“Niềm khát vọng, ta
ghi vào huyết sử”
Dưới
chân em, thơ lạc mất linh hồn.
Ta
đau xót, trong mỗi giờ tình tự,
Ta
khóc nhiều, cả những lúc trao hôn.”
(dẫn nhập từ thơ Đinh
Hùng)
Lc
17: 11-19
Nhà thơ khóc, ông vẫn khóc cả những lúc
trao hôn. Tình tự. Nhà Đạo buồn, người vẫn buồn cả vào khi thánh sử có ghi ở
trình thuật, lời Thầy từng quở trách. Lâu nay.
Trình thuật thánh Luca hôm nay ghi,
là ghi lại Lời Chúa từng trách quở những người chỉ biết xin ơn, chứ không biết cảm
tạ. Duy, có người ngoại bang ở thôn làng gần biên giới, là còn biết. Người
ngoại bang, ở thôn làng biên giới ấy, là một người bệnh phung vẫn đứng từ xa, mà
kêu cứu. Kêu, để xin Ngài dủ lòng thương, mà cứu vớt: “Lạy Thày Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi.” (Lc 17: 13).
Nghe người bệnh nài van, Đức Giêsu
không thực hiện lời họ yêu cầu ngay tức thì. Mà chỉ khuyên: “Hãy đi mà trình diện với tư tế.” Và,
thánh sử lại đã thêm:“Trong khi đi, họ
thấy mình được sạch.” (Lc 17: 14). “Thấy
mình được sạch”, là phần thưởng do lòng tin biết tuân giữ lời Chúa dạy. Chẳng
nghi ngờ. Chẳng phản đối điều gì. Và, phần thưởng Chúa ban, là do tin vào Ngài.
“Hãy
đi mà trình diện với tư tế”, là bởi, đối với họ, được lành sạch thôi, chưa
đủ. Nhưng, còn phải theo đúng thủ tục thời bấy giờ; tức: phải chờ tư tế xác
nhận mới chính thức được coi là sạch bệnh. Có như thế, mới được phép về lại với
xã hội bình thường, để chung sống.
“Anh
ta lại là người Samari”, điều này chứng tỏ: đồ đệ Chúa công nhận bệnh nhân
là một người ngoại bang, lâu nay bị ghét bỏ. Hận thù. Thù và hận, cả về tinh
thần lẫn thể xác. Thế nên, họ mới là người đáng thương, hơn ai hết. Và, vấn đề
thánh sử nêu ra, là: sao 90% số người được chữa lành hôm ấy là dân được chọn,
lại không về “sấp mình dưới chân Chúa, mà
tạ ơn”? (Lc 17: 16).
Và, Đức Giêsu cũng nói lên điều đó:“Không phải cả mười người đều được sạch sao?
Thế, chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại mà tôn vinh Chúa, duy mỗi
người ngoại bang này thôi?” (Lc 17: 17-19) Ngoại bang, theo định nghĩa của
hàng tư tế Do Thái, là: người ngoài luồng, biết mình không xứng đáng như dân được
tuyển. Bởi, nghĩ mình không xứng đáng, nên khi được chữa lành, họ thấy: đây là
ân huệ rất cao cả, từ Đức Chúa. Nên, càng phải biết ơn, nhiều hơn. Đây còn là
nghịch lý vẫn cứ thấy trong Đạo. Những người hôm nay tự cho mình là đạo gốc/đạo
ròng, có lẽ cũng thế.
“Hãy
đứng dậy mà về! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh!” (Lc 17: 19) Câu Chúa nói,
hướng người bệnh về với sự sống lại. Tức, cuộc sống mới. Bước theo Đường Chúa
đi. Và khi, người bệnh nhận thức sâu sắc về những gì anh cảm kích, anh thấy
mình cũng có kinh nghiệm sống về ơn cứu độ, đối với anh. Cứu độ đây, vượt tầm
mức chữa lành, về thân xác. Toàn bộ con người bệnh nhân ngoài luồng, nay được
tái tạo trong tương quan với Chúa. Với cộng đoàn lân bang.
Bệnh phung, nay đích thực không còn
tác oai tác quái, như trước nữa. Nhưng ngày nay, mọi người đều thấy xuất hiện
nhiều thứ phung cùi khác, đáng sợ hơn. Sợ, vì con người không thể kiểm soát,
hoặc trừ khử được chúng. Phung cùi hôm nay mang dáng dấp khác biệt. Dễ lây lan.
Dễ lờn thuốc. Thế giới nay đầy những phung cùi đáng sợ là bởi người người còn lơ
là. Chểnh mảng. Chẳng ưu tư. Phung cùi thời đại, nay có thể kể: là ghét ghen. Kỳ
thị. O ép. Đẩy lùi người khác khỏi xã hội.
Đáng sợ hơn nữa, là ngày nay người
người coi kẻ khác nhưng một thứ phung cùi thời đại. Cứ đẩy lùi người bệnh khỏi
đời sống cộng đoàn, bằng nhiều cách. Rất tinh vi. Nhức nhối. Dồn người bệnh vào
với thế giới nhỏ bé. Thấp hèn. Rồi tránh xa. Phung cùi thời đại khiến nhiều
người phải xa lánh, nay được biết dưới nhiều tên gọi, như: Siđa, tị nạn, HIV, đồng
tính luyến ái, vv… Nên, vấn đề đặt ra, là: người Công giáo lâu nay đối xử với
bệnh nhân này như thế nào? Ví thử người bệnh hôm nay cùng đến tham dự Tiệc
Thánh, thì ta có dám chúc hoà bình, mà bắt tay, ôm chầm, và làm thân?
Cùng là dân con theo chân Chúa,
người Công giáo không nên chỉ biết đến với những người như thế, mà còn phải
thăng tiến phẩm giá và quyền lợi của những người khác mình, nữa. Khác, về giòng
giống. Sắc tộc. Văn hoá. Khác, về tật nguyền cả thể xác lẫn tâm thần. Thật ra,
không chỉ những người “khác hẳn ta” mới cần “trình diện với hàng tư tế”, mà cả
ta nữa, nạn nhân của thành kiến/kỳ thị, cũng cần được tẩy sạch khỏi mọi hãi sợ.
Vô thức. Bất tương nhượng. Chỉ có người truyền bệnh, chứ không phải nạn nhân
của căn bệnh “bất tương nhượng” mới cần được giúp đỡ. Chữa lành.
Bài đọc 2, thánh Phaolô cũng nói đến
những khó khăn. Vất vả mà người rao truyền Lời Chúa vẫn từng gặp: “Vì Tin Mừng, tôi phải chịu khổ, và mang cả
xiềng xích như một tên gian phi.” (2Tm 2: 8-13) “Chịu khổ” đây, không chỉ chịu mối tiếng thị phi. Kỳ thị. Thậm chí,
còn là cảnh tù đày, xiềng xích, đành phải chịu. Và, thánh Phaolô cam chịu những
thứ đó, là để:”mưu ích cho những người
Chúa chọn, ngõ hầu họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được
hưởng vinh quang muôn đời.” (2Tm 2: 9-10)
Và hôm nay, thế giới còn
nhiều người vẫn “chịu khổ” trong lao
tù. Vẫn đang là nạn nhân của những cực hình. Bách hại. Đủ mọi loại. “Chịu khổ” vì họ là những người dám đón
nhận và sẻ san Lời Chúa, cho người khác. Tuy thế, cực hình/bách hại không thể
ngăn dừng Lời Chúa, đang lan truyền. Không ai và chẳng gì có thể ngăn dừng được
việc rao truyền Lời Chúa, với muôn dân. Nhiều vị như thánh Phaolô lâu nay coi “xiềng
xích/tù đày” như niềm hãnh diện/tươi vui cho mình, vì Lời Chúa.
Ngày nay, có lẽ cũng nên tự hỏi:
chính mình hoặc cộng đoàn mình đã công nhiên hoặc thầm lặng coi ai như người “ngoài
luồng”, không? Mình có “đẩy lùi” những người khác lạ về mầu da, ngôn ngữ, chính
kiến khỏi xã hội tựa như “hàng tư tế” thời trước đối xử với người phung cùi,
không?
Nói cho cùng, nếu gặp hoàn cảnh nhà mình
có con hay cháu tự dưng tuyên bố muốn lập gia đình với người ngoài Đạo hay vô
thần. Hoặc cho biết, là người đồng tính luyến ái. Hoặc vừa nhiễm bệnh Liệt
Kháng, rất Siđa, thì ta đối xử với chúng như thế nào? Vẫn “đẩy lùi”/tống cổ chúng
khỏi gia đình mình đang sống chăng? Hoặc, cứ thở than: Sao Chúa nỡ đem chuyện
ấy đến với tôi, ư?
Điều cần làm hôm nay, là: cùng với
người ngoại bang Samaritanô, ta cần được tẩy sạch và chữa lành khỏi mọi chất độc hại từ hệ
thống xã hội nào đang làm méo mó tương quan giữa chúng ta. Và, cần tẩy sạch
cung cách ta nhìn người bệnh phung cùi thời đại đang bị “đẩy lùi” khỏi xã hội.
Ta cũng cần biết rằng: với Chúa, không có ai là “ngoài luồng”, hoặc phung cùi.
Để “đẩy lùi”.
Tất cả chúng ta đều cùng một Cha.
Cùng chung một gia đình. Tất cả, đều là
con cái Chúa. Mọi người chúng ta đều là anh, là chị và là em của nhau. Đều cần
đến tình thương yêu cùng một kiểu, như Chúa biểu tỏ, cho chúng ta.
Hiểu được tình thương yêu của người
cùng Cha, ta hiên ngang hát khúc “Cho nhau”, như sau:
“Cho nhau nào có gì đâu!
Cho nhau dù có là bao,
Cho nhau cho phút yêu
đương lần đầu,
Cho rất luôn luôn cuộc
sầu,
Cho tình, cho cả niềm
đau.”
(Phạm Duy
– Cho Nhau)
Có cho nhau, tình thương yêu và cảm
thông như được dạy, ai nấy sẽ hiểu được tình Chúa thương người phung-cùi-ngoài-luồng,
đến độ nào. Tình Ngài, vẫn trải dàn với hết mọi người sẽ còn trải dài, mãi thiên
thu. Để, mọi người con của Ngài biết yêu thương dựa dẫm, sống ở đời. Cho tươi
đẹp.
Lm
Phan Đỗ Thục Linh
MaiTá diễn tịch.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;
No comments:
Post a Comment