Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________
Lm
Kevin O’Shea, CSsR
Chương Ba
Ơn Cứu-Chuộc
và các truyền-thống
trong Đạo
(bài 16)
Phần 2:
Ơn Cứu Chuộc
và lập-trường thánh Ansêmô:
ta suy thêm
Nghiên-cứu
lập-trường tư-tưởng của thánh Ansêmô khi ta bàn về Ơn Cứu-chuộc, thiết tưởng cũng
nên thêm một giòng chảy suy-tư như sau:
Thánh
Ansêmô, là người từng viết lên một số lời nguyện-cầu để anh em trong Dòng mình
sử-dụng. Nói đúng hơn: đây là những giòng chảy suy-tư/chiêm-niệm được
thánh-nhân nghĩ ra là để tặng một vị nữ-lưu cao tuổi từng lui về sống ẩn-dật ở
Brionne, gần bên Đan-viện Bec. Suy-tư/chiêm-niệm, là tư-tưởng-làm-nền rất cần thiết
giúp ta hiểu rõ hơn đời sống khắc-kỷ của các Đan-viện. Có suy-tư/chiêm-niệm, ta
mới hiểu rõ lập-trường thần-học của thánh Ansêmô, đặc biệt là khi thánh-nhân viết
nên cuốn Cur Deus Homo, cuối đời
mình. Tư-tưởng của thánh Ansêmô, có đọc theo hướng nguyện-cầu/chiêm-niệm, ta mới
hiểu rõ tư-tưởng của ông hơn, về Ơn Cứu-Chuộc. Và từ đó, ta sẽ nhận ra rằng:
tư-tưởng của ông ít khắc-nghiệt hơn là nhiều người vẫn cứ tưởng.
Thời
đào tạo, thánh Ansêmô cũng giống như các thày Dòng khắc-kỷ khác, tức: cũng được
hướng-dẫn đi vào cuộc sống có trải-nghiệm tính khắc-kỷ, khổ tu có ăn năn hối lỗi
và hãi sợ. Và, trên hết mọi sự, thánh Ansêmô lại vẫn là thày Dòng khắc-kỷ/khổ
tu. Thời thánh-nhân, sống đời chiêm-niệm/khắc-kỷ bao giờ cũng chịu ảnh-hưởng từ
cuộc sống khó khăn, tự hãm mình/phạt xác do thánh Phêrô Đamianô, đấng sáng-lập Dòng
Biển Đức, là người chuyên đặt nặng những tâm tình đền-bù các lỗi-tội mình phạm,
đến như thế.
Cũng
trong chiều hướng tương-tự, Đan-viện Bec. của thánh Ansêmô, lại cũng chủ-trương
sống đời nhiệm-nhặt như Dòng khổ-tu do thánh Phêrô Đamianô lập nên. Nhưng, các
thày Dòng nói ở đây thường có thói quen sử-dụng ngôn-từ rất mạnh về Thiên-Chúa.
Và mạnh-bạo hơn, vẫn là ngôn-từ diễn-tả “kẻ phạm lỗi” như đầu mối cho mọi phạt
xác, rất đền-bù.
Thế
nên, thánh Ansêmô đã viết ngay vào đường gân thớ thịt của mình, một câu nói để
đời, từng nổi tiếng: “Tôi vẫn lo cho cuộc
sống của riêng tôi, cũng rất nhiều!” Là thày tu thuộc Dòng chủ-trương có
hành-xử “phạt xác”/hãm mình, thánh Ansêmô từng được dạy: hãy biết sợ sự phán-xét
của Thiên-Chúa, hồi chung cuộc. Dù có thế, biện-chứng này lại đề ra một kết-cuộc
xác-chứng rằng: Thiên-Chúa, bằng vào lòng thương xót vô bờ của Ngài, hẳn Ngài
cũng sẽ không quên sót những người lỗi phạm, bao giờ hết.
