Câu 46-48
Thánh
Faolô quay về Khởi-nguyên để cho thấy căn-cứ việc chuyển từ quan-niệm thân-xác
vật-chất đến thân-xác thần-thiêng. Việc đối-chọi người làm bởi đất – và người
‘hình-ảnh Thiên-Chúa’ là vấn-đề coi thường (coi Phi-lô trên kia) và bành-trướng
bởi những nguyên-tắc triết-lý Platô: ý-tưởng có trước người hữu-hình, trí-khôn
thần-linh mà người ta mang một tia nhỏ trước khi sa-đoạ mà thành nhân-loại chìm
trong vũ-trụ hữu-hình. Tư-tưởng về thánh-sử cứu-chuộc, tạo-thành mới, thì ngược
lại: đặc-ân ‘thần-thiêng’ dành cho những thời cuối cùng, tạo-thành tiên-khởi đã
thành-hình cho một người trần-ai, lấy tự đất; sau mới xuất-hiện Người thứ hai,
bởi trời đến. Vậy, fải kết-luận: người thứ nhất thế nào, thì những người trần-ai
hiện-tại cũng thế: và người thiên-thai thế nào, thì những người thiên-thai (nhờ
bởi sống lại) cũng thế: sống-lại cần-thiết để được Nước Thiên-Chúa.
Câu 49:
Thánh
Faolô không đi sâu hơn vào nhân-sinh-quan, nhưng kết-thúc: tín-hữu được định
trước để trở-thành ‘người thiên-thai’, theo hình-ảnh Người thiên-thai. Hình-ảnh
đó bao giờ ta sẽ được mang lấy? Theo một dị-bản (phorésomen: portemus):
hình-ảnh đó đã có thể mang được ngay nơi đời này; chỉ cần một điều ta đừng từ-chối
đón-nhận, đừng đặt mình dưới quyền thống-trị của ‘sarx’, tức là điều sẽ không được thừa-hưởng Nước Thiên Chúa. Như thế,
tín-hữu đích-thực đã là những ‘epouranioi’
(thiên-thai).
Câu 50:
Giới
trần-ai và giới thiên-thai xa nhau trời vực: không có cầu bắc để con người tự-nhiên
chuyển qua được. Con đường từ trần-ai đến thiên-thai dẫn ngang qua chết và biến-đổi.
Quan-niệm sống lại xác-thịt như người Do-thái nghĩ không thể chấp-nhận: năng-hoại
và bất-hoại là những tương-fản tuyệt-đối.
(còn
tiếp)
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Bài Giảng-huấn
thập-niên 1960’
phổ-biến
nội-bộ
No comments:
Post a Comment