Saturday, 6 February 2016

Gs Geza Vermes Diện-mạo Đức Kitô: Bí-nhiệm sự chết và sống lại nơi Đức Kitô (bài 25)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 25)



2. Đức Kitô
    nói ở thư Phaolô
  

Bí-nhiệm sự chết và sống lại
nơi Đức Kitô 


Ông Phaolô vẫn luôn xác-tín là ông được cứu-thoát khỏi mọi lỗi tội và chìm-ngập trong tình thương Thiên-Chúa, bấy lâu nay. Xác-tín này, đặt nền-tảng ở niềm tin-yêu ông vẫn có khi ông khẳng-định: Đức Kitô đã “chết và sống lại”, và được vực-dậy khỏi nỗi chết ... Và, Ngài lại đã ngự-trị bên hữu Chúa Cha, như nội-dung thư ông từng viết cho dân thành Rôma đoạn 8 câu 34, có nói rõ:

“Ai sẽ kết-án họ? Chẳng lẽ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên-Chúa mà chuyển-cầu cho chúng ta?”


Cuối cùng, xác-tín này cứ chất-chồng đem lại bi-kịch cuộc đời mang tính huyền-nhiệm về “cứu-rỗi”. Ở đây, tôi không sử-dụng cụm-từ “huyền-thoại” vốn khó hiểu, dù nó mang ý-nghĩa xấu/tốt thế nào đi nữa, nhưng chỉ coi đó như một ý-niệm vốn dĩ kéo theo sau điều mà mọi người vẫn nghĩ đó là giòng chảy diễn-giải đầy thi-tứ, cứ bám chặt vào sự chết với việc chôn cất, cùng sự sống với việc phục-hồi sinh-lực, này khác...

Sự huyền-nhiệm do ông Phaolô tạo, hiểu theo nghĩa không tùy-thuộc những điều được Đức Giêsu rao giảng, cả những gì được cho là sự an-bài/định-liệu từ Trên, cho đến những gì xảy ra với Ngài, nữa. Theo tầm nhìn này, nhận-thức thần-học mà ông Phaolô đạt, vẫn mang tính “độc nhất vô nhị”, khác hẳn ý-tưởng của các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm và của ông Gioan nữa. Ở Tin Mừng, Đức Giêsu là bậc thày giảng dạy Ngài đã đưa ra sứ-điệp gửi đến những kẻ theo Ngài. Còn, ở thư Phaolô, Ngài lại là đối-tượng của sứ-điệp do ông Phaolô chế ra và phát-tán cho mọi người được biết, ngoại trừ một số ví-dụ ít-oi mà ông cho rằng chính ông đã “chuyển-tải Lời của Chúa”, đến với họ.

Nói gì thì nói, dù ông có nghĩ mình là bậc cha/bác đám con tinh-thần là dân ngoại đi nữa, ông Phaolô vẫn biết rõ ông không là đấng/bậc cứu-rỗi những người này. Ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 1 câu 13, chính ông từng bộc-bạch:

“Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư? Có phải Phaolô đã chịu đóng đinh vào khổ-giá vì anh em chăng? Hay anh em đã chịu phép rửa nhân danh Phaolô sao?”    


Nơi chân-dung Đức Giêsu do ông tạo, có hai đặc-thù thiết-yếu thấy rõ nhất: một, mang tính tiêu-cực, đã tô vẽ diện-mạo của Đấng giải-thoát con người khỏi mọi lỗi/tội và nỗi chết, qua thập-tự. Đặc-thù kia, tích-cực hơn, lại là: tác-nhân xá-tội và tái-sinh bằng việc Ngài phục-hồi sự sống từ nỗi chết.

Các yếu-tố tiếp theo sau, là Lề-luật, được biểu-trưng trong tranh-luận và bút-chiến về “cắt bì” cũng như mộ-phần chôn cất Đức Chúa, lại đã mang tính-chất tượng-trưng qua giếng tẩy rửa. Ý-nghĩa cấu-tạo ảnh-hình này, lâu nay đã định-hình, lại có khả-năng tập-trung vào ý-đồ cao cả ấy; nên, ông Phaolô lại đã uốn cong bức tường/thành cứu-độ đầy bí-nhiệm và huyền-hoặc khởi từ sự tạo-dựng và đạt tột-đỉnh nơi Quang-lâm, tức: việc Đức Chúa đến lại, lần thứ hai.

Muốn hiểu rõ ý-định của ông Phaolô, người đọc phải có thói quen hình-dung ra một số các giả-định có trước về nền văn-hoá Do-thái-giáo cũng rất “Đạo” của chính ông. Cả trong Kinh/Sách của Đạo Chúa lẫn Do-thái-giáo lúc ban đầu thời hậu-Kinh-thánh, lỗi và tội được coi như hành-động chống-trả phản lại Thiên-Chúa, đã bị các tật/bệnh trừng-phạt và cuối cùng, bị đánh gục bởi cái chết.

Đức-hạnh, khi đó là kết-quả của việc vâng-phục Thiên-Chúa, nay được tưởng-thưởng bằng sức khoẻ và cuộc sống lâu dài, hạnh-phúc. Thời Đức Giêsu cũng như hồi ông Phaolô sống, phần thưởng này là triển-vọng về sự sống vĩnh-cửu hoặc một hiện-hữu được cải-tân trong một thể-xác đã phục-hồi sinh-lực. Niềm tin vào sự phục-hồi này, lâu nay, được người Pharisêu và ông Phaolô chủ-trương. Nhưng các nhóm/phái khác trong Đạo như bè Sađuxê lại vẫn đả-phá ý-tưởng ngụy-tạo về cuộc sống sau khi chết. Riêng phái Essênê, trong đó có sử-gia Flavius Josephus, lại tin rằng chỉ mỗi linh-hồn là tồn-tại, thôi.    

Chứng-cứ rút từ Cảo-bản Biển-Chết, về vấn-đề này, thật rất mơ-hồ, Và, các trường-hợp hàm-ẩn việc phục-hồi sinh-lực thể-xác xem ra thấy rất ít người tin. Thế nhưng, ở môi-trường ngoại-giáo là địa-bàn hoạt-động mục-vụ cua ông Phaolô lại không thấy khó khăn nào đáng kể, để mọi người có thể phế bỏ các giáo-huấn do nhóm Pharisêu chủ-trương, tựa như việc tập-trung nhấn mạnh đến việc giữ luật Torah cách gắt-gao, như: tục “cắt bì”, nghi-thức phụng-tự, vv…, đạo-lý về phục-hồi sinh-lực xác-thể lại đã trở-thành chuyện thiết-yếu như thành-phần phải có trong bi-hài-kịch cao-cả đầy huyền-bí của ông.

Yếu-tố chủ-chốt thứ hai trong giáo-thuyết của ông Phaolô về thập-giá, như việc hy-sinh để cứu-độ, là thuyết-lý có dự-tính trước, như việc ông Abraham quyết hy-sinh tế-hiến con trai mình là Isaác, lại đã không thành hiện-thực. Câu truyện đầy “bạo-hành” này được tồn ở chương 22 sách Sáng Thế; nhưng điều quan-trọng hơn, lại thấy ở việc tái-thẩm-định truyện kể vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước. Về sau này, vào thời các tư-tế, người người biết được sự việc này qua truyện kể có tên gọi là “Akedah” nói về việc trói tay Isaác đem tế lễ.

Kinh thánh kể lại câu truyện niềm tin mù-quáng của ông Abraham, là người không do dự, quyết theo lệnh của đấng thánh ở trên mà không cần giải-thích và cũng chẳng thắc mắc gì về lệnh truyền quái gở buộc phải hy-sinh người con trai độc-nhất của ông, là con vàng/con ngọc sinh ra vào lúc ông trăm tuổi với vợ hiền Sara lúc ấy cũng đã 90. Cả người cha lẫn con nhỏ đã phải đi bộ ròng rã suốt 3 ngày trời lên núi Moriah, tức: núi/đồi được truyền-thống Do-thái-giáo và Đạo Chúa thời sau coi như núi/đồi toạ-lạc ở Giêrusalem, trên đó có Đền thờ Do-thái-giáo và thập-giá Đức Giêsu sừng sững đứng trụ trên đó. Chính Abraham đã dựng-xây bàn thờ thô-sơ và đặt người con yêu dấu của mình không một chút nghi-ngờ gì về việc cha mình làm; nhưng, Thiên-Chúa, ngang qua sự can-thiệp bất chợt của thần-sứ gửi đến trong phút chốc, đã cản-ngăn thi-hành án-xử quái-ác này.

Khác-biệt nền-tảng giữa bản tường-trình Kinh-thánh với truyện kể được các đấng bậc Do-thái-giáo chỉnh-sửa từ thế-kỷ thứ hai trước Công-nguyên nơi sách Hậu-Khởi Nguyên, Cảo Bản Biển Chết, sách lịch-sử Josephus, Ngụy Philô và văn-chương tư-tế có liên-quan đến vai trò sống-động của Isaác trong tấn bi-kịch nói ở đây. (xem G. Vermes, Scripture and Tradition in Judaism, Leiden: Brill 1961, tr. 193-227).

Thay vì mô-tả anh như chàng trai trẻ nhỏ không biết việc gì sắp xảy đến với mình, Isaác lại mang diện-mạo của người lớn cỡ tuổi 25, như Josephus diễn-tả. Hoặc, cũng đã 37 tuổi đời như quan-niệm của các tư-tế thời đó. Và, Isaác đã được cha mình cho biết về lệnh-truyền của Thiên-Chúa. Isaác vui lòng chấp-nhận nên đã vui vẻ chạy lên tế-đàn chịu chết. Anh yêu-cầu cha trói tay cột chân mình cho kỹ, rồi rướn người đưa cổ mình kề-cận lưỡi sắc gươm/đao của người đóng vai anh đồ-tể, để chết tốt. Và như thế, lễ tế hy-sinh đốc-thúc ông Abraham dâng tiến Chúa, đã trở-thành lẽ tất nhiên của động-tác tự-hủy hiến  mình không thành-đạt của Isaác.                                                                       

Truyền-thống Do-thái-giáo mãi về sau, lại đã đưa ra hai chi-tiết nhỏ vào Sách thánh, nhưng không đượm ý-nghĩa nào lớn lao. Chi-tiết đầu, về hiệu-quả việc Isaác tự hiến mình. Bất cứ cuộc giải-thoát nào tạo cho dân con Do-thái trong tương-lai/mai ngày, đều là hiệu-quả có từ công-lao từ sự-kiện hy-sinh hiến-tế mà người Do-thái khi xưa gọi là “Akedah”.

Mỗi khi Thiên-Chúa nhớ lại sự việc trói cột tay/chân Isaác, chắc hẳn Ngài cũng tỏ-bày lòng từ-bi/nhân-hậu với dân con Ngài. Ý-tưởng này, được diễn-tả nơi lời kinh/câu hát ở phụng-vụ về sau, chắc chắn sẽ được người theo Do-thái-giáo ở thế-kỷ đầu quen dần với sự việc này. Và, sách Rabbah Xuất Hành đoạn 44 câu 5 từng có câu khẳng-định như sau:

“Người Do-thái-giáo nào phạm tội bị đem đi giảo-hình, hãy nhớ là Isaác cũng từng đưa cổ đặt lên tế-đàn cho cha ruột chém/giết vì danh Ngài. Hãy coi việc hiến tế của ông thay cho con cháu mình.”


Nói cách khác, hành-vi tự-nguyện của Isaác từng hy-sinh hiến mình đã biến-cải theo giòng chảy tư-tưởng Do-thái-giáo thành tác-động cứu-rỗi có hiệu-lực xuyên-thấu cho giòng-giống cháu/con ông cho đến ngày Đấng Thiên Sai kịp đến lại.

                                                                        (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch
                      

No comments: