Trình thuật, nay đề
cập về những thỉnh cầu, chốn dân gian. Thỉnh và cầu, theo hình thức khác nhau.
Từ chúc tụng, tạ ơn cho chí cầu bàu. Thỉnh và cầu, là những ý thỉnh, nhờ thần
khí. Lẫn câu kinh. Thỉnh cầu, là chiêm ngắm. Tụng niệm. Là, suy tư nguyện cầu
trong im ắng. Riêng tư. Quyết thực hiện cùng một động thái với người khác, ở
nguyện đường. Động thái, mà Hội thánh quen gọi là nghi thức Phụng vụ.
Bài
đọc hôm nay tập trung vào những thỉnh cầu ta dâng Chúa hầu khẩn nguyện cho mình
có được những điều mình cần, chứ không
phải cầu được những gì mình muốn.
Bài
đọc 1, kể về động thái thỉnh nguyện của
Môsê vẫn phấn đấu, giơ tay mà cầu khẩn mỗi khi ông giơ tay nguyện cầu, để dân
con người Do Thái mỹ mãn đạt mộng ước. Cứ mỗi lần ông nản chí/rã rời, thì người
người đều thất bại. Lở dở. Và khi đó, là lúc ông cần hỗ trợ. Và vì thế, ông cứ
phải giơ cao, giơ cao mãi cho đến khi đạt thắng lợi, mới thôi. Diễn tả ý/lời
một khẩn nguyện ra như thế, dân con Đạo Chúa không cố ý phổ biến tệ nạn dị
đoan, mê tín. Nhưng, chỉ muốn đưa ra một đề xuất, là: không có Chúa phụ giúp,
người người chẳng bao giờ thành đạt, dù việc nhỏ.
Trình
thuật, nay kể về dụ ngôn quan trên đối xử với bà goá nghèo, rất thấp hèn, là có
ý bảo: mọi người trong/ngoài Đạo vẫn cứ nên kiếm tìm sự công chính/an vui, để
mà sống. Giả như các quan trên ở đời chẳng lý gì chuyện kính sợ Thiên Chúa, là
Đấng Oai Nghi đầy Quyền Phép, rất trên cao; và giả như người người, ở đời,
không còn biết thỉnh cầu/khấn nguyện Đức Chúa nữa, thì: Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu
có đoái hoài đến người con đáng thương/vô vọng như bà goá, nữa không? Bài học
nay Chúa gửi, qua dụ ngôn, vẫn là: hãy chuyên chăm nguyện cầu. Đừng nản chí.
Hãy
chuyên chăm nguyện cầu, phải chăng thánh sử bảo: Hội thánh luôn khích lệ dân
con nhà Đạo hãy cứ thế mà làm, với Đức Chúa? Chuyên chăm nguyện cầu, còn là:
đừng nên xin xỏ nhiều thứ rất vật chất, như: trúng số, thi đậu. Hoặc, của dư
của để, hầu mua sắm xe/nhà, các thứ như nữ trang/đồ đạc, dù vẫn cần. Trái lại,
chỉ nên cầu nguyện sao cho Danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Thánh ý Cha thể
hiện.
Thật
ra, nhân vật đóng vai “bà goá” ở dụ ngôn, chỉ muốn nguyện cầu và khẩn khoản xin
thực hiện những gì Chúa muốn bà làm trong cuộc sống, mà thôi. Ở đoạn khác, Đức
Giêsu đã chẳng so sánh Thiên Chúa với Người Cha Hiền ở đời vẫn lưu tâm đến
người con lưu lạc khắp nơi, chốn nợ đời này sao? Có bao giờ, Ngài ban cho dân
con mình những là sỏi đá, thay cơm bánh? Có bao giờ, Ngài lại ban cho đàn con
mình, những bò cạp/rắn rết khi con mình cần trứng ăn? Và, Chúa kết luận: cha
hiền ở trần thế mà còn biết thế, huống hồ là Cha các con ở trên Trời, lại không
biết sao?
Thiên
Chúa chỉ ban bố cho dân con mình những điều tốt đẹp, khi họ kêu cầu Ngài những
điều cần, mà thôi. Với thánh Luca, điều cần mà Chúa phú ban, là: gửi Thần Khí
Chúa đến với ai kêu cầu. Chứ, không phải cơm bánh hằng ngày.
Vấn
đề đặt ra hôm nay, là hãy hỏi: điều tốt đẹp Chúa vẫn ban cho con cái Ngài ở
trần gian, là những gì? Có khi nào, con cái Chúa xin Ngài ban Thần Khí đến, mà
Ngài lại từ chối, không? Điều cốt yếu, là: ta có cầu và có xin Chúa ban Thần
Khí Ngài đến như thế, ta mới có thể giúp đỡ, thương yêu và phục vụ Ngài, cho
tốt hơn.
Có cầu khẩn Thần Khí
Chúa đến với mình, người người mới hiểu ý nghĩa sâu lắng, của Lời Ngài. Có cầu
và khẩn theo cách thích hợp, ta mới trở thành sợi giây liên kết chuyển đạt tình
thương của Ngài đến với mọi người được. Có nguyện cầu như thế, người người mới
hiểu rõ ý Chúa. Và, khi hiểu được ý định của Chúa như thế, ta mới hoà hợp vào
với ý muốn của riêng ta. Và khi ấy, cả hai sẽ nên một. Một lòng muốn. Một ý
định. Và như thế, ta sẽ đạt mục đích như Chúa chờ mong.
Hiểu rõ dụ ngôn hôm
nay, là hiểu theo nghĩa như thế. Tuy nhiên, cũng có người hiểu dụ ngôn theo
cung cách phân vai trong kịch bản, ở ngoài đời. Phân vai kịch bản ở đời, thường
người chỉ phân cho Chúa vai trò quan án như dụ ngôn. Còn chính mình, lại những
muốn đảm nhận vai trò của bà goá, rất khiêm nhu. Từ tốn. Đảm nhận như thế, là
để không còn quấy rầy Chúa bằng những xin xỏ/cầu kinh, quyết liệt. Quyết đạt
cho được, điều mình mong muốn, rất khẩn khoản.
Nữ tu Melanie Svoboda, đặt giả thiết theo cách
khác. Chị hỏi rằng: chuyện gì sẽ xảy đến nếu ta đổi cách phân vai khác với điều
lâu nay mọi người vẫn làm, là: thay vì trao cho Chúa vai trò của quan án, ta
tặng Ngài vai trò của bà goá? Đổi vai như thế, rất có lý và thích hợp. Thích hợp,
là bởi: giống như phần đông quan án ở đời vẫn bất công. Không tuởng. Bất công
đến độ, chẳng ai còn biết kính sợ Chúa nữa. Bất công là ở chỗ: ta không cho
phép Chúa can dự vào đời sống riêng tư, của ta.
Giống quan án đời
thường, người người vẫn kiên trì từ chối. Chẳng chịu nghe. Chẳng chịu nghe biết
lời kêu van/khẩn cầu của người nghèo hèn/cùng khốn, sống quanh ta. Giống quan
án/đấng bậc ở đời thường, là ở chỗ: ta
không còn thiết tha chuyện người khác, tức những người vẫn muốn ta ngó ngàng.
Giùm giúp.
Giả như Chúa chịu
đóng vai trò bà goá như dụ ngôn hôm nay, chắc chắn Ngài sẽ kiên trì chờ đợi mọi
người đến cầu khẩn. Ngài cũng sẽ không bỏ đi, nếu dân con của Ngài là quan án,
cũng kêu nài. Ngài vẫn chờ và vẫn đợi đàn con thân thương có quyết định quan trọng,
liên quan đến cuộc sống. Ngài đợi và chờ, cả khi người người nói tiếng “KHÔNG”,
trong yêu thương. “KHÔNG”, cả khi mọi
người cần giùm giúp. “KHÔNG” cả vào các chuyện cần chính trực.
Trái lại, Ngài vẫn
kiên trì chờ đợi cho đến khi đàn con thân thương của Ngài thực hiện điều tốt
đẹp, Ngài hằng khuyên bảo. Thực hiện động thái yêu thương, Ngài từng dạy. Và
giống như Ngài, đàn con thân thương, ở dưới thế, sẽ thực hiện động thái yêu
thương gửi đến mọi người. Bởi, như sách Khởi nguyên từng viết: con người là thụ
tạo được dựng nên theo ảnh hình của Chúa. Nhưng, làm sao trở thành ảnh hình của
Chúa được, khi Ngài vẫn yêu thương mọi người, mà mọi người chẳng buồn yêu
thương nhau, như Ngài muốn?
Thành thử, mỗi khi
nguyện cầu/khấn vái, ta cũng nên xin Chúa là Đấng rất kiên trì/bền vững trong
đợi chờ, hãy khiến cho đàn con Ngài ở dưới thế, ngày càng trở nên giống hình
ảnh, của Chúa hơn.
No comments:
Post a Comment