Tuesday, 5 May 2015

Cựu Lm John D Crossan Đức Giêsu đã giàng và dạy những gì (bài 11)



Chương 4
Đức Giêsu
đã giảng và dạy những gì?
 (bài 11)


Phải chăng ông từng nói sinh-hoạt của Vương-quốc là để thăng-tiến địa-hạt chính trị có tính thế-trần mà thôi, không?


Không phải thế. Xin hãy để tôi giới-thiệu với quý vị một hình-dung-từ quan-trọng mang tính kinh-điển, đó là cụm-từ “thế-mạt” mà nhà Đạo mình thường gọi là “cánh chung-luận”. Từ này, có gốc-nguồn tự tiếng Hy-Lạp nói về “ngày tận cùng của thế-giới”. Và điều này, áp-dụng cho việc Thiên-Chúa can-thiệp vào khải-huyền và cho cuộc cách-mạng xã-hội có tự Thiên-Chúa nữa.

Hãy nhớ cảnh-tình mình vừa bàn khi mọi người tin rằng thế-giới (còn gọi là thế-gian) lại đã trở-thành ác-thần/sự dữ cách nghiêm-túc và đậm sâu, nên mới cần đến ơn cứu-chuộc một cách nghiêm-chỉnh. Ơn cứu-chuộc đậm-sâu, có thể mang tính “triệt-để”, “lý-tưởng”, hoặc “không tưởng”, đôi khi còn “phản văn-hoá” hoặc chỉ có nghĩa là “ngày tận thế”, mà thôi. Tất cả từ-vựng này, chỉ-định sự cùng-tận của thế-giới bình-thường hiện-thời sẽ được thay thế bằng thế-giới khác toàn-hảo hơn. Thiên-Chúa can-thiệp vào thế-giới bằng một khải-huyền hoặc cách-mạng xã-hội theo cách thánh-thiêng; đó là hai kịch-bản thay cho giải-pháp lý-tưởng, không-tưởng hoặc thế-mạt như thế đó. Việc Thiên-Chúa can-thiệp là sứ-điệp hoạt-động do ông Gioan chủ-xướng. Còn, sự việc sau lại là thông-điệp Nước Trời chỉ xuất-hiện từ lúc Đức Giêsu chủ-trương, thôi.


Khi Đức Giêsu giảng-dạy, người theo Ngài có ghi Lời Ngài nói về Vương Quốc Nước Trời như ta diễn-tả không?        

Cũng nên nhớ: Đức Giêsu chẳng khi nào là học-giả. Và, Ngài cũng không là kinh-sư thuộc giai-cấp ở trên, bao giờ hết. Ngài chỉ là nông-gia thuần-túy không rành chữ-nghĩa. Ngài ăn nói theo cách sáng-sủa và hấp-dẫn đến độ ít có ai, dù được huấn-luyện theo khoa-bảng đi nữa, lại có được tài-năng như Ngài. Khi ta thấy ngôn-ngữ hoặc lời ăn/tiếng nói nào sáng giá, rồi qui cho Ngài là tác-giả, thì đó chỉ là những điều do các nhà kinh-điển thuộc giai-cấp có ăn/có học viết ra cả trăm thập-niên về trước và có khi rất nhiều thế-hệ sau ngày Ngài quá vãng, mới ngồi xuống ghi-chép lại. Ta đều biết, là: cử-toạ đầu-đời nghe Ngài giảng thuyết, chỉ giữ lại mỗi ảnh hình nào đánh-động nhất hoặc lý-luận nào theo kiểu loại-suy gây sững-sờ nhất, thôi. Hoặc có khi, chỉ là tóm-kết về âm-mưu sinh-động trổi-bật khiến ta phải mất rất nhiều thì giờ hoặc tháng ngày để kể ra, như thế.


Nay tôi muốn quay về một số hệ-lụy rút từ những điều Đức Giêsu dạy, có liên-quan đến Vương Quốc Nước Trời. Không hiểu sao Ngài lại công-kích những gì ta cho là có giá-trị gia-đình thế vậy?

Ở Mỹ, vào thế-kỷ thứ 20, giá-trị cao-quý có thể được coi như do tự “cá-nhân chủ-nghĩa”. Nhưng giá-trị tối-thượng hồi thế-kỷ đầu đời, lại được coi là điều mà nhiều người vẫn bảo, đó là “chủ-nghĩa duy nhóm-hội”. Giá-trị này, đặt nặng trên quan-hệ họ hàng và tương-quan giới-tính. Điều thấy được nơi Đức Giêsu, là lời vàng ngọc khá nhức-nhối về giá-trị gia-đình ở khu-vực Địa Trung Hải. Dưới đây, là 3 ví-dụ cụ-thể:

Ví-dụ thứ nhất, là ở chương/đoạn Tin Mừng Mác-cô 3, câu 31 đến 35:

“Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Ngài ra. Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Ngài. Có kẻ nói với Ngài rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!" Nhưng Ngài đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" Rồi Ngài rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi! Ai thi hành ý muốn của Thiên-Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi."

Đức Giêsu công-kích dữ-dội về giá-trị gia-đình mà người nghe khi ấy vẫn hiểu theo nghĩa văn-hoá của những người sống trong khu-vực Địa Trung Hải. Và, Ngài làm thế không chỉ một lần mà thôi. Nhưng sau đó, cũng như bây giờ, gia-đình là nhóm gồm những người được định-danh bằng từ-vựng tương-tự.

Nhưng, trong bối cảnh-ngôn-ngữ ta trích-dẫn, Đức Giêsu đã làm giảm bớt tính nghiêm-trọng của gia-đình, để làm vừa lòng nhóm/hội từng mở rộng vòng tay, ngõ hầu mọi người có thể tham-gia làm thành-viên trong đó. Với Đức Giêsu, đơn-vị gia-đình, tức những người có quan-hệ họ-hàng, không mang tính-cách quan-trọng và thiết-yếu nữa. Chuyện thiết-yếu hàng đầu, là cộng-đoàn mới gồm những người nay trở-thành “gia-đình” đối-xử với nhau trong cố-gắng thực-hiện ý-định của Thiên-Chúa ở thế-trần.

Ví-dụ thứ hai, là về nữ-phụ từng chen lấn giữa đám đông vây quanh Đức Giêsu, tức người đàn-bà vội vã lên tiếng chúc phúc mẹ Ngài bằng câu nói: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!" (Lc 11: 27). Đáp lại, Đức Giêsu quay người nhìn bà một lúc, rồi chúc mừng bằng câu: “Đúng hơn phải nói: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11: 28)

Nữ-phụ tuyên-dương/chúc-phúc Đức Maria vì Bà đã hạ sinh ra Ngài. Cùng một kiểu-cách tiêu-biểu của những người sống ở Địa Trung Hải, nữ-phụ này tin rằng điều cao-cả ở phụ-nữ, là việc làm mẹ có người con nổi tiếng với đời. Đây chỉ là thái-độ thông-thường ở xã-hội trọng-nam-khinh-nữ thôi, nên Đức Giêsu vẫn không dựa vào việc ấy chút nào hết. Điều Ngài tặng người nghe khi ấy, là sự chúc phúc mở rộng cho ai muốn được như thế, không phân-biệt già/trẻ, lớn/bé, gái/trai, hiếm muộn hoặc mắn con, bao giờ hết.

Ví dụ cuối, là rút từ Tin Mừng Nguồn-Gốc, tức Quelle, ở Luca 12: 51-53:

“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà-bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."

Thông thường thì, mỗi khi các nhà chú-giải trích-dẫn mấy câu này, lại hay bảo: gia-đình, rồi cũng sẽ chia rẽ nhau như tình-trạng của một số người tin-yêu Đức Giêsu, còn người khác lại vẫn khước-từ không tin vào Ngài, chút nào hết.  Theo tôi, vấn-đề đây không liên-quan đến niềm tin của ai hết, mà chỉ nói về quyền uy/sức mạnh của gia-đình, thôi.

Cũng nên để ý đến điều được nói ở dụ-ngôn, về sự phân-cách giữa các thế-hệ. Đức Giêsu vẽ lên hình ảnh tiêu-biểu, về gia-đình ở Địa Trung Hải có 5 thành-viên, là: cha mẹ, con gái còn son sẻ, con trai đã có gia đình và vợ anh, tất cả đều chung sống trong cùng một mái nhà. Đức Giêsu nói: Ngài sẽ chia-cách những người như thế, khiến họ sẽ phải sống cách riêng-rẽ. Ngài công-kích, là về sự sắp xếp sức mạnh/quyền-uy của gia-đình có bậc mẹ cha đầy uy-lực ở bên trên con trai, con gái và dâu con của họ.

Thật ra thì, truyện này lại giúp ta hiểu được các truyện kể và lời Đức Giêsu nói  cốt dạy-dỗ mọi người về cuộc sống gia-đình. Gia-đình, là xã-hội thu nhỏ. Là, khung-cảnh ở trong đó ta học được khuôn-mẫu tình thương, ghen ghét, việc giúp-giùm đùm bọc và cả cung-cách người người cứ xách-nhiễu nhau. Không phải là, gia-đình nào cũng có cảnh sống chung rất ấm-cúng và dung-dưỡng nhau theo kiểu của Norman Rockwell ở trời Tây. Bởi lẽ, đời sống gia-đình dính-líu vào với uy-lực/quyền-bính, nên cũng dính-dự vào cả chuyện lạm-dụng quyền-lực nữa. Và, đó là quan-điểm/lập-trường mà Đức Giêsu muốn đả-phá, công-kích.

Nhóm/hội lý-tưởng của Ngài, trái-nghịch hẳn mọi sắp-xếp xã-hội thông-thường của nhân-loại. Nhóm/hội Ngài thiết-lập, lại mở rộng nên ai cũng có thể tiếp-cận được với nhau dưới trướng của Ngài. Nơi Vương Quốc Nước Trời, không có chuyện lạm-dụng quyền-lực. Tất cả, được chào đón rất vui vẻ. Mọi người đều ngang bằng đồng đều, giống nhau và ngang hàng nhau theo ý-định và mục-đích do Chúa định-đoạt.              

Trong xã-hội dân-chủ vào thế-kỷ đương-đại, ta cũng không hề bị rút ra khỏi khuôn-mẫu của thế-giới đầy quyền-năng của Đức Giêsu. Ta cũng biết thế nào là lạm-dụng quyền-uy thế-lực trong đời sống gia-đình. Thành-ngữ “bạo-lực trong gia-đình” ta từng nghe đi nghe lại nhiều lần hơn các thế-hệ trước. Nay, ta còn biết: lạm-dụng lớn/nhỏ thường nấp ở dưới mặt ngoài nhìn sơ qua thấy êm ả. Thành thử, dù ở thế-kỷ thứ nhất hoặc thứ 20, 21 này, thì việc Đức Giêsu công-kích về gia-đình vẫn có đôi điều để nói, là: không cơ-cấu gia-đình nào, lại trở-thành tuyệt-đối hết. Mọi cấu-trúc hiện-tỏ cho con người là để ta dung-dưỡng/chấp-nhận nhau, mà sống sót.

Đời sống gia-đình, cũng tựa hồ cuộc sống nhân-loại, đều nằm trong phạm-vi ở Vương Quốc Nước Trời, do Chúa định-vị. Đời sống gia-đình, giống mọi hình-thức khác có  liên-đới/kết-hợp với con người. Nó hiện-hữu vì mục-đích công-bằng và tình-thương, mà thôi.


Lời Đức Giêsu đề-cập đến xã-hội, xem ra mang tính triệt-để hoặc cũng tiêu-cực như các lời về gia-đình thôi. Sao lại thế được?     

Ở đây, tôi chỉ xin đưa thêm một ví-dụ cụ thể khác nữa. Chính lời Đức Giêsu dẫn-dắt ta đi vào cuộc sống một cách sâu-sắc, hơn là đưa vào ý-nghĩa triệt-để về Vương Quốc Nước Trời. Lời Ngài, được trích-dẫn trong bốn bản-văn rất khác-biệt mà ta gọi là Tin Mừng. Ở văn-bản do tác-giả Luca ghi, có câu nói: “Phúc cho anh chị em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh chị em.” (Lc 6: 20). Còn, văn-bản khác lại cho ta thấy một truyền-thống khá bực bõ/khó-chịu do câu nói mang tính khắc-nghiệt khiến các nhà chú-giải cũng như dịch-giả đều thấy cũng khó có thể làm nhẹ bớt tính-cách ấy.

Chẳng hạn, khi tác-giả Mátthêu ghi lại ý-nghĩa câu Đức Giêsu nói, thì câu đó lại hơi khác: “Phúc thay cho ai có tâm hồn khó nghèo, vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5: 3) Tác-giả Mátthêu thay bằng từ-vựng “có tâm-hồn khó-nghèo” là để qui chiếu không chỉ những người tuyệt-vọng về kinh-tế thôi, mà là những người khiêm-tốn theo nghĩa tôn-giáo, do đó đã làm cùn mất uy-lực của lời Ngài.

Thêm vào đó, theo thư do tác-giả Giacôbê ghi, thì người “nghèo-khó” được gọi là những “người giàu-có về đức tin và thừa-hưởng Vương-quốc Ngài hứa cho những ai yêu mến Ngài” (Gi 2: 5) Bởi thế nên, Vương Quốc nay không còn là thực-thể thời hiện-tại, mà thuộc về thời tương-lai như đã hứa. Và người “nghèo-khó” là những người “giàu có về niềm tin”. Cả hai tác-giả Mátthêu và Giacôbê, đều cất bỏ đi những mép-cạnh lởm-chởm có ở lời nối-kết những người bị “khó-nghèo” vật-vã và Vương Quốc Nước Trời, nữa.

Thêm vào đó, ta thấy vấn-đề còn nghiêm-chỉnh hơn, khi bắt gặp từ-vựng ở Tin Mừng tiếng Hy-Lạp dịch thành cụm-từ “khó nghèo”. Từ-vựng này, thực-sự mang nghĩa “tuyệt-vọng”. Bởi, tiếng Hy Lạp lại cũng có cụm-từ khác dùng để chỉ sự “khó nghèo” khi diễn-tả gia-đình nông-dân sống bằng thu-nhập nhỏ, ngày này qua tháng nọ, thế thôi. Tuy thế, bản dịch Tin Mừng tiếng Hy Lạp lại dùng từ-ngữ đúng-đắn hơn, khi ghi lại trình-thuật được gọi là “Bài giảng trên núi” là cốt qui về các gia-đình bị nghèo-khó/bức-bách vì bệnh-tật, nợ-nần hoặc hạn-hán/mất mùa hoặc buồn sầu/chết chóc, nên mới phải rời bỏ đất đai của mình rồi lâm vào cảnh tuyệt-vọng, để khất thực.

Người “nghèo” buộc phải làm việc cật-lực, vẫn không đủ để sinh sống; trong khi đó, những kẻ “tuyệt vọng” lại chẳng có gì đút bụng để sống sót, hết. Nói cách khác, Đức Giêsu không chỉ tuyên-dương mỗi người “khó nghèo” là những người được chúc phúc, tức giai-cấp này được lập là để bao gộp toàn-bộ giới nông-dân. Nhưng, Đức Giêsu lại tuyên-bố: “tuyệt-vọng” và “khất thực” là những người được Chúa chúc phúc hơn ai hết.

Tôi không nghĩ, những lời như thế phản-ánh một ảo-tưởng ngây ngô/trữ-tình về phương-cách làm thế nào khiến mọi người thành tuyệt-vọng. Nhưng tôi nghĩ, điều quan-trọng là: khi nghe những lời như thế, ta không nên hiểu theo nghĩa cá-nhân một ai, nhưng là cả một xã-hội cần ta biết đến họ. Điều đó có nghĩa: Đức Giêsu và các bạn đồng-cảnh với Ngài, cảm thấy đang sống trong một hệ-thống bất-công, tồi-tệ, tức: đang ở vào cảnh-tình bị chèn ép/bức-bách, đặc-biệt là trường-hợp bất-công được củng-cố có hệ-thống, để rồi mọi người coi đó là chuyện thường-tình hoặc phải như thế mới sống được với đời.

Như thế, khiến ta lại nghĩ: chỉ những người đon sơ/vô tội mới đáng được Chúa chúc phúc, tức: những người tự coi mình là đồ bỏ, bị hệ-thống quyền-lực đẩy ra ngoài lề, nên mới thế. Đằng khác, giả như Đức Giêsu bị ép phải nói điều này, thì có thể Ngài sẽ ra ngoài mà nói: “Những ai vô gia-cư/sống ngoài lề xã hội mới là người vô tội.” Và dĩ nhiên, đó là câu nói khiếp-đảm. Khiếp, là bởi: câu như thể cốt để chống lại hệ-thống tồi-tệ về gia-đình, thôi. Và, chuyện này tập-trung không chỉ vào trường-hợp cá-nhân ai chuyên lạm-dụng quyền-lực, nhưng là lạm-dụng hình-thức máy-móc, có hệ-thống. Những lời như thế, sẽ phá ngang nhiều thứ và nhiều sự. Bởi, khi thấy mình vô-tội với những sai trái do mình làm, như một thành-phần của hệ-thống xã-hội bất công/tồi-tệ, thì chẳng ai có được “bàn tay sạch” hoặc lương-tâm trong-trắng, hết.

Kết luận rút từ lời Ngài, là để bảo: Vương Quốc Nước Trời là để công-kích tính hệ-thống/máy-móc, chứ không là ác-thần/sự dữ mang tính cá-thể, hoặc riêng rẽ một người. Điều đó không chỉ nói như người xưa từng bảo: chớ hiếp-đáp hoặc xử tệ với nô-lệ của các người; nhưng chỉ nên coi tình-trạng nô-lệ nghịch-chống lại công-bằng triệt-để hoặc đồng-đều tuyệt-đối, do Chúa đòi-hỏi, thế thôi. Ở đây, Đức Giêsu cố ý công-kích tính hệ-thống/máy móc chứ không chỉ-trích cá-nhân từng người.


Đến nay, ta cứ mải mê với lời của Đức Giêsu, thế còn truyện kể hoặc dụ-ngôn Ngài đưa ra thì sao? Phải chăng, Ngài cũng là người chuyên kể truyện cổ-tích, tức chỉ có tài kể truyện dụ-ngôn thôi?   
                                 

Hôm nay, nếu quý vị đọc truyện dụ-ngôn do Đức Giêsu kể, thì việc kể lại như thế sẽ ngắn gọn chừng vài phút, thôi. Nhưng truyện Ngài kể, không là bản tóm-tắt cốt truyện mà thôi. Và, mỗi khi Ngài thực-sự kể truyện gì hoặc diễn-giải dụ-ngôn nào đó, Ngài cũng chỉ mất chừng tiếng đồng hồ hoặc hơn. Và, cử-toạ nghe Ngài kể, phải tham-dự vào truyện để tỏ rõ là mình có đồng ý hoặc bất đồng ý-kiến hoặc chống đối truyện ấy hay không, để còn phê-bình/bàn-luận về nó nữa.

Trong tình-hình đó, dụ-ngôn Ngài kể có thể là cảnh-trí trong đó có biện-luận không mang tính Đạo-đức hoặc thần-học, nhưng có thể chỉ là truyện kinh-tế/chính-trị, cũng không chừng. Sự việc này, có thể dấy lên nơi cử-toạ một ý-thức nào đó, về hệ-thống bất-công của giới nắm-giữ quyền-bính hoặc thực-dân đô-hộ. Cũng có thể, họ lại chú ý đến mệnh-số khác nhau của vua-quan/lãnh-chúa hoặc nông-gia/thuyền-chài; và có khi cả đường giây phân-cách giữa sự khó nghèo và tuyệt vọng, nữa.

Đọc dụ-ngôn/truyện kể, ta cũng nên suy về lời đáp-trả không đồng dạng, có lúc kêu to, có lúc rất cấp-bách, như xuất tự giai-cấp hoặc giới-tính của người nghe Ngài giảng-giải cách thông thường. Kể truyện dụ-ngôn, cốt để tạo ‘tự tin’ chứ không phải khuynh-loát cử-toạ đang nghe. Dụ-ngôn/truyện kể, có thể mang tính thách-thức người nghe phải suy-tư/phán-xét chính mình. Đó là cung-cách giáo-dục theo lối thích-đáng nhất về và cho Vương Quốc Nước Trời, ở trong đó Thiên-Chúa tạo tự-tin chứ không khuynh-loát, thách-thức hoặc kiểm-soát bất cứ một ai.

                                                                                                       (còn tiếp)

Cựu linh-mục John Dominic Crossan
Mai Tá lược dịch.

No comments: