Chương 2
Con Thiên Chúa,
Con Đức Nữ Trinh
Maria
(bài 4)
“Vừa qua, tôi được bãi miễn không còn làm Giám-mục của Hội
thánh Đức Kitô là Giáo Hội Các Thánh Vào Những Ngày Sau Hết, không lâu sau khi
đọc cuốn sách do ông viết có nhan đề: “Đức Giêsu Lịch-Sử: Cuộc Sống của Một Nông-Gia
Người Do-Thái ở Địa Trung Hải”. Cảm ơn
ông đã đem đến cho tôi một nhận-thức mới về Đức Giêsu mà tôi yêu mến, phụng thờ.”
Thư
của một đấng bậc ở Illinois
“Thật ra, thì: dù ông có viết cho nhiều cách mấy đi nữa cũng
chỉ để vinh-danh chính con người ông và kiếm tìm lợi lộc này nọ ngõ hầu thực-hiện
ý-đồ gì đó – chứ không để gia-tăng niềm-tin của bất cứ ai. Đồng thời, có thể:
những người đọc tư-tưởng ông đưa ra, cũng sẽ mất đi niềm tin cố-hữu của họ và có
khi còn xa rời Hội thánh nữa, cũng không chừng. Điều này có nghĩa là: bất cứ ai
có nghị-lực, đều sẽ tìm cách hợp-tác với người khác trong khi ta còn quá nhiều điều
để làm, hầu đem các linh-hồn tất-bạt đến gần Chúa hơn.”
Thư của một nữ độc-giả
ở Florida.
“Tôi có đọc bài của ông trên một tờ báo tại địa phương nọ.
Bài đó có tựa-đề như để bảo: “Học-giả kinh-điển mà lại coi Đức Giêsu là Nhà
Cách mạng nữa đây sao!”, tôi thật không mấy
hài lòng về những điều ông viết ra. Có nhiều người, lâu nay vẫn tái-sinh để trở-thành
Kitô-hữu tốt-lành, lại đã đồng-hành với các học-giả chuyên nghiên-cứu Sách
Thánh một cách hăng say không thua kém ai. Nhưng họ vẫn tự-hào có được ảnh-hình
về Chúa khác với những gì do ông tìm cách đưa ra. Chẳng hạn, ông dám ngang
nhiên bảo rằng: Đức Kitô khi xưa là một nông-gia không biết đọc/biết viết, gì hết.
Thế ra, ông không nghĩ rằng Đức Kitô là Chúa xuống trần mặc lấy thân-phận làm người
sao? Ngài là Đấng kiến-tạo mọi sự; nên kiến-thức của Ngài lại chẳng đến từ những
học-hỏi và nghiên-cứu thần-học cấp cao, sao? Ngài hiểu biết hết mọi sự và kiến-thức
Ngài nắm vững, chắc chắn còn cao hơn những gì do ông hoặc tôi hoặc bất cứ ai có
thể có, nhưng chưa từng biết, là thế đấy!”
Một phụ nữ từ Indiana
viết thư về để trần tình.
“Thần-học-gia và các nhà nghiên-cứu như ông, đúng hơn, đã
tạo cho các ngày Chúa Nhật của tôi có thêm ý-nghĩa hơn trước rất nhiều. Vì, khi
nghi-lễ phụng-vụ ngày Chúa Nhật chấm dứt, thì mọi người đều đã tham-gia sinh-hoạt
này khác để rồi sẽ thấy thoải mái mà đối đầu với một thế-giới đang phân-rã do chủ-nghĩa
triệt-để đem đến. Nhờ công-trình nghiên-cứu/diễn-giải Kinh-thánh do ông thực-hiện,
nay người đọc sẽ có được sự trung-thực để chứng-minh cho mọi người ý-nghĩa
chính-xác của Kinh Sách, đó mới là điều đáng cảm-kích, khích-lệ.”
Một
nữ giáo-dân sống ở Texas.
“Tôi rất thích giòng chảy tư-tưởng do ông chủ-trương như bậc
thày nắm vững nhiều thứ. Đặc biệt, là khi ông sử-dụng các câu châm-ngôn theo kiểu
Thiền-hành đi thẳng vào những điều khó hiểu như thể dụ-ngôn, ngõ hầu thách-thức
qui-ước cũ xưa của xã-hội. Hơn nữa, ở đây vẫn có thứ gì đó khá khôn-ngoan và cũng
rất thật, hiểu theo nghĩa siêu-hình-học thấy được nơi lời giảng-dạy của Ngài. Nếu
Kinh thánh được viết theo cách trung-thành với thực-tại, khiến tôi đây nhiều lần
vẫn tự hỏi: sao các tác-giả Kinh-thánh lại có thể đạt được chân-lý đến như thế.
Đức Kitô, có thể, Ngài cũng từng đặt chân đến Ấn Độ vào thời trẻ, nên Ngài mới
có được sự chỉ-dẫn của nhiều bậc thày đến từ Ấn Độ, cũng không chừng?
Một
giáo-dân ở Missouri.
“Thử hỏi: ông có dịp tranh-luận hoặc phân-tách các đoạn
viết và lời tiên-tri của ngôn-sứ thời trước khi các ngài tiên-đoán rằng: một nữ
đồng-trinh sẽ sinh-hạ con trai ngay tại làng BétLêHem bé nhỏ, tức: thị-trấn không
danh-tiếng nằm ở Giuđêa, lại đã cho ra đời một lãnh-tụ tuyệt vời, hầu dẫn-dắt toàn
dân Do-thái được kia chứ? Cụm từ “toàn-dân Do-thái” ở đây là do tôi dùng, để
nói rằng: tôi chưa từng thấy có ai lại tìm cách thay-đổi các đoạn Cựu-Ước hoặc
lời tiên-tri của một ngôn sứ nào, bao giờ hết! Tôi nghĩ thời buổi này, là thời trong
đó con người tìm cách “báng-bổ Đức Giêsu” cách rất triệt-để.”
Một người sống ở
Florida.
“Tôi biết chắc ông đã gia-nhập nhóm “Chuyên-Đề Về Đức
Giêsu” nên đã có lời đồn trên tờ “Toronto
Star Report” cho rằng: ông không còn tin vào các giáo-điều cần-thiết cho niềm
tin Kitô-giáo, nữa! Tôi e rằng: chúng ta đi quá trễ trong việc chứng-minh hoặc
phản-bác tính xác-thực của Kinh thánh! Chỉ cần cảm-nhận văn-bản Kinh thánh bằng
niềm tin của mình thôi, cũng đã đủ đấy ông John D Crossan ạ! Ngoài ra, như thế há
chẳng phải là ông và tôi, ta vẫn cần có Đức Giêsu để xin Ngài miễn cho ta các tội
hoặc lỗi phạm mình vướng mắc sao? Sao ông lại bán-tín-bán-nghi, như thế? Ông có
được gì khi chối-bỏ những điều cốt-thiết của niềm tin đi Đạo, như thế chứ?
Một
người Canađa đưa ra vấn nạn như trên.
“Nghe ông trả-lời câu hỏi do ký-giả Terri Gross đưa ra ở buổi
phỏng-vấn trong chương-trình “Làn Gió Lành”, là tôi đi tìm ngay cuốn sách do ông
viết có tựa-đề: “Đức
Giêsu: Một Tiểu-Sử Đầy Cách-Mạng”; và thấy
cũng vui khi đọc cuốn sách ấy. Là người có được một nền giáo-dục chính-qui như
những người Công-giáo sống ở Boston, lại theo học trường Công-giáo và sinh-hoạt
với nhóm Thiếu-nhi Thánh-thể ở nhà thờ, nên tôi học được khá nhiều điều về tội
trọng/tội nhẹ, Chặng Đàng Thánh Giá, Triều Thiên gai, chốn luyện hình và hoả ngục
nóng bỏng cùng nhiều điều khác, nhưng tôi chưa bao giờ được dạy cho biết về cuộc
sống của Đức Giêsu và thông-điệp Ngài chuyển đến với mọi người. Nhất thứ, là sự
công-bằng tuyệt-đối mà Ngài vẫn dạy ta thực thi. Bằng việc bác-bỏ những gì tôi
được dạy về Đức Nữ Trinh Maria đã sinh con đẻ cái, cùng các phép lạ do Ngài làm
và sự sống lại của Ngài nữa; nhưng tôi lại chưa được học về các vấn-nạn như câu:
Đức Giêsu, Ngài là Ai? là Gì thế”
Một
giáo-dân ở New Hampshire
Truyện Đức
Giêsu sinh ra làm người
có dính
gì tới lịch-sử nhân-loại không?
Bằng
vào cụm từ “Đức Giêsu Lịch Sử”, tôi
có ý nói đến một người từng lữ-hành trên các đường đất gồ ghề đầy cát bụi, ở
Galilê. Đức Giêsu lại cũng rong ruổi đường trường, từng ăn uống với nhiều người;
và, Ngài lại đã giảng-dạy nhiều điều về Vương Quốc Nước Trời, nữa. Cuối cùng, Ngài
đã bị bắt và đem đi xử tử, đó là điều mà các nhà nghiên-cứu lâu nay từng
xác-quyết chứng-thực về Ngài, theo sử-tính.
Tuy
nhiên, có một số truyện mà nhiều người từng nghe/biết về Đức Giêsu, lại thấy
không có chút ánh sáng nào soi-rọi coi Ngài như Nhân-vật Lịch-sử trổi bật, hết.
Tôi muốn qui-chiếu các truyện về thời thơ-ấu và việc sinh-hạ Hài Nhi mà ta vẫn
nghe biết vào mỗi dịp lễ trong đó có nhân-vật chính là Đức Maria và ông Giuse lại
đã đặt Hài Nhi Giêsu nằm trong máng đựng cỏ dành cho bò lừa ăn. Hiện-trường diễn-tiến
việc Đức Giêsu xuất hiện với đời thường còn có các mục-đồng chăn cừu, thêm các
nhà thông-thái từ phương Đông đến, và cả đến thiên-thần tả/hữu vẫn ở quanh Ngài.
Truyện Đức Giêsu sinh hạ làm người, là một dụ-ngôn giả-tưởng mang tính-chất rất
tôn-giáo, nếu ta muốn gọi thế cho gọn nhẹ. Riêng tôi, sẽ tìm cách trưng-dẫn các
dấu-chỉ cho thấy điều này không có ý bảo rằng: những chuyện như thế không phải
là không có giá trị. Nhưng, điều tôi muốn nói ở đây, chỉ có ý bảo là: ta không
nên hiểu các truyện kể như thế theo “từng chữ” có tính sử đã xác-minh. Đúng
hơn, chỉ nên coi đó như khúc nhạc dạo đầu cho vở nhạc-kịch diễn-tấu trên sân-khấu
Broadway, NewYork mà thôi. Nhạc dạo đầu, bao giờ cũng bắt kịp chủ-đề được trình-tấu
mà các nghệ-sĩ diễn-tả cách trọn-vẹn ở tuồng kịch. Và ở đây, hai tác-giả
Mát-thêu và Luca, lại đưa ra hai phiên-bản dị-biệt trong truyện Đức Giêsu chào
đời. Bởi thế nên, nhạc “dạo đầu” bao giờ cũng khác nhau, ở nhiều chỗ.
Ông lại bảo: truyện Đức
Giêsu chào đời là chuyện giả-tưởng mang tính-chất tôn-giáo, điều này chắc chắn sẽ
tạo cú “shốc” cho niềm-tin của tín-hữu. Vậy, ông thấy có phản-ứng gì về chuyện
này hay không?
Thật
ra thì: phản-ứng của người nghe cũng lẫn lộn. Dĩ nhiên, tôi đây từng nhận khá
nhiều bức thư lên án tôi thật hết mực. Một số vị gửi thư, còn tỏ ra giận-dữ với
riêng tôi và rồi còn cho đăng các lời ấy ngay trên báo-cáo/tờ trình này khác nữa.
Tuy nhiên, các vị này lại tiếp-tục cho in lập-trường của tôi, không ngừng nghỉ.
Mặt
khác, tôi cũng nhận được ý-kiến phản-hồi từ nhiều vị khác, ở các nơi, vẫn tỏ lòng
cảm-kích biết ơn tôi, khi bảo rằng: mình không thấy đó là việc cần-thiết để bỏ lại
tâm-tư bên ngoài cửa nhà thờ, mỗi khi đặt chân vào chốn phụng-thờ để cử-hành
nghi-thức này khác. Bà con còn cảm ơn tôi khi nhận ra rằng: nay, ai nấy đều có
thể định-lượng cách nghiêm-túc các thông-điệp do Đức Giêsu đưa ra, mà không cần
nhấn “từng chữ”, về chi-tiết.
Tôi
cam đoan với quí vị, rằng: tôi đây chẳng lợi-lộc gì, để cứ tự đặt mình vào tình-huống
như chàng trai tên “Grinch” nào đó từng cướp đi ý-nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh cách
triệt-để. Tôi vẫn thường tự bảo với mình là phải hành-xử sao cho lương-thiện theo
như tư-cách của sử-gia khi giáp mặt với mọi yếu-tố hầu khám-phá ra sự việc
tương-tự. Dầu vậy, phương-án của tôi vẫn là làm sao đạt được mục-đích tích-cực,
tức: trình-bày sự việc Đức Giêsu đến với ta ngang qua các tông-đồ của Ngài một
cách văn-hoa, sử-tính, có nghiên-cứu hẳn hòi về các nền văn-hoá khác-biệt. Mục-tiêu
tôi nhắm tới, không phải để tạo cú “shốc” cho người nghe/biết hoặc vạch trần điều
gì đó cốt để mọi người thấy được sự thật. Ngược lại, tôi chỉ muốn đưa ra một Đức
Giêsu có mặt với lịch-sử theo cách xem xét cho rõ càng nhiều chi-tiết càng tốt;
và càng xa giả-thuyết của các thần-học-gia này khác lại càng hay.
Ông còn bảo: tác-giả
Mát-thêu và Luca kể truyện Đức Giêsu sinh hạ làm người theo cung-cách khác-biệt.
Vậy, xin cho chúng tôi biết sự khác-biệt giữa hai tác-giả này ở chỗ nào?
Giả
như quí vị có bộ tượng Giáng Sinh bằng đất đem về trưng ở nhà mà lại muốn đặt lên
bàn vào dịp Giáng Sinh, thì: chắc chắn bộ tượng ấy sẽ tập-trung vào máng cỏ đựng
đầy trấu. Thông thường thì, người nặn tượng bao giờ cũng đặt vào máng-đựng-trấu
ấy thân mình bé bỏng của Hài Nhi Giêsu. Thêm nữa, tượng Giáng Sinh bao giờ cũng
kèm theo tượng Đức Maria ở tư-thế khom lưng quỳ cạnh máng trấu đựng Hài-Nhi,
con của bà. Trong khi đó, cụ ông Giuse lại thẳng người đứng ở đâu đó, cũng rất
gần. Cùng trong bộ tượng, chắc thế nào cũng phải kèm thêm mấy chú lạc-đà do các
nhà thông/thái đạo-sĩ đưa đến. Các vị này, quả là đấng bậc vị vọng có thân hình
to lớn đem quà đến biếu tặng Hài Nhi bé nhỏ đang nằm đó. Cũng có thể, lại có
chú bò/lừa hoặc chiên cừu nằm cạnh với người chăn bé nhỏ, cũng không thiếu. Và,
có lẽ tại chòi trú-ngụ quê-kệch này, vẫn thấy lấp lánh ở trên cao một vì sao
sáng chói. Phía sau đó, lại thấy lởn vởn một hai thiên-thần mang cánh bé nhỏ bay
vất vưởng, để làm nền.
Theo
óc tưởng-tượng của người thường, ta hay đặt chung vào cùng một cảnh trí, nhiều
chi-tiết và ý-tưởng gộp chung lại từ hai trình-thuật ở Tin Mừng riêng-biệt. Thật
ra thì, cả hai trình-thuật kể việc Đức Giêsu sinh ra ở trần-thế, lại khác nhau rất
nhiều. Ở trình-thuật do tác-giả Luca kể, ta có máng đựng toàn cỏ/trấu, có mục đồng
và thiên-thần đến hầu cận. Ở trình-thuật của tác-giả Mát-thêu, ta có các nhà
thông-thái/đạo-sĩ đã từ phương Đông đến với Hài Nhi Giêsu lại không ghé “chòi
quê” trú-ngụ dành cho loài thú ở qua đêm, nhưng lại đến tận nhà ở của Hài Nhi để
thăm viếng cách đàng hoàng. Tác-giả Mát-thêu vẫn tiếp-tục truyện kể để mô tả
các nhà thông thái/đạo sĩ có đến gặp cả vua Hêrôđê, là người chỉ muốn gặp cho bằng
được Hài-nhi nào đó sắp trở thành vị vua tương-lai của Do-thái. Rồi, truyện Đức
Maria đã cùng cụ ông Giuse và Hài Nhi Giêsu lẩn sang nước láng giềng Ai Cập để
tránh cơn giận đùng đùng của các vua quan muốn giết hại các bé trai chưa đầy
hai tuổi ở trong vùng, là cốt triệt-hạ Hài Nhi là đấng cứu dân độ thế trong
tương lai, tức Đức Giêsu bé nhỏ. Các chi-tiết do tác-giả Mát-thêu kể lại, không
thấy có ở trình-thuật do tác-giả Luca diễn-tả.
Nếu
diễn-tả bằng biểu-đồ đơn-giản ở dưới, ta sẽ thấy sự khác-biệt giữa hai truyện kể
thời thơ-ấu của Đức Giêsu do hai tác-giả Mátthêu và Luca đưa ra. Cả hai tác-giả
này đều vẽ ra các chương hoặc đoạn “phim tập” có ở trình-thuật này, nhưng lại
không thấy ở trình-thuật kia, như:
Truyện do tác-giả
Mát-thêu kể
|
Truyện do tác-giả
Lu-ca kể
|
*Thiên
thần hiện đến với cụ ông Giuse
*Các
nhà thông-thái đến từ phương Đông
*Hài-Nhi
Giêsu có mặt ở nhà
*Hêrôđê
tàn-sát các trẻ nhỏ
*Hài-Nhi
Giêsu qua Ai-Cập lánh nạn
|
*Việc
cưu mang sinh hạ ra Gioan Tẩy Giả
*Sứ-thần
hiện đến với Đức Maria
*Kiểm-kê
dân-số thế-giới toàn đế quốc
*Thiên-thần
hát xướng như ca-đoàn
*Cắt-bì
cho trẻ Giêsu
*Lời
tiên-tri do ngôn-sứ Anna và Simêôn nói
|
Tuy
thế, ta vẫn lại có thể trích ra ở đây nhiều điều hơn nữa. Chẳng hạn như: Tin Mừng
đầu tiên do tác-giả Mác-cô viết là văn-bản gốc được cả hai tác-giả Mát-thêu và
Lu-ca dựa vào đó làm nền. Nhưng tác-giả Mác-cô lại không nói gì về sự-kiện Đức
Giêsu sinh-hạ làm người. Tác-giả Mác-cô lại chỉ nói về Đức Giêsu như một nhân-vật
trưởng-thành từng đặt chân đến bên bờ sông Giođan để đón-nhận cuộc tẩy rửa do
ông Gioan thực-hiện. Các bài viết xưa cũ nhất ở Tân Ước, tức thư-từ do Phaolô
tông-đồ soạn, không ghi-chú chỉ-dẫn nào hết về các truyện sinh hạ hoặc thời thơ-ấu
của Ngài hết. Và Tin Mừng của Gioan thánh-sử, thì: thay vì kể những truyện như
thế, tác-giả này lại bắt đầu bằng suy-tư chiêm-niệm về Lời của Chúa. Thành thử,
có thể nói: các truyện kể về sự ra đời của Đức Giêsu chỉ thấy có ở Tin Mừng của
tác-giả Mát-thêu và Luca, nhưng các truyện ấy, tự bản-chất, lại khác nhau rất
nhiều điều.
Điều
này có nghĩa, là: thật ra, ta chẳng có được văn-bản lịch-sử về sự-kiện ấy. Đúng
hơn, những gì ta có lại là những điều ta sánh ví như bản dạo đầu của nhạc-kịch,
mà thôi. Nói thế tức bảo rằng: đó là các bài tiền-tụng cho các trình-thuật
riêng rẽ từng bắt chụp vài chủ-đề trong Tin Mừng khác nhau, mà thôi. Các bài
này kể cho ta biết rất ít về hoàn-cảnh lịch-sử vào lúc Đức Giêsu hạ sinh.
Nhưng, các bài này lại kể rất nhiều về quan điểm của tác-giả Luca và Mátthêu về
địa danh, nơi Đức Giêsu có mặt trong câu truyện kể về dân Ngài.
(còn tiếp)
Cựu Linh mục John D.
Crossan
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment