Saturday 7 March 2015

Cựu Lm John D Crossan Có cách nào cho thấy Đức Giêsu thực sự sống ra sao?



Chương 1
Sao ta không đọc
chỉ mỗi Tin Mừng, mà thôi?
(bài 3)


Có cách nào để ta nhận ra là:
đằng sau hoặc bên dưới các giải-thích trên
cho thấy Đức Giêsu thực sự sống ra sao?      



Về việc này, nay ta có đủ phương-tiện kỹ-thuật và học-thuật khả dĩ thực-hiện điều mình mong muốn. Nhiều vị lại đã bỏ công ra mà phác-hoạ nên hình-ảnh Đức Giêsu có sử-tính. Thật ra thì, có vị cũng từng thuyết-phục nhiều người, về chuyện ấy. Và, một số các vị khác chỉ hành-động theo phương-thức tưởng-tượng, mà thôi. Rõ ràng là, mọi việc còn tùy cung-cách ta sử-dụng, hầu làm trổi-bật yếu-tố “thực sự có thật” về Đức Giêsu, chỉ mỗi thế.

Thế nên, ở đây, tôi muốn xác-định ngay từ đầu, rằng: phương-pháp lâu nay tôi đeo đuổi, là: thực-hiện một chuyên-đề về Đức Giêsu lịch-sử. Tôi muốn đề ra phương-pháp kiếm tìm ba bước có lằn sáng hướng-dẫn gộp chung một đối-tượng nằm ở trời mây tăm tối, rất ban đêm. Lằn sáng hướng-dẫn kiếm-tìm lại chiếu rọi vào ngay đối-tượng ở cùng một điểm, mới được. Bởi, cả 3 bước kiếm tìm bằng lằn sáng hướng-dẫn do tôi lập, vẫn điều-tiết/tích-tụ cùng một điểm, để rồi mỗi điểm lại sẽ được dành để chỉnh-sửa hai điểm kia với mức-độ tự-tin cao, và sẽ tập-trung vào chuyên-đề về Đức Giêsu lịch-sử.    

Lằn sáng hướng-dẫn thứ nhất được hoạch-định, là để nghiên-cứu/học-hỏi cho xuyên-suốt những gì liên-quan đến văn-minh/văn-hoá của loài người. Chủ-trương này, giúp tôi học được rất nhiều điều về lề-lối sắp đặt hình-hài xã-hội trong đó Đức Giêsu từng sống, sinh-hoạt và giảng dạy cho nhiều người. Điều tôi thực-hiện, là để ý đến khía-cạnh xã-hội vào thời đó theo tầm-nhìn lịch-sử để xem có gì tương-tự giữa xã-hội Ngài chung đụng, không? Tựa như câu hỏi mà tôi thường hướng vào, là: mình biết gì về nền văn-minh, văn-học ở Địa Trung Hải vào thời cổ, có khác nền văn-minh/văn-hoá của nước Mỹ thời cận-đại? Làm sao phân-biệt được một xã-hội sơ-khai/dân-dã so với xã-hội của văn-minh công-nghệ, như ở đây? Hoặc, những gì ta nghe từ truyện kể Tin Mừng, như: truyện các thần-linh quái ác từng tung tác, việc chữa lành trừ tà/xua đuổi quỷ ma, đại loại như thế! Điều gì khiến các học-giả kinh-điển từng chuyên dạy về xã hội mình sống có giống với xã-hội thời Đức Giêsu hoạt-động không? Có chăng bậc thày uyên-bác hoặc giới nông-dân/thuyền chài bình-dị là đối-tượng của đế quốc La Mã độc tài toàn-trị không?

Vậy thì, ở vào xã-hội như thế, các vấn-đề chính trị và gia đình, thuế má và nợ nần, giai-cấp và giới-tính, vv… có tương-quan nối kết với nhau điều gì không? Giá-trị của thể-loại nghiên-cứu/học-hỏi tôi nhắm đến, là ở điểm: không có sợi giây nối-kết trực-tiếp nào với ảnh-hình mà Tin Mừng từng diễn-tả về Đức Giêsu. Bởi, nó không giống trường-hợp ta đề ra để rồi lại cứ tìm cách này nọ khiến hình-ảnh về Ngài ra méo mó trẹo trọ hoặc có khi còn kình-chống Ngài nữa. Lấy ví dụ: nếu tôi chủ-trương vẽ lên một Đức Giêsu giống bậc khoa-bảng đầy kinh-điển, hoặc chỉ coi Ngài như bác thợ mộc thuộc giai-cấp trung-lưu thì công việc nghiên-cứu/học-hỏi văn-hoá lịch-sử sẽ nhắc tôi, là: thời ấy, không có giai-cấp nào là trung-lưu hết. Và, giới nông-dân/thuyền chài thời Ngài sống, hầu hết đều không biết đọc và biết viết gì hết. Thành thử, tôi vẫn phải nghĩ ra là: Đức Giêsu là Đấng bậc vị vọng khó mà có mặt ở thời Ngài theo hoàn-cảnh và tư-thế của Ngài như ta tưởng.

Lằn sáng hướng-dẫn thứ hai đến với tôi, là: việc học hỏi lịch-sử-tính các quan-hệ vốn có giữa La Mã, Hy Lạp và Do thái vào thời Đức Giêsu sống. Như ta biết, hoàn-cảnh lịch-sử của Do-thái lúc đó là một thuộc-địa của đế quốc La Mã do quan-chức toàn-quyền trực-tiếp cai trị, hoặc do các vua quan/lãnh chúa dưới trướng Hêrôđê quản cai một cách gián-tiếp. Tôi đặc biệt quan-tâm đến sử-gia Do thái buổi đầu đời là Josephus, một trí-thức hiếm có từng viết nên 2 bộ sử riêng rẽ nhưng chồng chéo lên nhau ở thời kỳ đó là thời Đức Giêsu sống. Ngài sống như bác thợ mộc thuộc giai-cấp thấp ở bên dưới, từng bị giao động, xáo trộn tại xứ miền mà mọi người sống ở đó chỉ mong sao có cơ-hội làm cách-mạng quật-khởi theo kiểu nào cũng được. Và vì thế, tôi cố mở tai nghe xem sử-gia Josephus có nói gì về nhà cách-mạng nào thời đó quyết chống đối, cướp quyền hoặc có thiên-sai nào xuất hiện vào cùng thời để cứu vớt dân con nước mình khỏi cảnh ngoại bang cai-trị không. Giả như tôi muốn có ảnh-hình đích thực về Đức Giêsu, thì chắc rằng tôi sẽ phải tưởng-tượng ra câu chuyện về cuộc nổi dậy của giới nông-gia ở bên dưới, vốn dĩ cứ sôi sục một ý-chí phấn đấu nhưng chẳng có sử-liệu nào cho thấy như thế, cho đến khi nó nổ bùng như một phản-kháng đi đến quật khởi, mở đường cho mọi người hướng về phía trước.                  
  
Lằn sáng hướng dẫn thứ ba, là: học hỏi bản-văn. Đây là công-đoạn khó-khăn vào bậc nhất trong kiếm tìm cho bằng được một Đức Giêsu lịch-sử. Như tôi từng nói trước đây rất nhiều lần rằng: việc học hỏi bản-văn lịch-sử đòi ta phải ngang qua các Tin Mừng không chỉ ở bên trong nhưng còn cả bên ngoài bản-văn Tân Ước nữa. Điều này có có nghĩa, là: tôi phải tìm cách phân-biệt được những gì ở giữa “ba cấp-độ” của truyền thống chữ nghĩa. Ở cấp độ một, truyền-thống lại vẫn duy-trì các câu nói và sự việc nào xảy ra khả dĩ nói được là đã đi ngược về thời xưa cũ từng nói về Đức Giêsu lịch-sử. Ở cấp-độ hai, những chất-liệu duy-trì được triển-khai cách rộng rãi; tỉ như: việc đan-kết các truyện kể vào với nhau mà khi trước chỉ là những câu nói riêng rẽ, rất tách bạch. Cấp-độ thứ ba, lại liên-quan đến việc hoàn-toàn kiến-tạo ra các truyện-kể và câu nói rất mới mẻ rồi đưa vào miệng Đức Giêsu.

Giả như ta chưa bao giờ đọc bài viết nói về các bức tranh vô giá và cổ-bản đã được tìm thấy ở mái gác của ai đó, từng bị các bức tranh khác được vẽ vào thời sau nằm đè/che khuất nó, thì khi đó ta sẽ có một vài ý-tưởng hoặc ý-nghĩ về chuyện thế nào là học hỏi văn-bản tương-tự như thế. Cũng tựa hồ như vị quản-thủ bảo-tàng-viện nghệ-thuật quyết thực-hiện công-tác của mình bằng các dụng-cụ và hoá-chất rất tinh-tế hầu lấy đi các lớp bụi phủ lên đó và tìm ra được kiệt-tác nguyên gốc. Thế nên, các nhà kinh-điển cũng đã sử-dụng các phương-pháp tối-tân hầu gột bỏ các lớp bụi mù chú-giải phủ khuất bên trên bức ảnh nguyên-gốc về Đức Giêsu.



Như thế có phải là ông cố ý bảo
tác giả Tin Mừng không nói lên sự thực chăng?

Nhiều lúc, có độc-giả như tôi, vẫn sững-sờ về khái-niệm bảo rằng: tác-giả Mát-thêu, Mác-cô, Luca và Gioan cũng có thể đã chế-tạo/soạn-tác lên trên các sự-kiện thực-sự xảy đến hoặc ngay như việc kiến-tạo truyện kể và các câu nói về Đức Giêsu từ bản phác-thảo, thôi. Ta cần hiểu cho thấu đáo là: tín-hữu thời tiên-khởi đã trải-nghiệm như thể Đức Giêsu vẫn tiếp tục hiện-diện với họ cả sau khi Ngài chết đi nữa. Hiểu về việc Đức Giêsu vẫn tiếp-tục hiện-diện với họ như thế, đã tạo cho những vị truyền miệng cho nhau câu truyện về Đức Giêsu như một thứ tự-do tạo-tác theo sáng-kiến của mình. Các ngài không viết nhiều về Đức Giêsu như Ngài từng sống cho bằng một Đức Giêsu đang có mặt ở giữa họ; và không phải một Đức Giêsu đã từng nói mà là một Đức Giêsu đang nói; cũng không phải một Đức Giêsu từng làm; mà là một Đức Giêsu đang làm. Thành thử ra, các ngài mới cảm thấy lúng túng khi phải ghi lại các lời nói và hành-xử của Đức Giêsu theo cách-thức mà họ thấy có nhu-cầu đặc-biệt vào thời của họ và cho cộng-đoàn họ. Thành thử, khi tôi nói là: hãy tìm đằng sau các Tin Mừng một Đức Giêsu lịch-sử, là tôi không có ý chối bỏ giá-trị của Tin Mừng theo như bản-chất của Tin Mừng. Điều tôi từng nói ra đơn-giản là chỉ muốn bảo rằng các bản-văn ấy không là sử-liệu cũng chẳng là tiểu-sử nhân-vật nào hết, nhưng là các diễn-giải cho cộng-đoàn, vào thời gian và nơi chốn nào đó riêng biệt thôi.

Và, đây là điểm cuối cùng về phương-pháp làm việc của tôi. Trong cố-gắng vẽ lên ảnh-hình của Đức Giêsu thực-thụ, tôi chú ý nhiều nhất vào lớp phủ bọc có sớm nhất của truyền-thống, tức các nhu-liệu có năm tháng ngày giờ từ thập niên 30 đến 60 ở thế-kỷ đầu mà thôi, và chú-trọng đến lời nói và truyện kể nào được tìm thấy một cách biệt-lập trong nguồn mạch nhiều hơn là duy-nhất chỉ có một nhu-liệu như thế. Dĩ nhiên, các truyện kể tìm thấy ở mạch truyền-thống có thể cũng chính-xác đấy, nhưng tôi vẫn muốn xây-dựng hình-ảnh của tôi về Đức Giêsu có về trước từ các văn-bản miêu-tả bao gồm nhiều lời chứng khác nhau hơn là từ các bản-văn miêu-tả mà chỉ duy-nhất có một chứng-cứ biệt-lập, thôi. Lối làm việc như thế có thể không đảm-bảo được sự thật nhưng ít ra cũng khiến cho nó khó trở thành chuyện thiếu chính-xác.

Điều cần-thiết đối với tôi là phải trung-thực trong kiếm tìm một Đức Giêsu lịch-sử. Tôi đã từng tái tạo dựng một Đức Giêsu lịch-sử càng chính xác càng tốt. Ý của tôi không bao giờ tìm cách khám phá ra một Đức Giêsu mà tôi thích hoặc không ưa, cũng chẳng là Đức Giêsu mà tôi đồng ý hay bất mãn. Tôi không cố ý làm ra vẻ là mình đã có được ảnh-hình cuối cùng về Đức Giêsu, nhưng tôi đưa ra việc tái-tạo của mình như một kêín-tạo rất trung-thực.

Xin chuyển đến độc-giả nào muốn khám-phá đề-tài này cho kỹ hơn và muốn có chứng-cứ mang tính kinh-điển trên đó có kết-luận của tôi dựa trên các sách do tôi viết như cuốn: “Đức Giêsu Lịch-Sử: Cuộc Sống Của Một Nông-Dân Do-Thái ở Địa-Trung-Hải”, trong đó có đầy đủ lý-luận tôi từng đưa ra. Hoặc cuốn: “Đức Giêsu: một Tiểu-Sử Đầy Cách-Mạng”, là bản tóm tắt tập sách dày nói ở trên. Đằng khác, sự việc tôi trình-bày về các lời nói có gốc-nguồn ghi-chép hẳn-hoi và ảnh-hình ban đầu về Đức Giêsu được gọi là “Đức Giêsu Cần Phải Như Thế”. Cuối cùng thì, gốc rễ chằng chịt về chủ-nghĩa chống Do-thái có trong truyện kể Tin Mừng về cái chết của Đức Giêsu cũng được đề-cập trong cuốn sách mang tựa đề: “Ai là Người Từng Giết Hại Đức Giêsu?” là những cuốn cũng nên xem lại.

                                                                                                                             (còn tiếp)

Cựu Linh mục John D. Crossan
Mai Tá lược dịch
                                 
              

No comments: