Friday, 20 June 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu-Chuộc và phương-án ở Kinh-Thánh



Chương Bốn
Cứu-Chuộc
Nhờ tình Thương-yêu Công-chính
(bài 20)



“Cơ-cấu thiết-lập mọi thực-tại, thật ra là lòng xót thương hết mọi sự”. (Noel Rowe)

“Ân-huệ, giống như người nữ đẹp-xinh tạo âm-nhạc ở bất cứ nơi nào Chị đặt chân đến. Ân-huệ mang trong mình, chỉ một hạt ngọc đơn-thuần, nhưng khi Chị đã đi vào toàn-bộ thế-giới hiện-thực ở mọi nơi, và khi Chị chấp-thuận hết mọi sự theo cách-thức không đòi điều-kiện, thì Chị đã có thể chữa lành và tha thứ hết, mà không cần nghĩ-suy. Ân-huệ chấp-nhận mọi sự, chỉ như thế cũng có khả-năng loại-trừ mọi món nợ và ân-cần phụ-đỡ hết mọi thứ khiến ta xấu hổ. Ân-huệ mang trong người, thứ “nghiệp-căn” mâu-thuẫn, hầu đem đến cho ta những gì ta đáng được hưởng. Nhưng, chẳng khi nào ta hưởng được những gì mình xứng-đáng từ Ân-huệ, ngoại trừ sự lặng-thinh. Và, Ân-huệ đã ngưng không nói chuyện khi gần gũi ta. Ân-huệ vẫn ra đi tìm đến hết mọi thứ, để tác-tạo vẻ đẹp của mình ở nơi nào Chị đặt chân đến.” (Ben Witherington iii)

          
Ơn Cứu-Chuộc, là nhiệm-tích rất đáng yêu. Là, những gì bí-ẩn của Tình Thương-yêu cao cả gồm có sự Công-chính nữa. Đây, là thứ bí-nhiệm của Công-chính không tục-phàm, với ta.

Nếu có ai hỏi:

“Tình thương-yêu thật ra có nghĩa gì?
Sự Công-chính từ đâu đến?

thì câu trả lời, hẳn sẽ bao-gồm cả tình Thương-yêu thần-thánh, tức: sự Công-chính thánh-thiêng của Thiên-Chúa. Thành thử, ta nên dừng lại một chút, trước khi đặt mình vào với dữ-kiện của Kinh Sách và Thánh-truyền, để rồi sẽ suy thêm về Chúa với câu hỏi đặt ra từ bao giờ:

“Thiên-Chúa, Ngài là Đấng nào?”
“Ngài yêu-thương ta đến mức độ nào?”
“Ngài có công-bằng chính-trực đích-thực không?”

Vấn-đề đây, lại đề ra một số phương-án để ta theo, tức: những phương-án tương-tự như ở Kinh-Thánh, tâm-lý-học và kinh-tế/tài chánh của nhiều người.  

Phần 1:
Ơn Cứu-Chuộc
và phương-án ở Kinh-Thánh

Trước hết, tôi muốn tạo dịp để anh em mình bàn về Kinh-thánh trước hết. Bởi, Kinh-thánh luôn đính-kèm một công-trình luận-giải cũng rất mới về sự Công-minh/chính-trực của Chúa, theo cách mà người Đức vẫn làm. Ở đây, tôi chú-tâm đến lập-trường của tác-giả Hartmut Gese, thuộc trường-phái Tubingen. Lập-trường ông đề-xuất, đã mở ra một số tư-tưởng bàn về chất-lượng của lòng xót thương, vô bến bờ.

Ở đây nữa, tôi lại sẽ ghi thêm lối diễn-giải cũng khá mới được một giáo-sĩ người Pháp thuộc Dòng Đa-Minh, đó là: Lm Christian Duquoc, tỉnh dòng Lyons, đưa ra. Và, ở tông-thư “Thiên-Chúa Là Tình-yêu”, Đức Bênêđíchtô 16 cũng đưa ra lề-lối hiểu-biết về tình Thương-yêu thần-thánh, tức: tình Yêu-thương đích-thực mà người Hy Lạp gọi là “Eros” chứ không chỉ là tình thân-thương mến-mộ vẫn được định-danh là Agapè bên tiếng Hy-Lạp, vốn đem đến cho ta lý-lẽ cần-thiết hầu hội-nhập vào sự Công-minh thần-thánh có thương-yêu đích-thực.


Cung-cách diễn-giải
của người Đức
theo trường-phái Tubingen

Cũng nên xem thêm tác-giả Richard Bell, Sacrifice and Christology in Paul, Journal of Theological Studies (Oxford), 2002, April, tr. 1-27. Bài viết này sử-dụng một số nghiên-cứu rút từ trường-phái Tubingen, cách đây không lâu. Bài viết, tiếp theo diễn-luận của Hartmut Gese trong “Die Suhne”, Zur biblischen Theologie, Tubingen, 1977 (1989).
ET K. Crim Atonement, Essays in biblical theology, Augsburg 1981. Ngoài hai tác-giả này ra, cũng trong chiều hướng tương-tự, còn có cả Janowski, Stuhlmache, Hofius nữa.


Quan-điểm mà quý vị đây đưa ra, lại mang ý-niệm về sự công-chính vốn duy-trì quan-hệ giữa Thiên-Chúa và loài người; nhưng đúng thực lại là: giữa Đức Giêsu và dân con từng phạm lỗi ở trong Đạo. Thật ra thì, đây không là sự công-minh/chính-trực theo kiểu người phàm, như ta hiểu.

Từ nơi đây, ta cần nhận-chân ra rằng: Thiên-Chúa, với tư-cách là Chúa, Ngài chẳng cần sự gì hết. Nhận-định này, đã kéo theo hệ-quả là: không gì khả dĩ thúc-ép từ bên trong hoặc đè nặng lên Chúa, để Ngài làm bất cứ điều gì đặc-biệt, hòng cứu-chuộc ta ra khỏi trạng-huống những lỗi và tội. Chúa có tự-do làm bất cứ thứ gì Ngài muốn, như tạo-dựng hoặc cứu-chuộc mọi sự. Ngài hành-xử theo cách rất “hào-phóng”. Hào-phóng đây, có nghĩa: tạo lợi-ích cho mọi người. Hào-phóng -ngay chính từ-vựng này từng diễn-tả- đã liên-kết mọi sự tốt-lành mà bên tiếng La-tinh, thiên-hạ có thói quen gọi đó là “Bonitas”, tức: Sự Tốt-lành của Chúa, ở tầm-kích rất siêu-phàm.

Bản-chất của Chúa, lại có nghĩa: Ngài rất “tốt lành và siêu-việt”, nên từ phần thâm-sâu của từ-vựng, tính “hào-phóng” của Chúa, ta không thể cắt-nghĩa bằng ngôn-từ mà người phàm thường sử-dụng được. Bởi, đó là bí-nhiệm của Chúa và về Chúa. Là, thứ gì đó mà loài người, thật ra, không thể nắm bắt được điều gì thuộc về Chúa.

Từ-vựng “hào-phóng” -dù là ngôn-từ thuần-tuý của con người- vẫn có thể nối-kết với các dự-phóng đưa về phía trước, hầu đưa ta đến được với nó. Thành ra, ta bảo là: Chúa tự đặt Ngài vào vị-thế đầy hào-phóng, tức Ngài khấng-mang điều gì đó ngay nơi bản-chất của Ngài, để Ngài hành-xử một cách hào-phóng, tốt lành. Thiên-Chúa nối-kết một cách công-minh với chính Ngài, để mọi sự được ra như thế. Điều đó, ta gọi là sự Công-chính, tức bản-chất rất công-minh của Đức Chúa. Bởi, theo nghĩa thâm-sâu nơi bản-chất Ngài, Chúa có khuynh-hướng làm thế, nên sở dĩ Ngài mang tính hào-phóng là do bởi chính sự hào-phóng của Ngài, mà ra. Ở đây, tiếng La-tinh thường diễn-tả rất rõ bằng thành-ngữ “bonum diffusivum suis”, tức: từ-vựng mang cùng một ý-niệm.

Lỗi/tội con người phàm, không thể cất đi đặc-trưng này của Chúa, được. Tính hào-phóng của Ngài không hề giảm-suy, cho dù con người có dính-dự vào đó. Và, đó không là những gì mà lỗi/tội của con người, lại có khả-năng làm mất tính hào phóng ấy được. Đúng ra, tội hoặc lỗi chỉ khiến cho con người càng xa-cách/tách rời khỏi kế-hoạch của Chúa từ thuở đầu, mà thôi. Và, động-tác ban đầu của Chúa, có nghĩa là: Ngài phú-ban chính mình Ngài một cách hào-phóng cho mọi thọ-tạo được thụ-hưởng. Lỗi/tội, là sự thể khiến ta để luột mất tính hào-phóng mà Ngài vẫn ban.

Nhưng, khi lỗi/tội xuất đầu lộ diện, thì đó là lúc Chúa hành-xử một cách có tự-do theo bản-chất của Ngài. Và, Ngài từ-khước không để cho lỗi/tội được phép can-dự vào kế-hoạch ban đầu đầy hào-phóng của Ngài, bao giờ hết. Đây là lý-do tại sao Chúa lại khước-từ không giữ các lỗi/tội xuất từ con người đầy lầm lẫn. Thay vào đó, do bởi đặc-trưng và nguyên-lý về tính hào-phóng cũng như sự Công-minh của Ngài, Chúa sử-dụng lỗi/tội của người phàm như cơ-hội để Ngài tỏ-lộ sự hào-phóng của Ngài nhiều hơn nữa, theo cung-cách tốt-lành hơn, để ta có được khả-năng tiếp-tục được hào-phóng/siêu-thăng hầu nới rộng bản-chất ấy.

Thiên-Chúa tiếp-tục ban-phát quà tặng ban đầu của Ngài. Và, Ngài vẫn liên-tục tặng ban như thế mãi, suốt thiên-thu. Đây, lại là sự việc tái-lập động-tác ban đầu với tổ-tông loài người, hầu cải-biến nó để con người nhận ra nét siêu-thăng tuyệt-vời bằng vào sử-dụng cơ-hội mới này một cách đầy hào-phóng. Theo cách này, Thiên-Chúa khiến con người vốn từng phạm lỗi rất “tày trời”, được phép trở về với cội-nguồn tạo-dựng thành người. Thiên-Chúa trở về với động-tác thương-yêu thần-thánh có từ đầu. Ngài làm thế, theo đặc-trưng Công-minh/chính-trực của Ngài và với Ngài.

Nay, ta được phép gọi sự Công-minh/chính-trực của Chúa là sự tái-tạo Công-chính, và tái-tục tạo-dựng cho nên mới. Công-chính đây, là nguyên-lý của sự hiệp-nhất và cũng là sự hợp-lực và kết-hiệp với loài người đã được Ngài cứu-chuộc. Theo tôi, đây cũng là lý-do cho thấy tại sao ta có được vị-thế chính-thức ở với Chúa, trong đó có hoà-trộn giữa sự Công-chính và lòng Xót thương của Ngài. Xót thương, không là lòng trắc-ẩn khả dĩ khiến Chúa mủi lòng, để “ai đó thoát khỏi vòng cương-toả ràng-buộc cũng rất gắt gao” đòi sự Công-minh thần-thánh, cách trọn vẹn.

Nhưng, đây là thứ ngôn-từ khác-biệt nói lên loại-hình thật rất khác về sự Công-minh/chính-trực, khiến Chúa có khuynh-hướng thiên về tính hào-phóng của Ngài hơn. Nơi con người, chưa từng có ví-dụ cụ-thể nào Khả dĩ chứng-tỏ sự công-minh/chính-trực ngang-đồng tầm-mức của họ. Bởi thế nên, thật khó tìm ra ngôn-từ nào thích-hợp hầu diễn-tả sự Công-minh theo tầm-kích của Chúa, dù ta có cố gắng.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm được những gì tự hồ như thế. Bởi, Thiên-Chúa dự-trù cho phép con người được tham-dự vào sự hiệp-thông trọn-vẹn với Ngài, nên Ngài chọn kiến-tạo cung-cách mới, để con người có được sự hiệp-thông liên-kết này. Đây, chính là ý-nghĩa và là chủ-đích của công-cuộc tạo-dựng. Và, nơi nhân-tính của Ngài, Đức Giêsu đã thể-hiện rõ ý-định của Chúa Cha về sự Công-minh/chính-trực và lòng Xót thương hoà-trộn vào với nhau thành một. Và, do bởi Chúa có nhân-tính làm Con-Thiên-Chúa, nên toàn-thể nhân-loại không ai có khả-năng rút ra khỏi sự hiệp-thông trọn-vẹn với Chúa, là Đấng yêu-thương con người, đến muôn đời.

Nơi bản-chất rất “người” của Đức Giêsu, tất cả được “duy trì làm một với nhau”, mãi về sau. Và mạch tương-quan nối liền Đức Giêsu với Thiên-Chúa-là-Cha, chính là sự Công-minh/Chính-trực của Ngài. Cả Chúa Cha và Con-Một-Ngài, đều hướng về tính hào-phóng cùng một kiểu như thế.

Quả thật, Đức Giêsu đã đích-thực sống như Đấng Bào-chữa cho sự Công-chính của Thiên-Chúa. Nhưng, không dựa vào sự kiên-quyết ngay từ đầu, mà ít ra là, bằng vào sự Công-chính của Chúa theo cách “trải rộng ra bên ngoài” mà người bình-thường có thể hiểu được. Đúng ra, sự Công-chính của Chúa mang đầy tính “công-minh/hào-phóng” với con người.

Đằng khác, Đức Giêsu luôn sống thực nguyên-lý hiệp-thông tham-gia vào tính hào-phóng tác-tạo của Thiên-Chúa. Kết-quả là, nơi thế-gian trong đó Đức Giêsu từng sống thực, lại kình-chống nguyên-lý này, nên mới xa rời Ngài cách đáng tiếc. Thành thử, đây cũng là lý-do cho thấy tại sao thế-gian lại quyết-tâm trừ-khử Ngài ra khỏi vòng quay cuộc sống. Tuy thế, Ngài vẫn xuyên-suốt đi ngang qua nỗi chết, hầu tháp-nhập vào sự sống vĩnh-hằng, rất Phục-sinh. Điều này lại có nghĩa: thế-gian không làm gì được Ngài, nên những muốn ngưng-trệ việc thể-hiện tính hào-phóng của Thiên-Chúa-là-Cha, qua Ngài. Điều này còn có nghĩa: sự việc nhân-loại hiệp-thông tham-gia với Chúa và trong Chúa, sẽ kéo dài mãi đến thiên thu. Và, chính thế-gian, dù bản-chất của họ có thế nào đi nữa, nhưng nhờ vào sự trỗi-dậy/Phục-sinh của Đức Giêsu, họ được minh-xác ngay trong sự biến-cải/đổi-hình của chính mình.

Ở đây nữa, lại đã có lập-trường/quan-điểm của ai đó cứ cho rằng: toàn-bộ dự-án tiêu-cực của con người đều gẫy đổ, may nhờ Đức Giêsu kịp đến hiện-diện ngay lúc đó, tức: đúng vào thời-điểm của Thứ Bẩy Phục Sinh, để Ngài nhập vào với vũ-trụ vạn vật. Ở nơi đây, Đức Giêsu cũng tự hiến mình Ngài như Đấng Thiên-Sai chấp-nhận toàn-bộ tính tiêu-cực này. Có điều lạ, là: Ngài lại đã trở-thành Đấng nhận-lãnh thứ “bình-an hào phóng” của vũ-trụ không gẫy đổ, vào rạng sáng khi Vương-Quốc Phục-Sinh vừa ló dạng. Ngài xứng-hợp điều này, là do Ngài tự-do mở rộng tính hào-phóng khiến Ngài biểu-tỏ qua cái chết khổ-nhục trên thập-tự. Theo cách này thì, nếu muốn, ta có thể sử-dụng từ-vựng “Cứu-chuộc”, cũng được.” (xem T. Weinandy).

Sự việc này, không thể xảy ra mà lại không có lời mời gọi mọi người nơi nhân-loại-được-tái-tạo để sống thực cùng một nghĩa-lý sống như Thiên-Chúa và Đức Giêsu từng sống. Điều này, còn có nghĩa: nơi người phàm-trần lúc này, sự Công-minh/Chính-trực được “tác-tạo” là do niềm-tin, lòng hy-vọng và sự mến-mộ theo cách của thần-học, nhưng kết quả lại ra khác. Biểu-tượng đặc-trưng cho sự việc này, là: nhiệm-tích Nhập-thể và Phục-sinh, cả hai gộp lại đã biến-cải và làm mới hình-hài của thế-giới nơi ta sống.

Tính lô-gích vốn có ở mọi sự như thế, đã đưa ta về với lòng cảm-kích/biết ơn. Cảm-kích, đối với Chúa Đấng luôn hành-xử cách hào-phóng rất như thế. Biết ơn, cả sự Hào-phóng rất sống-động của Ngài. Cảm-kích/biết ơn luôn được biểu-lộ qua Đức Giêsu. Và cảm-kích như thế, đã có tầm-kích của sự “thờ-phượng”, nhưng không là thứ phượng-thờ bình-thường theo kiểu phụng-vụ vẫn diễn-đạt, mà là phụng-thờ tính Hào-Phóng đã ban và còn ban nhiều hơn nữa, nhờ Đức Giêsu. Động-thái cảm-kích/biết ơn, là sự thể qua đó mọi thọ-tạo lại đã dâng lời cảm-tạ lên Chúa, là Đấng nhất quyết không để cho lỗi/tội được dính-dự vào ý-định tái-lập công-cuộc tạo-dựng của Ngài. Đó, là ý-nghĩa đích-thực của Tiệc Thánh-Thể và là sự thể khiến ta cử-hành sự Hiện-diện đích-thực của Chúa, không sai sót.

Ta được mời gọi sống đích-thực sự Công-minh/Chính-trực mới với thế-giới lâu nay chưa biết sống. Và thế-giới, tuy vẫn nỗ-lực thực-sự, nhưng cũng chẳng tài nào hiểu được trọn vẹn sự việc này. Và như thế, lại có thêm tình-huống bức-bách/đối-chọi nhau giữa nhu-cầu sống thiết-thực và thế-giới rất thực-tiễn. Điều này, lại sẽ mang ý-nghĩa khổ-đau cho các thế-hệ khi trước, cũng nhiều hơn.

Trọng-trách chu-toàn sự Công-minh/Chính-trực của Chúa vẫn trải rộng với thế-giới, không phải để thăng-hoa xung-đột này, theo nghĩa có khuynh-hướng nghiêng về sự ổn-định từng cuộc thương-thảo hoặc có thoả-thuận để nó trường mặt ra bên ngoài, mà là chiến-đấu quyết diệt-trừ nó, theo cách Chúa từng làm với lỗi/tội có ngọn-nguồn. Điều đó có nghĩa là: cứ sử-dụng Sự Công-chính của Chúa như cơ-hội mới như thế, ta sẽ tham-gia dâng lời tạ-ơn cách tập-thể lên Chúa, vì Ngài Hào-phóng đối với ta. Và, ta làm thế theo cách vinh-thăng, rất đặc-biệt. Đây là những gì mang ý nghĩa “khấng chịu” mọi khổ đau, âu sầu, nghiệt-ngã. Nó còn có nghĩa: những ai thực-hiện cuộc sống giống như thế, đã và đang hiệp-nhất với những người từng chịu khổ-đau vì các hệ-thống sai trái, rất lỗi phạm của loài người. Nó còn có nghĩa như tiếp-tục hành-xử sao cho thích-hợp với người-của-Chúa trong tư-thế đặt mình trước mọi khổ-đau. Đau-khổ, đã trở-thành dịp-thuận để ta biến-cải và làm mới chất-lượng của hành-xử đáp-trả lại tính hào-phóng của Chúa.

Xem thế thì, ta không được mặc lấy tính thiêng-liêng của “thập-giá” hoặc “đau-khổ” giống như thế, nhưng lại có được tính linh-đạo của lòng cảm-kích chân-phương, luôn tin-tưởng rằng mình được tân-tạo, phục-hồi, mở rộng, không thoái lui. Tự bản-chất, khổ-đau không mang ý-nghĩa cứu-chuộc hoặc cứu-vớt được ai hết. Chèn-ép, thúc bách và sự việc đóng-đinh-thập-giá theo kiểu của người Do-thái thường làm, không có nghĩa đã có thể giải-phóng hoặc cứu-vớt được một ai. Nhưng, khổ-đau là hệ-quả mang tính ngẫu-nhiên, hoặc lịch-sử các xung-đột giá-trị nơi người hiểu-biết, đáp-ứng với tầm-kích giống Chúa nơi cuộc sống. Và, thế-giới lại đã tái-tạo được quyền-hạn của mình qua bạo-lực. Tử-vì-đạo, là chịu khổ-đau một cách chân-phương thật tình, nhưng theo cung-cách “không kiếm mà có”, “không tìm mà gặp.”

Ta thường bảo: mình được Đức Giêsu “làm thay cho mình” rất nhiều việc. Nói thế quả cũng không đúng. Bởi, đây không là hành-vi thay-thế hoặc “làm thay cho” như Thiên-Chúa, lẽ đáng ra, đã trừng-phạt Đức Giêsu thay vì hành-hạ ta. Đây là lối “nhận vơ”. Một thứ “nhận xằng” vào với ta, trong cuộc sống đầy lỗi phạm hiện giờ, qua việc mời ta vào với chốn vĩnh-hằng không bỏ được. Đức Giêsu, tự Ngài chẳng vi-phạm lỗi/tội nào, nhưng Ngài lại tham-gia cách trọn-vẹn vào với nhân-loại, ở nơi đó sự hiện-hữu đầy tội/lỗi là điều không thể tránh được. Chúa giáng-hạ làm người theo khuôn-mẫu như “một người trong các kẻ phạm lỗi”. Đó, là lý-do cho thấy: việc Ngài dâng tiến niềm hiệp-thông cảm-tạ lên Cha như hành-xử tiến-dâng của người mắc phải lỗi-phạm. Điều đó, khác với việc tế-hiến thú vật trong đền thờ, vì loài thú không biết cách tham-gia vào sự hiện-hữu của loài người nhiều lỗi phạm.

Thật ra, bảo rằng: khi ta gọi sự việc “làm thay cho ta” (như Stellvertretung) là bao gộp nhiều thứ chứ không chỉ loại-trừ bất cứ điều gì. Vì thế nên, ta có thể nói: Thiên-Chúa hiện diện nơi Đức Kitô, Đấng hoà-giải/hoà-hợp chính thế-giới đầy lỗi/tội hầu đưa họ về với Chúa. Việc hoà-giải sẽ không xảy đến, nếu như sự việc đó có xảy ra cũng chỉ để cho ai đó trong ta, mà thôi. Nói cách khác, nhờ mỗi mình Ngài, chứ không phải một ai, lại có thể làm thay cho ta, được.

Tất cả những ai lâu nay vi-phạm lỗi/tội, đều để mất đi sự vinh-quang của Thiên-Chúa. Vinh-quang này, bao gộp cả sự hiệp-thông gồm tóm ở trong đó. Thiên-Chúa công-khai thiết-lập nơi Đức Kitô, trọng-trách xót thương muôn loài và đặt Ngài như Đấng có Chúa hiện-diện là để ban cho ta “vị-thế đặc-biệt” hoặc “trọng-tâm rất đặc-trưng” để Ngài ban phát sự Hào-phóng chung-cuộc đã tái-lập. Nói thế có nghĩa: Ngài làm vậy, là đã biểu-lộ ra bên ngoài một loại-hình mới mẻ của sự “Công-minh/chính-trực” của Ngài. Điều này, ta nhận ra được qua niềm tin rất lạ, khả dĩ nắm bắt được sự cao đẹp nơi Quà tặng Ngài ban phát; ngõ hầu đáp-trả một cách rất cảm kích/biết ơn bằng cung-cách sống đích-thực quà tặng Chúa ban.

Sự việc như thế, đều xoay chuyển ngang qua nỗi chết mà Ngài chấp-nhận cho chính Ngài, qua đó Máu thánh Ngài đã đổ ra. Và, Thiên-Chúa thấy điều đó là cốt để thiết-lập và công-bố sự Công-chính rất mới này. Toàn-bộ sự việc như thế, còn có sự “vượt qua” các lỗi/tội có từ thời đầu và lỗi/tội như thế, nay không thành “vấn-đề” nữa. Sự việc xảy ra, tựa như Chúa từng đợi từng chờ theo cung-cách như mất kiên-nhẫn với thời-khắc đặc-trưng này. Và hệ-quả theo sau đó, chẳng dính-dự gì đến lỗi/tội mà con người mắc phạm vào thuở đầu đời cho đến khi nào chúng ta đối đầu với lỗi/tội, ra như thế.

Kết-quả là, nhóm hội/đội ngũ các kẻ tin vào quà tặng Chúa ban kết-hợp thành chốn thánh hoặc địa-điểm mới-mẻ nào khác. Ở nơi đó, “Ngai toà đầy xót thương” được thiết-dựng ngay ở bên trong và cùng với Đức Kitô (Rm 3: 25-26).

Ở đây, đã có sự hoà-hợp giữa hành-xử của Thiên-Chúa và Đức Giêsu-Con-Một-Ngài. Hoà-hợp đây, không có nghĩa: Ngôi Vị này tự đặt mình ở trên hoặc kình-chống Ngôi vị kia. Thế nênb, nền thần-học về “đền bù tội lỗi” do hành-động tử-vì-đạo không còn thích-đáng nữa. Nói cách khác, đây không là động-thái của sự việc mà tiếng La-tinh không gọi như “do ut des”, cho bằng “do quia dedisti”.                                 
                                                          ------------------             (còn tiếp)  
Lm Kevin O’Shea, CSsR  - Mai Tá lược dịch 

No comments: