Tôi vừa trở về Sàigòn sau một tuần làm việc chung với một Hội Dòng nữ trong một khóa thường huấn dành cho các vị phụ trách các cộng đoàn và các Nữ Tu phụ trách đào tạo của Hội Dòng. Đứng trước một cọc mốc lịch sử của Hội Dòng, chị em muốn đươc chuẩn bị một cách trọn vẹn cho việc tạ ơn mừng lễ bằng những suy nghĩ về sứ vụ của chị em trước tình hình xã hội hiện nay. Gần đây tôi cũng được hân hạnh tham gia vào những suy nghĩ này của hai Hội Dòng nữ khác ở hai miền khác nhau, có Dòng lớn đến độ có đến 80 thành viên là các chị phụ trách công đoàn và phụ trách đào tạo.
Để làm tài
liệu căn bản của những suy nghĩ, chúng tôi sử dụng ba văn kiện mới nhất của Tòa
Thánh: Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng ( Evangelii Gaudium – Bản dịch của Ủy
Ban Loan Báo Tin Mừng – HĐGMVN ), Thông Điệp Laudato Si’ ( Bản dịch của Ủy Ban
Bác Ái Xã Hội – HĐGMVN ) và Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu ( Bản dịch của Văn
phòng HĐGMVN ). Ba văn kiện này đươc ban hành bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chủ đề
Loan Báo Tin Mừng được đề cập nhiều nhất bởi Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng, Tông Huấn
này khẳng định sứ
mạng hàng đầu của Hội Thánh là Loan Báo Tin Mừng, gọi là để suy nghĩ
hầu chọn lựa ưu tiên cho sứ vụ, nhưng chắc chắn không có chọn lựa nào khác cho
các hội dòng ngoài sự đón nhận sứ mạng hàng đầu này ( từ số 19 – 45 ). Tuy
nhiên Tông Huấn chỉ ra rằng Loan Báo Tin Mừng là sứ mạng quan trọng nhất, nhưng
ai sẽ là thành phần ưu tiên để được loan
báo Tin Mừng ? câu trả lời là “người nghèo” ( từ số 46 – 49). Những câu
khẳng định đanh thép đã làm cho cuộc chọn lựa không có con số hai: "Người nghèo là những người ưu tiên được đón
nhận Tin Mừng, … Có một dây liên kết giữa Đức Tin của chúng ta với người nghèo.
Chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi họ (
số 48, 186 – 200 )
Nơi số 25
của Tông Huấn, lời quyết đoán của Đức Thánh Cha Phanxicô: "…
Không thể để tình hình như hiện tại. Việc “quản trị thuần túy” đã trở nên bất
cập. Trên khắp thế giới, chúng ta phải “thường xuyên trong trạng thái truyền
giáo”. Đã là một quyết định dứt khoát con đường của Hội Thánh,
bất cứ Hội Dòng nào không tuân thủ mà đi con đường khác, sẽ lạc lối lầm đường.
Lời đanh
thép này moi ra những thái độ lập lờ, tránh né ngụy biện: "Tôi
thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài
đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của
mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo đặt mình vào trung tâm để rốt cuộc bị
mắc kẹt trong một mạng lưới các nỗi ám ảnh và các thủ tục."
Một lời
khẳng định khác chiếu ánh sáng vào bóng tối đang ẩn mình nguy trang khéo léo
lâu nay: "Không ai được nói mình không thể gần
gũi người nghèo vì nếp sống của mình đòi hỏi phải chú ý tới những lãnh vực
khác. Đây là một lời bao biện thường nghe thấy trong các giới học thuật, doanh
nghiệp hay chuyên môn, thậm chí cả trong giới giáo sĩ." (
số 201 ).
Các chỉ dẫn đã rõ ràng, phần còn lại chúng tôi cân nhắc các hoạt động
đang diễn ra trong đời sống cộng đoàn, cầu nguyện một cách chân thành, lượng
giá lại nghiêm chỉnh trước mặt Chúa để điều chỉnh hướng đi. Sẽ không ít gian
nan thử thách cho sự chọn lựa này, những giằng xé giữa sự an toàn và liều lĩnh
cho Tin Mừng và công cuộc loan báo, sẽ điều chỉnh nhân sự, tài chánh, đào tạo
để truy tìm sự hiệp nhất… Tất cả ngổn ngang trước mắt với không ít hoang mang.
Trong một
bài nói chuyện gần đây của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh dành cho một hãng thông
tấn nước ngoài, ngài chia sẻ: Giáo Hội Việt Nam
đánh mất vai trò trưởng nữ của Giáo Hội Châu Á. Có lẽ một trong các nguyên nhân
gây ra sự mất ngôi này là do công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất
nước bị suy giảm, những vận động, hô hào, có phần chỉ là phong trào, đối tượng
hàng đầu chưa phải là người nghèo, người bị bỏ rơi, người bị chà đạp, bị loại
bỏ. Nếu chuyển mình dồn mọi nỗ lực cho việc loan báo Tin Mừng, chấm dứt tình
trạng lễ hội rềnh rang, yến tiệc linh đình, ngưng việc xây dựng hay sửa chữa
tôn tạo Nhà Thờ một cách lãng phí, không đáng làm, rời bỏ những công việc gây
quá tải cho Tu Sĩ và trao trả lại những việc đó cho xã hội hoặc Giáo Dân có thể
làm, cống hiến đặc biệt cho các vùng sâu vùng xa nơi Tin Mừng chưa tới những
Thùa Sai nhiệt thành, tài năng…
Đặc biệt
hơn nữa, người Tín Hữu Việt Nam đi đầu là các Tu Sĩ, liên đới với người nghèo,
những người bị loại bỏ, bị chà đạp, áp bức, những người kiệt quệ bước vào đường
cùng không lối thoát, ứng xử như người Samaritanô nhân hậu với người bị cướp
đánh “nhừ
tử, dở sóng dở chết, vất bên vệ đường” ( Tin Mừng theo Luca ) mà ôm lấy
họ mang về quán trọ săn sóc. Chắc chắn việc loan báo Tin Mừng sẽ đạt kết quả mỹ
mãn, chấm dứt chuỗi ngày lạnh lùng vô cảm, chuỗi ngày luẩn quẩn với con số tỷ
lệ người có đạo chỉ là 6,5% !
Lm. VĨNH SANG, DCCT,
7.4.2017
No comments:
Post a Comment