Wednesday, 18 June 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô đoạn 13 câu 8





Đoạn 13 câu 8:
Câu 8-10 cho thấy Agapè vượt quá mọi đặc-sủng Thánh-thần.
Chỗ này, chúng ta thấy rõ là Bài-ca đức-mến có tính-cách bút-chiến và bút-chiến với lý-tưởng Gnôsis:
-Có người hiểu Gnôsis (trí tri) đây nói chung về tri-thức người ta có thể có về giới thiêng-liêng, và thánh Faolô kể vào đó cả mặc-khải Cựu-Ước và Tân-Ước: mặc-khải ở trần-gian bao giờ cũng khiếm-khuyết (nhưng so với ICor 2 như các câu 6, 8, 10, thì không có lý).
-Cũng có người hiểu về sự “khôn-ngoan nhân-loại”. Cũng không thể nhận hoàn-toàn, ở đây Gnôsis được đặt một hàng với những đặc-sủng. Nhưng bây giờ cần fải đặt trong mạch-lạc thư ICor:

Câu 8: 1-3 cũng nói đến Gnôsis, và dùng những kiểu nói và đụng chạm đến tư-tưởng ICor 13: 12 – 12: 8tt Gnôsis là một ơn-huệ của Thánh-Thần. ICor này cũng đối-chiếu cách riêng Agapè với những ơn-huệ của Thánh-Thần, tức là trọng-tâm tư-tưởng của cả bài-ca, nhất là fần thứ 3 này: 8: 13. Vậy, fải nói rằng: Gnôsis đây cũng thuộc loại ơn của Thánh-Thần: ơn có thể định-đoạt điều gì thuộc Thánh-ý Thiên-Chúa, điều gì fải hay chăng trong mỗi trường-hợp. Có những kẻ được ơn đó đã lạm-dụng ở Cor. Họ quá ỷ-thị vào ơn họ được, và có khi gán cho Thánh-Thần những ngôn-tưởng của lòng họ, chiếu theo tính ích-kỷ, tự-ái của họ. Những sự hiểu sai về đặc-sủng, nhất là đặc-sủng tri-thức (Gnôsis, tiên-tri, tiếng lạ) làm thánh Faolô fải can-thiệp và nói ra những sở-đoản của các ơn đó. Ngài quay trí lòng tín-hữu về sự-kiện bảo-đảm khỏi mọi ảo-tưởng: đối-chiếu lại với Gnôsis đó, ngài đặt Agapè, tức cũng là Thập-giá Chúa Kitô. Mọi ân-điển chỉ có giá-trị khi người ta sử-dụng trong fục-tùng Chúa Kitô và để fục-vụ Ngài (coi LCerfaux. Le Chrétien… 226-239)  

Câu 8-13 chia làm 3 khúc: 8-10 những lời quả-quyết về tính-cách nhất-thời của các ân-điển.
Câu 11 dùng so sánh (so-sánh kiểu tranh-biện Khắc-kỷ: ân-điển chỉ là bập-bẹ của trẻ con, mà lớn lên thì người ta fải sửa-chữa lại)
Câu 12 cũng lại dùng so-sánh, gồm có hai câu.
Câu I tối-nghĩa, nhưng câu II thì rõ ràng là ám-chỉ đến gnôsis, và các đặc-sủng (nhất là trí-thức) và lấy lại lời lẽ trong câu 8. Vậy thì câu I cũng ám-chỉ đến gnôsis (đặc-sủng) – và sở-đoản là gnôsis này (tuy dùng tiếng: thấy!) là gián-tiếp và fiến-diện.

Còn một điều khó-khăn nữa: các câu 9-13 fải hiểu về đối-chiếu giữa trần-gian và fúc-lạc đời sau mà thôi không? Nếu fải hiểu về fúc-lạc đời sau, và “visio beatific” là sự trọn lành nói đây, thì chúng ta lại fải nhận gnôsis có nghĩa chung về tất cả sự biết của người ta (gồm cả mặc-khải Kitô-giáo) về giới siêu-nhiên. Ta lại đụng-chạm vấn-đề đã nói trên kia. Giải-quyết như vậy sẽ làm cho đạo-lý thánh Faolô bất-nhất với ICor 1-4  2Cor 3: 11  4: 6.

Vậy không thể hiểu như vậy được: Sự trọn-lành đây là Agapè, và điều thánh Faolô nói đến là điều đã xảy ra trong thời-gian. Và hiểu trong mạch-lạc đối-chọi ân-điển và Agapè: các ân-điển cón thuộc về giới thụ-tạo, không cho người ta vào trong mầu-nhiệm sâu-thẳm của Thiên-Chúa. Xét về fương-diện này, thì các đặc-sủng vẫn còn ở vào một cấp-độ Cựu-Ước và đạo-Do-Thái, và có khi còn ngang hàng với những khía-cạnh ngoại-giáo. Còn gnôsis đích-thực Kitô-giáo thì thuộc giới mặc-khải của Chúa Kitô. Dẫu mặc-khải đó có khi còn dùng đến ví-dụ và tượng-trưng, nhưng các tượng-trưng đó thuộc giới mặc-khải cùng-tận, chung-cục. Các lời tiên-tri của đặc-sủng không đi quá các lời tiên-tri Cựu ước và rõ ràng minh-bạch; còn Chúa Kitô, Con Thiên Chúa đã mặc-khải những mầu-nhiệm Thiên-Chúa cho chúng ta trong một ánh-sáng siêu-nhiên và đích-thực thuộc Thánh-Thần. Gnôsis cứu-rỗi, gnôsis chân-thật được diễn ra trong ánh-sáng của Chúa Kitô.

Các câu 8-13 quan-trọng trong thần-học, và có nhiều điều tranh-luận, nhất là câu 8, 12, 13:
-Thư tịch:  RSR 46 (1958) 321-343 Marc F.LacanLes trois qui demeurent
TWNT VI, 166-167 (Michaelis)
JDupont¸Gnosis, 105-148, “Dans un miroir, en énigme”.
Norbert Hugedé “La métaphore du miroir dans les Epitres de St Paul aux Corinthiens”. 
                                                                                                                                                     (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập-niên ’60)

No comments: