Friday, 16 May 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 12 (tiếp theo)





Câu 12: 31b - 13:13
Bài Ca Vãn về AGAPÈ

Thư Tịch:
LCerfaux. Le Chrétien dans la théologie du St Paul 235
Dictionnaire Encyclopédique de la Bible,  Amour (72-79)
TWNT, I.20-25: Agapè (Quell, Stauffer)
CSpics, Agapè .
Nygren : Eros et Agapè
G.Von Rad, Gesamelte Studien zum A.T.281-296 (Die Vorgeschichte der Gattung von IKor 14: 4-7)
NTS 10 (1063) 383-392: Nils Johansson, ICor xiii and ICor xiv…

Trong các đoạn 12-14, các ân-điển được bàn rõ ràng trong đoạn 12 rồi đoạn 14. Đoạn 13 ở lưng chừng, nên có nhiều tác-giả cho là lạc-đề (Robertson-Plummer) hay mạo-nhập (j.Weiss, J.Héring). Nhưng đây chúng ta lại gặp thấy biểu-thức hành-văn quen-thuộc A B Á: trước tiên thánh Faolô nói lên nguyên-tắc về việc dùng các ân-điển (đ.12), thứ đến là lời ca ngợi Agapè, vượt quá mọi ân-điển; để rồi (đ.14) trở lại chủ-đề ân-điển (cách riêng về ơn tiên-tri, và ngữ-ân) và những kết luận thực-tế.

Trong các ân-điển, thánh Faolô dạy tín-hửu fải ước-ao những ơn cao-trọng nhất, những ơn thuôc tri-thức, những Đức Mến vượt quá mọi ân-điển. Bài ca gồm 3 fần:
1-3  Không có ‘agapè’ thì ân-điển cũng như những việc anh-hùng hay lạ-lùng đến đâu cũng là không;
4-7  Agapè làm đầu mọi nhân-đức, một trật cũng là nhân-đức khiêm-tốn và thực-tế hơn cả, : agapè có thể
        thi-thố ra luôn luôn trong tất cả đời sống thường-nhật.
8-13 Agapè lướt hẳn các ơn tiên-tri, tiếng-lạ, trí-tri, và cả hai nhân-đức tin, cậy.

-Trong nguồn gốc của bài ca:
-G.Von Rad: nói đến những mẫu tương-tợ gặp thấy trong văn-chương Do-thái về kiểu giáo-huấn thống-kê nhân-đức hay tính xấu gặp trong các câu 4-7, - và thực-sự kiểu kê đó thuộc truyền-thớng Do-thái có liên-lạc với Khôn-ngoan Hy-Lạp, và chỗ gặp-gỡ giữa 2 truyền-thống là giáo-huấn trong các bài-giảng hội-đường.
-Xét đến nội-dung: bài ca Agapè này có đụng-chạm rõ rệt với truyền-thống Tin Mừng:
  Lòng tin chuyển núi (2): Mt 17: 20 21:21 Mc 12:21 Lc 17:6
  Trí-tri làm biết mọi mầu-nhiệm (2): Mc 4:11 Lc 8:10 Mt 13:11 Mt 7:22 thí-chẩn của cải tất cả (3): Mt 6:2 
  Lc 12:33 19:8
Và địa-vị độc-nhất của Agapè hoàn-toàn tương-chiếu với giáo-huấn của Chúa.
Nhưng chúng ta còn fải đi xa hơn nữa: Chúng ta thấy rằng trong các thư Faolô, kiểu gói “trong lòng Mến”, và ‘Trong Chúa’ được dùng theo cùng một nghĩa: hãy so cách riêng Rm 13:14/Co: 14
Co: 7/Ep 3: 17. Như vậy Agapè hầu như đồng-nghĩa với Chúa Kitô.
Và nếu như thánh Faolô không ca-ngợi những ý-niệm trừu-tượng trong các thư của ngài, thì fải nói rằng nguồn cảm-hứng nói lên lời ca đức Mến này là chính dung-mạo Chúa Kitô. Có thể lấy tiếng Christos mà thay thế trong các mệnh-đề nói đến Agapè, ít là fần nhiều. Dung-mạo được diễn-tả đó là Chúa Kitô của Tin Mừng. Đàng khác IC 13 được xây-dựng theo một kiểu như Ph 2: 5-11: viết trong một chương khuyến-thiện (khuyên các tín-hữu bỏ ích-kỷ tự-ái, đừng nghĩ đến lợi riêng, hãy ở khiêm-nhượng, hoà-thuận với nhau): Vậy hãy đọc ICor 13 như tả chính mình Chúa Kitô và công việc của Ngài, công-việc mạc-khải Thiên Chúa (và như vậy chúng ta thấy gì tương-tợ với những chương của Yn 13-17). Bởi công-việc mạc-khải Thiên-Chúa của Agapè đó, mà Agapè mới so-sánh được với những đặc-sủng về biết ơn như Tiên-tri, Trí-tri.

                                                                                                                                                    (còn tiếp)
                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập-niên ’60)

No comments: