Wednesday 3 February 2016

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu Danh xưng Đức Chúa ở thư Phaolô (bài 24)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 24)




Danh xưng “Đức Chúa”
ở thư Phaolô


Danh-xưng và diện-mạo của “Đức Chúa” lâu nay vẫn được dân con trong Đạo Chúa sử-dụng cũng rất nhiều nhất là ở Tin Mừng Nhất Lãm cũng như Tin Mừng thứ Tư của ông Gioan.

Tuy nhiên, ở thư Phaolô, tác-giả đã đề-cập đến danh-xưng ấy vẫn không nhiều và nhất là không mang tính-chất biến-thiên/đa-diện chút nào hết. Điều đặc biệt thấy rất rõ, là: ở thư Phaolô, nhiều danh-xưng/tên gọi thường được trích ở Tin Mừng Nhất Lãm, như: hình-thức xưng hô khá lịch-duyệt như: chữ “Ngài” hoàn-toàn thấy vắng bóng. Ông Phaolô cố nhắm mắt làm ngơ được chừng nào hay chừng nấy, về tính-chất lịch-sử của Đức Giêsu.

Dù có thế, ông cũng không thể tránh-né ngôn-từ được sử-dụng rất thường nơi cộng-đoàn tín-hữu Đạo Chúa cùng thời với ông; chí ít là khi ông gọi tông-đồ Giacôbê và các bào-đệ của Đức Giêsu là “đại-huynh” hoặc “người anh em của Chúa” như thư Galát đoạn 1 câu 19 từng ghi chú:


“Tôi đã không gặp một vị Tông Đồ nào khác ngoài ông Giacôbê, người anh em của Chúa.”  


Và, ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 9 câu 4-5 cũng đã nhắc nhở đến các “bào-đệ của Chúa” cách rõ ràng khi bảo rằng:

           
“Phải chăng tôi không có quyền ăn uống, không có quyền đem theo một người chị em tín-hữu như các tông-đồ khác, như các anh em của Chúa và như ông Kêpha sao?


Đôi lúc, người đọc thư ông Phaolô viết cũng nhận ra được giáo-huấn truyền-thống từng tỏ-bày điều “Đức Chúa” răn dạy, vẫn đề-cập về một Đức Giêsu ở thời “tiền-Gôlgôta”, mà thôi.

Tuy là thế, lời lẽ trong thư Phaolo6 có thể cũng có những chữ hoặc danh-xưng/tên gọi do tự miệng lưỡi Đức Kito6-đã-Phục-Sinh, tức: Đấng đã mặc-khải chính Ngài cho ông Phaolô biết khá nhiều điều, khiến ông phải trích-dẫn trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 10 bằng từ-ngữ như sau:


“Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng...”,
           

Hoặc, ở thư thứ nhất Thessalônikê đoạn 4 câu 15 cũng có lời lẽ rất chắc-nịch, rằng:


“Dựa vào lời của Chúa, chúng tôi nói với anh em điều này, là chúng ta, những người đang sống, những người còn lại vào ngày Chúa quang-lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đã an-giấc ngàn thu đâu.”


Nói cho đúng, thì: ông Phaolô cũng thừa-hưởng được lời xưng-thú rất thật-tình của dân con Đạo Chúa thời tiên-khởi vốn dĩ là lời tuyên-xưng ngắn gọn về tính-chất thần thiêng rất thánh của Đức Giêsu như thư thứ nhất Côrintô đoạn 12 câu 3 từng khẳng-định rằng:


“Vì thế, tôi nói cho anh em biết: chẳng có ai ở trong Thần Khí Thiên Chúa mà lại nói: "Giêsu là đồ khốn-kiếp!"; cũng không ai có thể nói rằng: "Đức Giêsu là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thần-Khí.”


Và, thư thứ hai Côrintô đoạn 4 câu 4-5 lại cũng có câu phán nói rất rõ, như sau:


“Nhưng khi thời-gian tới hồi viên-mãn, Thiên-Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề-Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề-Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa-tử.”


Và, tác-giả thư Phillíphê ở đoạn 2 câu 11, khi trích-dẫn một bài ca vịnh Cựu Ước, lại cũng bảo:


            “và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giêsu Kitô là Chúa".


Lời ca trên, có lẽ đã được triển-khai thêm để rồi cũng trở-thành một thứ “Kinh Tin Kính” vào giai-đoạn mới được soạn-thảo như thư Rôma đoạn 10 câu 9 từng bày-tỏ:

           
“Nếu miệng bạn tuyên-xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên-Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu-độ.”


Hoặc, ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 8 câu 6, người đọc lại thấy lời khẳng-định ở đây rõ nét hơn, khi tác-giả viết:

           
“Nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên-Chúa là Cha, Đấng tạo-thành vạn-vật và là cùng-đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Ngài mà vạn-vật được tạo-thành, và nhờ Ngài mà chúng ta được hiện-hữu.”


Nói tóm lại, với-thế-giới của ông Phaolô vào thời hậu-Phục Sinh, thí tính-chất công-cụ toàn-cầu lại được qui về Đức Kitô, trong khi tính-chất nhân/quả toàn-cầu lại vẫn nằm ở Thiên-Chúa Cha.

Nơi giòng suy-tư của ông Phaolô mà mọi người từng kỳ-vọng, thì: danh-xưng “Đức Chúa” vẫn thường-xuyên áp-dụng cho Đức Kitô, Đấng đã chết đi và đã sống lại một lần nữa, tức: ông có ý bảo rằng: chỉ mỗi Đức Kitô được vị tông-đồ dân ngoại sẵn lòng nhận-thức và giảng rao nhiều nhất.

Và, thân-phận Ngài lại đã được ông Phaolô tóm tắt trong câu nói diễn trọn nghĩa một cách hùng-hồn hơn cả, qua câu viết ở thư Rôma đoạn 14 câu 9 như sau:


“Bởi chưng, Đức Kitô đã chết và sống lại, chính để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết.”

                                                                        (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: