩa là: nơi mọi sự việc, các công-thức của niềm tin, chân lý về mặc khải đều chứa đựng một nhượng-bộ và thoả-thuận sơ-khởi về thị-kiến thánh-thiêng. Điều này có nghĩa là: ta thấy Chúa trong điều-kiện của giác-quan và cảm xúc rất hạn-chế. Thiên-Chúa đúng thật là đối-tượng trực-tiếp của niềm tin ta có trong khuôn-khổ sự thật, được bày tỏ.

Thành thử, đó là sự việc Chúa kề cận ở với ta. Thật ra, hiểu và biết Chúa, không khi nào có giới hạn. Tất cả đều được tặng ban, vào lúc này. Dù cuộc sống có cảm xúc của ta luôn hạn-chế thế nào đi nữa, bao giờ cũng có đôi chút ánh sáng về CHúa ban phát cho ta như những điều tin tưởng cuối cùng cũng được ném xuống cho ta vào phút cuối, như sự thật thánh thiêng về Chúa như Đấng Chứng Giám việc đó, cho ta.

Đây không là thành-phần như phó phẩm, chắc chắn không phải như thế mà cũng là điều tốt đẹp ta có được, vào lúc này. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp cho toàn thể mọi sự để giúp ta đi vào cõi chết; và trong quá trình đường dài, đó cũng chỉ là khởi điểm của thị-kiến thánh-thiêng, còn gọi là giai đoạn khởi đầu. Đó là động-lực thần thánh vốn dĩ khiến mọi sự xảy đến vẫn hoạt-động trong ta. Đó là tính siêu-nhiên có mặt ở mọi sự. Những gì ta đòi hỏi không chỉ là luồng sáng lớn lao về Chúa vốn đang tìm cách xảy đến, xuyên qua màn hình của trí-tuệ hạn hẹp nơi ta, lúc này, và đem ta đi vào với chính thị-kiến thánh-thiêng, là thế. Sự thể đưa ta đến với niềm tin lúc này, là bước khởi đầu trong tiến-trình to tát, rất lớn rộng.     
                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
         

               





No comments: