Friday 5 January 2018

Gs Marcus J. Borg: (Bài 20) Gặp Gỡ Đức Giêsu: Chú thích chương 5

Chương 4
Đức Giêsu và sự Khôn Ngoan
Bậc Thày khôn-ngoan thay thế.
(Bài 20)

Chú thích

1.Sự đồng-tâm nhất-trí xuất từ giòng nghiên-cứu suốt 20 năm chuyên học hỏi giáo-huấn Đức Giêsu qua truyền-khẩu. Trước nhất, là những câu cách-ngôn và dụ-ngôn, tức: các hình-thức thuyết-giảng về chủ-đề ta sẽ bàn kỹ ở chương này cùng với các phân-tách truyền-thống Q, vốn khẳng-định rằng: lớp vỏ bọc “mới” gồm nhiều hình-thức khôn-ngoan.

Hình-thức trổi-vượt ở Tin Mừng Tôma, nhiều học-giả kinh-điển lại cho rằng hình thức này chứa-đựng dữ-liệu xưa/cổ giống như Tin Mừng Nhất Lãm. Tin Mừng Tôma, chứng-thực trọng-tâm khôn-ngoan nói về truyền-thống Đức Giêsu. Và, Tin Mừng Tôma cũng như tài-liệu Q là tài-liệu đề-cập rất kỹ thể-loại khôn-ngoan thay thế do Đức Giêsu đề ra.

Các học-giả kinh-điển khi bàn về thể-loại khôn-ngoan do Đức Giêsu đề ra, đã bất đồng ý kiến không phải về sự việc hỏi rằng: Đức Giêsu có là Bậc Thày khôn ngoan không? Mà là: có chăng một yếu-điểm đặt nặng tầm quan-trọng hàm-ẩn ở bản phác-thảo về Đức Giêsu, không?

2. Lão-Tử, một hiền-triết người Hoa sống vào thế kỷ thứ 6 trước Công-nguyên, được bảo là tác-giả bộ sưu-tập tương-đối ngắn, gồm các câu gợi ý qua đề-mục “Đào Đệ Chinh”. Ông tạo ảnh-hưởng khá lớn lên môn Thiền của Phật giáo (ở Ấn Độ, ngành này xuất hiện vào sau đó khoảng một thế kỷ) đã lật đổ thế-giới truyền-thống của Ấn-giáo về nhiều mặt. Trọng-điểm chủ-thuyết “bát lộ” của ông là đưa mọi người ra khỏi thế-giới của qui-ước.

3. Muốn biết thêm về vụ xử án Socrates, xin xem các bản đối-thoại do Platô viết, chẳng hạn như cuốn: ”Euthrypho”, “Apology”, Crito”“Phaedo”, được xuất bản nhiều lần. Điều í tai ngờ, là Socrates Đức Giêsu, hai nhân vật chủ-chốt ở truyền-thống triết-lý và đạo-giáo ở phương Tây, đều bị hành-quyết. Rõ ràng là, khôn-ngoan theo qui-ước đầy tính thách đố đã được nhiều người trải-nghiệm như hành-xử đầy tấn-kích, rất đe-doạ.

4. Thể-loại khôn-ngoan này, gặp thấy ở truyền-thống Do-thái-giáo trước thời Đức Giêsu. Các sách viết về khôn-ngoan ở Kinh thánh Do-thái-giáo gồm sách “Cách Ngôn”, “Giảng Viên” và sách Gióp. Nhiều câu cách-ngôn (đặc biệt là bộ sưu-tập gồm các câu ghi ở chương 10-30) diễn-tả khôn ngoan theo qui-ước, trong đó tác giả sách Giảng Viên và sách Gióp là các sách nói lên tính lật-đổ của Khôn-ngoan thay-thế. Vì thế nên, đã có sự căng-thẳng hoặc biện-chứng-pháp ngay bên trong truyền-thống khôn-ngoan.

Quả là, sách Giảng Viên và sách Gióp vẫn được coi là vấn-nạn triệt-để về sự tự tin/xác quyết quá dễ của Khôn-ngoan qui-ước ở sách này như thể bảo: ai sống đời công chính, sẽ gặp tốt đẹp mọi bề. Muốn có phần dẫn-nhập đặc thù của Kinh Thánh Do-thái-giáo, cả việc cắt nghĩa đầy cảm-kích về sách Cách-ngôn, xem Kathleen M. O’Connor, “The Wisdom Literature (Wilmington, DE: Micahel Glazier, 1988)

5. Mátthêu 7: 13-14

6. Các chủ-đề ghi ở đây, được bàn nhiều trong cuốn sách do tôi viết có tựa-đề là: Jesus: a New Vision (SanFrancisco: Harper & Row 1987) tr. 97-124

7. Nghiên-cứu sách Cách-ngôn toàn-diện, nhất thứ là sách của John Dominic Crossan có tựa đề là: In Fragments: The Aphorisms of Jesus (SanFrancisco: Harper & Row 1983). Tôi cũng qui-chiếu các câu cách-ngôn gồm tóm nơi lời bông đùa này dù đôi lúc cũng bao gồm giòng tư-tưởng kéo dài. Nhưng, các câu nói dài, như  câu: “Hãy xem chim chóc trên trời… hoa huệ ngoài đồng…ở Luca 12: 22-31 cũng như Mt 6: 25-34, được kể như lời phát biểu ngoài miệng.

8. Luca 16: 13 cũng như Mt 6: 24; hoặc Lc 6: 44 và Mt 7: 16 hoặc Lc 6: 39 = Mt 15: 14; Lc 9: 16; Mt 8: 22; Mt 23: 24. Các câu cách ngôn vừa giống hệt lại cũng khác với câu tương-tự gọi là tục-ngữ. Cả hai đều súc tích, ngắn gọn cốt giúp cho người nghe nhớ lại bằng thứ văn-hoá cửa miệng. Tuy nhiên, các câu tục-ngữ lại thường diễn-tả theo cách biểu-trưng, trong khi đó, khôn-ngoan dân-dã, tức: khôn-ngoan tập-thể và khôn ngoan qui-ước có mặt ở văn-hoá ấy. Trong khi đó, cách-ngôn diễn tả các ưu-điểm thuận-lợi/tươi mát; hoặc, tầm nhìn cá-thể nào đó, rất đặc-thù. Thế nên, nét tương-phản chính nằm ở sự khác-biệt giữa khôn-ngoan tập-thể và khôn-ngoan cá-biệt.

9. Mt 5: 7. Lại có một số dữ-liệu song hành ở Luca 6: 20-49 và cũng có tư-liệu khác nằm rải rác trong Tin Mừng Luca. Điều này cho thấy, nhiều câu nói mang tính cá-nhân riêng rẽ ở Bài Giảng Trên Núi là tư-liệu lấy từ văn bản Q và Bài Giảng này liên-kết với nhau thành tổng-thể là cấu-trúc được tác-giả Mátthêu ghi chú cụ-thể.

10. Dĩ nhiên, đây cũng có luật trừ. Có vị lại tưởng tượng ra một số câu nói song-hành mà Đức Giêsu từng thốt khỏi miệng chỉ một lần vào dịp nào đó, chẳng hạn như: sưu-tập các lời về “Phúc thật” cùng những “giáng hoạ”. Và, cũng có thể, ai đó lại đã tưởng-tượng ra những câu dài hơn như: “Hãy xem chim trời, chúng không…hoặc “hoa huệ ngoài đồng, chúng…” câu đàm đạo theo văn nói, mà thôi. Nhưng, điều mà người đọc ở đây không tưởng-tượng ra được, là câu “Kìa xem chim trời, chúng không…hoặc: “Hoa huệ ngoài đồng, chúng không…” được coi như câu đàm-đạo có liên-kết, tập hợp lại kéo theo câu nói khác: “Chớ xét đoán ai, để rồi không bị người khác đoán xét”, đã kéo theo câu nhấn mạnh: “Sao ngươi cứ nhìn vào cái đốm trong mắt người anh em của ngươi?...” và tiếp đó, được nối kết với lời khuyên sau đây:”Đừng cho chó ăn những gì là của thánh”.., vv… như tác-giả Mátthêu từng ghi ở đoạn 6 câu 25-34; để rồi ta có câu tương-tự như Mt 7: 1 tt.

11. Nội ý-tưởng bảo rằng những gì ta có là lý do chính bao gồm hai ẩn-ý. Một, có nghĩa là: ta chẳng bao giờ có được câu trích trực-tiếp. Hoặc, giả như ta có làm thế đi nữa, thì đó cũng do trục-trặc mà ra, và ta chẳng làm sao biết được nó như thế. Tác-giả John Dominic Crossan có đưa ra một ví-dụ cổ-điển (X. In Fragments tr. 38) bảo rằng: phần đông người Mỹ biết lý do chính khiến Tổng thống Franklin D. Roosevelt có câu nói nổi tiếng về nỗi hãi sợ khi ông bảo: “Đồng bào ta chớ nên sợ điều gì ngoại trừ chính nỗi lo sợ”, hoặc: “Ta chẳng có gì phải sợ trừ nỗi sợ sệt, thôi”.

John Dominic Crossan, khi đó lại đưa ra bốn khả-hữu-thể khác. Có luận điểm bảo rằng: có thể, ta cũng biết lý-do nhưng lại không rõ trích-dẫn nào chính xác, cái nào không. Thứ đến, ta biết lý do đôi lúc cũng cần-thiết hơn lõi-tuỷ đáng ghi nhớ cốt nhấn mạnh sự khác biệt ở câu nói, mà thôi. Lý-do có thể là bản tóm bài diễn-văn dài mà trong đó ta cứ phải nghĩ về câu nói như điều tự nó tuyên-bố cách giản-đơn đang lửng-lơ trên không trung, nhưng đó lại là chủ-đề về huấn-dụ còn dài giòng hơn nhiều.

12. Luca 9: 59-60 = Mátthêu 8: 21-22 và, cả văn bản Q nữa. Trong bối-cảnh văn-bản Q, có thể đây là bối-cảnh duy-nhất của câu nói; và, có thể, đó không chỉ là một bối-cảnh mà thôi. Thế nên, vùng đất chết mới là thế-giới ràng buộc đám con cháu, tức: những người vừa muốn dõi bước chân mềm theo Đức Giêsu mặt khác lại muốn có thì-giờ chôn-cất cha đẻ mình, bởi đây là ràng buộc thánh thiêng ở thế-giới vào thời Đức Giêsu sống.

13. Mátthêu 23: 24

14. Mátthêu 6: 24 = Luca 16: 13

15. Luca 6: 44 = Mátthêu 7: 16;

16. Luca 6: 39 = Mátthêu 15: 14

17. Nhiều sách giá-trị của các học-giả viết về dụ-ngôn suốt 20 thế kỷ qua, trong đó có cuốn của tác giả Bernard Brandon Scott nhan-đề là: “Hear Then the Parable (Mineapolis: Fortress, 1989) là cuốn dễ hiểu nhất.

18. Tuần tự theo Luca 13: 21 = Mátthêu 13: 33; Mátthêu 13: 44;

19. Quả thật, gốc chữ Dụ ngôn có nghĩa là: “ném theo…”; dụ-ngôn là truyện kể được ném theo một số tình-cảnh của con người.

20. Luca 12: 57, Mátthêu 21: 28;

21. Máccô 8: 18;

22. Mátthêu 6: 22-23 = Luca 11: 34-35. Thông thường, nhiều vị đọc đoạn này thấy như thể bảo: mắt là con đường đi vào trong cơ thể được chiếu sáng nhiều nhất, đề-nghị nên đọc đoạn này cho đến cuối. Đọc rồi, sẽ thấy mắt là cửa sổ mở ra để ánh sáng lọt vào chiếu sáng thân-thể. Tuy thế, tôi thấy câu này giải-thích cả đoạn sách theo cách loại-suy hệt như thánh vịnh 119 từng bảo: “Lời Ngài là ngọn đèn chiếu sáng đoạn đường con tiến bước.” Ở đây nữa, hình ảnh ngọn đèn chiếu sáng con lộ mọi người dấn bước ra đi. Gọi mắt là ngọn đèn của thân-xác là có bảo: con người chiếu sáng đường mình đi.

23. Từ đó, tôi được biết: không phải mọi người đều rõ biết câu văn vận này, nên tôi mới kết-luận: North Dakota (hoặc đám di-dân từ Bắc Na-Uy) đều nói đến “nhãn hoch” này.

24. Cụm từ “Siêu ngã” đây, dĩ nhiên, xuất tự quan-niệm của Sigmund Freud. Tiếng Đức “das Ũ ber-Iich” ông sử-dụng còn diễn-tả nhiều hơn, tức có nghĩa: “Điều đó nói nhiều về cái tôi.” Dù mọi người hôm nay có ưa-chuộng Sigmund Freud hay không, thì với tôi, cụm-từ này nói lên thực-tại tâm-lý mà mọi người chúng ta đều biết, đó là: cơ-chế nội-tại vốn dĩ khen ta hoặc phạt ta theo mức chuẩn-mực. Về khác-biệt giữa siêu-ngã và lương-tâm, hãy đọc luận-văn do John W. Glaser viết có tên là: “Conscience and Superego” ở John J. Heaney, nxb Psyche and Spirit, rev. edition (New York: Paulist, 1984) tr. 31-49.

25.  Robin Scroggs, Paul for a New Day (Philadelphia: Fortress, 1977) tr. 10.

26. Cụm từ này do các tác-giả James Fowler, Sam Keen Elizabeth Liebert tạo ra. Fowler hiểu các giai-đoạn của cuộc sống như ta gặp thấy trong các tài-liệu của ông như: cuốn Becoming Adult, Becoming Christian (San Francisco: Harper & Row, 1984) đặc biệt hữu-dụng. Về Keen và Liebert, xem Sam Keen, The Passionate Life (San Francisco: Harper & Row, 1983); và Elizabeth Liebert, Changing Life Patterns: Adult Development in Spiritual Direction (New York: Paulist, 1992).

27. Sigmund Freud nhận ra rằng: các truyền-thống tôn-giáo thường định-hình siêu-ngã gộp chung với tiếng nói của Thiên Chúa, điều này với tôi, thật rất đúng. Các văn-hoá hoặc cộng-đoàn chung sống đều khẳng-định rằng: trật-tự nền-tảng của họ đến từ Thiên-Chúa, cũng tự nhiên như tiếng nói đầy phán-quyết của siêu-ngã được định-hình với Thiên-Chúa. Tuy nhiên, Sigmund Freud lại đánh giá một cách không mấy phù-hợp đường lối qua đó các hình-thức của đạo-giáo có thể là thứ văn-hoá lật-đổ và siêu-ngã đổ nhào.

28. Câu này xuất từ tác-giả Walter Brueggemann cuốn The Prophetic Imagination (Philadelphia: Fortress, 1978), chương 1.

29. Do-thái-giáo ở thế-kỷ đầu, cũng biết nhiều về Vương Quốc Nước Trời, nhưng chẳng hiểu tại sao có nhiều kiến-thức lại mạnh hơn nhiều thứ khác. Về Vương Quốc đầy tính tục-phàm đây, lại dấy lên cuộc tạo phản chống Rôma hoặc bằng sự can thiệp trực-tiếp của đấng thần thiêng, thế nên Vương quốc siêu-phàm vượt trội lên trên hoặc thay thế chốn dương gian này, có khi cả Vương quốc đầy bí-nhiệm cũng bị thế.

Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người đều đồng ý rằng: Vương Quốc Nước Trời là điều gì đó rất “cao cả” dành cho “Israel” trước nhất, nhưng rồi mọi điều cũng được định-hình, ổn thoả. Tầm nhìn của Israel về thời huy hoàng đang trờ tới không nhất thiết loại bỏ đám Dân Ngoại, bởi lẽ một số người lại quan-niệm rằng nhóm Dân Ngoại cũng tuôn về Giêrusalem. Cuối cùng thì, trong tầm nhìn như thế, mọi sự vẫn đặt trọng tâm vào đất nước này bởi lẽ chính vì Thiên-Chúa và thủ-đô của Israel mà thế-giới mới đến.

30. Mác-cô 4: 30-31

31. Mát-thêu 13: 33  =  Luca 13: 20-21

32. Muốn hiểu ý-nghĩa nói về đám con trẻ “không là ai hết”, xin mời đọc cách riêng cuốn sách của John Dominic Crossan mang tựa-đề là “The Historical Jesus, tr. 266-69. Khuynh-hướng coi con trẻ như biểu-tượng của niềm tin đơn-giản hoặc mang dáng vẻ trẻ con là điều được nhấn mạnh theo cách hiện-đại, một sản-phẩm mang tính phòng-thủ, đối chọi sự soi mòn niềm tin nơi kiến-thức về lằn sáng chiếu rọi.

33. Mát-thêu 8: 11-12  =  Luca 13: 28-30.

34. Khi viết hai câu cuối này, tôi lại về phe các học-giả từng coi Vương Quốc Nước Trời  trước nhất như thực-tại hiện thời ở thông-điệp của Đức Giêsu chứ không là thực-tại sẽ đến trong mai ngày.

35. Mát-thêu 7: 13-14, cũng nên xem thêm Luca 13: 24. Theo cách tương-phản, thì con đường chật hẹp nói đây cũng “khó” và cũng “dễ”. Xem Mát-thêu 11: 28-30.

36. Xem Luca 14: 26  =  Mát-thêu 10: 37. Đối với ai vẫn coi Đức Giêsu là nhà vô-địch về “các giá-trị của gia-đình” mà lại không thấy được góc cạnh triệt-để nơi thông-điệp của Ngài không phải để bảo rằng: Ngài chống đối gia-đình của người thân (cuối cùng thì Ngài nói về kẻ thù của người mình thương yêu); đúng hơn, động-thái của Ngài đối với gia-đình không là khẳng-định đồng loạt: gia đình có thể là vấn-đề. Điều thú vị là bảo rằng: trong đời sinh-hoạt của Ngài, mối tương-quan gia đình của chính Ngài cũng căng-thẳng không ít. Theo Mác-cô 3: 21, thì gia-đình Ngài tìm cách tạo căng thẳng, là bởi các vị ấy nghĩ rằng Ngài đã ra uế-tạp. Cũng nên đọc Mc 3: 31-35 qua đó “gia đình” được tái định-nghĩa là “Những người làm theo ý Chúa”. Chiếu theo Tân Ước thì: chỉ sau Phục Sinh, một số vị trong gia đình thân-thuộc của Đức Giêsu mới trở nên thành-phần thực tế của Ngài.

37. Mát-thêu 23: 9. Tôi có đọc bài phân-tích của Elisabeth Schũssler Fiorenza về chuyện này thường phản-ảnh các câu nói đầy thuyết-phục; cũng nên xem Schũssler Fiorenza trong “In Memory of Her (New York: Crossroad, 1985), tr. 149-51. Quyên-uy của Chúa có nghĩa là Đấng không có vua quan nào khác trên Ngài, nên cương-vị làm Cha của Thiên-Chúa có nghĩa là Ngài không có người Cha nào khác.

38. Mát-thêu 6: 24  =  Luca 16: 13.

39. Luca 14: 16-24  =  Mát-thêu 22: 1-10  =  Tôma 64; Luca 12: 13-21; Luca 16: 19-31.

40. Mác-cô 10: 25. Tôi từng tự hỏi không biết sao người xưa lại chọn con lạc-đà để đưa vào câu này, bởi nó là con thú mập thu tóm những gì nó dành giụm hoặc bất cứ thú vật nào khác được thay thế, như: con ngựa chẳng hạn.

41. Mát-thêu 6: 26-29  =  Luca 12: 24-27.
42. Mát-thêu 6: 30  =  Luca 12: 28.

43. Mát-thêu 5: 45.
44. Luca 12: 6-7  =  Mát-thêu 10: 29-31

45. Mát-thêu 20: 1-15.

46. Luca 15: 11-32. Mặc dù dụ ngôn này chỉ gặp thấy ở Luca mà thôi, các học-giả đều chấp-nhận là câu này phản-ảnh tiếng/giọng của Đức Giêsu. Ở đây, tác-giả Luca cung-cấp cho ta một chú-thích khả thi (có thể là cô-đọng) về truyện kể bằng miệng trở người về thời Đức Giêsu.

47. Như đã đề-cập ở chương trước khi nói về tiệc bàn bằng-hữu của Đức Giêsu hình ảnh về tiệc là trọng-tâm của Tin Mừng. Nhiều người từng nỗ-lực nói cách chung chung rồi cho rằng Đức Giêsu coi cuộc sống như bữa tiệc trong đó nhiều vị tự cáo lui do có nhận-xét và bận-tâm không muốn ngồi cùng với thế-giới khôn ngoan theo qui-ước.

48. Tôi đặt chấm hỏi ở câu này là để nói lên tính cách lờ mờ/mù tối mang nhiều ý-nghĩa rộng rãi. Tôi thật chẳng biết Đức Giêsu có thấy đời sau gồm bao nhiêu người và có biết được lai-lịch của ai không. Ở Mác-cô 12: 18-27 chẳng hạn, Đức Giêsu gặp khái-niệm cho rằng các mối tương-quan ở dưới đất kéo dài đến đời sau; thế nhưng, không có cách gỉ để biết rằng điều này được nói đến là để hàm-ẩn điều bảo rằng: chẳng ai biết có đời sau hay không và rằng: con người không can-dự vào chuyện hiểu biết lai-lịch cá-nhân. Muốn bàn thêm cho sáng sủa cung cách tưởng-tượng về đời sau, xin đọc David Ray Griffin Huston Smith, Primordial Truth and Postmodern Theology (Albany: State Univ. of New York Press, 1989), tr. 66-67 (cũng nên xem các trang 129-30). Muốn đưa điểm nhấn này về với Đức Giêsu, tôi nghĩ có lẽ Ngài tin vào đời sau, nhưng tôi không có ý-niệm nào rõ ràng về những gì có lý để nói lên điều ấy.

49. Nên xem, chẳng hạn như Luca 10: 12  =  Mát-thêu 10: 15; Luca 10: 13-14  =  Mát-thêu 11: 21-22; Luca 11: 31 = Mát 12: 42; Luca 11: 32  = Mát-thêu 12: 41. Mỗi loại biến-chất hoặc câu lật người những gì mà một số người đồng thời với Đức Giêsu tin-tưởng về buổi phán xét chung cuộc bằng cách nói rằng: vào thời Dân Ngoại sẽ làm tốt hơn những người được Đức Giêsu rao giảng. Nói như thế, tức bảo rằng Ngào từng phán: Anh em tin vào phán xét cuối cùng ư? Thế thì, để tôi kể cho an hem nghe điều này khác hẳn những gì an hem nghĩ. Điểm nhấn nói ở đây không phải để khẳng-định là có phán xét chung cuộc nhưng để huỷ hoại cá ý-tưởng đã lập ra theo qui-ước nói về điều ấy.

50. Lcua 19: 41-44. Các đoạn văn cho thấy Đức Giêsu cảnh-giác về việc Giêrusalem bị tàn phá (tức: trung-tâm dành cho các đấng bậc ưu-tú) như một sự-kiện lịch-sử theo cùng một cung-cách như tiên-tri Giêrêmia đã làm, gặp thấy ở đây tầng lớp phủ trùm sớm nhất của truyền-thống Q và Máccô, cũng như các đoạn khác chỉ thấy ở Luca mà thôi.

51. Mác-cô 12: 29-30. Đoạn này nói đến tính-chất cao cả nơi lệnh-truyền. Đây là câu trích rút từ sách Đệ Nhị Luật đoạn 6 câu 5, một phần của Shema được coi như kết-tinh của luật buộc Israel thời cổ tuỳ thuộc Thiên Chúa.

52. Mác-cô 7: 6-8.   

53. Luca 14: 27  =  Mát-thêu 10: 38; Máccô 8: 34. Nhiều học-giả lại nghi-ngờ rằng hình-ảnh của sự chết chỉ có được vào lần kiến-tạo cộng-đoàn “sau Phục Sinh” là để phản-ảnh chính cái chết của Đức Giêsi. Đây có thể là trường-hợp tiêu-biểu. Và, cái chết là “con đường” gặp thấy cả ở Mác-cô lẫn văn-bản Q, nên vì thế ít nhất là vào thời rất sớm có thể qui về thời của chính Đức Giêsu sống.

54. Tụ-điểm đây, được Stephen Mitchell nhấn mạnh trong phần dẫn nhập cuốn The Gospel According to Jesus (New York HarperCollins, 1991). Không hẳn là nhiều học-giả từng đề ra như thế, nhưng tôi lại coi đề-nghị của Mitchell có đủ sức thuyết-phục được mọi người.

55. Đây là dấu hiệu cho thấy cuốn The Road Less Travelled của Scott Pack trong đó nói rõ sự khôn ngoan thay thế được đưa vào loại sách bán chạy nhất của tờ New York Time suốt 10 năm.

56. Câu này là từ tác giả William James viết trong cuốn The Variety of Religious, nxb Martin Marty (New York : Penguin, 1982); lần đầu xuất bản vào năm 1902), tr. 6

57. Quyền tác-giả và ngày tháng ghi ở đây không chắc chắn cho lắm, nhưng có lẽ được viết vào năm 500 trước Công nguyên sau khi dân Do-thái lưu lạc Babylon (587-539 trước Công nguyên). Đồng hành với sách Giảng Viên viết vào năm 300 trước Công nguyên. Sách này, là tiếng nói của khôn ngoan lật đổ gặp ở truyền-thống khôn ngoan của Do-thái-giáo thời cổ xưa. 

Cũng nên tìm hiểu cốt lõi sách này ở mẩu đôi thoại giữa công việc và người “khuyên giải” trải dàn trên các chương 3-37 là tranh-luận kéo dài về chủ-đề đòi buộc và tưởng thưởng (nhất là câu “Người công chính thì nở rộ, còn kẻ đốn-mạt lại chết khô” vốn nằm ở trong-tâm khôn ngoan qui ước. Những “Người khuyên giải” ở đây, là những bảo vệ khái niệm này; Công việc lại đả phá chuyện ấy.

58. Sách Gióp 42: 5      

                   

No comments: