Chương II
Kinh-nghiệm niềm tin
và mô hình bậc cha chú
(bài 16)
Phần 2
Chức năng mẹ hiền:
niềm tin ‘của’, ‘ở nơi’
và ‘xuất tự’ mẹ hiền
Có
người hỏi: những gì sẽ xảy đến khi người nữ-phụ trở thành “mẹ hiền”?
Trả
lời cho vấn nạn này, ta cũng nên bàn về các giai đoạn phát-triển con người, trước
hoặc sau khi trẻ bé chào đời, tức: các thời kỳ, như: cưu mang, có thai, mang bầu,
sinh nở, cho bú... Bàn luận ở đây, là bàn và luận về thực-tại kéo dài với chức-năng
của “mẹ hiền”.
Các
vị lâu nay được gọi là “mẹ hiền” vẫn thường hay nói về những ngày/tháng trầm/bổng
đổi thay trong đời gồm các sự việc đại-loại, tức: những thời-khắc có niềm an-vui
đích-thực hoặc các sự-kiện đầy những âu-lo to lớn tưởng chừng đi đến tuyệt-vọng.
Rồi, lại bắt đầu thêm lần nữa và lần nữa, cứ thế mãi. “Mẹ hiền” ta, vẫn hay nói
về chất “hoóc-môn” kích-tạo sự việc tựa hồ như sự thể luôn đính kèm đôi điều lạ-kỳ
nơi cảm-giác rất “ảo” lại đã trở-thành người “mẹ-hiền”, rất năng-nổ. “Mẹ hiền” vào
thời nào cũng hay kể về chức-năng của bà như kinh-nghiệm độc-đáo, nhẫn nhục vốn
dĩ đưa bà vào trạng-huống đích-thực xem nó biến-chuyển ra sao? Kéo dài đến bao
giờ mới hết? Thật ra thì, những chuyện như thế thường xảy đến với các bà đại để
cũng rất đúng và có lý để “mẹ hiền” ta đi đến khẳng-định, quyết bảo rằng: kinh-nghiệm
mà các bà từng-trải, bao giờ cũng đượm chút say-mê, hấp dẫn. Đó không là sự việc
gò bó/thụ-động, nhưng luôn bao hàm một cảm-tính chất-chứa nhiều thứ xúc-tác khác
biệt như thể cảm-tính dính chặt vào với nhau để rồi lại sẽ biến thành tình-tự mến-mộ
hoặc ghét-bỏ, có kèm theo tình-tự thương-yêu lành mạnh, rất khôn nguôi. Ở đây
cũng thế, “năng lực tăm tối” vẫn nằm ở những gì mà các bà gọi là: vũ-trụ/vạn-vật
rất đa-dạng, tức: vũ-trụ xuất-hiện nơi các bà còn mượt-mà đậm sắc hơn cả thứ vũ-trụ
trải nơi ngân-hà nhiều tinh-tú, tức: sự thể bao gồm nhiều vũ-trụ/vạn-vật gom gộp
lại.
Tiến-trình
biến-đổi hầu trở thành trẻ bé, trước tiên về xác-thể, dĩ nhiên chỉ mỗi thế. Nhưng,
nhiều hiện-trạng biến-cải còn rõ nét hơn thế. Đó, là sự thể nữ-phụ-nay-trở-thành-mẹ-hiền
cùng một lúc, đến độ nội việc trở-thành trẻ bé mọn là bản-vị thôi thật cũng dễ nể,
đầy tin tưởng rồi. Tin tưởng, do cung-cách của “mẹ hiền” đặt nền-tảng trên tương-quan
mật-thiết với trẻ bé. Và, nữ-phụ-trở-thành-mẹ-hiền, trước hết và trên hết, đã bắt
đầu mang tính-chất của “típ” người mà “mẹ-hiền-còn-son-trẻ” sẽ biến-cải. Biến-cải
luôn mãi, để rồi trở-thành một thứ chủ-thể “người” mà ta có thói quen gọi là “bản
ngã” tư riêng của người mẹ. Điều này, lại đã cắt-nghĩa được tính-chất rất “người”
của các vị có cơ-may-trở-thành-mẹ-hiền và sự việc như thế sẽ đặt lằn-ranh phân-cách
ở quanh bà, khiến bà khác hẳn những vị và những gì không phải là bà. Thế nên, kinh-nghiệm
về “chức-năng-mẹ-hiền” của bà, lại có khuynh-hướng bộc-phá lằn-ranh vây quanh vốn
dĩ không muốn cho bà làm thế. Chức-năng-người-mẹ-hiền còn khiến cho các bà có
tương-quan với những gì còn lớn hơn cả bản-chất mà các bà đã có, từ thuở trước.
Lớn hơn cả bất cứ ai có khả-năng trở nên như thế. Ở đây nữa, ta không chỉ nói đến
‘trẻ bé’ thôi, nhưng còn nói về những thứ gì to lớn hơn cả trẻ được sinh ra và
lớn lên, trong đời nữa. Điều này tựa hồ sự việc hiệp-thông độc-đáo ‘của’ và ‘ở
nơi’ sinh-vật sống động nào khác. Do lòng muốn/quyết-tâm sống chức-năng làm mẹ của
“mẹ-hiền”, mà các bà đã và đang trở-thành-mẹ-hiền sẽ đưa tay tóm-bắt tất cả những
gì, như thế. “Mẹ-hiền” sờ-chạm, sở-hữu và đôi khi còn xuất-thần hoặc “xuất-thân”
khỏi bản-thể mình để đến với những gì mà người khác cho đó là “mất mát” lớn, khi
tất cả mọi người ai cũng nghĩ: như thế thì chủ-thể-là-trẻ-bé có vinh-dự được hiện-diện
ở nơi đó. Đây, không là khoảnh-khắc xuất-thần sảng-khoái, kích-bốc; và, cũng
không là “cú sét chói-lòa”, nhưng là tình-trạng “xuất thân” ra khỏi bản-vị để “lưu-vong”
chầm-chậm khỏi con người cũ của bà. Và như thế, lại sẽ trở-thành bản-vị giống như
vậy. Các bà đã để mất bản-ngã của mình là cốt để khám-phá ra nhiều điều hơn thế,
về mình...
Như
thế nghĩa là thế nào?
Đó,
mới là cuộc sống. Một cuộc sống, có những điều hoặc những sự khiến ta không thể
tự thẩm-định cuộc đời của mình được. Đó, là sức sống có nhu-cầu cấp-thiết cho
mình. Và các bà, tức: những vị-đang-trở-thành-mẹ-hiền sẽ thấy nỗi niềm của mình
ra như thế, giống như nỗi niềm mà, ngay từ đầu, các bà không có chút thiện-cảm nào
với sự việc này, hết. Hoặc, các bà lại cũng định-nghĩa mọi sự hoặc mọi người
cách riêng rẽ. Vâng. Chuyện này vừa hấp-dẫn, tế-nhị nhưng lại khiến ta ra sợ sệt.
Bởi, trong đó, có niềm khao-khát hoặc lòng dục của người nữ-phụ nay-thành-mẹ-hiền
vẫn tồn-tại và dâng cao cũng rất nhiều.
Vậy
thì, sự việc tương-tự có gây ảnh-hưởng gì lên các phụ-nữ khác không?
Xin
thưa: trái lại là đàng khác. Bởi, sự việc này, lại đem đến cho các bà một
thiên-khiếu đặc biệt. Thiên-khiếu ấy, đã chuyển niềm say-mê của các bà thành lời
mời gọi. Mời và gọi các bà trở nên “mẹ hiền”, không chỉ với nét “m” nhỏ bé ở chữ
“mẹ”, mà là nét “M” viết Hoa rất to tát. Đây cũng không là lời mời chỉ cốt để ngưng
đọng mọi sự, ngõ hầu giúp các bà tìm ra cái hay/cái đẹp của sự thể như thế...
Vậy
nên, nữ-phụ đã và đang trở-thành-mẹ-hiền phải làm gì với lời mời của cuộc Sống rất
cấp thiết là thế?
Các
bà biết thắt-chặt cuộc sống có điều-kiện của mình thêm lần nữa với trẻ bé đang
cần “mẹ hiền” chăm sóc, cách riêng tư. Các bà còn biết tái-lập một “đầu-tư” nơi
trẻ bé, ngay tức thì. Thế nghĩa là: các bà cũng đề-cao/cảnh-giác về những đáp-trả
từ trẻ bé, chỉ mỗi thế. Các bà không “sở-hữu” trẻ và cũng không để cho trẻ “sở-hữu”
mình. Các bà lại sẽ lánh xa mọi ý-định chỉnh-sửa sự thể đang biến-chuyển, đổi
thay nhưng lại coi đó như quà-tặng dành cho trẻ bé. Theo tâm-lý, thì sự việc
này tựa như nỗi chết đã thấy hiện-diện ở trong đó, lại cũng giống như một “phục
sinh”, đích thực.
Có
lẽ sự việc này giúp cho trẻ bé mất đi bản-vị và vì thế, trẻ mới phải rời xa cung
lòng của “mẹ hiền” mình để chào đời và từ đó, sẽ đi vào tương-quan mới giống như
thế.
Có
lẽ đây là lý do khiến “mẹ hiền” của ta cứ mải bồng ẵm trẻ-bé-là-con-mình vào
lòng và cứ tưởng: khi làm “mẹ hiền” của trẻ rồi, thì bà cũng là “mẹ hiền” của cả
vũ-trụ. Và trẻ bé, lại cũng sẽ tặng trao cho “mẹ hiền” một Chân Trời lớn mà bà từng
“tự bỏ cuộc” khi hạ sinh con mình. Có thể, cũng có người lại sẽ bảo: đây chỉ là
biểu-tượng đầy tượng-trưng nhưng lại là thứ biểu-trưng xứng-hợp với những gì mà
bà trải-nghiệm. Dù có thế, riêng tôi, tôi vẫn không cho đó chỉ là óc tưởng-tượng
mà thôi, đâu...
Tác
giả Kristeva ở đây lại mô-tả sự việc này bằng chữ “Tin”. Tin ở đây, mang
ý-nghĩa công cuộc “tái-ràng-buộc”, trong đó còn có lý-lẽ của sự tín-nhiệm/tin
tưởng nữa. Điều này lại có nghĩa của một tái-ràng-buộc, lắp ráp, nối kết hoặc tập
họp thêm lần nữa. Sự việc này, lại đề ra một đính-kết gắn liền vào chính bản-thể
mình. Chính vì thế, ta mới tự tin và cậy-trông phó thác mọi an toàn nơi hiện-hữu
của mình và cả ý-nghĩ cũng như cảm-giác mình đem đến cho người khác khả dĩ tái
tạo chính con người mình, để rồi tuỳ-thuộc cung-cách khác với chính mình, thêm lần
nữa. Sự việc này, dường như để “mẹ hiền” sống thực công cuộc đầu-tư đối-tác và
tái-lập chính công-cuộc đầu-tư nương-nhờ vào sự phó-thác/cậy trông, mà nhiều
người gọi đó là “tín-nhiệm”, nên ta có được định-nghĩa rất thực của tình mẫu tử,
có tầm kích.
Văn-minh
thế giới, nay phân-chiết tình mẫu-tử như thứ tình phàm-tục mà nền văn-minh độc-đáo
lại không nói chút gì về thứ tình này, hết. Thế nên, giả như ta không tái cấu-trúc
hoặc làm sáng-tỏ tình mẫu-tử ấy, hẳn là ta sẽ có nguy-cơ dễ đi đến chỗ biến nó
thành một thứ ý-thức-hệ không mang chút luân-thường đạo-lý nào hết. Tình mẫu-tử
lúc nào cũng cần đến luân-thường đạo-đức của tình thương-yêu thực-thụ tuy xa cách/tách
rời, nhưng vẫn ở lại trong tương-quan mật-thiết với con người. Tác giả Samuel
Beckett bảo: ông chưa bao giờ thực-sự sinh ra đời, hết. Trong khi đó, Simone de
Beauvoir lại nói: nữ-phụ tự-do là người vốn dĩ đang dấn thân đi vào tiến-trình sản
sinh của “mẹ hiền”, mà thôi.