Mặt
khác, thánh Phêrô Đamianô và truyền-thống Giáo-hội thời đó, lại cứ quan-niệm rằng:
nỗi đau thể-xác --trong công-cuộc đền-bù mọi lỗi tội-- vẫn tạo ra một số tội lỗi
này/khác. Ở đây, thánh Ansêmô lại khám-phá thêm hai vấn-đề căn-bản:
Thứ
nhất, thánh-nhân thấy rất rõ, rằng: quả thật, một số những đau-khổ về xác-thể có
giới-hạn nằm trong các tội dù rất nhỏ của người phạm lỗi. Và, việc đền-bù tội/lỗi
không hạn-chế, có thể lại cũng “kiến-tạo” ra chính tội lỗi. Đây là chốt điểm
cho thấy Đức Kitô cũng từng được vời đến, ở trong đó. Nhưng, Ngài lại có khả-năng
thực-hiện thứ gì đó có giá-trị vô-hạn-định, chứ không chỉ như người phàm, thôi.
Thứ
hai nữa, thánh Ansêmô lại nhận ra rằng: việc hãm mình/phạt xác thật ra không là
chuyện đền-bù tội/lỗi chút nào hết. Những gì tội/lỗi làm nên cớ sự, đều được lấy
đi là vì sự vinh-quang danh-dự của Thiên-Chúa. Người phạm lỗi, không hề khiến Chúa
phải công-nhận chỗ đứng đích-thực của Ngài, trong vũ-trụ. Thánh Ansêmô không nhìn
vinh-quang danh-dự của Thiên-Chúa như đồng hàng với thể-chế phong-kiến mà ông từng
hiểu biết rất rõ. Thánh-nhân không tính-toán “tổng-số” những gì do lỗi/tội rút mất
đi khỏi Thiên-Chúa, theo kiểu hệt như thể-chế phong-kiến. Thánh-nhân cũng không
đánh-giá những gì con người làm ngõ hầu “kiến-tạo” nên tội/lỗi, theo nghĩa của niềm
vinh-dự bị xúc-phạm, hệt như chế-độ phong kiến từng nghĩ ra.
Thánh
Ansêmô thấy rằng: tất cả các điều như thế phải hiểu theo nghĩa “tuyên-dương”
chúc tụng một vinh-dự. Vinh-dự dâng lên Chúa, phải được tặng ban dâng lên Chúa bằng các bài “vãn” được cất tiếng vang
ca là để tung-hô Chúa trong và bởi toàn-thể vũ-trụ, là như thế. Đó là đoản-khúc
chúc-tụng từ vũ-trụ. Người phàm xác thịt cũng được mời gọi, để công-nhận điều
này và để dâng lên Chúa một cách có ý-thức.
Tuy
nhiên, tội và lỗi làm gián-đoạn bài ca chúc tụng này. Nói cách khác, nó làm mất
đi hình-dạng của lời ca chúc-tụng Ngài vẫn có. Nó đưa vào âm-nhạc, một giai-điệu
nghe rất chõi. Nên, muốn được Thiên-Chúa lắng nghe, chắc chắn cần chỉnh-sửa cho
nhiều, nhưng không bằng phương-cách đền-bù tội lỗi hoặc hành-động phạt xác, hãm
mình. Mà, bằng vào tái-tạo bài ca chúc-tụng Chúa; và đặt ở nơi đó, tầm-kích mới
mẻ mà trước đó chưa ai từng thấy. Và, bài ca chúc tụng còn đẹp đẽ tuyệt-vời hơn
mọi tầm-kích lỗi/tội rất xấu xa.
Theo
thánh-nhân, thì bậc phàm nhân/tục tử chúng ta, không có được những cái “ắt-và-đủ”
để được thế. Vậy nên, phải đưa nhiều giai-điệu mới mẻ vào trong âm-nhạc. Và các
giai-điệu mới, phải được tụng-ca bằng tiếng-giọng mới khác, mới được. Bản thân
con người, không tạo được giai-điệu mới mẻ này, vì chỉ có các tiếng/giọng
cũ/xưa của mình, tức: không còn hay đẹp nữa, sau khi đã phạm phải các lỗi/tội do
mình gây ra.
Thành
thử, những gì con người nợ Chúa còn nhiều hơn những gì mình sở-đắc. Và, nhạc-bản
mới mẻ này phải được người ca-sĩ cất lên bằng tiếng/giọng riêng của họ. Mà, vũ-trụ
lại chẳng có được tiếng/giọng nào giống như thế. Đây chính là điểm tới được Đức
Giêsu dấn thân bước vào. Ngài đã làm thứ gì đó, rất mới mẻ. Và, Ngài làm bằng
phương-cách cũng rất mới, gồm tất cả những tiếng/giọng giống như thế, trong nhạc-bản
này.
Thánh
Ansêmô và nền thần-học thời đó, lại cũng nói: Đức Giêsu không định-hướng chính
mình Ngài vào sự chết. Bởi, Ngài chẳng hề mắc tội tổ-tông, nào hết. Ngài đã mặc
vào hình-hài của Ngài đặc-tính bất-tử; và Ngài cũng không đòi hỏi có được sự sống
vững chắc mà không bao giờ phải chết. Điều này, theo thần-học thời đó, đã xuất khỏi
sự tự-do của Ngài thoát khỏi tội tổ-tông
--trong khi đó, thì bản-thân nhân-loại qua tư-cách riêng của mình, lại
không định-hướng vào nỗi chết, nếu con người không phạm phải lỗi lầm nào.
Đức
Giêsu không bao giờ phạm phải những lỗi cùng tội; và tự bản-chất, Ngài không buộc
phải chết đi, như người phàm. Nhưng, bằng vào ý-chí tự-do của Ngài, Đức Giêsu lại
chuốc lấy tính dễ chết để rồi chấp-nhận cái chết như một thực-thể. Thế nên, Ngài
có thể dâng lên Cha Ngài, không phải một thực-tại thể-lý rất dễ chết, mà là
chính ý-định tư-riêng của Ngài, dù không cần. Đây là sự thể hoàn-toàn mới mẻ. Và,
Đức Giêsu dâng điều đó lên Chúa Cha bằng tình thương-yêu duy chỉ mình Ngài mới có,
do Cha ban qua tư-cách Người Con của Cha. Dâng lên Cha như thế, là sự dâng-tiến
mà trước đó không ai làm được; và không ai có thể tái-lập thêm một lần nữa. Đó
là sự việc có một không hai, rất duy-nhất. Sự việc này nâng-nhấc nền âm-nhạc của
vũ-trụ, bởi âm-nhạc công-nhận cả hoàn-vũ có cả sự sống và nỗi chết, tuỳ-thuộc
vào chính nó. Và, cũng tuỳ thuộc vào Thiên-Chúa theo cung-cách rất mới.
Thánh
Ansêmô lại nhận ra rằng: khổ đau thân xác, đặc biệt trong công-cuộc đền-bù tội
lỗi, tự nó không có giá-trị gì trong tiến-trình yêu-thương này hết. Thánh-nhân
cũng công-nhận rằng: vẫn có tầm-kích “giáng phạt” (cả trường-hợp được giảm
khinh) trong công-cuộc “đền-bù tội lỗi” như thế. Đây không là việc thiện-nguyện
hoặc tự ý, nhưng là sự đòi buộc phải như thế. Thành thử, thánh Ansêmô không thấy
Đức Giêsu lại có thể làm điều ấy, theo ý-nghĩa như thế.
Thánh
Ansêmô cũng nhận ra rằng: việc cân-đong-đo-đếm “tổng số” của việc đền-bù mọi lỗi
tội như nếu đã xảy ra vượt quá lập-trường này là không có giá trị gì hết. Theo
thánh Ansêmô, những gì mà tội lỗi từng lấy ra khỏi Thiên-Chúa, vượt trị-giá và
mọi toan tính “cân đo đong đếm”. Vượt cả mọi đền-bù nào khác. Đây là điều không
thấy có nơi lập-trường của thánh Phêrô Đamianô và của chủ-thuyết khắc-kỷ/khổ hạnh
mà đấng thánh lập dòng khổ tu đã định-dạng cho chính mình với vết thương lòng
khổ-nhục của Đức Giêsu. Và, thánh Phêrô Đamianô coi đó như sự trừng phạt được tiến-hành
theo bước trước, chứ không là sự hài-lòng/mãn nguyện theo cung-cách của thánh
Ansêmô nghĩ ra. Thánh Ansêmô thì lại không thấy những gì Đức Giêsu thực-hiện, lại
được hiểu theo nghĩa này.
Nay,
thì sự việc như thế, đã ràng buộc Thiên-Chúa vào với Đức Giêsu. Thiên-Chúa, bằng
vào sự công-chính của Ngài, lẽ đáng phải tưởng-thưởng Đức Giêsu; nhưng thật sự,
thì Ngài đã có tất cả những thứ đó. Và, Thiên Chúa không thể làm việc đó cho Đức
Giêsu cách trực-tiếp được. Thành thử ra, Thiên-Chúa phải tặng ban phần thưởng
đó cho những ai được Đức Giêsu đề-nghị. Đó là chúng ta. Tức: những kẻ kế-thừa sự
công-nhận và phần-thưởng do sự công-chính mà Thiên-Chúa ban cho Ngài. Và đó, là
nhạc-bản để toàn-thể vũ-trụ chúc-tụng ngợi ca Ngài.
Phần
thưởng nói trên, là phần sẻ san/tham-gia do ta góp phần vào nhạc-bản chúc tụng
mới mẻ, khi ta dâng lên Thiên-Chúa tính-chất dễ-chết của ta, cũng như nỗi chết
rất thực, mà ta từng cảm-nghiệm như nhạc-bản tụng ca của vũ-trụ...
Bằng
lời lẽ tượng-trưng, ta được phép ca vang cùng với Đức GIêsu như yêu cầu hát
thêm lần nữa Bài Ca rất tuyệt-diệu của Ngài...
Tác-giả Gerald Sloyan lại
đã viết:
“Học-thuyết của thánh Ansêmô, chẳng mang chút sắc-màu nào
của chế-độ phong-kiến, như nhiều người quả quyết. Bởi, với thánh-nhân, những lỗi
và tội phản chống Chúa, không làm cho vinh-dự của người hiệp-sĩ hoặc nhà quý-tộc
bị tổn-thương. Và, điều này thuộc một trật-tự riêng-rẽ, độc-nhất. Và, không ai
giống như Chúa. Cũng chẳng học-thuyết nào lại được tạo ra như một giao-dịch
thương-mại, bởi không có số tiền nào được trang trải hoặc thu nhận vào đó cả.
Cuộc sống con người được tặng ban, là do Đấng trở-thành-Thiên-Chúa-và-người-phàm
cùng một trật. Thiên-Chúa thấy rằng của lễ dâng-tiến Ngài rất thích-hợp nên
Ngài đã chấp-nhận.”
Ở
đây, ta cũng nên nhận chân ra rằng: cũng không cần phải quản-cai các bước tiến-triển
trong suy-tư/chiêm niệm đến như thế. Bởi lẽ, một điều thấy rất rõ, là: ta đang đối
phó với các lý-lẽ thích-hợp, cho thật đẹp. Đó, cũng là phương-cách phù-hợp để cứu
xét tất cả những gì diễn-tiến nơi vấn-đề ta đặt ra.
Thánh
Ansêmô, thật ra, đã chuyển từ loại-hình suy-tư dựa trên sự hãi sợ và phán-xét rất
chung-cuộc sang một mẫu mã suy-nghĩ về sự thanh cao đẹp-đẽ và thương-yêu. Với
thánh-nhân, đỉnh cao và biểu-tượng cho tình thương-yêu ấy là Đức Giêsu chịu
đóng đinh trên thập-tự. Khi ấy, thánh-nhân lại đã suy-tư về ý-nghĩa của “bổn-phận”
để chiêm-niệm về sự cao cả nơi tình thương-yêu có cho đi vì hy-sinh của Đức
Giêsu Kitô. Và từ đó, thánh Ansêmô chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài đã thành-tựu
được sự hài-hoà giữa vũ-trụ và công-cuộc cứu-chuộc loài người chúng ta.
Chính
vì thế, nên thánh Ansêmô đã đúc-kết, cất-chưng và thực sự thay-đổi truyền-thống
mình từng đưa ra. Và đặc-biệt hơn cả, là truyền-thống khắc-kỷ của vị thánh lập
Dòng Biển Đức, tức thánh Phêrô Đamianô. Và từ đó, thánh Ansêmô lại đi vào trạng-thái
tập-trung cũng rất mới vào việc miên-man chiêm-ngắm cùng với động-thái bừng bừng
lửa mến với tình thương-yêu cảm-kích hướng về diện mạo của Đức Chúa chịu đóng
đinh. Và theo tôi, thì: điều này còn ở lại mãi với chủ-thuyết khắc-kỷ thực-thụ
của Đạo Chúa. Nay, cũng nên hết lòng cảm tạ thánh Ansêmô, của ta.
Thật
ra, thì cốt lõi nơi thị-kiến của thánh Ansêmô, là thế này: Không món nợ nào, ta có thể trang trải cho Đức Kitô hết, bởi lẽ cũng chẳng có gì qua đó ta có thể
trang trải những gì ta thiếu nợ. Niềm hãi sợ và hậu quả của nó không là thành
phần của nhạc bản tụng ca tung hô ta nói đến. Và, nó cũng chẳng có phần nào hết
trong việc xoá bỏ mọi ràng buộc của ta với Chúa. Chỉ duy nhất có mỗi sự việc khả
dĩ trở thành vấn-đề là tình thương-yêu và nỗi niềm quan-tâm lưu ý, thôi. Ta có
thể nói về sự hạn-chế không để bật lên thành tiếng khóc, nhưng đó là tiếng khóc
của sự cảm kích, tựa hồ như khi ta nhìn vào diện-mạo của Đấng chịu đóng đinh
trên thập-giá.
Thật
ra, cũng phải công-nhận rằng kinh-nghiệm của thánh Ansêmô tô lên sắc màu cho
ý-nghĩa của sự việc “trở thành thày Dòng” vào tuổi trung-niên hoặc sau đó. Cũng
trong chiều-hướng có ý-nghĩa mới này, lại thấy có việc thực-hiện ăn năn hối tiếc
đậm sâu khác của đời chiêm niệm và khắc kỷ. Và đây được coi như nền tảng cho bất
cứ ý-nghĩa nào của Ơn Cứu Chuộc.
Khác-biệt
chính nơi phần giải-thích của thánh Ansêmô gồm các yếu-tố sau đây:
1.
Không
giống như tư-tưởng của thánh Đamianô chuyên đặt nặng vào sự trừng phạt và đền
bù tội lỗi, thánh Ansêmô chủ trương chúc tụng/ngợi ca.
2.
Bằng
chúc tụng/ngợi ca, Đức Giêsu dâng nỗi chết đối lại sự bất-tử.
3.
Ra
như thế, vì đó là sự tiến-dâng lên Thiên-Chúa-là-Cha một trải-nghiệm về sự vô
quyền/bất lực.
4.
Tính
vô quyền/bất lực của Đức Giêsu được thấy rõ nơi Đấng chịu đóng đinh trên thập-tự
5.
Chiêm-ngắm
Chúa chịu đóng đinh là trọng tâm của sự tháp-nhập vào bài chúc tụng/ngợi ca sự
cao cả của Thiên Chúa.
Sau
thời thánh Ansêmô, lại thấy có sự trở về chầm chậm vào với cung-cách mang tính
Đamianô nhiều hơn. Ngôn-ngữ mà thánh Ansêmô sử dụng thật rõ ràng theo ý-nghĩa của
riêng ông, nhưng vẫn có đôi chút tối-nghĩa tiềm ẩn ở trong đó cho những ai
không có được trải-nghiệm như thánh Ansêmô từng có. Các ngài lại sử-dụng tự-vựng
như: “chỉnh sửa, mãn nguyện, ăn năn sám hối vv... theo nghĩa đen thể-chất, nhiều
hơn nữa.
Thánh
Tôma Akinô là người trì-hoãn truyền thống này nên ông lại tương-đối-hoá truyền-thống
này đối với các lập-trường khác. Và, ông còn giản-lược bất cứ đòi hỏi nào “cần”
có để trở-thành “lý lẽ thích-hợp”... Thánh Tôma cũng lại nói đến việc ăn năn hối
cải như một điều-kiện để trừng-phạt mà ta không thể làm giảm nhẹ nghĩa đen nhiều
hơn nữa, trong giới-hạn của thứ cổ-ngữ xa vời thời đó là tiếng La-tinh. Và từ
đó, thánh Tôma lại liệt-kê một danh-sách gồm đủ các loại ngôn-từ như thế làm một,
và có thể là điều tiên quyết, tức “động-lực” của sự kiện Nhập Thể. Đây là loại-hình
đặc trưng của thánh Tôma Akinô trong việc trì-hoãn ngôn-ngữ của truyền-thống
đáng tôn-kính, và rồi ông đã tạo lại ý-nghĩa của ngôn-ngữ ấy.
Các
thế-kỷ vừa qua, lại thấy có đòi hỏi Hội thánh của ta hãy quay trở về với lập-trường
tư-tưởng của thánh Ansêmô, sau một thời-gian dài xa cách, tách rời.
----------------- (còn tiếp)
__________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
- Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment