Chương 5
Đức Giêsu và sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa
(Bài 21)
Khôn ngoan thành xác phàm
Vai
trò quan-trọng thứ hai của Khôn ngoan với cao-trào mới mà tín hữu thời tiên khởi
từng thực-hiện, là ảnh hình Đức Giêsu mang tính-chất rất Kitô-học. Lớp phủ trùm
còn rất sớm của truyền thống tạo chân dung Đức Giêsu không chỉ là bậc thày
khôn-ngoan thôi, nhưng lại liên-quan đến cả “khôn ngoan của Thiên Chúa”, nữa.
Các
tác tác-giả Tân Ước như Mátthêu, Luca, Phao lô và Gioan, đều đề-cập đến
tương-quan này theo nhiều cách, vẫn coi Đức Giêsu như sứ-thần trẻ của khôn-ngoan
Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm làm người. Đức Giêsu vốn là Bậc Thày khôn-ngoan
lại cũng là khôn-ngoan Thiên Chúa theo nghĩa đó.
Chủ
đề này, đưa ta vào Kitô học, tức: địa hạt thần học vốn bàn nhiều về bản-chất Đức
Kitô. Bằng đường-lối gọn nhẹ nhưng đầy súc-tích, Kitô-học bao trùm cả tương
quan đặc-thù giữa Đức Kitô và Thiên Chúa. Tương quan này, gồm ảnh hình Kitô-học
ở Tân Ước, là sách nói nhiều cả về bản-chất thần-thiêng chí ái lẫn nhân-vị của
Đức Giêsu rồi từ đó giúp ta tìm hiểu xem lý do tại sao hai đặc-trưng ấy lại đan-xen
với nhau tạo thành cái-gọi-là giáo-huấn Kitô-học, tức bộ-môn chứa đựng đường-lối
chính-thức mà Giáo hội coi đó như niềm tin căn bản do Công Đồng Nicê năm 451 thiết-lập
để rồi các tín-hữu của ta dựa vào đó mà sống đời đạo-đức.
Các
Giám mục Công đồng thời này, đã đặt ra Kinh Tin Kính, tức bản kinh chính-thức rất
quan-trọng trong việc tạo ảnh-hình người đi Đạo liên-tưởng về Đức Giêsu và bản
văn Kitô-học mang tầm mức dân-gian nhưng không xuống thấp đến độ bị miệt-thị.
Kinh Tin Kính gồm 3 phần rõ-rệt là kinh nói về bản-chất của Cha, Con và Thánh
Thần đã phản-ánh các điểm trổi-bật về tín điều Ba Ngôi Thiên Chúa rất trổi-bật.
Cấu-trúc và nội-dung của Kinh này gộp lại, đã định-vị Đức Giêsu như “Người Con
của Cha”, đồng thời lại tôn Ngài lên thành Ngôi Hai trong Ba Ngôi thần thánh, rất
lý-thuyết.
Xem
như thế, thì Đức Giêsu là “Người Con Duy-nhất” sinh hạ từ Thiên Chúa trước mọi
sự. Ngài là Đức Chúa của Đức Chúa, Ánh Sáng của Ánh sáng, Thiên Chúa thật của
Thiên-Chúa thật. Ngài mang cùng một bản-chất với Thiên Chúa Cha. (*1)
Mọi
sự kể ở đây –đều nói đến lai lịch Đức
Giêsu như “Người Con của Chúa” và tính chất đặc-thù ở kinh Tin Kính do Công đồng
Nicê thiết-lập được Giáo-hội sử-dụng từ đó đến nay.
Bản
kinh đây, không những định-hình tính chính-tông mà thôi, nhưng còn được mọi người
Hội-thánh Công-giáo cất tiếng đọc trong các buổi phụng vụ suốt nhiều thế-kỷ.
Kinh này đào sâu thể-loai Kitô-học về “Người Con của Chúa” thấm-nhập vào tận phần
tập-thể bên trong người tín-hữu. Và từ đó, bộc-lộ tâm-thân của đạo-giáo Tây phương,
kể từ đó.
Kết-cục
là, bộ môn Kitô-học trở-thành quen thuộc hơn với mọi thành-viên trong/ngoài
Giáo hội là thể-thức tạo tương-quan giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa như “Người Con
của Cha”. Kitô-học “Người Con Chúa” đây, là cốt lõi ảnh hình Đức Giêsu với
chúng dân (*2).
Ảnh-hình
Ngài, trở nên quen thuộc đến độ mọi người đều có thể tư-duy như thứ Kitô-học rõ
ràng và chuẩn-mực.
Tuy
nhiên, việc này không xảy ra vào thời Tân Ước. Bởi dạo ấy vẫn chưa có bộ môn
Kitô-học chính-thức nào hết. Đúng ra, Tân Ước mới chỉ chứa-đựng một số ảnh-hình
Kitô-học được sử-dụng như một ẩn-dụ tạo ý-nghĩa đáng kể về Đức Giêsu và
tương-quan giữa Ngài với Thiên-Chúa.
Các
ẩn-dụ nói ở đây, vẫn chưa kết-tụ thành tín-điều hoặc ngôn-từ diễn-tả “thực-chất”
cũng như “bản vị” đã bám rễ trở-thành Kitô-học về “Con Thiên Chúa” của giáo hội
thời sau này, tức vào khi Tân Ước sử-dụng ảnh-hình Cha/Con để nói về tương-quan
giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa, mà thôi.
Cùng
lúc với ảnh-hình về Cha/Con, lại có thêm nhiều hình-ảnh khác thay thế (*3). Một số hình-ảnh ấy đã trồi lên rất sớm
và có lẽ còn sớm hơn cả hình-tượng Cha/Con là hình-tượng Đức Giêsu với tư-cách
mật-thiết nối-kết với khôn-ngoan thần-thánh.
Được
phát-triển cùng lúc ở thời phôi-thai còn thấy hiện-diện cùng thời với đạo-giáo
lúc ban đầu là Kitô-học về khôn-ngoan vốn coi Đức Giêsu như Đấng thánh “khôn-ngoan
của Thiên-Chúa” đã mặc xác phàm làm người.
Kitô-học
khôn-ngoan đây, có lẽ cũng ảnh-hưởng lên tầm nhìn về ảnh-hình Đức Giêsu theo
nhiều cách. Điều này, đã không chỉ làm phong-phú-hóa ảnh-hình ta có về Đức
Giêsu mà thôi, nhưng còn giúp cung-cấp cánh cửa mở để ta thấy được bản chất đặc-thù
nơi ngôn-từ Kitô-học.
Khôn ngoan
và truyền thống Do-thái-giáo
Nội
dung Kitô-học về khôn-ngoan đến từ truyền-thống Do-thái-giáo, trong đó “Khôn-ngoan” lại mang ý-nghĩa khá khác-biệt, tức: ý-nghĩa
qui về thể-loại văn-chương, đặc-biệt là các sách viết về khôn ngoan trong Kinh
thánh Do-thái-giáo (như: sách Cách Ngôn, sách Gióp và sách Huấn Ca). Và, trong Nguỵ-Ước
cũng có sách Sirach và sách Khôn ngoan Sôlômôn nữa. Các sách này, lại cũng qui về bộ sưu-tập
huấn-dụ của bậc thánh-hiền gọi là “Lời Đấng Thánh Hiền” chuyên đưa ra các lời cố
vấn tích-cực để mọi người sống Đạo một cách khôn khéo.
Lại
có ý-nghĩa thứ 3, tức: ý-nghĩa nền-tảng để ta có thể hiểu tâm-tư và/hoặc ngôn-từ
người thời xưa mỗi khi họ bàn về Đức Giêsu và coi Ngài là Đấng Khôn-ngoan của
Chúa. Trong văn-chương Do-thái-giáo, khôn-ngoan được nhân-cách-hoá như người nữ
qua danh-xưng “Người Đàn bà khôn-ngoan”.
Xưa
nay, bao giờ cũng thế, khôn-ngoan được nhân-cách-hoá qua việc sử-dụng danh-từ
giống cái. Tiếng Hy-Lạp là đó là “Sophia”, còn tiếng Do-thái lại gọi đó là “Hokmah”. Phần đông các học-giả lâu nay vẫn coi việc định-danh “Sophia” thành nữ-phụ lại đã trở-thành
chuyện thông thường, khá quen thuộc.
Rõ
ràng là, lý-do khiến nhiều người làm thế, ngoại trừ sự việc các văn-bản viết bằng
tiếng Hy-Lạp vẫn dùng cụm-từ “Sophia” cho
rõ nghĩa hơn; còn tiếng Anh, thì: Sophia là
tên riêng của phụ nữ, vì thế mới nhắc nhở ta về việc nhân-cách-hoá khôn-ngoan
như nữ phụ thế nên, trong bài này, tôi có ý sử-dụng tên riêng người nữ “Sophia” mỗi khi nói tới việc
nhân-cách-hoá khôn-ngoan thành nữ phụ (*4).
Việc
nhân-cách hoá khôn-ngoan lần đầu được thấy ở sách Cách ngôn. Người Nữ
Khôn-ngoan là Sophia, xuất-hiện ở
chương 1 khi tác-giả nói về chốn công-cộng như một ngôn-sứ của Israel, nên đã
viết:
“Khôn Ngoan kêu to ngoài đường phố,
cất tiếng nơi công cộng,
kêu gọi chỗ ồn ào náo nhiệt,
tuyên bố nơi cổng thành:
"Hỡi những kẻ ngây thơ khờ dại,
các ngươi còn chuộng sự ngu dốt đến bao giờ?
Đến bao giờ kẻ nhạo báng còn ưa chế giễu,
đứa ngu si còn khinh sự hiểu biết?”.
cất tiếng nơi công cộng,
kêu gọi chỗ ồn ào náo nhiệt,
tuyên bố nơi cổng thành:
"Hỡi những kẻ ngây thơ khờ dại,
các ngươi còn chuộng sự ngu dốt đến bao giờ?
Đến bao giờ kẻ nhạo báng còn ưa chế giễu,
đứa ngu si còn khinh sự hiểu biết?”.
Sau khi
gợi sự chú ý bằng lời-lẽ, Khôn-ngoan người nữ lại nói tiếp:
“Này ta sẽ bộc lộ lòng ta trên các ngươi,
khiến các ngươi biết được lời ta dạy bảo.”
khiến các ngươi biết được lời ta dạy bảo.”
Nửa
đầu của câu nói: “Ta sẽ bộc lộ lòng ta
trên các ngươi,” cũng có thể được dịch thành câu có nghĩa như: “Ta sẽ tuôn đổ Thần Khí của Ta trên các
ngươi.” (*5), tức hàm-ngụ một hoạt-động
gán ghép cho Giavê như đã thấy trong bản văn của ngôn-sứ (*6). Đây là một gợi ý về sự việc có khả-năng trở-thành một sự việc
được bộc-lộ rất sớm: sự việc cho thấy Khôn-ngoan
Sophia là việc nhân-cách-hoá Thiên-Chúa.
Và
đoạn sách Cách-ngôn chấm dứt với lời cảnh-giác của Khôn-ngoan Sophia khi bị mọi
người quên lãng, nên đã cảnh báo về các hệ-quả kéo theo sau:
“Vì khi ta gọi, các ngươi đã khước từ ;
ta đưa tay ra, chẳng ai buồn để ý.
Các ngươi đã coi thường mọi lời ta khuyên nhủ,
đã không chấp nhận lời sửa dạy của ta.
Còn ta, ta sẽ nhạo cười ngày ngươi gặp hoạ,
sẽ chế giễu khi kinh hoàng ập xuống trên ngươi,
khi kinh hoàng ập xuống như cơn bão
và tai hoạ đến tựa cuồng phong,
khi cùng quẫn với đau thương
cứ trên ngươi mà giáng xuống.”
ta đưa tay ra, chẳng ai buồn để ý.
Các ngươi đã coi thường mọi lời ta khuyên nhủ,
đã không chấp nhận lời sửa dạy của ta.
Còn ta, ta sẽ nhạo cười ngày ngươi gặp hoạ,
sẽ chế giễu khi kinh hoàng ập xuống trên ngươi,
khi kinh hoàng ập xuống như cơn bão
và tai hoạ đến tựa cuồng phong,
khi cùng quẫn với đau thương
cứ trên ngươi mà giáng xuống.”
Nhìn
toàn bộ đoạn văn đây như một tổng-thể, thì vai-trò của Khôn-ngoan Sophia cốt-thiết
phải là vai-trò mang tính ngôn-sứ. Thế nên, hình-ảnh của khôn-ngoan mỗi khi nói
ra, đều giống như cung-cách của các ngôn-sứ cổ-điển của Israel thời xưa cũ, tức:
nói giữa phố chợ, chốn đông người qua lại, bà gọi mọi người kéo đến nghe lời bà
gợi ý và cảnh-báo các tai-hoạ cùng hậu-quả sẽ đổ xuống trên đầu những kẻ không
màng đến lời bà khuyên bảo.
Các
vai-trò khác của khôn-ngoan nữ-giới còn được diễn-tả cách trọn vẹn trong Châm
ngôn đoạn 8 câu 1 đến cách ngôn 9 câu 6. Ở phân nửa bài kêu gọi, Khôn-ngoan nói
về mình như nguồn gốc sự thật, của mọi nhận-thức và sức lực. Quả thật như bà
nói: “Nhờ có ta mà các vua chúa mới trị
vì và mọi kẻ cầm quyền mới ban sắc-lệnh những gì đúng đắn. Bà yêu thương những
ai yêu mến Bà, và những ai tìm đến Bà cũng sẽ gặp. (*8)
Phần
cuối hiệu-lệnh của Bà, Khôn-ngoan nói đến vai-trò tạo-dựng của Bà. Bà có từ buổi
đầu với Thiên Chúa trước khi thế-gian được tạo-dựng như có viết ở Châm Ngôn 8
câu 22-24 như sau:
“ĐỨC CHÚA đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay
của Người,
trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.
Ta đã được tấn phong từ đời đời,
từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.
Khi chưa có các vực thẳm,
khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.”
trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.
Ta đã được tấn phong từ đời đời,
từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.
Khi chưa có các vực thẳm,
khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.”
Trước
khi khởi đầu mọi sự, Khôn Ngoan không chỉ sống với Thiên Chúa mà thôi, nhưng
Khôn ngoan còn tham-gia vào việc tạo-dựng với Thiên Chúa nữa, như Châm ngôn 8
câu 25-29 sau đây:
“Trước khi núi non được đặt nền vững chắc,
trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,
khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không,
và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.
Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời,
khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,
khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao
và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,
khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ,
khi Người đặt nền móng cho đất.”
trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,
khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không,
và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.
Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời,
khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,
khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao
và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,
khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ,
khi Người đặt nền móng cho đất.”
Đến
đây, lại có đề-nghị bảo rằng: ngang qua Khôn ngoan Sophia, Thiên-Chúa đã tạo-dựng trời đất. Khôn Ngoan là thợ thủ-công
chính tức người thực-hiện công-trình Ngài đặt (*10). Hệt như Châm ngôn 3 câu 19 từng viết:
“ĐỨC CHÚA dùng khôn ngoan đặt nền cho trái đất,
dùng hiểu biết thiết lập các tầng trời.”
dùng hiểu biết thiết lập các tầng trời.”
Về lại
Châm ngôn 8, Khôn-ngoan khi ấy có nói đến nơi ở của Bà có sự hiện-diện của
Thiên Chúa:
“Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả.
Ngày ngày ta là niềm vui của Người,
trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi,
vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.” (Châm ngôn 8: 30-31)
Ngày ngày ta là niềm vui của Người,
trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi,
vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.” (Châm ngôn 8: 30-31)
Và,
Khôn ngoan tiếp tục nói đến vai trò hiện-diện với Thiên-Chúa là cội-nguồn của sự
sống bằng những lời vui tươi hạnh phúc, như ở Châm ngôn 8 còn tiếp-tục minh chứng
qua các câu như:
“Phúc thay người bước theo đường lối ta chỉ bảo.”
(Châm
Ngôn 8: 32b)
Hoặc:
“Phúc thay người lắng nghe ta dạy,
ngày ngày canh thức trước cửa nhà ta,
túc trực ở ngay lối ra vào.
Vì gặp được ta là gặp sự sống,
và hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA ban cho.” (Châm ngôn 8: 34-35)
ngày ngày canh thức trước cửa nhà ta,
túc trực ở ngay lối ra vào.
Vì gặp được ta là gặp sự sống,
và hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA ban cho.” (Châm ngôn 8: 34-35)
Cuối
cùng thì, Khôn ngoan kết-thúc hiệu-lệnh của Bà bằng lời mời gọi mọi người hãy đến
dự yến tiệc có bánh và rượu như ở Châm ngôn 9 câu 1-6 sau đây:
“Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình,
dựng lên bảy cây cột,
hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn
và sai các nữ tỳ ra đi.
Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố
và kêu gọi :
"Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây !"
Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo :
"Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế !
Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống ;
hãy bước đi trên con đường hiểu biết."
dựng lên bảy cây cột,
hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn
và sai các nữ tỳ ra đi.
Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố
và kêu gọi :
"Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây !"
Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo :
"Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế !
Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống ;
hãy bước đi trên con đường hiểu biết."
Việc
người Do-thái-giáo nhân-cách-hoá Khôn ngoan là Sophia, và áp đặt các đặc-trưng thần thánh cho Bà, còn được triển-khai
nhiều hơn nữa ở sách Sirach và sách Khôn
ngoan Salômôn (*115). Ở sách Sirach, là sách được ghi chép vào khoảng năm 180 tước Công nguyên,
trong đó Khôn ngoan Sophia một lần nữa, lại cũng nói đến nguồn gốc của mình nơi
Thiên Chúa “ ngay từ đầu”, rằng:
Từ cõi miên trường,
ngay từ đầu, Thiên-Chúa đã dựng nên ta, và mãi mãi về sau ta sẽ không ngừng có
mặt.”
Khôn
ngoan Sophia còn nói về sự hiện-diện của Bà ở khắp mọi nơi, rằng:
“Ta đến từ miệng Đấng
Tối Cao và phủ đầy mặt đất như làn khói. Ta ngự trị trên trời cao thẳm và ngai trị
vì của ta là cột mây. Chỉ mình ta quay vòng như cú nhảy vọt của thiên-triều và
lữ-hành xuyên thấu bề sâu mọi vực thẳm. Trôi lướt trên sóng ngàn biển khơi, khắp
đất trời và trên mọi dân, nước ta lắc-lư trên giây đu…”
Và
rồi, tác-giả sách này lại nói đến việc Khôn ngoan Sophia dựng lều ngự giữa
Israel. Thiên-Chúa “chọn nơi chốn để Bà dựng
lều” sống\ giữa dân con của
Giacóp, và Bà ngự trị nơi nhà tạm nơi rừng sâu hoang dã cho tới khi Bà đến ngự trị tại Giêrusalem. Khôn
ngoan ở nơi đây, chính giữa mọi sự sống đồng-nhất với Shekinah, như một hiện-diện thần thánh với mọi sự.
Cuối
cùng thì, như Châm ngôn còn kể, Khôn ngoan Sophia lại cũng bày tiệc bàn mời hết
mọi người đến dự (*16)
Ở
sách Khôn ngoan Salômôn là sách được viết gần thời Đức Giêsu, đặc-trưng
thánh-thiêng của Khôn ngoan Sophia còn được khai-triển nhiều hơn nữa (*17). Qua đó Khôn ngoan Sophia là “Đấng tạo
mẫu cho hết mọi sự” và là “Mẹ đẻ” ra mọi sự tốt đẹp (*18). Và rồi, trong một đoạn
văn khá đáng kể, Khôn ngoan Sophia được diễn-tả như:
“…một thần khí vốn dĩ
thông minh, lành thánh, duy-nhất, nhưng đa dạng, tinh-tế, lưu-động, trong suốt,
không ô nhiễm, rất nổi bật, không dễ bị thương tổn, thương yêu điều tốt lành, hăng
say, không chống cưỡng, làm lợi tất cả, có tính nhân-bản, kiên-định, chắc-chắn,
không sao xuyến, mãnh-liệt mọi bề, giám quản mọi thứ và đâm xuyên mọi thần-tính…
Dĩ
nhiên, mọi thứ như thế đều qui về Thiên Chúa. Còn nữa, cũng giống như Thiên
Chúa, Khôn ngoan có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ: “Khôn
ngoan lan tràn và xâm nhập hết mọi sự.” Khôn ngoan “là hơi thở đầy uy quyền
của Thiên Chúa và là sự phát-tiết vinh-quang thuần-tuý của Thượng Đế” và là “sự
phản-chiếu ánh-sáng vĩnh-hằng”. Giống Thiên Chúa, Khôn ngoan có quyền tuyệt-đối
và là nguồn gốc duy trì sự sống:
Dù chỉ có một mình
mình, Khôn ngoan có thể làm được tất cả mọi sự và trong lúc trở thành chính
mình mình, Khôn ngoan cải tân mọi sự.
Khôn
ngoan đi vào tương quan với mọi người: “Trong
mọi thế-hệ, Khôn ngoan đi xuyên vào các linh-hồn lành thánh.” Khôn ngoan là
nguồn cội đem lại mọi nguồn hứng cho ngôn sứ, biến mọi người trở-thành “bạn của
Thiên Chúa và các ngôn sứ” (*19)
Cuối
cùng ra, chính Khôn ngoan là động lực tích-cực trong lịch-sử dân Israel từ lúc
rất khởi đầu câu chuyện Cựu Ước. Ta quen dần với việc nghe nói về Thiên Chúa là
Đấng dẫn-dắt Israel ra khỏi Ai-Cập. Thế nhưng, trong Khôn ngoan của Salômôn,
chính Khôn ngoan Sôphia làm nên việc này.
Sách
Khôn ngoan Salômôn có viết:
“Một giống giòng
thánh thiêng không có gì chê trách, Khôn ngoan Sophia giải thoát họ ra khỏi dân
nước thống-trị… Khôn-ngoan dân họ vượt qua được Biển Đỏ và đưa họ đi giữa giòng
nước sâu; Khôn ngoan nhận chìm quân thù của họ dưới giòng nước và cứu vớt họ thoát
khỏi bề sâu giòng biển. (*20)
Thành
thử, trong toàn bộ cuốn sách như một tổng-thể, Khôn ngoan có các đặc-trưng và chức-năng
thường gán ghép cho Thiên Chúa (*21).
Vậy
thì, hỏi rằng ta phải làm gì để tạo nên vai-trò vượt trội của Khôn ngoan Sophia
trong truyền-thống khôn-ngoan của Israel đây?
Mặc
dù các nhà thần-học lâu nay vẫn đặt nặng mọi quan-tâm chú ý đến điều này, nhưng
cứ sự thường thì mọi người cũng chỉ coi đây như việc sử-dụng cung cách khá thú
vị như phương-sách kỹ thuật nhân-cách-hoá trong văn chương/thi tứ mà thôi. Thế
nhưng, như một số thần-học-gia mới đây chứng tỏ là ngày càng co nhiều vị dính-dự
vào những việc như thế.
Trong
sách tôi viết, Khôn ngoan Sophia được nối kết một cách rất gần với Thiên Chúa,
có lúc còn trở-thành không thể phân-biệt với Thiên Chúa theo nghĩa chức-năng và
đặc-trưng được gán cho Khôn ngoan, nên có thể sẽ có vị lại cũng nói đến một thứ
“tương-đương với chức-năng” thần thánh giữa Khôn ngoan Sophia và Thiên-Chúa. (*22).
Thế
nên, ngôn-ngữ diễn-tả về Khôn ngoan Sophia không đơn-giản chỉ là việc
nhân-cách-hoá khôn-ngoan theo thể-thức của nữ phụ, mà là “nhân-cách-hoá Thiên-Chúa” theo hình-thù của phụ nữ. Khôn-ngoan Sophia, là hình-ảnh đầy nữ-tính
được gán cho Thiên-Chúa, một thứ lăng-kính qua đó thực-tại thánh-thiêng được định-hình
như nữ-phụ (*23).
Tóm
lại, việc sử-dụng ngôn-ngữ cho Khôn ngoan Sophia lại đã dính-phần vào việc tượng
hình nữ-phụ để nói về Thiên-Chúa ngay trong truyền-thống thánh kinh.
(còn
tiếp)
Gs Marcus J Borg
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment