Wednesday 20 May 2015

Cựu linh mục John D Crossan Phai chăng khi xưa Đức Giêsu làm nhiều phép lạ (bài 13)



Chương 5
Có phải khi xưa
Đức Giêsu làm nhiều phép lạ?
(bài 13)

                       

Hồi còn ở Haiti, tôi có dịp thấy tận mắt em bé nọ, vì quá đói, nên đã vốc một nắm đất nhỏ bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Thấy tôi đến, em bèn lấy tay bụm miệng để che giấu những gì em cứ lúng búng ở trong miệng. Làm như thế, em vẫn không che giấu được đôi hạt sạn óng ánh còn sót lại trên môi/trên cằm như người ăn vụng bột, còn dính miệng.

Dạo mới đây, thần-học-gia John D Crossan đề-cập đến việc Đức Giêsu tạo cơ-hội để người nghe thấy được sự ngang bằng/đồng đều ở mọi người; và rồi, sẽ không còn cảnh người nghèo cứ mãi nghèo, có khi phải cạp đất mà ăn cho đỡ đói. Trong khi đó, người giàu-có như đám “ăn trên ngồi chốc” thừa mứa thức ăn cứ đem đổ biển cả những gì người khác trân quý. Thế nghĩa là: Đức Giêsu không muốn có hàng rào ngăn cách mọi người! Trái lại, Ngài luôn biểu-lộ tình bằng-hữu trong xử-thế với tất cả.”


Điều tôi muốn nói, là việc công-khai-hoá để mọi người biết thêm câu chuyện một em bé khác tôi gặp ở Haiti, cứ “khóc lấy khóc để”, suốt cả buổi. Xem ra, em có tâm-sự gì đó buồn rầu rất không ổn. Thấy thế, tôi bèn lân la đến hỏi chuyện: “Hôm nay, sao trong bé buồn quá thế?” Nghe tôi hỏi, tự dưng bé nấc lên thành tiếng khóc rất nức nở mãi không thôi. Đôi mắt bé, lại hằn sâu một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Bất chợt, bé nghẹn-ngào trong nước mắt nói với tôi: “Cháu đói bụng lắm cơ, bà ạ!”
Lời một cụ bà sống ở Haiti.


“Tôi vừa đọc cuốn “Đức Giêsu Lịch sử” do ông viết, nay ghi lại đôi giòng cảm tạ vì ông đã nói những điều như thế. Chắc chắn về sau này, tôi sẽ đọc thêm cuốn ấy đôi lần nữa, để hiểu cho ngọn ngành/thấu đáo từng chút một. Thật tôi rất thích, vì hiểu ra được nhiều điều thú-vị mà không cần đi vào chi tiết những gì khiến tôi lúng túng, khó xử suốt một đời, chí ít là khi gặp khái-niệm nào đó nói về Đức Giêsu, đã tra-cứu những chuyện như câu hỏi: Phải chăng Đức Giêsu từng nói rõ về Thiên Chúa là Cha chứ?”
Một nữ-phụ viết từ Puerto Rico, Trung Mỹ        

Thật ra, nhờ sách ông viết, tôi cũng nới lỏng được sợi giây thòng-lọng thắt-bóp đầu óc tôi suốt 30 năm chuyên về thần-học vô-bổ, rồi bảo đó mới là thần-học đích-thực. Không những thế, tôi cũng làm công việc biện-giải cho Đạo và gọi đó là Kinh-điển hoặc Khoa bảng. Giả như tôi trẻ hơn bây giờ chừng 50 tuổi, chắc mọi người sẽ thấy tên tuổi của tôi cũng hiện trên danh-sách học-viên của ông, thôi. Xin gửi đến ông cả triệu lời cảm kích/biết ơn, vì ông là bậc thày sáng-giá đã khiến cho tôi có thêm nguồn hứng-khởi để nhờ đó sống vui, sống khoẻ hơn bao giờ”.
Một độc giả đứng tuổi sống ở Florida.


“Theo tôi, vẫn có nhiều bí-ẩn/huyền-nhiệm cần “giải-mã”. Thế nhưng, chẳng phải Kinh-thánh từng nói: “Không có gì bí-ẩn được giấu kín, mà không hiện rõ trên mái nhà, sao? Tôi vẫn nghĩ: Kinh-thánh Đạo mình, nên mặc-khải thêm cho đấng bậc thày dạy ở Đại-học Công-giáo De Paul nhiều hơn, tựa hồ như cụ bà quét dọn phòng hoặc sửa-sang bồn giặt của tôi, nữa mới được… Tôi tự hỏi: giả như bà con mình gặp Đức Giêsu hôm nay, mọi sự sẽ diễn-biến ra sao? Theo tôi, khi ấy, sẽ có vị lại giữ kín những chuyện tương-tự như thế. Ngược lại, tôi nay tuyên-bố với quý vị rằng: quý vị sẽ không giấu mãi được thế đâu. Tôi thầm cảm tạ Chúa đã tạo cơ-hội cho tôi ghi ra đây vài giòng tâm-sự với ông, hầu tỏ-bày lòng cảm kích/biết ơn ông rất nhiều. Tạ ơn Chúa.”
Một nữ giáo-dân ở tiểu-bang Illinois


“Tôi được hân-hạnh tham-dự một số buổi học Kinh-thánh suốt ba năm trời, vừa qua. Và, đã tham-khảo ý-kiến từ một số đấng bậc nên thấy rằng: ta sống thêm được năm nào thì sẽ càng thấy và hiểu được rằng cuộc sống của ta, vẫn có nhiều thứ để minh-chứng theo khoa-học và nhiều sự để tỏ cho mọi người hiểu. Ngoài ra, vẫn có thế-giới thần-thiêng vĩnh-cửu quanh ta; giúp ta thấy được điều ấy ở bản thân Đức Giêsu, hoặc đấng bậc lành-thánh nào đó hoặc những ai đi vào hiện-tại để chữa lành mọi người. Thời gian ta sống lại rất ngắn, khả dĩ khiến ta có thể giới-hạn hoặc chối-bỏ tính thánh-thiêng của Thiên-Chúa. Nên, Ngài đã chữa lành cho nhiều người và đã trỗi dậy từ cõi chết như một sự-kiện để con người trở về với cộng-đồng nhân-loại theo tính-cách xã-hội-học.”
Một vị vẫn sống ở bang Illinois 


“Lâu nay, tôi từng làm việc nhiều năm tại một bệnh-viện ở Virginia, Hoa Kỳ chuyên chăm-lo cho các bệnh-nhân bị tai-biến mạch máu não. Nhiều đêm, làm việc suốt ở khu cấp-cứu, tôi biết có nhiều người quằn-quại trong cơn đau, nhưng vẫn nói: họ có nhu-cầu siêu-nhiên, nên thấy được ảnh-hình Đức Kitô chữa-lành chính họ, cách thực-thụ. Nhưng tôi thấy bệnh của họ vẫn nặng thêm lên. Tệ hơn, có vị còn kể chuyện tếu đến độ như người khùng điên. Nhưng, không thể viện cớ vào những sự việc này, rồi thắc mắc hỏi tôi có tin hay không? Khi nghĩ rằng niềm hy-vọng của tín-hữu Đạo Chúa đã nói lên thứ ngôn-ngữ huyền-thoại, đặc-biệt là lời thú-nhận rằng: khổ-đau/sầu buồn đều sẽ được chữa lành hết. Dù đôi khi, các việc chữa-lành như thế, không thành hiện-thực cách rõ rệt được. Bản thân tôi, vẫn tin rằng: niềm hy-vọng vào việc cứu-vớt thế-gian ta đang sống, đều nằm ở sự việc ta có sẻ-san chuyện chữa-lành đầy cảm-tính, hoặc có tính thiêng-liêng, xã-hội-học và thể-lý hay không mà thôi. Vấn-đề thật ra không phải để bảo: khổ-đau/sầu-buồn vẫn có thể chữa được, nhưng là: làm sao ta du-nhập việc chữa lành như thế? Làm thế nào, để ta giúp mọi người trở-thành nhân-vị tổng-thể đây? Bản thân tôi, vẫn cứ muốn khám-phá ra được điều ấy.”
Một phụ-nữ viết từ bang Missouri


Với lòng trân-trọng sẵn có, tôi chỉ muốn nói lên một điều, là: có thể trong chuyện chữa-lành được ông đồng-ý: có thể khi xưa có nhiều vụ chữa-lành tựa như thế. Ở đây, xin được phép sử-dụng ngôn-từ do ông từng đưa ra, là: không cốt để cho thấy Ngài có thể chữa-lành mọi tật/bệnh mà thôi… Hầu hết các vụ chữa-lành lạ-kỳ từng gán cho Ngài là tác-giả, ghi ở 4 Tin Mừng qui-điển, đều dính-dáng đến tâm-thần.”
Một người từ bang Minnesota viết thư về tác-giả.

           
“Truyện người đàn bà bị quỉ ám do ông viết ở phần mở đầu cuốn “Đức Giêsu Lịch-sử: Đời Sống Của Một Nông-Dân Do-thái ở Địa-Trung-Hải” gồm những điều được gọi là “Cơn trầm-thống lâm-sàng”, không hơn không kém, tức căn bệnh trầm-kha đã chẩn-đoán nay có thêm tiếp-đầu-ngữ “bất” hoặc “vô”, ở đằng trước. 


Phải chăng ông muốn diễn-tả thực-trạng nông-gia Do-thái ở thế-kỷ đầu, có phải không? Tin tôi đi, đó là tư-tưởng lớn! Nay, cứ thử tưởng-tượng Đức Giêsu lập hành-trình băng ngang biên-giới với nhiều nước, và Ngài lại thực-hiện một số sự-kiện chữa-lành mà trước đó cũng như sau này, đều không có, tức: đây nói về sự tử-tế nhân-hiền, mỗi thế thôi. Chẳng có gì quan trọng, hết. 


Thật ra, đó chỉ là lối “xử sự” mang tính toàn-cầu, mà thôi. Tôi chỉ muốn nói là: giả như việc Đức Giêsu chữa-lành trong trạng-thái hôn mê/mất thần, thì trên thế gian này làm sao Ngài lại có thể yêu-cầu ta và mọi người hãy ra đi mà làm thế trong khi Ngài chẳng dạy phương-cách hoặc huấn-luyện tay nghề gì hết vậy? Phải chăng khi ấy Ngài yêu-cầu “tất cả” mọi người chỉ nên làm những gì Ngài từng làm, thôi; hoặc, chỉ làm đôi điều “thuộc loại-hình” giống như Ngài từng làm, thế thì sao? Và, giả như mọi sự-kiện đều xuống-cấp đến độ không có gì tệ hơn, thì tôi dám nói là: bà con ta có quan-tâm/thắc mắc về những chuyện đại loại như thế, cũng chỉ làm cho mình rối-rắm thêm mà thôi.”          
Một nữ-phụ sống ở South Carolina đã từng viết.



Thế còn phép lạ tự nhiên thì sao? Đức Giêsu có đi trên nước thật không? Hoặc, Ngài chả bao giờ làm thế? Có thật là Đức Giêsu từng đánh bắt mẻ cá lớn hay Ngài chưa từng làm như vậy?


Thật ra thì, so sánh ‘phép-lạ tự-nhiên’ với việc chữa-lành bệnh/tật là hai chuyện rất khác biệt. Và, việc Đức Giêsu trừ tà cũng là thế. ‘Phép-lạ tự-nhiên nếu có xảy ra, cũng chỉ để cho môn-đệ hoặc Mẹ Ngài thấy được chuyện này, mà thôi. Còn, việc chữa lành tật/bệnh hoặc diệt-trừ tà/ma là để người ngoài cuộc biết thêm được sự việc trên đời. Cả đến lượng bánh và cá tăng nhanh, cũng chỉ để con người biết mình có thể hiện-thực với sự tiếp-tay của đồ-đệ Ngài; có nghĩa là: các vị vẫn chỉ hành-động theo tư-cách trung-gian chuyển-đạt yêu-cầu phục-vụ và thu nhanh thu gọn thức ăn rơi rớt, cho khỏi phung phí. 


Cả hai trường-hợp, phép-lạ hay sự-lạ không dành cho người thường ở xã-hội, mà chỉ cho những ai dõi bước theo Đức Giêsu, cách chính-thức. Sao lại như thế? Một lần nữa, ta hãy nhìn về truyện kể ở Tin Mừng rồi sẽ thấy. Hôm ấy, đồ-đệ Ngài ra khơi chèo thuyền trên Hồ Galilê không có Đức Giêsu đi cùng; nên gặp khi bão táp/mưa-sa đổi dồn về, đồ-đệ Ngài không biết cách cho thuyền quay về hướng nào hết, nên mới ra thế. 


Kịp khi ấy, Đức Giêsu đến với các ngài bằng sự-kiện được cho là ‘lướt đi trên nước’, tức thì: mọi chuyện trở nên im-ắng, rất an-bình. Sự-kiện đồ-đệ Đức Giêsu đánh bắt cá trên Hồ Galilê hôm khác, cũng lại không có Đức Giêsu cùng đi, nên chẳng ai bắt được tôm cá nào hết. Kịp vào lúc, Đức Giêsu đứng từ trên bờ gọi vọng lại, các ngài đưa thuyền tới nơi đó, tức thì: các ngài đánh bắt được rất nhiều cá. Nhiều hơn cả khả-năng bình-thường mình vẫn có, khiến các ngài không thể khống-chế tình-huống rất lạ kỳ. 


Riêng tôi, mỗi khi nghĩ đến các sự-kiện này, tôi thường coi hai trình-thuật ấy hoàn toàn chỉ mang tính biểu-tượng, mà thôi. Điều đó có nghĩa là: nếu ta không có Đức Giêsu ở cùng hoặc ở với, thì chẳng ai ‘có’ được điều gì hết. Ngược lại, nếu có Đức Giêsu ở giữa nhóm/hội mình, thì ai ai cũng đều ‘có’ hết mọi sự. Trên con-thuyền-là-Giáo-hội, chính Đức Giêsu mới thực đáng kể và chỉ mỗi Ngài mới là Đấng đảm-nhiệm mọi việc, mọi sự. Đồ-đệ Ngài, dù có là thủ-lãnh tối-cao mấy đi nữa cũng đều tuỳ-thuộc Ngài, mà thôi.



Phải chăng người viết truyện chỉ muốn người đọc hiểu cốt truyện theo nghĩa đen, mà thôi không?         


Tôi không nghĩ thế. Người xưa há chẳng hay kể truyện ly-kỳ/quái-dị mà chúng ta hôm nay là những người tinh-ranh/lanh-lợi sẽ chỉ hiểu sự việc ấy theo nghĩa đen hoặc coi đó như chuyện có thật sao? Thật sự, những chuyện như thế chỉ diễn-tả mọi việc theo cách tượng-trưng, giả-tưởng thôi. Người xưa, kể rất hay và rất tốt các truyện-tích mang tính ẩn-dụ, còn gọi là dụ-ngôn. Vốn dĩ là người sống ở thời khoa-học hiện-đại và tiên-tiến, ta sẽ bị tiếng lẩn-thẩn hoặc ‘quái-gở’ nếu ta lại cứ coi đó như chuyện thật, hoặc rất thực.


Đương nhiên ở đây, tôi không đi sâu vào sự việc gọi là ‘phép-lạ tự-nhiên’ như ai đó có thể mường-tượng. Tuy nhiên, câu trả lời ở trên, chỉ cốt để cho quý vị có một nhận-xét rất khái-quát về các sự việc tương-tự. Phép-lạ hay ‘sự lạ tự-nhiên’, là dụ-ngôn dành cho giới-chức có quyền. Các sự-kiện này, không cốt để nói lên uy-lực mà Đức Giêsu vẫn có đối với thiên-nhiên, nhưng là nói về uy-quyền của đồ-đệ Ngài trong Giáo-hội. Tôi xin lỗi, nếu những điều tôi nói ra, có làm phật lòng người nghe hoặc người đọc hay không cũng không biết. Nhưng, điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây, là: khi đọc các truyện kể như thế rồi, lại hiểu theo nghĩa đen, tức là ta hoàn-toàn hiểu ‘lệch’ và hiểu ‘lạc’ đại-ý của người viết truyện.


Ở trên, ông phân-biệt phép lạ tự-nhiên và sự lạ xảy ra nơi con người như truyện Đức Giêsu chữa lành bệnh tật hoặc trừ tà chẳng hạn. Thế thì, chuyện ấy là thế nào?       


Chữa-lành và trừ tà, là những việc có tầm-mức rất dị-biệt. Chúng được nêu ra, là để cho người ở ngoài hoặc cho người dưng/khách lạ, hơn là cho người trong cuộc; hoặc đồ-đệ Ngài. Tiện đây, cho phép tôi có vài phút để nói về chuyện riêng-tư tôi hiểu về sự có mặt của Thiên-Chúa trong lịch-sử nhân-loại. Đây mới là chuyện quan-trọng hơn cả.


Tôi từng khởi-công đi thăm một vài nơi được cho là đã có ‘sự lạ’ xảy ra, như Hang Lộ Đức ở Pháp và Fatima ở Bồ Đào Nha, là các di-tích hoặc đền-đài của Công Giáo còn để lại, nói về Đức Nữ-Trinh Maria đã chữa lành nhiều người. Có lần, tôi cũng ghé khu di-tích Epidaurus ở Hy-Lạp và Pergamum ở Thổ Nhĩ Kỳ, là những nơi mà nhiều người cho là các thần dân ngoại như thần Asklepios từng chữa lành bệnh cho nhiều người. 


“Sự-lạ-chữa-lành” được ghi-nhận ở đây đó trong/ngoài Đạo Chúa, cũng có điểm tương-đồng. Ở những nơi như Hang Lộ Đức chẳng hạn, mọi người đều thấy các nạng gỗ treo lủng lẳng cũng rất nhiều trên đầu người, tức: nhiều vị cứ cho rằng đó là bằng chứng âm-thầm về sự việc nhiều người khi đến đó còn què-quặt; nhưng khi ra về, lại đã lành-lặn. 


Tuy thế, ở những nơi này lại không thấy ai treo lủng lẳng các tay giả hoặc chân giả đã trở-thành tay/chân thật, bao giờ hết. Lại cũng không thấy có bằng-chứng nào hoặc chứng nhân nào được lưu lại để bảo rằng người bại-liệt đã được tái-tạo những chân hoặc tay rất thực-thụ. Vậy thì, ta kết luận chuyện này ra sao?


Niềm tin chữa lành được nhiều tật/bệnh. Với một số người, trong một số hoàn-cảnh nào đó, vẫn xác quyết là: một số tật/bệnh có thể được chữa lành bằng niềm tin, theo tính-cách rất khả-thi, như: di-tích Epidaurus với người ngoài Đạo, Hang Lộ Đức với người Công-Giáo, hoặc Benarès với người theo Ấn-giáo, và cứ thế ta nhân-bản. Tuy nhiên, việc này chỉ hiệu-nghiệm với một số bệnh/tật, hoặc với một số người và trong một số điều-kiện nào đó, mà thôi. Và, đó là điều ta từng nghe Đức Giêsu nói và Ngài còn nói mãi sẽ không thôi, rằng: ”Niềm tin của anh/chị đã cứu chữa anh/chị, đó thôi!
 

Tôi không thể hiểu trọn vẹn tiến-trình này và nhiều người khác giống như tôi cũng sẽ như thế. Nhưng, hãy bỏ qua một bên những sự việc giả-tạo và loè bịp, còn thì niềm-tin của ta, đôi lúc, cũng chữa lành được nhiều thứ. Thế nên, câu hỏi vẫn-còn-đó-nỗi-buồn, là: có chăng một số người hoặc ngay cả rất nhiều người thời xưa cũng từng được chữa lành, như thế chứ?


Đương nhiên là thế. Thế nhưng, phải có điều gì đó nói rất nhiều về Đức Giêsu mới khiến cho nhiều người đến với Ngài để được chữa như sự-kiện đáng kể chứ. Cũng hệt thế, nhiều người đến với ông Gioan Tẩy Giả là để được tẩy rửa, chứ không phải để được chữa lành mọi tật/bệnh! Đó, là vấn-đề ta cần nghiên-cứu kỹ. Dĩ nhiên, một số người đã và đang được ‘chữa lành’ nhờ tin vào Đức Giêsu. Nhưng, sao là tin vào Đức Giêsu?      
     


Có thể nào, xin ông cho một ví-dụ cụ-thể về việc Đức Giêsu chữa lành nhiều người?

Nay, xin bà con nhớ về truyện kể người bệnh phong hủi. Tôi vẫn dùng ví-dụ này để nghiên-cứu vụ/việc về những điều lâu nay ta bàn luận.


Trước hết, nên nhớ rằng: lâu nay ta hay dùng sai tự-vựng khi nói về bệnh “phong cùi” xuất tự tiếng Hy-Lạp, rồi đưa vào truyện kể ở đây. Cụm-từ bên tiếng Hy-Lạp thực-sự qui về một số bệnh ngoài da rất khác-biệt mà hầu hết đều dính-dấp đến bệnh vẩy cá khá ghê-tởm, xuất-hiện trên da dẻ người bệnh, như: bệnh vẩy nến, chứng viêm da màu chàm hoặc nhiễm nấm vi-sinh. Thành thử, khi Kinh thánh sử-dụng cụm-từ “phong cùi”, ta phải hiểu là người viết muốn qui về các bệnh-tình khác nhau chứ không chỉ mỗi chứng “Niêm-mạc” hoặc “Bệnh cùi/hủi” theo kiểu ta gọi là bệnh/chứng Hansen.



Tôi không phải là người bất lịch-sự, nên chẳng quan-tâm gì bệnh thời xưa/cũ, vậy ta có nên nói về chuyện chữa-lành không?   
        

Rất đúng và cũng không đúng. Dĩ nhiên, chữa-lành là chuyện riêng-tư đối với người mang tật/bệnh. Nhưng, trong câu truyện ở đây, ta cần đi sâu hơn vào vấn-đề ấy. Bởi, truyện ở đây trưng-diễn một xã-hội, theo tổng thể.


Hẳn, quý vị còn nhớ những điều ta từng đề-cập ở phần trước, khi bảo rằng: “tiệc-bàn rộng mở” là mẫu-mã thu nhỏ về mối tương-quan xảy đến bên trong xã-hội, nhìn về tổng-thể. Thân-xác riêng-rẽ của mỗi người cũng giống hệt thế. Các nhà nhân-chủng-học từng cho ta biết, rằng: thân-xác là ảnh-hình biểu-trưng cho xã-hội. 


Cung cách mà con người ứng-xử với thân xác sẽ diễn-tả một hiểu/biết về các mối tương-quan xã-hội rất khác biệt. Mọi người trưởng-thành đều biết rằng phun/xâm ảnh-hình này nọ ở tay/chân, hoặc nhuộm xanh nhuộm đỏ lông tóc mọc trên người, hoặc xuyên/xỏ đục lỗ trên da thịt và thân mình và trang-điểm toàn thân đều dễ gây thách-thức nhóm/hội đoàn thể của ai đó rất triệt-để hoặc chỉ cốt để nối-kết với nhóm/hội nào đó, mà thôi.         


Chẳng hạn, hồi thập-niên 1960’, việc để tóc dài xoã ngang vai là dấu hiệu gửi đến với mọi người một thông-điệp về thái-độ của những người chống báng thể-chế nào đó trong xã-hội. Chắc chắn một điều, là: chẳng ai trong chúng ta lại bắt gặp quân-nhân nào đó trong binh-chủng Thủy-quân-lục-chiến lại để tóc cuốn thành lọn, hết. Thành thử, khi xem xét các truyện kể về việc chữa-lành tật/bệnh, ta cũng nên đề cao cảnh-giác các vấn-đề về “ảnh hình thân-xác” trong xã-hội thời Đức Giêsu sống. 



Vâng. Đúng thế. Nhưng, chuyển-dịch các bệnh ngoài da thành “cùi/hủi”, thì sao?


Thật rất đúng! Nếu nói: các bệnh ở trên chỉ minh-hoạ luận-điểm vẫn bảo rằng: thân xác con người là biểu-tượng đặc-trưng cho xã-hội theo cách nhìn tổng-thể. Hơn nữa, nước Do-thái xưa là xã-hội luôn bị các nền văn-hoá ngoại-bang đầy quyền-thế rình-rập hoặc đe-doạ nuốt chửng. Trong tình-huống bức-bách về chính-trị, quân-sự, văn-hoá và tôn-giáo, thì việc nhấn-mạnh đường ranh xã-hội lại được biểu-trung-hoá bằng việc nhấn mạnh bảo vệ đường ranh thân xác, chỉ thế thôi. 


Thành thử, vấn-đề của ta, là: Khi Đức Giêsu chữa lành cho người cùi/hủi, phải chăng Ngài chỉ làm như người chữa lành tật/bệnh mà thôi hoặc Ngài lại cũng là người chỉ trích xã-hội Ngài sống, chứ?


Với tôi, vấn-đề ở đây xem ra khó thành hiện-thực đấy.      


Tôi không phản-bác sự-kiện là: kể như thế, tức là ta đang đi vào một thế-giới đầy tư-tưởng và thực-hiện những sự việc rất ư lạ lùng đối với ta. Thật ra, đó có thể là bước khởi-đầu của sự khôn-ngoan, tức: nhận-thức rằng thế-giới truyện kể ở Kinh thánh, theo nhiều cách, không là thế-giới của chúng ta. Nhận-thức này, ít ra cũng sẽ giữ-gìn ta không phạm phải những sai lầm to lớn mà ta hiểu bằng tự-vựng của thế kỷ 20, hoặc 21. 


Nhưng, hãy cho tôi đề-nghị quí vị là: ý-nghĩa thân-xác cá-nhân như mẫu-mã cho thân-tâm chính-trị, cuối cùng lại cũng khó thành hiện-thực. Tôi vẫn bảo: bất cứ xã-hội nào từng bị đe-doạ, như đất nước người Do-thái, chẳng hạn, vẫn gia tăng lòng muốn thiết-lập và bảo-vệ ranh-giới của nước mình.  Trong phương-cách thấy rõ nơi sách Luật Lêvi có muôn vàn đạo-luật mở rộng thân xác, cả về việc đưa thực-phẩm vào người; hoặc sản-sinh các bé em cũng đều như thế. Vấn-đề về tật/bệnh gộp chung lại thành bệnh cùi là những gì rộng mở và xuất-hiện trên da thịt là ở chỗ: dấu-hiệu ấy không được xuất-hiện trên đó. Nói cách khác, tất cả mọi ranh-giới phải bị phá bỏ, và toàn-bộ hệ-thống xác-phàm đều sụp đổ. 


Dù sao, với luật Lêvi thì bệnh ‘cùi’ không chỉ áp-dụng trên da dẻ mà thôi, nhưng cả với áo quần và tường/gạch trong nhà nữa. Ở một số hoàn-cảnh, mỗi mặt bằng đều được coi là “uế-tạp” không thích-hợp về mặt xã-hội. Tôi nhận ra rằng: đây là cách suy-nghĩ cũng rất lạ đối với người thời nay. Nhưng, điều đó cũng giúp ta thấy được rằng: người nào mắc bệnh ngoài da, như cùi/hủi chẳng hạn, thì việc đó sẽ trở-thành nguồn-cội cho các âu-lo xã-hội, không phải vì theo y-học, nó mang tính hay lây như ta vẫn tưởng-tượng, mà là nhiễm bệnh cách tượng-trưng. 


Ranh-giới thân-xác bị gẫy đổ, sẽ biểu-trưng cho mối đe-doạ sự toàn-vẹn cũng như an-toàn về xã-hội, nhìn tổng-thể. Đó là lý-do ta đọc thấy ở sách Luật Lêvi đoạn 13 câu 45-46, như sau:

                    
“Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: "Ô uế! Ô uế!" Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại.” 


Giòng cuối của đoạn trên cho thấy quan-điểm cá-nhân người bệnh nhìn về xã-hội đã thấy: “mình phải ăn ở riêng biệt; chỗ ở của mình phải là nơi bên ngoài trại”. Thành thử, những gì Đức Giêsu thực-hiện là việc nghênh đón những người “sống ngoài trại”: được phép trở lại với cộng-đoàn mình từng bị đào-thải. Vậy nên, việc nghênh đón những người như thế được trở về nhà, lại chính là hành-động chữa-lành cách đích-thực, thôi.

                                                                                                  (Còn tiếp)

Cựu Lm John Dominic Crossan soạn.
Mai Tá, giáo-dân lược-dịch


                                  

No comments: