Suy
niệm Chúa Nhật Thứ 28 Mùa Thường Niên Năm C
“Ta còn thấy bóng kẻ
thơ ngây,”
Rẽ lau vạch suối tới
am mây,
Nắng trần chan chát,
lòng trần héo,
Mịt mù dặm cát, một
chòm cây.”
(dẫn từ thơ Lưu Trọng
Lư)
Lc 19: 1-10
Chòm cây hôm nay, đâu nào thấy dáng vẻ thơ
ngây. Lòng trần héo. Lại đã chứng kiến cảnh anh trưởng ban thu thuế vốn rất
giàu. Anh giàu mà không sang. Bởi nếu đã cao sang, anh sẽ không màng của cải,
quyết để lại mà theo Chúa. Và, thánh sử nay kể về anh Dakêu giàu, ở trình
thuật.
Trình
thuật, thánh Luca nay mô tả cảnh trí trong đó người đọc thấy Chúa đi vào thành
phố cổ Giêrikhô, rồi dừng bước. Nhiều lần, ta cũng thấy Ngài vẫn đi và đi mãi,
không dừng bước. Ngài chỉ dừng, để thực hiện công trình Cha giao, rồi đi tiếp.
Và hôm nay, Ngài dừng chân đề nghị với dân con nhà Đạo một bài học về giàu sang
không sợ tai tiếng, để tiếp Chúa.
Nhân
vật giàu sang mà thánh Luca nay trích dẫn, là vị trưởng nhóm thu thuế ở trong
vùng. Anh rất giàu, nhưng lại bị người đời ghét bỏ. Duy mỗi Chúa đã không ngại
ghé thăm anh dù có người xầm xì cho rằng nhà của anh không xứng để Ngài dừng
ghé lại. Bất chấp dư luận dị nghị. Ngài vẫn đến . Đến, để tỏ bày tình thương
yêu, với mọi người. Hầu cứu vớt.
Trình
thuật kể rất nhiều về động thái của anh Dakêu người nhỏ thó, chìm khuất giữa
đám đông. Cố gắng lắm, anh cũng chẳng tài nào tìm thấy Chúa. Thế nên, dù có vai
vế trong xã hội, anh vẫn chẳng ngại xử sự như người tầm thường. Cũng trèo leo
cây cao, nhìn cho dễ. Leo như thế, anh không còn bị đám đông che khuất mắt, hầu
thực hiện ước vọng mình vẫn có. Leo lên cao để tìm Chúa, là tư thế của người
giàu/quyền thế, ở xã hội.
Kể
về anh, thánh Luca còn muốn kể, rằng: thông thường, ta không thể gặp Chúa khi
cứ để quá nhiều thứ vây quanh làm khuất
mắt. Nên, không thể nhìn thấy Sự Thật và Công Chính, đang xuất hiện
trước mắt, bằng xương bằng thịt. Muốn nhìn thấy Đức Chúa của Sự Thật, người
người phải xa rời đám đông. Chốn ồn ào. Bận rộn. Phải rời xa nguy cơ khiến
người khác nhận ra mình. Xa và rời, những nguy cơ làm biến chất phẩm cách, của
chính mình.
Rời
xa và lên cao như thế, ta mới hiểu được mức độ ngạc nhiên của Dakêu trọc phú
khi được Chúa đoái hoài, nhìn lên cây mà ới gọi. Ngài không chỉ gọi mà còn ngỏ
ý:
“Xuống
mau đi! Vì hôm nay, Tôi sẽ lưu lại, ở nhà anh.” (Lc 19: 5).
Đây là lời tuyệt
diệu, anh chưa từng nghe biết.
Cũng hệt như thế, ở
Tiệc Thánh ta tham dự, Chúa vẫn nói với mọi người, cũng như thế. Ngài kêu mời,
cùng một kiểu, gửi đến tất cả mọi người, ngỏ ý rằng Ngài sẽ đi vào cuộc đời,
của mỗi người. Như sách Khải Huyền, có đoạn viết:
“Này,
Ta đã đứng bên cửa và Ta gõ! Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ đi vào với
nó.” (Kh
3: 20)
Vấn
đề là: người nghe sẽ ứng đáp thế nào, khi gặp Ngài?
Với
Dakêu, thì anh chẳng ngại ngần. Anh vẫn cố trèo và leo rất cao để “nhìn” Chúa
cho thật rõ. Rồi khi Chúa gọi anh và lưu lại nhà của anh dù đám đông người dưng
khách lạ, thêm phẫn uất và ngỡ ngàng, xầm xì rằng: “Nhà người tội lỗi, mà
Ông ấy cũng ghé trọ.” (Lc 19: 7). Họ nói thế, vì vẫn không nhận ra được ý
của Ngài. Ngài đâu thấy cần thiết phải đến nhà người lành mạnh, để lưu lại. Như
Tin Mừng thánh Máccô đà dẫn chứng: “Có cần đến lương y, hẳn không phải là
người lành mạnh, mà kẻ đau ốm! Ta không đến kêu gọi những người công chính, mà là
những kẻ tội lỗi” (Mc 2: 17)
Ở đây nữa, nhận xét của đám người đứng ở ngoài, giống như động thái của
kẻ cuồng tín. Giả hình. Vẫn tự coi mình có vai vế, rất bề thế, hơn hẳn mọi
người khác. Vai vế, về tinh thần. Và, đạo lý. Nói cho cùng, nhiều người trong
chúng ta cũng là kẻ mắc phạm lỗi này hay lỗi khác. Ở nhiều lúc.
Phân
nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo. Và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai, cái
gì, tôi xin đền lại gấp bốn.” Điều này đã chứng tỏ: sau khi gặp gỡ Chúa,
anh giàu Dakêu đã biết hối. Đã, thực sự hồi hướng, quay về. Hồi hướng và quay
về, không còn tham ô/những lạm quyền thế, bằng nhiều cách. Kể từ nay, anh quyết
sẻ san những gì mình có, cho kẻ khó. Quyết đền bù những gì mình chiếm đoạt của
ai khác.
So
với anh giàu khác từng chu toàn điều răn và giới luật, lại được Chúa dạy:
“Hãy
đi mà bán hết của cải anh có, rồi theo tôi.” (Mt 19: 23).
Nghe dạy thế, người
giàu kia tiu nghỉu bỏ đi, mặt rầu rĩ. Còn anh giàu Dakêu, trước mắt của quần
chúng, là tay tội lỗi đầy mình, vẫn đón nhận “ơn cứu độ” Chúa ban không chỉ cho
anh, mà cả nhà, vì anh có quyết tâm chia sẻ tài sản mình có, cho người cùng
khổ. Xem thế thì, chỉ bằng vào quyết tâm xử sự thật đúng cách, anh Dakêu đã trở
thành người của Chúa. Người, có đủ đặc tính cần thiết để theo Chúa. Đức tính,
của người biết sẻ san. Hồi hướng trở về sống với lệnh truyền của Đức Chúa.
Đọc
Tin Mừng hôm nay theo cung cách của thánh sử Luca, người người sẽ nhận ra rằng:
anh giàu Dakêu quyết định sẻ san tài sản của mình, là quyết định trong hiện
tại. Anh dùng động từ ở thì hiện tại, và chủ từ ngôi thứ nhất số ít “Tôi cho”,
tức “tôi” đang sẻ san. Cho đi. Còn, về những “chiếm đoạt” tài sản người khác,
trong quá khứ, anh dùng động từ “đã lấy” của ai, thì “xin đền” cũng trong hiện
tại, chứ không phải “sẽ đền”, trong tương lai.
Nói
cách khác, là tay “giàu bẩn” rất đáng tội, anh vẫn là người tốt, rất tội
nghiệp. Và, Đức Chúa nhìn ra điểm “rất tội nghiệp” nơi anh, nên Ngài đề nghị
ghé lại nhà anh. Xem thế thì, khi phẩm bình việc làm của Chúa, đám đông quần
chúng vẫn chăm chăm nhìn vào chức phận/nghề nghiệp của những người “rất đáng
tội”, rồi đánh giá họ là ác thần/sự dữ. Những là: tham ô, nhũng lạm. Họ vẫn coi
anh như người bỉ ổi, đáng bỏ rơi, không nên đến gần. Đánh giá tính chất lành
thánh của người nào khác theo dáng vẻ bề ngoài, hoặc danh chức, là thói quen
của nhiều người trong chúng ta ở xã hội hôm nayngay cả trong và ngoài nhà Đạo.
Với
Chúa, thì khác. Đánh giá con người, Ngài không chú trọng đến dáng vẻ bên ngoài
hay chức phận của một ai. Nhưng, bằng vào tiềm lực của người đó, bên trong con
người họ. Với tay thu thuế khác ở Tin Mừng, khi anh nguyện cầu cùng lúc với
giới cao sang quyền quý, rất Biệt phái. Tuy nhiên thái độ của tay thu thuế này
khác hẳn động thái cao ngạo của vị Biệt Phái, rất hống hách. Và, Chúa luôn đề
cao những ai biết sẻ san của cải mình có, cho người nghèo khó. Tức, Chúa chỉ
nhìn và đánh giá từng cá thể độc nhất, chứ không “vơ đũa cả nắm’ hoặc chủ quan
ôm đồm, hết mọi người. Nếu biết tự kiểm, hẳn người người cũng sẽ thấy mình từng
ôm đồm nhận xét theo sắc thái tôn giáo, chủng tộc, cộng đoàn, rất chung chung.
Mà quên mất thực chất nội tâm, mỗi cá thể.
Dù
gì đi nữa, lời cuối Chúa nói ở trình thuật nay vẫn là:
“Hôm
nay, ơn cứu độ đã đến với nhà này. Bởi, người này cũng là con cháu tổ phụ
Abraham.” (Lc
19: 10).
Quả là, cụm từ “con
cháu tổ phụ Abraham” xưa nay vốn là danh xưng để chỉ những người Do thái tốt
lành, hạnh Đạo. Danh xưng này, đôi lúc áp dụng cho cả dân con Đạo Chúa, thời
tiên
khởi. Dấu chỉ sự việc này, là ở chỗ: anh “giàu bẩn” Dakêu đã đon đả dón rước
Chúa, vào nhà. Đây vẫn là điều Chúa hằng kêu mời mọi người, trong cuộc sống mỗi
ngày.
Bài
học thánh sử nêu hôm nay, đã lôi cuốn người đọc đến với quyết tâm: không nhìn
người khác theo cung cách rập khuôn. Thành kiến và gộp chung. Bởi, dầu sao thì
mỗi người và mọi người vẫn là nhân vị độc đáo, duy nhất. Bắt chước anh Dakêu
trong đời mình, nhiều lúc ta cũng nên rời đám đông để đến gần nhìn vào những
người đang sống quanh ta. Nhìn, như bài đọc 1 nhận xét:
“Chúa xót thương mọi
người. Vì Ngài làm được hết mọi sự. Ngài nhắm mắt làm ngơ, không nhìn vào lỗi
tội của ai hết. Để họ còn ăn năn hối lỗi. Ví thử Ngài ghét bỏ loài nào, Ngài đã
chẳng dựng nên họ.” (Kn
11: 22)
Nhìn
người xung quanh, để rồi sẽ cùng với Phaolô thánh nhân, kêu mời mọi người đi
vào nguyện cầu. Nguyện và cầu, để Chúa thân hành đến với ta, trong cuộc sống.
Như Ngài đã đến với cả anh “giàu bẩn” Dakêu cũng rất tội: “Lúc nào chúng tôi
cũng cầu nguyện cho anh em. Xin Thiên Chúa làm cho anh em được xứng đáng với ơn
gọi. Và, xin người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và
mọi công việc anh em làm vì niềm tin.” (2 Th 1: 11)
No comments:
Post a Comment