Câu
4/ 4-7 Tả Agapè:
Khoan-dung (makrothumia): tức là sự kiên-nhẫn
chịu-đựng những trái-nghịch bất công mà không nóng-nảy, tức-tối.
Nhân-hậu (Khrètptèa):
sự nhân-từ hiền-hậu (hiền-lành dịu-ngọt lại thêm lễ-độ tự trong lòng mà ra).
Rồi đến một loạt
đặc-tính tiêu-cực:
-ghen tuông (nhưng
cũng có thể là bồng-bột nóng-nảy vì nhiệt-thành quá-độ, một thứ cuồng-tín)
-ba-hoa (một tiếng Hapax trong Tân-Ước: perperos): khoa-trương, tự quảng-cáo rùm
beng, không khéo
-tự-mãn: hay làm
fách, kiêu-hãnh chỉ biết có mình (trương-fình ra)
Câu
5: khiếm nhã: xử-thế không lịch-sự, lễ-độ, cử-chỉ vô giáo-dục
-ích-kỷ (từng chữ:
tìm của/ích riêng mình)
-cáu-kỉnh (theo tính
nóng-nảy, buông theo những quyết-định xốc-nổi)
-chấp-nhất sự dữ (để
bụng những điều không fải kẻ khác làm cho mình do đó mà thù vặt hay thù lâu).
Câu
6/ cho
thấy cảm-tình của người có Agapè
-lòng chân-thật: hay
sự thật (Ga 5:7 IP 1:22), tức nguyên-tắc đời sống sự thật nói được là ‘luân-lý’.
Bất công đáng lẽ đổi lại thì đặt công-chính. Nhưng dikaiosunè đã có một nghĩa thần-học đặc-biệt trong các thư Faolô,
nên không thể dùng vào đây, chỗ nói về hạnh-kiểm.
Câu
7/ Từng
chữ, thì fải dịch: bao-dung mọi sự, tin mọi sự…
Nhưng: trước tiên có
ám-chỉ đến 3 nhân-đức đối thần.
Rồi nhất là: không lẽ
thánh Faolô khuyên và chủ-trương Agapè
fải tin bất cứ điều gì, trong khi Ngài luôn luôn nhấn đến fải biết biện-biệt
thần-khí, coi chừng tiên-tri giả.
Vậy ‘panta’: accusative de relation ‘về mọi
sự, trong mọi dịp…’
Agapè đem đến
một mãnh-lực lạ-lùng để hoàn-tất công việc của các nhân-đức tin, cậy, chịu-đựng
và cáng-đáng được những điều sức loài người không thể làm được.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh hồi thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment