Câu 6-7:
Các
lần hiện ra không thấy nói đến trong Tin Mừng.
Câu 8-11:
Biến-cố
Đamát được liệt đồng-hàng dùng những việc Chúa hiện ra trước, tuy rằng xảy ra
sau Thăng Thiên. Đây thánh Faolô dùng một Hapax trong Tân-Ước ‘ektrôma’. Bởi mạch-lạc (sau cùng…) nên
có người hiểu ‘như kẻ sinh sau đẻ muộn’. Nhưng tiếng Hy-Lạp không có nghĩa đó
bao giờ, luôn luôn là ‘trụy thai’, đứa con ‘sẩy lòng mẹ’, tiếng có ý nói đến
tính-cách nghịch-thường của ơn kêu-gọi Faolô (và có lẽ Faolô lấy lại một đối-fương
chế-nhạo, và nhận mình ‘bất-xứng’ và nói lên ‘ơn’ lạ-lùng của Thiên Chúa).
Câu 12-19
Liên-lạc
chặt chẽ giữa sự Sống-lại của Chúa Yêsu và sự sống-lại của tín-hữu. Có ít người
Corinthô không chối sự Sống-lại của tín-hữu. Thánh Faolô lấy fản-chứng bác lý
(12-15), còn 16t là toát-yếu lặp lại.
Lý-luận:
1)
Nếu
sự sống-lại, xét chung, là điều không thể có, thì không có lý gì lại coi sự sống-lại
của Chúa Yêsu là thực. Giả-thiết sự giáng-sinh làm người chân-thật như mọi người.
2)
Nhưng
nếu Chúa Yêsu không sống-lại, thì đức tin không căn-cứ. Lời rao giảng tha tội
là chuyện hão. Một fản-chứng như vậy chỉ có hiệu-quả cho tín-hữu, vá nhất là những
tín-hữu đã được Kinh-nghiệm ơn-huệ của Thánh-thần trong Hội thánh, như Côrinthô.
18-19 bổ-túc lý-luận đó: kết-luận
tiêu-cực thực là thất-vọng, nhưng thế nào cũng fải kéo ra, nếu Chúa Yêsu đã
không sống-lại: mọi sự đều hư-vô, người chết là hết, tiêu-diệt hẳn. Và tín-hữu trở
nên những kẻ đáng thương-hại nhất: sống hi-sinh vì ảo-tưởng. Có khi có khí-fách
anh-hùng để hành-thiện, đeo đuổi lý-tưởng; nhưng trong vô-nghĩa như thế, ai bảo
được là không fải một thứ cuồng-tín thác-loạn (một thứ masochisme nào đó). Nên
so-sánh với ‘đánh cuộc’ của Pascal. Hai lý-luận đứng trên những bình-diện khác
nhau.
(còn
tiếp)
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Giảng-huấn
thập-niên 1960’ phổ-biến nội-bộ
No comments:
Post a Comment