Chức-năng phụ-tử, là
niềm tin thấy có ở/xuất tự/vẫn đi vào với Cha.
Bằng
vào thương-thảo chức-năng của “mẹ hiền”, hiện còn có nguồn gốc của hai hình-thức
của “niềm tin” luôn tranh-chấp, đối chọi nhau. Một bên, là niềm tin ban đầu; tức:
kinh-nghiệm bị “chìm đắm” bằng và qua cảm giác như biển khơi dâng-trào, trong
đó sự tin-tưởng lại dạt-dào, hỗ trợ. Còn bên kia, là niềm tin vừa mới khám-phá
ra, tức: kinh-nghiệm về một mất mát; mất cả thế giới sinh-động nơi cung lòng “mẹ
hiền” dám để cho trẻ ra đi khỏi nơi ấy. Từ đó, nó biến thành “nỗi khổ” như nỗi
niềm của người xin tị-nạn chính-trị nhưng bị từ-khước, rớt thanh-lọc trong tâm
tưởng. Cũng chính ở “niềm tin” theo thể-lọai tiếp theo sau này, mà ta khám phá
ra được tính hữu-hạn của sự sống. Cả hai loại “niềm tin” diễn trình ở đây, xem
ra đang đi vào cuộc xung-đột cho đến khi vấn-đề được giải-quyết cách chung-cuộc.
Tiếp
theo sau, là động-tác của “niềm tin phát tự con tim”, trở thành khác-lạ nơi mỗi
người, theo cung-cách tư riêng, dị-biệt. Mà, tin không còn ở nơi sự việc hoặc
quà tặng, với và cho mọi người nữa. Từ đó, “tin” tự thâm-tâm, lại đã tùy thuộc vào
điều-kiện nuôi-dạy trẻ bé với trọng trách có ý-thức của mẹ cha.
Nơi
ngữ-cảnh này, tác giả Kristeva lại có cái nhìn rất mới về chức-năng của người
cha. Thật ra, lâu nay ta được chuẩn bị để có tầm nhìn như thế trong giai-đoạn
tiếp theo sau chức năng của “mẹ hiền”, người cha đây xem ra đã xuất-hiện từ đâu
đó không ai biết và cũng từ lúc đó, lại sẽ dẫn trẻ đi vào thế giới mới của con
người. Thể-lọai sau của niềm tin như đã đề-cập ở phần trước, nay trở-thành niềm
tin tưởng vào người cha, theo kiểu tiền-sử cá-thể. Chức năng của người cha đã hỗ
trợ cho một chuyển-tiếp có tình thương-yêu từ “mẹ hiền” sang tình của người cha,
tức: chuyển và tiếp từ trạng-huống tưởng-tượng rất biểu-trưng sang biểu-tuợng rất
đặc-trưng, đặc-thù. Điều này, bao gồm kinh-nghiệm của một “Narcisse” khi xưa bị
thương tổn, tức: “dấu vết” tổn-thương khi ấy nay tự xuất-hiện/trình-diện chính
mình không như thứ gì đó rất sung-mãn hoặc điều gì đó rất tuyệt-đối, mà là cuộc
xuất đầu lộ diện mang tính-cách giải-trí hoặc giải-khuây như trò chơi “game” khá
lạ kỳ, chí ít là khi chúng ra khỏi tình-trạng tự biệt-lập để tạo chỗ đứng cho
riêng mình nơi giòng chảy đầy tính diễn-trình nơi vở diễn. Trong tất cả mọi sự như
thế, lại thấy xuất-hiện một thứ sầu-khổ nhỏ đầy huệ-lộc thần bí; và từ-vựng này,
lại diễn tả đó là “niềm tin”. Điều này, rồi cũng biến-đổi ý-nghĩa của từ-vựng
“hiểu/biết” theo nghĩa tầm-nguyên, do bậc mẹ cha có vai-trò lớn hơn những gì ta
tưởng.
Mãi
đến nay, tôi vẫn sử-dụng cụm từ “dấu vết” để chuyển-tải đôi điều về sự việc đề
cập ở trên. Nay, nhằm duy-trì các thứ ấy nơi giòng chảy đầy ngôn-ngữ, tác-giả
Kristeva lại định-danh cho sự thể này bằng sự việc mà bà gọi là những tiếng “ọ ẹ”
hoặc “ú ớ” của trẻ bé, tức: của chủ-thể chưa từng nói lên điều gì đó cho ra hồn.
Trẻ bé chỉ bắt chụp vài âm-thanh sứt mẻ hoặc tiếng giọng của người khác, đa phần
từ “mẹ hiền” rồi bập bẹ thành tiếng nói. Tác giả Kristeva gọi tiếng bập bẹ này
là “ký hiệu” của âm giọng. Chúng là chất-liệu sượng mà trẻ bé sử dụng để rồi biến
nó thành thứ thanh-âm xuất tự miệng lưỡi ngõ hầu nói lên tính-chất khác-biệt làm
nền-tảng cho cuộc sống tinh-thần, đã triển nở. Mục-tiêu mà trẻ nhắm đến, là đạt
cho bằng được giai-đoạn mà bé muốn người khác thấy được ý của bé qua âm thanh, và
tiếng giọng. Theo thiển nghĩ, thói quen diễn-tả bằng âm/giọn “ú ớ”, là từ-vựng
chồng-chất, rất lâu. Và, từ vựng này là do “chủ thể” sử-dụng một cách thụ động khiến
ta coi đó như cố gắng diễn tả sự việc cho phải phép.
Rõ
ràng, đây là nền-tảng đề ra cho niềm tin tôn-giáo của người Do-thái. Các dân-tộc
sống quanh vùng đất Do thái đã trở thành “mẹ hiền” tập trung vào văn-hoá của đạo-giáo. Thế nhưng, người Do thái
nghe biết tiếng giọng của Thiên-Chúa-là-Cha nên đã tìm cách chống lại ý-định
đoàn kết/thống nhất, cả việc thông-hiệp/hợp-nhất với Thiên-Chúa độc nhất mà họ từng
có quan-hệ với Ngài là Đấng vừa gần gũi vừa cách xa qua các chặng thời-khắc gộp
vào nhau tựa hồ như giới lệnh khi xưa từng phán bảo: “ngươi không được phép loại bỏ cả những phân cách/tách biệt”, nữa.
Chức
năng “mẹ hiền” quả đã không làm ngưng đọng sáng kiến vốn có từ chức-năng của
người cha cũng rất tình. Cả hai hiểu rằng: đây là hoạt động chung cùng nhau, rất
ăn ý. Việc tuỳ thuộc/tin tưởng vào “mẹ hiền” đã mở ra con đường cho trẻ dễ tiếp-cận
thực-tại có thật này. Lòng cảm-kích/biết ơn người cha đã tạo tương-lai rực sáng
cho trẻ dễ tiếp cận, đó là điều mà tác giả Kristeva gọi người cha là “cha của
thời tiền-sử rất cá-thể.” Theo tôi nghĩ, ta phải gọi đó là “người cha của cá-thể
vào thời tiền-sử”, mới đúng.
Nếu ý-niệm “mẹ hiền”
không mạnh đủ để diễn tả mọi sự thì sao?
Những
gì khiến nền-tảng này như bị rã rời, không hoạt-động được là sự chuyển-đổi
trong tin tưởng để nghĩ rằng: khi nó tự định danh/định hình một cách quá mức với
“mẹ hiền” để thành sự thể méo mó đối với lòng cảm kích/biết ơn phụ thuộc vào tầm
kiểm-soát của người cha.
Lớn lên trong niềm
tin, một nghịch lý
Abraham,
tổ-phụ niềm tin của ta được bảo là ông phải rời khỏi mẹ cha để ra đi về chốn miền
được chỉ định. Vốn lớn lên trong niềm tin vững chãi, ông ra đi trước nhất nhờ tin
tưởng vào “mẹ hiền” và cam kết một tương lai ngời sáng có được từ người cha, thì
ông lại được mẹ cha nâng đỡ, hỗ trợ và cất nhắc để kiếm tìm niềm hy vọng sống nơi
đây, tại chốn miền vĩnh-cửu.
Abraham
được mong đợi sẽ lớn lên trong niềm tin, đó còn là điều mà truyền-thống đạo-giáo
của ta quen gọi là sự trút sạch thành hư không/trống rỗng, tức: tự mình biến
thành hư vô, đầy những hố sâu thăm thẳm để những gì là chức-năng hoặc cung-cách
giúp đưa vào niềm tin siêu-nhiên thực thụ. Vấn-đề -nếu có- là: tất cả những gì
thuộc về Chúa không thể chứa đựng trong bất cứ cơ-cấu nào của ta là con người.
Nếu mọi sự thuộc về Chúa đến với ta một cách tràn đầy/trọn vẹn, thì những thứ ấy
sẽ đổ tràn vào chốn hư không/trống rỗng của ta chứ không vào tầm vóc con người
của ta theo nghĩa tương-đương. Nói cho cùng và cho đúng, thì trong chốn hư
không/trống rỗng ấy, Thiên Chúa đã đổ tràn niềm tin siêu-nhiên thực-thụ vào với
ta như quà tặng chứ không phải là thành-tựu ta đạt được.
Ở
đây, tôi sợ là mình đang đưa ra một đề-xuất nào đó nhằm bỏ cuộc thể-lọai niềm
tin vào “mẹ hiền” rất đáng giá đầy tính riêng tư cốt đạt được niềm tin tưởng
vào Thiên-Chúa đích-thực là niềm tin đến từ chốn hư không/trống rỗng.
Nỗi
niềm trút sạch đến hư không/trống rỗng lại cũng đòi ta phải bỏ đi tính-cách tuyệt-đối
của người cha như giả-thiết: người cha là người một mình định đọat phần
tâm-linh của ta. Lại nữa, cũng trong cùng giòng chảy đầy huyết mạch như thế, lại
xảy đến một nhận-thức thấy được rằng: Thiên Chúa của ta là Đức Chúa từng trút sạch
đến độ hư không/trống rỗng trước ta nữa. Nói như thế, là có ý bảo: nếu ta đi chệch
khỏi những gì mà lòai người chúng ta mơ về Thiên Chúa hoặc đi chệch khỏi danh
xưng cũng như chức-vị của Chúa mà ta có được thì đó là hoa quả của trí tưởng-tượng
có ở nơi ta. Và, một khi ta để những thứ ấy đi rồi thì những gì thuộc về Chúa
đã sẵn sàng có ở đó cho ta để ta có thể tin vào đó bằng “niềm tin thần thánh” vẫn
rất thực. Sự hư không/trống rỗng của Thiên Chúa hiệp với sự trống rỗng/hư không
là chính ta, cả hai thứ hư không đã gặp gỡ quyện vào nhau để rồi cùng thẩm thấu
đi xuyên vào thứ không-gian đã gột sạch. Thế nên, khi ta lột bỏ các thêm thắt
ngọai vi ấy mà thêu thùa về Chúa xuất khỏi Chúa, thì thử hỏi: có thứ gì còn rớt
lại không? Theo tôi, những gì còn rơi rớt lại nơi ta lại chính là Chúa, Đấng
Siêu Việt thực thụ.
Kết
cuộc dẫn vào sự giản đơn có được sau khi đã trút sạch thành hư không ở nơi ta
và cả Chúa nữa, ta có thể sống với những bất xứng của ta và Thiên-Chúa sống
không cần vật-dụng sở hữu mà ta đính kết cách linh thiêng tạo cho Chúa. Tất cả
mọi diễn-tả về Chúa xem ra đều không thực. Tất cả mọi diễn tiến ta gán ghép cho
Chúa xem ra chỉ là những gì do ta tạo ra lại không là thực-tại do Chúa dựng. Với
ta, điều này thường xảy đến khi một số dự án linh-thiêng của ta đã thất-bại và
khi ta cảm thấy như không có chút niềm tin nào cả. Đó là sự thể khi ta không thấy
ai hoặc đấng thần-linh thánh ái nào hoan nghênh chào đón, hết. Nói cho cùng, đó
vẫn là tất cả. Ở đây, tôi thường tử hỏi: Không biết là kinh nghiệm về niềm tin ở
nam-nhân có tương-tự như niềm tin của nữ-phụ không? Nhưng xem ra câu hỏi này
không thấy có câu trả lời nào đượm ý-nghĩa hết; bởi, chẳng bao giờ và cũng không
khi nào có niềm tin sao đó lại tương-tự ở hai cá-thể khác nhau được. Thiên Chúa
phú ban quà tặng cho ta, theo cung-cách cũng rất riêng của Ngài là để ban cho mỗi
người chúng ta trong cảnh-tình hư không/trống rỗng, rất khác biệt. Hỏi như thế,
cũng giống như câu hỏi rằng: phải chăng có đến hai tổ-phụ Abraham sao? Khi
Giavê Thiên Chúa thấy vắng bóng “Người” đầu tiên trên mặt đất, tức Ađam, và thấy
ông sống đơn độc một mình, thì cũng có câu hỏi: làm sao Chúa biết được chuyện
ông Ađam trơ trọi một mình, vậy?
Theo
tôi, thì: chính đây là điểm bảo rằng: cũng chẳng là điều hệ-trọng để nhấn mạnh
chuyện khác-biệt giữa động-tác tin với động-thái hy-vọng , cùng thương yêu. Nơi
nguời có kinh nghiệm từng trải, thì: các yếu-tố ấy quyện vào nhau để trở thành
một. Một ở đây, là sự hư không/trống rỗng. Một, là chính Chúa, vậy.
Nhưng,
ở đây tôi lại muốn nói nhiều hơn nữa về sự hội-nhập của các yếu-tố ấy vào với
con người!
Thiên-Chúa
phú ban chính mình Ngài không phải vì ta có được cung-lòng hoàn-hảo để đón tiếp
Ngài vào. Bởi, chẳng ai có được khả-năng đón nhận Chúa hết. Ta chẳng bao giờ có
được cung-lòng tốt lành để làm được như thế. Thiên-Chúa ban chính Mình Ngài với
thân-phận chưa từng được đón tiếp cái quyền-hạn được ở nơi đó đến khi ta chấp-nhận
sự việc như thế. Và nếu có ngạc-nhiên sửng-sốt về chuyện ấy thì cũng như thể ta
luôn có mặt ở đó, kể từ khi sinh ra và Chúa lại đã ban cho ta ân-huệ, theo qui-cách
của khi ấy.
Tôi
cũng muốn thêm thắt ở đây đôi điều, là: có lẽ tôi sẽ bảo rằng rất nhiều người tốt
lành/hạnh đạo vẫn muốn kiếm tìm Chúa. Nhất là khi ta cứ coi như mình từng kiếm
tìm một Đức Chúa mà chẳng bao giờ thấy. Thay vào đó, tôi đề nghị ta thay thế nó
bằng việc nhận ra rằng chính Chúa đã đi tìm ta và đã thấy ta và công nhận ta là
con Ngài. Thế nên ta hiểu rằng, việc này có thể rọi chiếu một vài tia sáng lên
mọi sự.
Thần
học của ta có một nguyên tắc căn bản, thường được mọi người gọi đó là tính ưu
việt của ân-huệ. Chính ra, phải gọi đó là tính ưu việt của ân-huệ từng ban cho
ta. Bởi, ân-huệ sẽ là chuyện trừu-tượng không thấy có nếu nó không được ban
riêng cho ta. Nỗi niềm kinh-ngạc về chuyện ấy là nằm ở điểm: Ân huệ ấy Đã được
ban cho ta rồi. Thành thử, trong trời đất, chẳng có cái gì gọi là bản chất
vô-huệ, hết. Tự bản-chất, ta chẳng có được khả-năng-tính của Thiên-Chúa nhưng
thật sự thì ta không có khả-năng đến với Chúa
-và như thế, ta cần được ban thêm ơn cộng vào với những gì hiện thời ta
không có. Nếu sự thể là như thế, thì ân-huệ sẽ là thứ tư-duy có sau này về phần
riêng của Thiên-Chúa. Nói cách khác, có lẽ Chúa cũng chẳng tạo dựng ta một cách
đúng-đắn, ngay từ đầu. Ân-huệ theo tính-cách lịch-sử cũng không là quà tặng ban
cho ta mãi về sau. Mà, Thiên-Chúa đã cưu mang ta trong ân-huệ của Ngài, ngay từ
đầu, rõ ràng là như thế.
Ân-huệ
không là thứ gì đó tuyệt đối không ngờ trước. Tất cả chẳng vì Ngài có món nợ đó
đối với ta (mà ta lại chẳng xứng-đáng được thế); và, có lẽ ân-huệ cũng chẳng ban
cho một số người trong ta sau này nếu như ta chứng tỏ mình là người tốt lành/hạnh
đạo; mà ân-huệ tự nó vẫn nằm trong bản-thể của ta là con người bằng xương bằng
thịt, ở trên đời.
Bản
chất con người lúc nào cũng bao gồm ân-huệ, rất tự thân. Và, ta được ban cho khả
năng nhìn thấy Chúa, ngay từ đầu. Thật sự thì không thể có được cái-gọi-là một
nhân-loại bình thường không ân-huệ. Tính chất “người”, theo định-nghĩa, bao gồm
ân-huệ và khả-năng thực-thụ được thấy Chúa. Đây không là thi-ca, mà là cung
cách Chúa tạo-dựng nên ta. Tính-chất “người” là ân-huệ, đó là theo định-nghĩa
Chúa bày tỏ cho ta biết như thế. Ta được cưu-mang một cách không tì-vết trong
tâm-tưởng của Thiên-Chúq. Thiên-Chúa, Ngài đã thẩm-thấu vào trong con người của
ta trước khi ta hiện-hữu. Tính chất “người” là sự hội-nhập và thẩm-thấu một
tính-chất rất Thiên-Chúa.
Nói
cách khác, ta không bắt đầu như thế cách biệt-lập và tự mình tìm kiếm Chúa; và
trong kiếm tìm đôi lúc ta đã ở trong tình-trạng có ân-huệ và đôi lúc, lại không
là như thế. Ta đã bắt đầu với ân-huệ, ở trong ân-huệ rồi. Chính Thiên-Chúa đã
công-nhận và sở-hữu ta ngay lúc đầu. Ngay từ đầu, Ngài đã thương-yêu ta. Chính
vì lý do đó, mà bản chất của vật tạo-thành (nói theo ngôn-ngữ tạo dựng là hành
động của Thiên-Chúa) không chỉ là hiện-hữu hoặc đang kiếm tìm, nhưng là đã ở
trong Chúa; nói như thế, là bảo rằng: ta đã được Chúa gặp thấy ngay trong bản-chất
của Ngài rồi. Thiên-Chúa và tạo vật lúc nào cũng ở trong nhau, quyện lẫn vào
nhau. Ta có mặt đây, không phải để “kiếm tìm” một Thiên-Chúa đã có đó nhưng là
để cảm-tạ Chúa vì ngay từ đầu Ngài đã tìm ta và đã thấy ta, trong tạo-dựng.
Cũng
có thể nói: Thiên-Chúa là người đầu tiên kiếm tìm và gặp gỡ ta, từ ngàn đời.
--------------------
(còn
tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment