Chương III
Thần-học niềm tin như quà tặng:
mô-hình vô-thức
(bài 19)
Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)
Tính hiệp-nhất nơi huyền-nhiệm
tin.
Tôi
nghĩ: thánh Augustinô vẫn duy trì/gìn giữ quan-niệm này trong sách của ông có nhan
đề là: “De Doctrina Christiana” (Tín
Điều Kitô-hữu) và thánh Tôma Akinô lại cũng theo sát nguồn tư-tưởng của bậc
thày mình, hệt như thế. Nếu hỏi: điều gì kết-thành sự hiệp-nhất giữa bí-nhiệm
thánh-thiêng như kinh Tin Kính vẫn cho biết, thì câu trả lời là: Thiên Chúa thấy
được mọi huyền-nhiệm và Ngài sẻ-san cho ta ân-huệ cao cả rất như thế.
Huyền-nhiệm
đầu, tỏ cho ta biết Đức Giêsu là Con Thiên-Chúa. Điều này nghĩa là: ở nơi Chúa,
vẫn có huyền-nhiệm về gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, tinh-tuyền. Huyền-nhiệm
tiếp, là: Thần Khí Chúa vẫn ở nơi Ngài; tức, có nghĩa: nơi Chúa, luôn có điều
gì đó mà các tổ-phụ Hy Lạp gọi là “ekporeusis”
khiến các học-giả quen dịch sát nghĩa hầu dẫn về ý-tưởng của sự “đổ tràn” ân-huệ
xuống cho nhân-gian loài người.
Theo
tôi, những gì được bộc-bạch nơi niềm tin, là: Thiên-Chúa kết-hiệp với gốc-nguồn
của Người Con thuần-khiết, mà các thiên-tài bên tiếng La-tinh cũng đã diễn-bày
điều này; còn tự-vựng “ekporeusis” bên
tiếng Hy Lạp lại đã nói đến tiến-trình thuần-khiết giản-đơn mà ngôn-ngữ con người
thừa-nhận sự bất-lực của tự-vựng La-tinh những muốn nắm bắt thứ gì đó cách “tột
bực” nơi tổ-phụ Hy Lạp, có điều là: các vị đã lập nên tự-vựng đặc biệt cho tư-tưởng
diễn-bày ra như thế.
Giả
như ta tin vào gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết đã tràn-đầy ân-huệ rồi, thiết
tưởng ta cũng nên hỏi các đấng tổ-phụ xem Cha và Con có “nên một” đồng đều nơi Thiên
Chúa không? Đương nhiên, các Ngài làn như thế, vẫn “ở bên trong” huyền-nhiệm còn đang diễn-tiến. Ở đây, tôi không nghĩ
mình nên nhìn vào mỗi Đấng theo cách tĩnh-diện rồi đưa thêm giả-thuyết về sự hiệp-thông
giữa các Ngài. Kết quả là, tôi và quý vị đây, ta sẽ chẳng còn ưu-tư gì về
Thiên-Chúa-là-Cha là Đấng ở bên trên Đức Giêsu hoặc về Đức-Giêsu-không-là-Thiên-Chúa
như Thiên-Chúa-là-Cha, nữa. Riêng tôi, tôi vẫn thấy mình cũng không ưu-tư nhiều
về một thực-tại, cùng lúc, là Đấng nào khác. Tôi hiểu là: Đức Giêsu đã kịp thời
được đưa vào với tiến-trình-“ở bên trong Thiên-Chúa đến độ Chúa Cha và Nghài
cùng ở nơi đó. Và như thế, các Ngài đã “nên một” đồng đều, ở trong nhau. Nhiều
nỗ-lực lâu nay vẫn muốn bãi-bỏ Thiên-Chúa-là-Cha ra khỏi trọng-tâm của mọi sự
việc để chỉ nhắm vào riêng mình Đức Giêsu mà thôi, để rồi bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm
ấy. Lại cũng có nhiều nỗ-lực nhằm bãi bỏ Đức Giêsu ra khỏi nơi đó rồi lại nói Ngài
là “Đấng-Người” tuyệt-vời nhưng không đích-thực là Thiên-Chúa, chuyên tập-trung
nhấn-mạnh vào chỉ một mình Chúa mà thôi; làm như thế, họ cũng đã bỏ mất cốt-tủy
của huyền-nhiệm, rồi. Giả như không có gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết/tinh-tuyền,
thì những gì ta tin vào Thiên-Chúa và vào chính Đức Giêsu, sẽ không thêm gì vào
huyền-nhiệm ấy hết. Bằng vào niềm tin, ta tin tưởng rằng gốc-nguồn và sự khác-biệt
đã thực-sự đổ tràn Thần Khí Chúa như thế “bên trong” sự Hiệp-nhất của Thiên-Chúa.
Thiên Chúa, với huyền-nhiệm Ba Ngôi, có Ngôi Lời Nhập thể và có Lễ Ngũ Tuần Thần-Khí
“tuôn trào” gộp lại với nhau, trong niềm tin.
Ở đây, tôi có một đề
nghị, là: để tránh mọi cạm-bẫy của ngôn-ngữ là những thứ có thể dẫn mọi người về
với lập-trường của Arius. Làm thế, nó giúp ta có câu trả lời cho phản-chống có
từ quan-điểm của phân-tâm-học khi họ nghĩ rằng: lai-lịch giữa thực-tại thánh-thiêng
và con người vẫn là chuyện khả-thi. Sẽ như thế, nếu ta sử-dụng ngôn-từ theo
cách tĩnh-diện. Tuy nhiên, đối-tượng của niềm tin nơi ta không như thế, mà toàn-bộ
huyền-nhiệm ở trong động-lực rộng lớn.
Lại
có huyền-nhiệm thứ hai chung quanh cái chết của Đức Giêsu, trên thập-giá. Đức
Giêsu chết trên thập-giá là để chứng tỏ rằng Ngài là Thiên-Chúa. Thế nên,
Thiên-Chúa cũng chết trên đó nữa. Vâng. Thiên-Chúa-là-Cha đã chết và đã bị
ám-sát cho đến chết. Điều này làm tôi nhớ đến cái-gọi-là “Phức hợp Oeđíp” trong
đó, vai-trò của người Cha được gỡ bỏ cốt để bảo rằng: đối-tượng lòng dục nơi Ngài
đã có nơi Người-Con. Vâng. Đó là quyết-định nhằm có lợi cho những ai ưa-thích những
chuyện như thế. Tuy nhiên, có điều chắc chắn: đây không là huyền-nhiệm của sự chết
rất đích-thực nơi Đức Giêsu, hoặc cái chết của Thiên-Chúa. Vấn-đề là: ta hiểu
thế nào về “cái chết” hay “sự chết”, mà thôi. Đó, không là sự-thể cuối cùng;
cũng không là dấu chấm hết cuộc đời, rất dứt khoát. Đó, là sự việc nằm “bên trong” tiến-trình của sự sống đang còn
diễn-tiến. Cái chết của Đức Giêsu là một phần trong tiến-trình sự sống Ngài còn
tiếp-diễn. Cái chết của Thiên-Chúa-Cha là khẳng-định về tiến-trình gốc-nguồn của
Người Con rất thuần-khiết, mà đến cái chết cũng không thể làm ngưng đọng, dù ngắn
hạn. Đồi Can-va-riô, là khẳng-định quyết bảo rằng: những gì ta thấy về
Thiên-Chúa theo ngôn-từ về Chúa Ba Ngôi và Ngôi Lời Nhập-Thể không hề bị cái chết
làm ngưng-đọng, dù phút chốc. Đó là chuyện thiên thu ngàn đời còn tiếp diễn đến
vô tận. Đôi khi, ta cũng nói: Thần Khí Chúa tràn đầy nơi Đức Giêsu, Đấng chết
trên thập-giá, đã đưa Ngài ngang qua nỗi chết đi vào với sự sống mới, rất Phục
Sinh. Và, giòng chảy cứ thế tuôn trào mãi với Thiên Chúa và tràn vào với Đức
Giêsu.
Đến đây, tôi lại cũng
đề nghị thêm điều nữa, là: những gì nói ở đây cốt để tránh phương-án khả dĩ dẫn
con người từng có lòng tin-tưởng đi vào thứ thần-học khốn-khổ bằng việc sám hối/đền
tội. Giả như ta tư-duy về Thiên-Chúa và vào Đức Giêsu chịu chết trên thập giá một
cách “tĩnh-diện” như thể các Đấng tách-biệt nhau, vậy thì tại sao Thiên-Chúa-là-Cha
lại yêu-cầu Đức Giêsu phải chết, và đâu là động-thái của riêng Ngài, với nỗi chết?
Đành rằng, nói thì nói thế, chứ vấn-đề không nảy-sinh nơi đây, nếu ta nhìn vào toàn-bộ
thực-tại lịch-sử như thành-phần và một phần của giòng chảy Thiên-Chúa vẫn tuôn-trào có Thần Khí Chúa luôn ở nơi Ngài,
và với Ngài.
Tới
đây, tôi cũng muốn đề cập đến huyền-nhiệm thứ ba của niềm tin, nữa. Ở đây, lại
có khẳng định bảo rằng: bằng vào tính thiêng liêng linh đạo, cả chúng ta cũng
“nên một” với Đức Giêsu và “nên một” với Thiên-Chúa. “Nên một” với Đức Giêsu Đấng
đã chết vì ta và cho ta. “Nên một” với Thiên-Chúa-là-Cha cũng chết cho ta nữa.
Điều đó đem đến cho ta thông-điệp nhắn nhủ rằng: nay ta cũng thủ vai diễn đang
chết dần mòn. Đôi khi, ta cũng nói được rằng ta từng chết đi với các Ngài.
Nhưng, đó không thực sự là điều mà niềm tin đề-xuất cho ta. Giả như nỗi chết tự
nó bị đào thải, phế bỏ đi, thay vào đó là tiến-trình của Người Con rất thuần-khiết,
và nơi Thần Khí Chúa luôn có huyền-nhiệm trở “nên một” với Thiên-Chúa, thì ta cũng
có thể kinh qua sự sống và nỗi chết để rồi cuối cùng đi vào huyền-nhiệm với các
Ngài. Như thế, ta có thể sử-dụng lối hung-biện diễm-kiều có hy vọng được như thế,
trong khi ta vẫn ở đây, trên địa cầu này, nhưng ta biết và tin rằng điều ấy được
đặt trước cả ta khi ta lướt qua đó. Một lần nữa, đây là giòng chảy đi vào với
huyền nhiệm của Thiên-Chúa-trở-nên-một.
Đến đây, tôi lại
nghĩ: điều này có thể tránh cho ta động-thái hăng say kích-ngất với hình-thức
nào đó của thuyết Ngộ Đạo trong cuộc sống thiêng liêng, linh đạo. Ở nơi đó,
không có người chiến thắng rất thẳng thừng trong thi-đấu rất căng giữa hai bên
là chính Chúa và con người chúng ta. Hư không/trống rỗng, là thực tại có thật,
nhưng đó là con đường để ta đi vào với giòng chảy Thiên-Chúa mà ta được phép
làm thành-viên tham-dự, trong đó. Ở đây nữa, phương-án Phục sinh/trỗi dậy còn đang
diễn-tiến vẫn làm lợi cho ta rất nhiều.
Hy
vọng rằng sự việc này lại cũng đề-nghị thứ gì đó khả dĩ bày-tỏ cung-cách của nhận-thức
tập-trung nay mở ra với mọi người, để ta cùng với mọi người đi vào tâm-thức
đích-thực và giản-đơn của Thiên-Chúa, với công cuộc tạo-dựng, sự quan phòng của
Chúa cũng như cánh-chung-luận và nhiệm-tích về mọi thứ...
-------------------------------
(còn
tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment