Chương 2
Con Thiên Chúa,
Con Đức Nữ Trinh
Maria
(bài 6)
Vậy, ý ông muốn nói
là truyện Đức Nữ Đồng-Trinh sinh con không phải để ứng-nghiệm lời ngôn-sứ, mà
là truyện giả-tưởng dựa vào lời tiên-tri cổ, ư?
Vâng.
Đúng là ngôn-sứ Ysaya không
tiên-đoán gì về sự-kiện Đức Giêsu sinh ra đời, hết. Nhưng, tín-hữu thời
tiên-khởi lại thấy nơi Ngài một ứng-nghiệm
lịch-sử do các vị này tiên-đoán. Thế nên, các tín-hữu thời ấy không thấy có
điều gì rắc-rối khi sử-dụng truyền-thống cổ/xưa làm nòng-cốt cho truyện kể, về
Ngài.
Ở
đây, tôi lại xác-định thêm một lần nữa cho rõ nghĩa, là: lâu nay, tôi vẫn giải-thích
truyện kể về bậc nữ-lưu-trẻ lại thụ-thai sinh con như một tuyên tín về ý-nghĩa của sự việc Đức Giêsu sinh hạ làm người, không là công-bố
bao-hàm ý-nghĩa sinh-học khi nói về xác-thể của Đức Maria. Việc sinh hạ từ vị
nữ-lưu là một biểu-tượng về niềm tin. Tin rằng: Đức Giêsu đã trưởng-thành, nhưng
được dự-phóng theo hướng quay ngược về với thời-gian kể từ thời thơ-ấu của Ngài,
thôi.
Truyện kể việc Đức Giêsu sinh-hạ tại thôn
làng bé nhỏ là Bê-Lem lại cũng xảy đến một tiến-trình hệt như thế.
Hai tác-giả Mát-thêu và Luca, đều đồng-thuận
là Đức Giêsu đã sinh-hạ tại BêLem, một thôn làng bé nhỏ ở miền Nam Giêrusalem nằm
về phía các ngọn đồi ở Giuđêa. Nhưng, một lần nữa, ta đang đi vào lĩnh-vực
không-mang-tính-cách-lịch-sử, mà là truyện giả-tưởng mang hình-thái tôn-giáo, có
nguyên-do cũng không khác. Tác-giả Mát-thêu đặc-biệt kể cho ta biết: Đức Giêsu sinh
hạ như người thường, là để ứng-nghiệm lời tiên-tri thời xưa cổ ghi ở sách Micah
khi ông nói: lãnh-tụ Israel chắc-chắn xuất-hiện tự thôn làng bé nhỏ là BêLem.
Dù tác-giả Luca không trích-dẫn sách Micah đoạn 5 câu 2 một cách rõ rệt, nhưng
ông lại cũng coi việc Đức Giêsu sinh-hạ, như để thể-hiện một hy-vọng có được Đấng
Thiên-Sai xuất từ dòng-dõi Đavít.
Nay có thêm lằn-sáng chiếu-rọi khá thú vị, lại
cứ bảo: tác-giả Mát-thêu khẳng-định rằng: Đức Nữ-trinh Maria và ông Giuse từng sinh
sống tại thôn-làng BêLem nhỏ bé này. Tuy nhiên, tác-giả Luca bắt đầu truyện kể
bằng sự-kiện ông Giuse và bà Maria lại đã sống ở Nazarét, nên các Đấng mới phải
quay về BêLem để sinh con. Và, cung-cách được tác-giả Luca kể chuyện bà mẹ sinh
con mà còn đồng-trinh/sạch-sẽ, là sự việc “có một không hai”, và là câu truyện
nổi đình/nổi đám nhờ nghị-quyết do hoàng-đế Augustus ban-hành, tức có nghĩa của
một:
“chiếu chỉ,
truyền kiểm-tra dân-số trong khắp cả thiên-hạ. Đây là cuộc kiểm-tra đầu-tiên,
được thực-hiện thời ông Quiriniô làm tổng-trấn xứ Xyria. Ai nấy đều phải về
nguyên-quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ Nazarét, miền Galilê đã lên
thành vua Đavít tức là BêLem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia-đình dòng-tộc
Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Maria,
lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt
khai hoa.” (Lc 2: 1-6b)
Tuy nhiên, truyện như thế lại cũng tạo ra một
số vấn-đề dễ nảy sinh thêm. Trước nhất, là: thời hoàng-đế Augustus trị-vị
Do-thái chưa từng thấy có cuộc kiểm-tra dân-số nào trong toàn đế-quốc La Mã, cả.
Hai nữa, khi ấy, thật sự chỉ có mỗi cuộc kiểm-phê dân-tình ở địa-phuơng nhỏ do
tổng-trấn Syria là Quiriniô ra lệnh, nhưng sự việc lại xảy đến chỉ mười năm sau
khi Hêrôđê Đại-đế được giả-định là ông đang trị-vì đất nước này, khi Đức Giêsu
sinh hạ.
Yếu-tố thứ ba, ta thừa biết là: các nghị-quyết
về thuế ban-hành trong toàn đế-quốc La Mã, thì mọi người đều phải đăng-ký
chân-đinh nơi mình sinh-sống và làm việc. Việc này, không buộc người nạp thuế
phải quay về chốn quê-cha/đất tổ để ghi-danh, mà chỉ cần về lại nơi mình làm việc,
mà thôi. Thực-hiện chuyện này vào thời hôm nay, quả thật vẫn là cơn ác-mộng, rất
hỗn loạn. Điều này nói ra cũng hơi buồn, là câu truyện về chuyến lữ-hành quay về
lại thôn làng nhỏ bé BêLem và việc Đức Giêsu hạ-sinh làm người thường lại kể là
Ngài được đặt trong máng đựng cỏ dành cho bò/lừa ăn, như thế cũng quá đẹp để trở-thành
sự-thật.
Và như thế, lại cũng gợi lên một hình-ảnh nở
rộ cho nghệ-thuật ở phương Tây, cả về âm-nhạc lẫn việc tôn-sùng/ái-mộ nữa. Nhưng,
thực-tế cho thấy: hành-trình về quê cũ để thực-hiện việc kiểm-kê/đăng-ký thuế má
ở đây lại là truyện giả-tưởng mang sắc mầu thiêng liêng rất thánh hoá, tức một
thứ hư-cấu do trí tưởng-tượng của tác-giả Luca tạo ra, nhằm áp-đặt bậc cha mẹ Đức
Giêsu vào sự thể phải quay về Bê-Lem để sinh con đẻ cái. Thú vị hơn nữa, Tin Mừng
do tác-giả Gioan viết ở chương 7, lại dẫn đến tranh-luận về sự thể hỏi rằng: Đức
Giêsu có phải là Đấng Mêsia không? Và, có vị thức-giả nọ lại đã biện-luận rằng:
Ngài không thể như thế được, bởi Đấng Mêsia phải xuất-hiện từ thôn làng BêLem mới
đúng cách. Lại có câu hỏi vẫn nại rằng: nếu tác-giả Tin Mừng Gioan chưa bao giờ
nghe biết về đòi hỏi Đức Giêsu phải được sinh tại Bê-Lem ra như thế hoặc nếu thực
sự là thế thì, tác-giả Tin Mừng của ta cũng sẽ không tin điều đó.
Tranh-luận ở đây, giống như việc “bới lông
tìm vết” theo cung-cách việc-ấy-phải-như-thế-mới-được. Điều quan-trọng để thành
vấn-đề, là: bên dưới các truyện như thế, vẫn trải dài một xác-tín những bảo rằng:
Đức Giêsu là Con Thiên-Chúa và là Đấng Mêsia theo dòng Đavít. Việc nói lên
thân-thế Đức Giêsu đã ăn sâu vào truyền-thống vốn dĩ hiện-diện trong đầu tín-hữu,
ngay từ ngày đầu thế-kỷ thứ nhất. Thế nên, sự sinh-hạ cách đặc-biệt ở đây, được
hiểu rằng: việc đó không chỉ thấy có trong một số cộng-đoàn tín-hữu mà thôi. Và,
sự việc như thế, là cung-cách khá ấn-tượng hầu diễn-bày niềm tin-tưởng cũng rất
chung của mọi người. Kể ra như thế, là do Kinh sách thời xưa/cổ đề ra, vẫn là động-cơ
thúc-đẩy các câu truyện tôn-giáo theo thể-thức phóng con đường thẳng-tắp còn tiếp-diễn
mãi sau này.
Vậy xin hỏi: có yếu-tố
nào trong lĩnh-vực lịch-sử giúp ta biết rõ việc Đức Giêsu sinh-hạ làm người và chuyện
thời thơ-ấu của Ngài diễn-tiến thế nào không?
Thật ra, cũng hơi quá nếu ta cứ nhắm sự việc mình
đang bàn. Có thể, Đức Giêsu đã sinh ra trước đó một ít năm, trước những ngày đầu
thế kỷ thứ nhất, tức: chung quanh thời điểm kết-thúc triều-đại Hêrôđê Đại Đế, mà
thôi. Đức Giêsu sinh từ ông Giuse và bà Maria là những vị từng sinh sống ở Nazarét,
một thôn-ấp bé nhỏ có dân-số chừng vài trăm nhân-đinh, mà thôi. Tin Mừng do
tác-giả Mác-cô viết, còn cho biết: Ngài có đến bốn anh em ruột (trong đó có: ông
Giacôbê, Giôshê, Giuđa và Simôn); và ít nhất, Ngài còn có hai người là chị hoặc
em gái mà danh-tánh các vị này không được định-vị. Ta còn biết đôi điều về
giai-cấp xã-hội trong đó Đức Giêsu đã hạ-sinh, nữa. Tôi sẽ quay lại đề-tài này
một cách chi-tiết hơn, ở chương sau.
Quả thật, ý-nghĩa câu truyện về sự hạ-sinh thực-sự
không nằm ở dữ-kiện lịch-sử mà câu truyện đem đến cho ta. Nhưng ý-nghĩa ấy lại
nằm ở nơi nào khác. Thôi, để tôi tìm cách đạt ý-nghĩa đó bằng cách kể cho quý vị
nghe một câu truyện khác nói về sự sinh con đẻ cái trong vùng Địa Trung Hải, thời
xưa cổ.
Sử-gia Suêtôniô của La Mã đã kể câu truyện thụ-thai/sinh-hạ
ra Augustus là hoàng-đế đầu tiên của La Mã và vào thời Đức Giêsu hạ-sinh. Sử-gia
này, chỉ kể truyện ấy ở ở đoạn cuối cuốn sách về thân-thế và sự-nghiệp của
Augustus, cùng những điều kỳ-diệu và dấu-chỉ đồng diễn-tiến khi ông ta chết.
Vào đêm mà thân-mẫu của ông là bà Atia đã thụ-thai ra ông, thì bà chợt thiếp đi
trong phút chốc ở Đền Thờ Apôllô và khi ấy, bà đã thụ-tinh từ thần-linh rất
thánh theo hình-thái một con rắn. Trong khi đó, cha của Augustus là ông
Octavius đang ở nhà, lại nằm mơ thấy mặt trời mọc lên trong bụng vợ. Nói cách
khác, hoàng-đế Augustus được thụ-thai cưu mang từ người cha là thần-linh thánh
hoá với một người nữ phàm-trần.
Giả như quý vị nghĩ câu truyện như thế không
có dụng-ý nào về chính-trị và xã-hội mà chỉ là hình-thức tuyên-truyền/quảng-bá
cho đế-quốc thì hãy xem nghị-quyết xưa cổ ở bên dưới từng ra lệnh thay-đdổi
niên-lịch trong toàn tỉnh của La Mã là châu Á lúc bấy giờ. Điều này được tìm thấy
trên mộ bia bằng cẩm-thạch có trong tất cả mọi đền đài Á-châu cung-hiến cho đế-quốc
La Mã và hoàng-đế có ghi rằng:
“Trong lúc Đấng Quan Phòng... từng... tô-điểm cuộc đời
chúng ta bằng sự tốt-lành/hạnh-đạo cao-cả nhất là Augustus nơi cung lòng tốt
lành của Ngài lại đã ban cho ta và những người đến sau ta [một Đấng Cứu-tinh] vốn
dĩ làm cho chiến-tranh chấm-dứt và vị hoàng-đế sẽ đặt-để hết mọi sự được bình
yên trật-tự... bằng một kết-quả là ngày sinh của Chúa chúng ta báo-hiệu sự khởi-đầu
của Tin Vui Hiền Hoà cho toàn thế-giới do Ngài là hoàng-đế... thế nên...”
Và cứ thế, nghị-quyết tiếp-tục ban lệnh cho mọi
người biết là năm mới sẽ bắt đầu ở tất cả mọi thành-phố của châu Á bằng ngày
sinh của César Augustus.
“Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm
trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng
và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của
Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ:
"Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là
tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong
thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người:
anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Bỗng có
muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
Nay, ta bắt đầu thử nhìn vào câu hỏi thực-tiễn
do tác-giả Mátthêu và Luca đề ra, là: Thiên-Chúa được tìm thấy ở nơi nào trên trái
đất? Phải chăng nơi hoàng đế Augustus,
hoặc nơi Đức Giêsu, một nhà nông? Hãy dùng cả hai truyện kể theo nghĩa sự thể
có thật hoặc có tính-sử hoặc hiểu hai truyện theo nghĩa siêu-hình-học và biểu-tượng,
nhưng cứ giáp mặt với thách-đố có ở cả hai nơi: tìm đâu ra sự hiện-diện của
Thiên-Chúa nơi sức-mạnh quyền-uy của vị tướng viễn chinh từng chiến-thắng, áp-bức
hoặc nơi kẻ thua thiệt bị đày đoạ.
Để chứng-tỏ rằng: tôi đây không phải là người
chỉ tưởng-tượng ra câu hỏi từ những người đang sống ở thế-kỷ thứ 21 có quan-điểm
rất chững-chạc, nay ta quay trở về với lời phẩm-bình của người ngoài Đạo, là
Celsius. Ông này chẳng bao giờ tranh-cãi về chuyện nữ-phụ đồng-trinh mà lại
sinh con là chuyện không thể tin được, chuyện ấy chỉ có thể, không chỉ có ý nói
chuyện không thể tin được là chỉ dành cho lớp người thuộc thành-phần giai-cấp
thấp , tức một nông-dân Do-thai không ai như Đức Giêsu. Ông Celsius nói: “Đó là chuyện phi-lý, không thể có được!” Chính
ông cũng từng biết rất nhiều tryện kể về việc sinh-hạ ra các anh hùng người
Hy-Lạp. Nên, câu hỏi của ông về Đức Giêsu, là:
“Những gì quý vị từng làm bằng lời nói hoặc hành-động về
các vị anh-hùng thời cổ, quả thật tuyệt-vời!”
Những gì khiến cho Celsius bận-tâm hơn cả,
không ở việc tuyên-bố Đức Giêsu là thần
thánh, mà là khẳng-định cho rằng Đấng thánh-thần lại là Đức Giêsu. Thật sự, thì: tính cao-thượng
về giai-cấp lại rất gần với gốc-gác của việc ông ta đối-kháng lại Đạo Chúa. Ông
phiền-trách rằng đạo-giáo tôn-thờ Đức Giêsu bắt rễ từ các giai-cấp ở dưới thấp
nên mới phát-triển phần lớn với những người tầm-thường và thất học. Thành thử
ra, không chỉ mỗi tôi, John Dominic Crossan, một học-giả ở vào thế-kỷ thứ 21 mới
nói rằng ý-nghĩa của các truyện kể nói trên nằm ở đâu đó hơn là chính việc hiểu
từng chữ theo nghĩa đen của truyện ấy.
Các nhà phê-bình thời cổ xưa cũng đã biết rằng
vấn-đề còn sâu-sắc hơn thế, chẳng hạn bảo rằng: có ai ở giai-cấp thấp là giới
nông-gia lại giống như Đức Giêsu không? Điều này chỉ mỗi Thiên-Chúa mới mặc khải
cho ta biết được mà thôi. Ai là người tin được như thế?
Hãy cho tôi thêm ở đây một suy nghĩ bảo rằng
nếu ta có tác-giả Mát-thêu và Luca hiện diện ở đây, hôm nay, và hỏi các vị này
xem ta có buộc phải đọc các truyện này theo từng chữ hay không, thì chắc các vị
ấy sẽ nói : Quý vị không thấy sao? Qúy vị
đang luột mất ý của chúng tôi rồi!” Thành thử, cũng không đủ để ta chỉ nói
rằng trong truyện giáng sinh đây, chẳng có ngôi sao nào dẫn đường, không máng cỏ,
cũng chẳng có BêLem, mục-đồng chăn chiên, không có thiên-thần lượn quanh và
cũng chẳng có chuyện nữ-lưu đồng-trinh lại sinh con, hết.
Tất cả những điều tiêu-cực ấy thật rất toàn-hảo,
thế nhưng chúng lại đi ra ngoài ý-tưởng của tác-giả viết truyện, cũng rất rõ.
Truyện kể đây, yêu cầu người đọc hoặc nghe có câu hỏi đích-thực, vào thời đó cũng
như bây giờ, là: ta tìm được ở đâu Đấng thánh-thiêng mặc-khải cho con người ở
dưới đất, tìm nơi César hay Đức Giêsu? Nơi những lớn-lao/to đùng của đế-quốc hoặc
sự khó nghèo của dân quê? Tìm thấy Ngài nơi sự thống-trị và khuất-phục người
khác từ trên xuống, hoặc nơi sự tự tin và giải phóng tự dưới đáy ngược lên
trên? Đó là những câu hỏi đưa ta, tức người đọc, vào với ý-nghĩa thực-thụ của cốt
truyện về sự sinh hạ Đức Giêsu.
Nếu việc thụ-thai Đức
Giêsu kiểu đồng-trinh sạch sẽ không là sự thật hiểu theo nghĩa đen, Như thế là
ông có ý bảo Đức Giêsu không phải là Con Thiên-Chúa, hay sao?
Không phải thế. Nhưng, ở đây tôi muốn nhấn mạnh
đến sự khác-biệt giữa lời tuyên-bố về một sự-kiện xảy ra và lời tuyên-xưng của
niềm tin. Bảo rằng: Đức Giêsu là người phàm hoặc nói: Đức Giêsu đến từ thôn
làng Nazarét, là lời tuyên-bố về một sự-kiện mà bất cứ ai cũng có thể đưa ra. Còn,
nói: Đức Giêsu là Chúa hoặc bảo rằng: Đức Giêsu đến từ Thiên-Chúa, lại là lời
tuyên-xưng từ niềm tin, mà chỉ có tin-hữu Đức Kitô mới thể-hiện mà thôi.
Niềm tin ấy xác-quyết rằng ta gặp được
Thiên-Chúa hiện-diện với ta cách đặc-biệt, riêng rẽ và duy-nhất nơi Đức Giêsu
mà thôi. Thế nhưng, Đức Giêsu là Cúa hoặc Đức Giêsu là như Thiên-Chúa-đến-ở-với-ta
là mối tương-quan giữa ta và Đức Giêsu. Điều này không như thể sao-ảnh điện-tử
từ thân mình Đức Giêsu lẽ đáng mặc-khải cho ta bất cứ thứ gì không là con nưới
hoặc siêu-nhân Cụm-từ “Chúa thánh thiêng” xác-nhận quan-hệ mật-thiết giữa Thiên
Chúa, Đức Giêsu và các kẻ tin.
Trả lời câu hỏi vừa rồi,
có phải là ông cố ý tránh sử-dụng danh xưng Con Thiên-Chúa, không?
Vâng. Tôi cũng nghĩ thế. Nhất là, khi từ-vựng
“Người Con” được nhấn mạnh ở nơi thế-giới trong đó Đức Giêsu sống, thông thường
được qui về người con trai đầu lòng. Và, điều đó còn có nghĩa: người ấy là con
thừa-tự. Ta là những người vẫn gọi Đức Giêsu là “Con Thiên-Chúa” vốn khẳng-định
rằng tất cả mọi quà tặng thánh-thiêng ban cho ta là nơi và ngang qua Đức Giêsu.
Thế nhưng, với thế-giới của ta hiện đang sống, thì ngôn từ “Cha/con” lại ra như
có tính thống-trị kiểu trịch-thượng và độc-quyền; và tôi thấy đó là điều cần-thiết
để ta sử-dụng nó đối nghịch lại bối-cảnh hiện giờ. Nhưng, một lần nữa, tôi vẫn
muốn nhấn mạnh một điều rằng tôi vẫn tuyên-xưng Đức Giêsu là Con Thin-Chúa; điều
đó không có gì liên-quan đến chuyện Thiên-Chúa can-thiệp vào quan-niệm thường
tình là Đức Giêsu sinh ra từ người mẹ là Đức Maria và người cha là ông Giuse.
Chuyện thụ thai theo cách đồng-trinh sạch sẽ
do bởi có sự can thiệp của Thiên-Chúa là dụ-ngôn nói lên câu truyện giả-tưởng từng
được tin tưởng về quan-hệ độc-nhất vô nhị giữa Thiên-Chúa, Đức Giêsu và tín-hữu
Đức Kitô.
Đạo Chúa vẫn luôn khẳng-định
rằng điều này chắc chắn đúng thực có một không hai, bởi Đức Giêsu của ta được mẹ
thụ thai rất từng chữ và đúng theo lịch-sử do Thiên-Chúa đặc-biệt can-thiệp vào
đó. Việc gì xảy ra để ta khẳng-định như thế như Đức Giêsu không do Đức Maria thụ-thai
đúng từng chữ và theo như lịch-sử do quyền-năng Thánh-Linh làm nên, đây?
Tất cả niềm tin đều như Tình
Thương-yêu, tức: phải được trải-nghiệm một cách căn-bản như đặc-trưng duy-nhất
rất tuyệt-đối. Khi người đàn ông yêu thương một người đàn bà nào đó, thì người
đàn-ông này yêu-thương người nữ-phụ
ấy, mà thôi. Nhân-loại ta, vào
các thời-khắc sâu-lắng nhất và ở chiều sâu đặc-biệt thẳm sâu nhất. Hãy thử tưởng-tượng
câu chuyện này: tôi thức giấc vào buổi sáng vẫn thấy bà vợ mình ở cạnh bên, nên
mới bảo: “Nếu anh không gặp em hôm ấy, và
không thật lòng thương yêu em rất mực, rồi cưới em làm vợ, thì có thể anh sẽ gặp
người đàn-bà nào khác, rồi động lòng yêu-thương người ấy và cưới người ấy làm vợ
và rồi cũng thức-giấc thấy bà ấy ở cạnh bên, như sáng nay, thôi.”
Đó là cách nói chẳng khôn và cũng chẳng khéo
chút nào để bắt đầu một ngày dài khá sớm sủa. Và, rõ ràng là: ta cũng biết chắc
điều ấy cũng đúng thực. Bởi thế nên, niềm-tin cũng giống như Tình yêu phải được
trải-nghiệm như duy-nhất chỉ một điều, rất tuyệt-đối và không thể thay thế được.
Thế nhưng, ta cũng biết rằng: mọi người khác lại
cũng trải-nghiệm niềm tin của họ theo cách cũng độc nhất, tuyệt-đối và không gì
có thể thay thế được. Mọi tôn-giáo hay Đạo của Chúa cũng như các tôn-giáo khác
phải được trải-nghiệm như đạo tuyệt-đối duy-nhất với kẻ tin. Nhưng tất cả
tôn-giáo hay Đạo của Chúa cũng như mọi đạo, phải công-nhận rằng các đạo nào
khác cũng đều trải-nghiệm sự hiện-hữu duy-nhất, rất tương-tự. Tôn-giáo có thể
và ngay cả đến việc so-sánh đạo của mình với đạo-giáo khác bằng việc diễn-tả
như thế cách công-khai, nhưng không tôn-giáo nào lại khẳng-định rằng: từ ban đầu,
đạo của mình độc-quyền lành thánh, thánh-hiến hoặc rất thần-thiêng.
Quả là, bất cứ một khẳng-định nào về tính-chất
độc-quyền như thế đều trải dài một cung-cách thôi-thúc rất huỷ-diệt.Nhìn bằng cặp
mắt độc-đạo/độc-quyền, thì chỉ riêng mình tôi mới có tính-chất tuyệt-đối, đúng
cách, còn các người khác rồi cũng chết, hết độc-quyền. Và, cũng trên cung-cách
chọn cho mình con đường độc-quyền/độc-đạo, thì khi nhìn một người nào khác mà
người ấy lại không phải là chính tôi, thì họ phải chết đi để cho tôi, cho chúng
ta hoặc Thiên-Chúa của ta giết cho họ chết. Thế nên, thách-đố dành cho
thiên-niên kỷ thứ III này, là ta có còn ở lại với niềm tin-yêu mình vẫn có mà
hoà-hợp với tổng-thể nhân-loại mà không cần, cùng một lúc, chối bỏ hoặc huỷ-diệt
niềm tin của người khác, không?
(còn
tiếp)
Cựu linh mục John
Dominic Crossan
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment