Tuesday 16 February 2016

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu: Yếu tố mới nơi sự chết và sống lại của Đức Kitô (Bài 26)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 26)



Yếu tố mới
Nơi sự chết và sống lại
của Đức Kitô


Yếu-tố thứ hai được cài vào câu truyện kể cũng rất sớm, khoảng từ đầu thế-kỷ thứ 2 trước Công nguyên (Sách Hậu Khởi Nguyên 17: 15; 18:3), là ngày và tháng do sách trên định-vị việc trói tay/trói chân Isaác để hiến-tế. Sách còn nói rõ: đó là ngày thứ 15 của tháng đầu Nisan, tức tháng ngày mà Luật Môsê sau đó quyết-định dùng ngày này để mừng kính Lễ Vượt Qua.

Định-vị như thế, là để kể lại sự kiện hiến-tế Isaác, một ý-tưởng rất quen thuộc ở thế-giới Do-thái-giáo vào thế-kỷ đầu đời, nên: ông Phaolô đã có thể lập thành hệ-thống giáo-điều về cái chết của Đức Giêsu trên thập-tự và coi đó như việc Ngài có tự-do chịu khổ-hình để thực-thi một cách tuyệt-hảo ơn giải-thoát/cứu-độ, thật đúng phép.

Thế nhưng, theo tầm nhìn của ông Phaolô, thì: khác-biệt chính nơi sự hy-sinh cứu-độ của Đức Kitô lại có hiệu-quả trên toàn vũ-trụ. Việc Ngài làm, đã ảnh-hưởng lên toàn-thể nhân-loại chứ không chỉ, hoặc không phải lên người Do-thái-giáo, trước nhất, như hành-động trói tay/cột chân Isaác mà mọi người vẫn kỳ-vọng hiến-tế.

Quả thật, khó thấy nơi chương/đoạn nào đó ở thư Phaolô như để ám-chỉ việc ta giải-thích truyện Abraham hiến-tế con mình là Isaác như chương 22 sách Khởi-Nguyên còn ghi rõ. Thư Rôma đoạn 8 câu 31-32, ông Phaolô lại đã viết:             

“Nói thêm nữa đây? Có Thiên-Chúa bênh-đỡ chúng ta, ai mà chống lại chúng ta được? Đến như chính Con Một Ngài, Thiên-Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao-nộp vì hết thảy mọi người. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên-Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho ta?”


Câu này qui về đoạn văn gặp ở Sách Khởi Nguyên đoạn 22 câu 15-16, như sau:


“Sứ thần Thiên-Chúa từ trời gọi ông Abraham lần nữa và nói: "Đây là sấm ngôn của Chúa, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi,…” 

Ở các thư do mình soạn, ông Phaolô đã sử-dụng động-từ “tiếc” cốt để nối kết Thiên-Chúa với Đức Kitô như cụm-từ gặp ở bản 70 Cựu-Ước dịch từ tiếng Hip-ri sang tiếng Hy-Lạp kể về việc Abraham hiến-tế con trai ông. Hành-động này, được nhà chú-giải nổi tiếng là ông Origen ở thế-kỷ thứ 3, đã công-nhận.

Một lần nữa, ông Phaolô lại đã nói trong thư Galát ở đoạn 3 câu 13-14, như sau:


“Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền-rủa vì Lề-Luật; và vì ta, chính Ngài trở nên đồ bị nguyền-rủa, vì có lời chép: Đáng nguyền-rủa thay, mọi kẻ bị treo trên cây gỗ! Như thế là, nhờ Đức Giêsu Kitô, dân ngoại cũng được hưởng phúc-lành dành cho Abraham, và nhờ đức tin, ta nhận được ơn Thiên-Chúa hứa, tức Thần-Khí.”    


Câu này vang vọng lời sách Khởi-nguyên đoạn 22 câu 18, trong đó nói:


“Mọi dân-tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc-hạnh như giòng-dõi ngươi, chính vì ngươi đã vâng lời Ta."

Và:

Qua hạt-nhân Isaác con của ngươi, mọi dân trên trái đất sẽ được chúc phúc.”


Truyện hiến-tế Isaác người con duy-nhất của Abraham, rõ ràng đã tạo ảnh-hưởng mạnh lên tâm-tưởng ông Phaolô khiến ta đoán được rằng: ông đã qui chiếu đoạn sách này mà không cần ghi là mình từng trích dẫn câu nói ấy từ đâu? Chương nào? Câu nào từ sách, khi ông lại quả-quyết ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 3, như sau:

“Trước hết, tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh-nhận, là: Đức Kitô đã chết vì tội của chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh viết...”


Điều này, cũng chứng-tỏ việc các tổ-phụ Giáo-hội thời cổ vẫn chuộng lối sánh/ví của ông Phaolô rồi đem dùng trong các bài giảng-thuyết. Các vị này gồm có: Tertuliô, Cyrillô Alexandria và đặc-biệt là ông Augustinô, từng coi truyện giết Isaác như để báo trước sự-việc hoặc loại động-tác Đức Giêsu từng hành-xử.

Khám-phá ra khuôn-khổ từng khiến ông Phaolô tạo mẫu-mực cho thứ thần-học của mình khi bàn về cái chết đền bù của Đức Giêsu là thế rồi, người đọc hẳn sẽ thấy dễ-dàng hiểu được giòng tư-tưởng của ông hơn.

Hệt như quan-điểm của ông khi nói về sức nặng của lỗi và tội như ở thư Rôma đoạn 6 câu 23, sau đây:

           
“Thật vậy, lương bổng mà tội/lỗi trả cho người ta, là cái chết;”          

Và, cái chết vẫn luôn và mãi mãi là phận hèn của con người như câu ông Phaolô quả-quyết ở thứ thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 26 vẫn từng bảo:

           
“Thù-địch cuối cùng bị tiêu-diệt là sự chết.”

Và, người đọc sẽ còn thấy rõ: tất cả mọi người đều đã phạm tội. Nhưng hội-chứng “tội và sự chết” lại đã mang hình-thức và ý-nghĩa cũng rất mới, do bởi cái chết của Đức Kitô trên thập-giá.

Với ông Phaolô, Con Thiên-Chúa, Đấng Thánh hoàn-toàn biết vâng-phục và không vướng mắc lỗi/tội nào hết, đã hiện nguyên hình trong hình-hài thể-xác đầy những tội, tựa như điều ông từng viết ở thư thứ hai Côrintô đoạn 5 câu 21, có nói rõ:


"Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên-Chúa đã biến Người thành hiện-thân của tội lỗi vì ta, để ta nên công chính trong Người.”  


Mục-tiêu mà Thiên-Chúa nhắm nơi bi-kịch tàn-nhẫn này, là để lên án cái-gọi-là “lỗi/tội nơi thân xác” như thư Rôma đoạn 8 câu 3 từng quả-quyết:


“Điều mà Lề-Luật không thể làm được, vì tính xác thịt làm cho suy yếu, thì Thiên-Chúa đã làm: khi Ngài sai chính Con của Ngài đến mang thân xác giống như thân xác tội/lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con của Ngài.”


Và, ngang qua việc Đức Giêsu đi vào cõi chết và là cái chết nhục trên thập-tự; trên đó, Đức Kitô chịu đóng đinh sẽ là Đấng trước nhất đồng-thuận trở-thành sự “nguyền rủa vì chúng ta” để cứu rỗi ta khỏi “sự nguyền-rủa của Lề-Luật” như thư Galát đoạn 3 câu 13-14 từng diễn-tả: Ngài đã cho đi chính Thân Mình Ngài vì lỗi/tội của ta và nhờ đó đã giải-thoát ta như lời thư Galát đoạn 1 câu 4 lại khẳng-định:    

“Để cứu ta thoát khỏi cõi đời xấu xa hiện-tại, Đức Giêsu Kitô đã tự hiến vì tội lỗi của ta, theo ý muốn của Thiên-Chúa, là Cha chúng ta.”


Thế nên, tín-hữu Đạo Chúa mới nối-kết chính mình bằng niềm tin-yêu vào với cái chết của Đức Kitô một cách đầy huyền-nhiệm, lại đã tham-gia vào cái chết và việc Ngài phục hồi sinh lực, rất trổi-dậy. Ông Phaolô cũng đã sử-dụng ngôn ngữ của riêng ông để diễn-tả điều này trong thư thứ hai Côrintô đoạn 5 câu 14-15, như sau:


“Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết. Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình.”  


Qua nhận-xét xem ra gây lúng-túng cho người đọc thường chẳng muốn dính vào những chuyện lòng vòng/rắc-rối buộc phải suy-tư/tìm-hiểu nhiều. Bởi, tín-hữu nào nhìn sự việc nói ở trên qua nhãn-giới của niềm tin, sẽ thấy là : chúng chứa-đựng nhiều ý-nghĩa thần-học.

Với các vị này, thì: việc Đức Kitô chịu đóng đinh thập-giá là sự-kiện “huyền-nhiệm” cần giải-thích cho rõ từng chi-tiết. Nhưng, ông Phaolô lại không xác-định rõ, là: do ai và vì lý-do gì mà Đức Giêsu lại bị giết như thế.

Dù sao thì, Golgotha được đặt vào trọng-tâm lịch-sử thế-giới và câu truyện này được ông Phaolô kể đi kể lại trên nhiều bài thuyết-giảng không có gì ngoài sự việc “Đức Kitô chịu đóng đinh thập-giá” như ông từng nó rõ trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 1 câu 22-23, những bảo rằng:


“Trong khi người Do-thái đòi hỏi điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp kiếm tìm lẽ khôn-ngoan, thì chúng tôi lại rao-giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô-nhục không thể chấp-nhận, và dân ngoại cho là điên rồ…” 


Điều chúng ta tập-trung nhấn mạnh cách tuyệt-đối là thế này: ông Phaolô bận tâm nhiều nhất và trước nhất không phải là sự việc Đức Chúa đã trỗi-dậy trong vinh-quang mà là Đức Giêsu đã hoàn-tất sứ-vụ của Ngài nơi thập-giá, như ông từng nói rõ ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 2 câu 2, rằng:

“Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi không muốn biết gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.”


Vậy nên, hỏi rằng: làm sao cái chết của Đức Kitô lại tạo lợi-ích cho mọi người được?
Ở đây nữa, niềm tin của ông Phaolô thật đơn-giản lại có tác-động mạnh, kiên-định nhiều hơn để diễn-giải. Nói vắn tắt, thì: theo ông, Đức Kitô đã chết cho các kẻ vướng mắc lỗi/tội, như thư Rôma đoạn 5 câu 8, từng xác-định:


“Thế mà Đức Kitô đã chết vì ta, ngay cả khi ta là người tội lỗi; đó là bằng-chứng Thiên-Chúa yêu thương ta.”


Ngài làm thế, là để cứu-rỗi họ. Và như thế, sẽ đưa họ vào chốn cứu-độ. Muốn chuyển-đổi ơn cứu-độ đầy tiềm-năng này thành hiện-thực, tất cả chúng ta cần có niềm tin khả dĩ gắn chặt vào mỗi người và mọi người xứng-đáng được hưởng ơn cứu-rỗi nhờ vào và ngang qua Đức Giêsu.

Thi thoảng theo cách phớt ngang qua, ông Phaolô nhớ lại đôi ba ý-tưởng ở Kinh thánh về sự hy-sinh/đền bù, về việc sử-dụng loài thú là nạn-nhân theo nghĩa bóng bảy tượng-trưng cho con người đầy lỗi/tội và để chuộc lại hành-vi phạm-pháp của chính họ. Và, để đáp-ứng nguyên-tắc thần-học Do-thái-giáo cứ cho rằng: máu không đổ, thì chẳng có sự việc chuộc lỗi/tội của con người, như thư Do-thái đoạn 9 câu 22 từng xác-quyết:


“Chiếu theo Lề-Luật, hầu hết mọi sự đều được thanh-tẩy bằng máu. Không có máu đổ ra, thì không có ơn tha-thứ.”  


Rõ ràng là, quan-niệm của ông Phaolô vẫn cứ bảo: Đức Kitô đã chuộc lỗi/tội con người bằng “máu đào Ngài đổ ra” như thư Rôma đoạn 3 câu 25 còn viết tiếp:


“Thiên-Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Ngài cho những ai có lòng tin. Như vậy, Thiên-Chúa cho thấy Ngài là Đấng Công Chính. Trước kia, trong thời Thiên-Chúa nhẫn-nại, Ngài đã bỏ qua các tội con người phạm.”


Thêm nữa, trong cơ-hội nọ, ông Phaolô còn kết-hợp cái chết của Đức Giêsu một cách đặc-trưng/đặc-thù hơn với vai-trò đền công chuộc tội của chiên Vượt Qua bằng nhận-định mà ông từng đề-cập ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 5 câu 7, khi ông bảo:


“Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở-thành bột mới, vì anh em là bánh không men. Quả vậy, Đức Kitô đã chịu hiến-tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta.”


Nhưng thật ra, ông Phaolô cũng chẳng lý gì đến chuyện hy-sinh chuộc lỗi nào hết. Xem ra, ông bị đánh động nhiều và đánh động một cách sâu đậm từ truyện Isaác tự hy-sinh làm vật hiến-tế theo cách linh-thiêng/đạo-hạnh hơn là chú-trọng đến nghi-thức “đâm chết đổ đầy máu” ở đền thờ Giêrusalem.

Bằng vào tầm nhìn đầy huyền-bí của ông, thì niềm tin Chúa ban vốn nối-kết tín-hữu vào với Đức Kitô chịu đóng đinh thập-giá, đã cho phép họ xứng-đáng hưởng-thụ hoa trái do thập-giá đem lại. Kết-hiệp một cách linh-đạo như thế với cái chết của Đức Giêsu đã chấm dứt một cách đầy biểu-tượng sự hiện-hữu của những lỗi cùng tội và đã mở rộng cửa cho cuộc sống mới, đầy ý-nghĩa.

Như lời lẽ viết trong thư Rôma đoạn 6 câu 6, từng quả-quyết:

‘Chúng ta biết: con người cũ nơi ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống-trị đã bị huỷ-diệt, để ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa.”


Ông Phaolô lại đã lặp đi lại điều mà ông từng nhấn mạnh vào khía-cạnh chủ-quan và cá-thể của niềm tin qua lời ông minh-xác một cách tích-cực cũng như tiêu-cực bằng ngôi thứ nhất qua câu viết ở thư Gálát đoạn 6 câu 14 sau đây:


“Ước chi tôi chẳng hãnh-diện điều gì, ngoài thập-giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập-giá Ngài, thế-gian đã bị đóng đinh vào thập-giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.”


Và một lần nữa, ở thư Galát đoạn 2 câu 20 cũng có lời xác-chứng vẫn bảo rằng:


“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm-nhân trong niềm tin vào Con Thiên-Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng sống của Ngài vì tôi.”


Thêm vào đó, ông Phaolô còn dùng ngôi thứ nhất số nhiều trong thư Rôma đoạn 6 câu 8 sau đây để quả-quyết:


“Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, ta cũng sẽ cùng sống với Ngài: đó là niềm tin của ta.”


Và, ở đoạn 5 câu 10 trong cũng một thư như trên, ông lại cũng viết những lời như sau:

“Thật vậy, nếu ngay khi ta còn thù-nghịch với Thiên-Chúa, Ngài đã để cho Con của Ngài phải chết để cho ta được hoà-giải với Ngài, phương chi bây giờ ta lại đã hoà-giải rồi, hẳn ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy.”


Xem thế thì, tất cả chúng ta trước đây từng là thù-địch với Thiên-Chúa, thì nay đã được hoà-hợp với Ngài nhờ vào cái chết của Con Thiên-Chúa. Chính đó là nền thần-học xuất tự ông Phaolô, rất tông-đồ.


                                                                              (còn tiếp)



Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: