Monday, 21 October 2013

Lm Richard Leonard sj: Ngộ về nỗi chết



Lm Richard Leonard sj: Những gì ta “ngộ” về nỗi chết.
Nhà tỉ phú nọ, có lần bị nhồi máu cơ tim, tưởng đã chết. Sau khi khỏi, ông được đài truyền hình địa phương mời xuất hiện trên chương trình “Chuyện Trò cùng Dân Chúng” để xin ông kể về nỗi niềm người vừa chết. Có một lúc, phóng viên hỏi: ông có kinh nghiệm gì về nỗi chết khi bị nhồi máu cơ tim, không? Nghe hỏi, nhà tỷ phú bèn đứng dậy làm động tác đi đi lại lại rồi bảo: Nói theo nền y học hiện đại, thì tôi như người chết đã đi về phía bên kia, nay trở về phía bên này để nói với quý vị là bên đó, cũng chẳng có gì!”
Sự thực đúng như lời ông nói: ở bên đó, cũng chẳng có gì hết. Câu trả lời của ông làm tôi nhớ về nhóm Biệt Phái, được thánh sử trích trong đoạn Phúc Âm hôm nay đây. Từ đó, tôi “ngộ” ra được một điều là: một trong các bẫy cạm mà sự thành công của con người vẫn đem lại là lòng tự cao/tự đại luôn đính kèm. Người Pharisêu trong trình thuật hôm nay cũng thế. Ông là người thành công trên đường đời. Nghĩa là, ông cũng có đời sống dễ chịu. Có lòng thành và sự hăng say của người đam mê/nhiệt nồng. Nhưng, ông lại tự đề cao chính mình để rồi coi mọi người như cỏ rác.
Khi nguyện cầu cũng vậy, “ông” Biệt Phái còn cả gan nhắc nhở Chúa rằng “ông” mới là người tốt lành, so với đám khác. Còn người thu thuế, thì quỳ mọp ở dưới/sau. Có điều lạ, là: làm thân “ông” Biệt Phái rất sáng giá, thế mà “ông” vẫn đến đền thờ, để nguyện cầu. Nguyện cầu đấy, nhưng nào nhớ đến Chúa. Đến Cha. Như nhà tỷ phú nói ở trên, “ông” Biệt Phái lại quá tin vào tài của mình. Vào sự công chính mình vẫn có, khiến trình thuật/truyện kể, nghe hơi lạ. Lạ hơn nữa, là: làm thân anh thu thuế, xưa nay chỉ nể trọng mỗi đám thực dân/quân phiệt người La Mã, cũng đến đền thờ, cùng một lượt với Biệt Phái, để cầu kinh.
Ở Palestine ai cũng rõ: dân thu thuế không được mọi người trọng vọng. Bởi, họ chỉ là đám công chức chuyên khai thác rút rỉa dân hèn địa phương bằng những khoản thuế vô tội vạ. Biết phận biết phận, anh thu thuế cứ là quỳ mọp ở phía sau, cuối đền thờ.Có thể là, anh đang ở vào lúc hồi tâm tỉnh trí, nên mới đến. Đến, để nhận ra những sứt mẻ của đời mình. Đến, để thành tâm khẩn nguyện Chúa.   
Với cộng đoàn thánh Luca thời tiên khởi, động thái của anh thu thuế hèn mọn kia là mẫu mực để cộng đoàn hành xử. Thành tựu trong cuộc sống, người thu thuế có niềm say mê sốt sắng mà nguyện cầu, không gì xấu. Tuy nhiên, về đạo đức, vẫn có đầy những hiểm nguy trong khi thực hiện công việc trong đời, đới lúc phải nhường bước trước áp lực của công việc, như phần vụ thu thuế đòi hỏi. Thành thử, anh đành chấp nhận làm “giáo gian” phục vụ đám ngoại bang.
Điều Chúa cảnh giác, là những gì mà thực trạng cuộc sống của hai nhóm người kể trên, vẫn đem đến cho chính họ. Thực trạng nói ở đây, là: tính khiêm hạ của kẻ bị đẩy ra khỏi xã hội, mình đang sống, khiến “ông” Biệt Phái càng hợm hĩnh cho mình thuộc giới cao sang, quý phái người người đều biết đến. Từ lâu, ai cũng tưởng tính khiêm hạ là ta cứ phải khúm núm, ở cấp dưới. Cứ cho rằng mình chẳng là gì cả. Chẳng có công lênh gì. Động thái ấy, chẳng bao giờ là lòng khiêm hạ đích thực, ở Đạo Chúa.
Sống khiêm hạ, không có nghĩa bắt ta phải giấu mình ở ẩn hoặc làm giảm suy mọi quà tặng Chúa ban. Dù, đó có là khả năng hay tài cán rất sáng láng. Khiêm hạ đích thực, chỉ có nghĩa nếu ta biết vinh danh hết mọi người, bằng vào việc sẻ san cho người, đủ mọi thứ  Sẻ san và cất nhắc những người đang túng bấn, để họ cũng được hưởng những “hoa thơm cỏ lạ” do Đấng Nhân Lành, vẫn ban phát.
Cụm từ “khiêm hạ” xuất từ tiếng La tinh “humus”, có nghĩa: gần sát địa cầu. Trái đất. Anh thu thuế hèn, là người sống gần cận với trái đất, nhất. Vì thế nên, anh dễ dàng mở lòng mình ra mà hồi hướng. Trở về. Có làm thế, anh mới được Chúa cất nhắc lên cao. Còn “ông” Biệt Phái lại thành công quá mức trong đời đạo hạnh, ông gần gũi. Cũng là thứ “gần chùa gọi bụt bằng anh”, nên mau chán. Chán khiêm hạ. Chán nguyện cầu. Chán cả tinh thần cao, ta gìn giữ. Tức, ở vào thái cực đối đầu với anh thu thuế. Nếu tự kiểm, chắc rằng đa số người người trong chúng ta đang ở giữa hai thái cực ấy.
Tham dự Tiệc Thánh hôm nay, cầu mong sao để ta biết đường mà mở rộng lòng mình để, một lần nữa, hồi hướng trở về, mà đem hết khả năng/tài cán mình nhận lãnh ra mà phục vụ Vương Quốc Nước Trời. Làm như thế, ta sẽ ra về mà chứng tỏ rằng mình đích thực khiêm hạ, như Chúa dạy. Làm như thế, để khi nằm xuống, ta sẽ nhận ra cuộc sống tràn đầy hạnh phúc đang chờ đón ta ở đầu phía bên kia. Bên, mà nhà tỷ phú nói ở trên cho là chẳng có gì. Mà thực có rất nhiều. Nhiều cái “có” của Đức Chúa.
Lm Richard Leonard sj

No comments: