Thursday, 26 March 2015

Lm Yuse Nguyễn-Thế-Thuấn: Thơ Thánh Phaolô 1Cor 15: câu 1 - 11





Sự-kiện Sống-lại của Chúa Yêsu: Truyền-thống Tin-Mừng.

Bình-luận hiện-đại cho ta nhận biết đây thánh Faolô giữ lại một khúc nói được là lời tuyên-tín tiên-khởi của Hội thánh:
-       Đây thánh Faolô bắt đầu với những kiểu nói (hầu như thuật-ngữ) đánh dấu cho những khi fải chuyển một truyền-thống (paradidónai/paralambánein).
-       từ-ngữ các câu 3b-5: những kiểu nói không thuộc kiểu viết của thánh Faolô. (Thánh Faolô không dùng chữ ‘không chết vì tội lỗi chúng ta’…(64 lần)
-       Hình mang dấu một lần bản dịch mà nguyên-văn là tiếng Sem (Aram) kiểu đặt câu theo biền-ngẫu tổng-hợp và cách đặt câu.

Bởi những lời này thuộc một công-thức sẵn có của truyền-thống, và chúng ta fải nói là do truyền-thống Yêrusalem, nên một vấn-đề lịch-sử nảy ra: trình-tự của việc thành-hình công-thức. Chúng ta có thể dựa vào các diễn-tả Công-vụ mà nói rằng: ký-ức về sự chết và sống-lại của Chúa Yêsu đã ngang qua nhiều giai-đoạn kế-tiếp nhau. Trước là tranh-luận: các Tông-đồ vạch ra sự tương-fản giữa thái-độ của người Do-thái đối với Chúa Yêsu, và việc can-thiệp của Thiên-Chúa đã làm cho Ngài sống-lại (các Tông-đồ là ‘chứng-nhân’ trong một vụ kiện, đòi duyệt lại bản án). Sau đó, mắt đức tin đi xa hơn là lời buộc tội Do-thái (2: 23t 3: 13-15 4: 10 5: 30 10: 39t 13: 29t) và nhìn đến Kinh-thánh để nhận ra ‘Chúa Kitô fải chịu thống-khổ’ điển-cứ hàm-ẩn lấy tự Tl 12: 22 (Cv 5: 30 10: 40, Ga 3: 13) và Ys 53 (Cv 3: 13 8: 35). Chủ-đề Kinh-thánh được ứng-nghiệm làm xuất-hiện một chủ-đề fụ, có tính-cách giảm tội cho Do-thái: họ cùng các kẻ cầm đầu họ đã làm mà không biết (Cv 3: 17t). Còn sự tương-fản giữa thái-độ Thiên-Chúa và Do-thái được thêm cụ-thể bằng những nét lịch-sử về vụ kiện, và tử-hình, chôn cất, sống-lại, hiện ra.

So với trình-tự lịch-sử đó, thì ICor 3b-5 thuộc một hoàn-cảnh khác. Thay vì một trình-thuật có tính-cách biện-hộ, hay làm chứng, thì chúng ta có một toát-yếu các ký-ức. Toát-yếu công-khai, làm theo một biểu-thức cân-đối, nhưng vẫn là fản-đề: tuyên-tín.

-chết /theo lời Kinh-thánh (và được chôn-cất)
-sống-lại/theo lời Kinh-thức (và đã hiện ra)

Nên chú ý: việc chôn cất là fụ đối với ‘chết’ và làm cho ‘chết’ nên rõ-rệt không thể hoài-nghi (và có lẽ ‘chôn-cất’ được thêm cũng vì có nói đến trong lời tiên-tri Ys 53:9). Nếu vế thứ nhất như vậy thì cũng fải hiểu vế thứ hai tương-tự như thế, nghĩa là ‘hiện ra’ không có tính-cách một việc lịch-sử riêng-biệt đối với ‘sống-lại’, nhưng như chứng cho thấy rõ thực-tại ‘sống-lại’. Bây giờ đến 2 chi-tiết ‘vì tội-lỗi ta’ ‘ngày thứ ba’: theo Cerfaux, chi-tiết I có tính-cách thần-học, và là điều nhấn đến nhờ tiếng ‘theo lời Kinh thánh’, còn chi-tiết thứ 2 có tính-cách lịch-sử mà thôi, còn ‘theo lời Kinh thánh’ đem về ‘sống lại’. Chiếu theo tính-cách fản-đề và biền-ngẫu trên này, thì không thể nhận như thế (Cerfaux, Le Christ… 24), và chẳng qua hiểu thế vì bí: Lời Kinh-thánh nói về chết thục-tội thì có lời Kinh thánh rõ rệt (Ys 53 : 5-9) Còn về ‘sống lại ngày thứ ba’ thì không có lời nào minh bạch. Thường kê ra : Tv 16: 10, Yôna 2: 1 2V 20: 5 Hs 6: 2. Bởi không rõ ràng, bởi không thấy trong Tân-ước có xuất-xứ minh-bạch như về Ys 53, nên người ta đành nói đó là chi-tiết lịch-sử: sự đã xảy ra như vậy. Nhưng điều lạ là các lời báo Thương-khó đều nói đến ‘ngày thứ ba’ và trong mạch-lạc ý-tưởng Kinh thánh được ứng-nghiệm. Vậy chiếu theo kiểu đặt câu, ‘theo lời Kinh thánh’ fải đem ‘ngày thứ ba’ cách đặc-biệt. Và lời Kinh-thánh ám-chỉ fải nói là Hs 6: 2 trước tiên: và mục-đích là vạch ra ý-nghĩa ‘Chúa Yêsu đích-thực là Mêsia’.          
 
                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Giảng-huấn thập-niên 1960’ phổ-biến nội-bộ



No comments: