Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học lịch-sử
rút từ Thánh Kinh
(bài 13)
Phần 6:
Ơn Cứu-chuộc,
và giòng suy-tư cùng một chiều
Ngày
7 tháng Năm 2006, tuần báo The Catholic
Weekly ở Sydney, trong mục giải đáp thắc mắc, Lm John Flader có trả lời một
số câu hỏi do bạn đọc gửi đến những vấn nạn như: tại sao Đức Giêsu phải chết? Ngài
chết có phải để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không?
Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian
trần? Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó chứ? Phải chăng Ngài chết
chỉ cốt để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không? Chết như thế,
là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản? Phải chăng Ngài có chết,
mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha? Và đơn giản hơn, nội việc
Ngài chết đi cũng đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó khiến mọi người đều quan-tâm?
Sở
dĩ tôi muốn dùng lại các câu hỏi này, ở đây, là để nói lên tính đặc-biệt nơi nhận-thức
của ta về việc Đức Giêsu cứu chuộc loài người là “đường-lối nhận-thức” rất
chung chung của nhiều người.
Lm
John Flader lại đã không trả lời các câu hỏi do người đọc đưa ra như một tổng-thể
để bàn thảo, nhưng ông lại gộp chung các vấn-nạn trên thành thắc-mắc duy-nhất chỉ
hỏi rằng: phải chăng Đức Giêsu chết đi là để cứu-chuộc loài người, tức Ngài đã đền
bù tội lỗi của con người rồi? Câu trả lời là: Có! Lm John Flader vẫn cho rằng cụm-từ “cứu-chuộc” hoặc “cứu-rỗi”, “cứu
độ” ngang bằng cụm từ “đền bù tội lỗi”, thế thôi. Mặt khác, ông cũng chẳng bình-giải
hoặc định-nghĩa tự-vựng nào cho riêng rẽ, hết. Ông cho rằng, khi trả lời “có” với
luận-điểm tuyệt-đối như thế mới phù-hợp với huấn-thị trước-sau-như-một của Kinh
Sách và Thánh-truyền ở Đạo mình.
Nhưng
sau đó, ông lại trưng-dẫn một số chương/đoạn rút từ Kinh Sách rồi gọi đó là nền-tảng
của Giáo-hội. Có 6 đoạn Kinh Sách được ông trưng-dẫn cũng trong cùng mục-đích
đó. Có đoạn tập-trung vào câu chuyện được bàn-thảo nhiều hơn chương/đoạn khác.
Tuy nhiên, đoạn nào cũng bao gồm các tự-vựng như: cứu-chuộc, tội lỗi, thứ-tha,
hoà-giải, chuộc tội. Làm thế, chỉ cốt trả-lời cho các thắc-mắc thông thường có liên-quan
đến vấn-đề đặt ra. Nói cách khác, ông làm như thế cũng đủ để đáp-ứng và thực-hiện
mục-tiêu đề ra trong một bài viết khá ngắn cho tuần báo đạo. Bởi, tất cả đều dẫn
đến cao điểm là lời trích từ kinh Tin Kính có từ thời Công đồng Nixêa trong đó
có câu nói được nhấn mạnh, là: “Vì loài
người chúng tôi và để cứu-chuộc chúng tôi”. Đã đành là, ngôn-từ đặt ra như
thế từng thấy có trong văn-bản Kinh Sách và Thánh-truyền đã từ lâu.
Tuy
nhiên, bản dịch tiếng Anh đâu phải lúc nào cũng giống thế. Thông thường, thì tự-vựng
được dùng có mục đích để chuyên chở tính-cách được diễn-tả ở tiếng Hy-Lạp là bản-văn
gốc được sử-dụng ngay từ đầu, tức cho thấy rằng: khi tác-giả viết những điều
như thế thành lời nói là cốt sử-dụng cho mục-đích viết ra, mà thôi. Tính-cách
này được tiếp-tục suốt năm thập-niên qua hoặc còn xa hơn nữa, từ một nền
văn-hoá khác với văn-hóa của chúng ta.
Ngôn-ngữ
ta sử dụng, là để diễn-tả các tư-tưởng không có ở kinh-kệ và/hoặc Sách thánh được
dịch sang tiếng Anh. Những lời như thế, tuyệt nhiên, không mang tính hời-hợt
bên ngoài nhưng là hiểu theo cung-cách thần-học, chúng còn phong-phú hơn cụm-từ
giản đơn, như: “cứu-chuộc”, “đền bù tội lỗi”. Thời xưa, các tự-vựng này nói lên
thứ gì đó khác hẳn lời dịch mà ta thường dùng ở nhiều nơi. Truyền-thống Giáo-hội,
chẳng bao giờ mang ý-nghĩa nào như mấy tự-vựng ở trên muốn chuyển-tải cả. Đúng
hơn, làm thế như là để cho giới kinh-điển ta suy nghĩ thêm về niềm tin mình
đang có.
Ở đây, cũng nên nói
sơ về một số văn-bản đã đề-cập đến sự việc cứu-chuộc theo Kinh Sách và một số
chương/đoạn ít tập-trung vào các đề-tài như nhiều người vẫn nghĩ là “ơn cứu-chuộc”.
Thành thử ra, tôi định sẽ nói về các văn-bản này, trước nhất.
Tin
Mừng thánh Mátthêu viết ở đoạn 1 câu 21, chỉ đơn-giản cho ta biết tên của Đức
Giêsu, tức: Đức Giê-Shua hoặc Giô-shua nếu muốn gọi Ngài như thế cũng vẫn được.
Và, nếu dịch cho sát nghĩa, thì tên gọi của Ngài có nghĩa là: “Đấng Cứu-chuộc”. Và hơn nữa, Ngài cũng
sẽ cứu-chuộc con dân của Ngài khỏi mọi lỗi lầm cùng tội-vạ của họ. Như thế, tức:
mở ra vấn-đề ý-nghĩa về tội và lỗi không phải hiểu theo nghĩa như dân-gian mọi
thời, mọi nơi vẫn giả-định.
Tin
Mừng thánh Gioan đoạn 1 câu 29 có nói về những lỗi và tội của thế-giới với thế
gian. Ở đây, thế-giới hay thế-gian được hiểu như thành-ngữ chuyên-biệt về kỹ-thuật
khác với lầm lỗi của Ađam, khác với điều-gọi-là “tội tổ tông”, và khác cả với lầm
lỡ riêng tư của mỗi người. Tội hoặc lỗi như thế, thường được qui-chiếu về một
thứ lý-lẽ rất lô-gích, vốn dĩ là đặc-trưng của lỗi tội khiến cho “tội lỗi” cứ
thế gia-tăng khi nó hiển hiện ở chốn thế-trần. Để nói rằng Đức Giêsu đã trút bỏ
đi các lỗi cùng tội của thế-trần như thế đã hàm-ngụ rất nhiều nghĩa; mà, một
trong các ý-nghĩa này được dẫn đưa vào thứ lô-gích của tình thương còn mạnh hơn
cả bất cứ thứ lô-gích nào khác của lỗi tội, về tội lỗi nữa.
Trong
thư gửi giáo-đoàn Rôma ở đoạn 5 câu 10 thánh Phaolô có nói: “Ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên
Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải
với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được
cứu nhờ sự sống của Người Con ấy”. Điều này thực rất đúng. Nhưng, Kinh Sách
tiếng Hy Lạp lại mang thêm ý-nghĩa nữa bảo rằng: ta hội-tụ với nhau và thu vén đi
vào tình thương-yêu của Thiên-Chúa. Hơn thế nữa, tình thương-yêu của Ngài còn hiện-diện
cả ở bên ngoài để đến với ta trong cùng lúc, mà ta vẫn giữ được các khác-biệt của
mình. Nhưng, hoà-giải với Thiên-Chúa, ở đây, lại không phải cùng một thứ như
nghi-thức hoá-giải/đền-bù để chứng mình sự hài-hoà Ngài ban phát. Tự-vựng
hoá-giải hay hoà-giải ở đây mang ý-nghĩa khác hẳn.
Trong
thư thánh Phêrô ở đoạn 1 câu 18-19 lại đã ghi: “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng
hay bạc mà anh em đã được cứu-thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em
truyền lại.Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn,
vô tỳ tích, là Đức Kitô”. Như thế là, thánh-nhân qui-chiếu vào hoạt-động của
máu Đức Giêsu nơi những điều Ngài làm cho ta tựa như máu huyết mang ý-nghĩa của
sự hy-sinh nơi dân con Do thái. Ở đây, bửu-huyết Đức Kitô có ý-nghĩa của sự
hy-sinh nơi điều Ngài làm cho ta, nên khác hẳn ý-nghĩa vẫn gồm tóm trong
ngôn-ngữ của ta, cả đến ngôn-từ của đạo-giáo mà ngày nay ta thường hiểu khác.
Theo
một số các nhà chú-giải ở trời Tây thấy sách Ysaya nơi đoạn 53 câu 4-5 lại nói
hơi khác, như: “Sự thật, chính Người đã
mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,
còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải
nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì
chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang
thương tích cho chúng ta được chữa lành”, tức: câu này ẩn-tàng nơi
văn-chương thi-tứ của chúng-dân ngoài Do-thái mà tác-giả Ysaya từng hàm ngụ. Nhưng,
tác-giả lại không đồng-thuận với quan-niệm giống như thế.
Thành
thử ra, các chương sau đó, tác-giả lại đã phản-bác các tư-tưởng này. Có thể,
không phải tất cả mọi người ai cũng biết rõ chuyện này hết. Và, cũng không đồng-thuận
với những chuyện đại loại như vậy. Nhưng, làm thế cũng đủ để khiến nhiều người vẫn
còn do-dự, lại sử-dụng nó như lập-trường tư-tưởng có chứng-cứ hẳn hòi.
Trong
lời giải-đáp thắc-mắc trên tờ The
Catholic Weekly ta vừa nhắc đến, Lm John Flader còn trích dẫn hai đoạn Kinh
Sách trọng-yếu khác, đó là Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 20 câu 28 và đoạn 26
câu 28, đoạn đầu đại ý nói: “Con Người đến
không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống
làm giá chuộc muôn người". Còn, đoạn sau lại ghi: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”.
Nói
chung thì: ở hai trích-dẫn này, tác-giả Mát-thêu đều rút từ Tin Mừng do thánh
Máccô viết trước, nhưng đã không thay-đổi điều gì, trong đó. Tự-vựng chính được
thánh-sử ghi, lại đã biểu-hiện một cách chính-xác việc Chúa “ban-phát Tâm-Thân của
Ngài như một đảm-bảo cho lời hứa với quần-chúng nói chung, chứ không riêng gì cho
người Do thái, thôi.”
Buổi
nói chuyện hôm nay, chúng ta đã vào với ý-nghĩa chính của văn-bản trọng-yếu
này. Điều này, muốn nói rằng Đức Giêsu đã chọn con đường đi vào với thứ
chính-trị hoặc thứ nào đó không mang tính quyền-lực, cốt để ra khỏi cuộc chạy
đua phù-phiếm vốn tạo nên mọi khó khăn và vi-phạm nơi con người để rồi tìm được
ở nơi đó sự tự-do vượt khỏi mọi hình-thái của mọi quyền-lực, rất bức bách...
----------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment