Monday 1 February 2016

Gs Geza Vermes Diện mạo Đức Kitô: Các tụng-thức và lời cầu ở thư Phaolô (bài 23)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 23)


Các tụng-thức và lời cầu
ở thư Phaolô

Lời nguyện cầu trong thư:

Ở thư Rôma đoạn 8 câu 15, có lời cầu như sau:

“Phần anh em, anh em đã không lãnh-nhận Thần-Khí khiến anh em trở-thành nô-lệ và phải sợ-sệt như xưa, nhưng là Thần-Khí làm cho anh em nên nghĩa-tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Ápba! Cha ơi!"

Và, thư Galát đoạn 4 câu 6, lại có câu:

“Để chứng-thực anh em là con cái, Thiên-Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi!"

Cũng ở thư Rôma đoạn 15 câu 30, có lời nguyện-cầu cứ mãi xin:

“Thưa anh em, vì Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và vì tình yêu của Thánh Thần, tôi khuyên anh em cùng chiến-đấu với tôi, bằng cách cầu xin Thiên-Chúa cho tôi, để tôi thoát khỏi tay những người miền Giuđê không chịu tin và để dân thánh vui lòng chấp-nhận những gì tôi mang đến Giêrusalem phục-vụ họ.”


Và, thư thứ nhất Corintô đoạn 1 câu 14, cũng thấy viết:

“Tôi hằng cảm tạ Thiên-Chúa của tôi vì anh em, về ân-huệ Ngài đã ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu.”

Cũng ở thư này có đoạn 14 câu 18, lại thấy viết:

“Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì tôi nói các tiếng lạ nhiều hơn tất cả anh em...”

Và, trong thư thứ nhất Côrintô cũng có đoạn 14 câu 25, những nói rằng:

“Những điều bí ẩn trong lòng người đó sẽ bị lộ, và như thế, người đó sẽ sấp mình xuống mà thờ-lạy Thiên-Chúa, tuyên-bố rằng: "Hẳn thật, Thiên-Chúa ở giữa anh em."

Trong cũng một thư gửi giáo-đoàn Côrintô đoạn 15 câu 57 lại thấy nói:

“Nhưng tạ ơn Thiên-Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến-thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”

Hệt như thế, thư thứ hai Côrintô đoạn 2 câu 14, đã có câu:

“Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng hằng cho chúng tôi tham-dự cuộc khải-hoàn trong Đức Kitô, tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi mà làm cho sự nhận-biết Đức Kitô, như hương thơm, lan-toả khắp nơi.” 
 
Và, ở đoạn 8 câu 16 cũng thấy viết:

“Cảm tạ Thiên Chúa đã đặt vào lòng anh Titô sự nhiệt-thành như thế đối với anh em.”

Trong cùng một thư, đoạn 9 câu 15, lại viết rằng:

            “Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban!”

Trong khi đó, thư thứ 2 Côrintô đoạn 13 câu 7 lại cũng bảo:

“Tôi cầu cùng Thiên-Chúa cho anh em đừng làm điều trái, không phải để tỏ ra chúng tôi thắng, nhưng để anh em làm điều thiện, dù chúng tôi như bị thua.”

Và, ở thư thứ nhất Thessalônikê ở đoạn 1 câu 2 đến câu 3, đã thấy cầu:

“Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên-Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu-nguyện, và trước mặt Thiên-Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên-nhẫn chịu-đựng vì trông-đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.”

Cũng trong thư này ở đoạn 3 câu 9, lại thấy bảo:

“Chúng tôi biết nói gì để tạ ơn Thiên-Chúa về anh em, vì tất cả niềm vui mà nhờ anh em, tôi có được trước nhan Thiên-Chúa chúng ta?”

Và, đoạn 5 câu 23 tiếp-tục nguyện:

“Nguyện chính Thiên-Chúa là nguồn-mạch bình-an, thánh-hoá toàn-diện con người anh em, để thần-trí, tâm-hồn và thân xác anh em, được gìn-giữ vẹn-toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Kitô, Chúa chúng ta, quang-lâm.”

Và thêm nữa, thư thứ 2 Thessalônikê đoạn 1 câu 3 cũng đã nguyện-cầu bằng trần-tình:

“Thưa anh em, chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên -húa về anh em: đó là điều phải lẽ, vì lòng tin của anh em đang phát-triển mạnh, và nơi tất cả anh em, lòng yêu thương của mỗi người đối với người khác cũng gia-tăng.”


Và, các tụng-thức cũng ở trong nhiều thư như sau:

Trước nhất, là ở thư gửi giáo-đoàn Rôma đoạn 11 câu 36, đã có tụng-thức làm câu kết:

“Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn-tại và qui-hướng về Ngài. Xin tôn-vinh Thiên Chúa đến muôn đời! Amen.”


Cũng trong thư này, ở đoạn 16 câu 27, lại có câu kết cũng tương-tự:

“Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn-ngoan thượng trí. Kính dâng Ngài mọi vinh-quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen.”

Và, thư thứ 2 Côrintô ở đoạn 1 câu 3 cũng là tụng-thức nhưng không để kết-thúc:

“Chúc tụng Thiên-Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ngài là Cha giàu lòng từ-bi lân-ái, và là Thiên-Chúa hằng sẵn-sàng nâng-đỡ ủi-an.

Và, các thư thứ 2 Côrintô đoạn 11 câu 31 và thư Rôma đoạn 9 câu 5, lại quả quyết:

“Thiên-Chúa, Đấng đáng chúc-tụng muôn đời, là Cha của Đức Giêsu, biết rằng tôi không nói dối.”

Và thêm nữa, thư Philliphê đoạn 4 câu 20, cũng thấy xin:

            “Xin tôn-vinh Thiên-Chúa là Cha chúng ta, đến muôn thuở muôn đời! Amen.”


Trích-dẫn ở trên, rõ ràng cho thấy: khi nói đến sinh-hoạt đạo-đức cốt-thiết nhất, như nguyện-cầu, cảm-tạ và chúc-phúc, thì tâm-não Do-thái-giáo có từ tiềm-thức của ông Phaolô, đã phân-biệt theo qui-cách bản-năng giữa Thiên-Chúa-Cha và Con của Ngài. Lời cầu ông viết, tự-động qui về với Cha cách trực-tiếp hoặc qua tâm-tình suy-tư nguyện-cầu của Đức Giêsu Kitô là Người-Con, Đấng ở trên dân con bình thường là những kẻ dễ hay chết, nhưng chắc-chắn ở bên dưới Thiên-Chúa Đấng Siêu-việt.

Ông Phaolô lại đã tỏ ra cương-quyết hơn, khi ông tuyên-bố một hệ-cấp có trên/có dưới theo tính-chất đặc-biệt mà trong đó ta không thấy Đức Kitô và Thiên-Chúa có chung một phẩm-trật. Ông Phaolô sử-dụng tương-quan vợ/chồng làm ví-dụ hầu biện-giải rằng: hệt như nam-giới luôn ở trên phụ-nữ, Đức Kitô cũng thế, Ngài thuộc tầng lớp cao hơn con người thường, nhưng Thiên-Chúa lại ở trên cả Đức Kitô nữa. Qua thư thứ nhất gửi giáo-đòn Côrintô đoạn 11 câu 3, ông Phaolo6 lại vẫn quả quyết:

“Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ-lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ-lãnh của người nữ là người nam, và thủ-lãnh của Đức Kitô là Thiên-Chúa.”


Thật ra thì, tương-quan đích-thực giữa Người-Con và Chúa Cha được làm sáng-tỏ nơi chóp-đỉnh kịch-bản bi-ai của vũ-trụ. Vào thời-khắc có cuộc quang-lâm lần thứ hai, sau khi đã hủy-diệt sức-mạnh của ác-thần/sự dữ và cả sự chết nữa, Đức Kitô lại đã tự hạ chính mình Ngài xuống dưới Thiên-Chúa-Cha, đúng qui-cách. Tựa như thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 24-28 đã quả quyết một cách chắc-nịch, rằng:

“Sau đó mọi sự đều hoàn-tất, khi Người đã tiêu-diệt hết mọi quản-thần, mọi quyền-thần và mọi dũng-thần, rồi trao vương-quyền lại cho Thiên-Chúa-là-Cha. Thật vậy, Đức Kitô phải nắm vương-quyền cho đến khi Thiên-Chúa đặt mọi thù-địch dưới chân Ngài. Thù-địch cuối cùng bị tiêu-diệt là sự chết, vì Thiên-Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Đức Kitô. Mà khi nói muôn loài, thì dĩ-nhiên không kể Đấng đặt muôn loài dưới chân Đức Kitô. Lúc muôn loài đã quy-phục Đức Kitô, thì chính Người, vì là Con, cũng sẽ quy-phục Đấng bắt muôn loài phải quy-phục Người; và như vậy, Thiên-Chúa có toàn-quyền trên muôn loài.”   

Và, ông Phaolô còn đi xa hơn thế nữa. Đối-kháng lại với ông Gioan Tin Mừng, là người thấy nơi Đức Giêsu Kitô, một nhập-thể tạm-thời của Lời-Thánh-Thiêng vào chốn vĩnh-hằng, như ta đã thấy viết trong bài mở đầu Tin Mừng Thứ Tư đoạn 1 câu 1, 14, 18:

            “Lúc khởi-nguyên đã có Lời. Lời ở nơi Thiên-Chúa và Lời là Thiên-Chúa."

Và:
“Và Lời đã thành xác phàm và đã lưu-trú nơi chúng tôi. Chúng tôi đã được ngắm vinh-quang của Ngài, vinh-quang như của Con Một tự nơi Cha, tràn-đầy ân-nghĩa và sự thật.”

Và:
“Thiên-Chúa, không ai thấy bao giờ; Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Ngài đã thống-trị.”


Rõ ràng là: ông Phaolô đã nêu rõ thời-khắc lịch-sử này; hoặc nói đúng hơn, đây là ẩn-dụ lịch-sử nói về một người Do-thái-giáo xuất tự going-tộc vua Đavít đã được cất-nhắc lên địa-vị thánh-thiêng của Con Thiên-Chúa.

Và để mở đầu lá thư viết cho giáo-đoàn Rôma ở đoạn 1 câu 4, ông Phaolô còn tuyên-dương trong trạng-thái rất thoáng chốc rằng: Đức Giêsu Kitô là Đấng:
  
“Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.”


Nói cách khác, Đức Giêsu là người xuất tự thành Nazarét, không là Con Thiên-Chúa cho đến giây phút trước buổi sáng ngày Ngài Phục Sinh. Bằng vào ẩn-dụ này, tầm nhìn đạo-lý của ông Phaolô lại không ngang-bằng thần-học cao-vút của ông Gioan Tin Mừng.

Thay vì đưa ra một định-nghĩa hoặc định-vị như ông Gioan Tin Mừng từng nói về tương-quan siêu-hình mà ông này gọi bằng cụm-từ đồng-vĩnh-cửu, cũng ngang bằng/đồng-đều, giữa Chúa Cha và Con. Ông Phaolô lại vẫn hiểu: Đức Giêsu là Hữu-thể hiện-diện hoàn-toàn tùy vào hiệu-quả của niềm tin vào người con chịu đóng-đinh-thập-giá và đã phục-sinh quang-vinh.

Ông Phaolô đã bộc-bạch thật rất sang mục-tiêu sự/việc Con Thiên-Chúa nay đã đến, tức là: ngang qua Ngài và bằng vào cuộc thống-khổ Ngài trải-nghiệm cùng với cái chết đền-bù cho nhân-loại, Thiên-Chúa đã tuyên-bố: mọi lỗi/tội của con người đã bị đánh bại và Ngài ban cho con người một cơ-hội thừa-kế và vui hưởng ảnh-hình Người-Con của Ngài. Nói theo cách giản-đơn, thì: mục-tiêu mà Người-Con của Thiên-Chúa nhắm trước tiên, là: việc đền bù mọi lỗi/tội, tức: sự/việc cứu-rỗi con người khỏi mọi lỗi/tội và cho họ đạt chốn vĩnh-hằng của Ngài.

Bởi thế nên, ở thư Rôma đoạn 8 câu 3, ông lại viết:

“Điều mà Lề-Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy-yếu, thì Thiên-Chúa lại đã làm: khi Ngài sai chính Con của Ngài đến mang thân xác giống như thân xác tội/lỗi của chúng ta để đền/bù mọi lỗi/tội củq chúng ta, Thiên-Chúa đã lên-án tội/lỗi trong thân xác Người-Con của Ngài.”   


Vượt lên hẳn Abraham là người từng đem con lên bàn thờ hiến-tế Giavê Thiên-Chúa, nhưng kịp dừng tay ngay sau khi ông thực-hiện hành-vi đáng kể này (và tôi sẽ nói thêm điều này ở đoạn sau), xem thế thì: Thiên-Chúa đã đi quá xa, để đích-thực hy-sinh Người-Con Một của Ngài thay cho nhân-loại hầu, theo lời ông nói ở thư Rôma đoạn 8 câu 32 là: Ngài “lại đã chẳng rộng ban tất cả mọi sự cho chúng ta sao?”

Tất cả mọi sự”, một lần nữa, lại được ông Phaolô cứ thế định-nghĩa. Theo tầm nhận-xét đầy linh-đạo của ông, thì mọi nam-nhân và nữ-phụ đều được cứu-chuộc cách huyền-nhiệm sẽ được ké-thừa trạng-huống của “Người-Con” và sẽ trở nên “sao-bản” đồng-dạng với ảnh-hình Ngài, như ông có nói ở thư Rôma đoạn 8 câu 29, rằng:

“Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Ngài đã tiền-định cho họ nên đồng-hình đồng-dạng với Con của Ngài, để Con của Ngài làm Trưởng-tử giữa một đàn em đông-đúc.”

“Tất cả mọi người”, theo cách tượng-trưng, lại sẽ trở nên con cái của Cha Trên Trời; và, ông Phaolô còn khẳng-định rõ hơn, ở thư Galát đoạn 3 câu 26 sau đây:

“Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con Thiên-Chúa trong Đức Giêsu Kitô.”
  
                                                                                                            (còn tiếp)

            Gs Geza Vermes biên-soạn,
            Mai Tá lược dịch







No comments: