Friday 28 April 2017

Lm Edward Schillebeeckx: Thần-học-gia toại-nguyện, người đó chính là tôi (Bài 2) Lời Mở Đầu




*



Từ độ tháng Giêng năm 1958, một thần-học-gia người Bỉ thuộc trường-phái Nijmegen, Hoà Lan tên là Edward Schillebeeckx, lâu nay hay gây tranh-luận ở nhiều nơi. Ông là tu sĩ  dòng  Đa Minh sống ở tu-viện Albertinum thuộc Dòng thánh Albertô xây dựng vào cuối thập-niên 1920s. Và tu-viện này, đã chính thức mở cửa cho mọi người bên ngoài đến viếng thăm vào ngày 08/8/1932.

Một lần nọ, có đến 120 anh em tu sĩ dòng Đa Minh từng sống ở nơi đó, nhưng nay chỉ còn khoảng 30 vị, mà thôi. Kể từ năm 1942 đến 1945, viện-tu này bị quân-đội Đức chiếm đóng nhiều ngày và các thày dòng ở đây đã phải tản mác, lưu lạc khắp chốn.

Vào cuối cuộc chiến, viện-tu Albertinum NijmegenHoà Lan, lại đã có thêm nhiều sư-huynh và học-sinh đến trú-ngụ. Nhưng, vào thập niên 1980s trong khi các dòng tu khắp nơi đều gặp khủng-hoảng nặng, thì một số công ốc trong tu-viện này được hiến-tặng cho Đại học Công giáo Nijmegen làm nơi học-tập.

Tôi đến đó, để gặp thần-học-gia vĩ-đại là Gs Edward Schillebeeckx. Tôi từng lưu lại ở đó rất nhiều lần, nhưng cũng không còn nhớ được bao nhiều lần từng thảo-luận với vị học-giả nổi tiếng về nền thần-học Công giáo này và về suy-nghĩ của ông về các vấn-đề thời-đại đang bốc cháy. Lâu nay, tôi vẫn mang trong đầu nhiều ấn-tượng về phòng-ốc vĩ-đại; về chốn lặng-thinh nơi tu-trì, cùng các lời kinh/kệ do các thày dòng ở đây vẫn cất tiếng và cả đến khuôn mặt của những người bị ném tung ra ngoài biển cả đụng trận với gió bão.

Bởi, vào độ trước, nơi đây cũng từng xảy ra nhiều trận cuồng-phong, bão táp khiến nhiều vị được yêu cầu rời khỏi chốn đó, do bởi các ngài không còn hiểu/biết ý-nghĩa cuộc sống tu-trì độc-thân, quyết lẩn/tránh những người sống ở ngoài đời hoặc những vị bị trói buộc bởi cơ-cấu phòng-ốc đem lại từ nhiều thời trước đó, để rồi các vị đành phải bóp bụng ra đi chọn nơi khác thích-hợp hơn hầu có được cuộc sống giản-đơn, cần thiết.

Cảnh/vật nơi đây đã khiến tôi nhớ lại hàng cây sồi vẫn đứng trụ qua nhiều đợt mưa gió, coi đó như chuyện thường ngày xảy đến rất thường với đất nước từng tác-tạo cho mình thứ gì đó, khá bí-nhiệm. Bí-ẩn/nhiệm-mầu ở đây đó, là các biểu-lộ gom gộp từ tiếng/giọng chống-kháng đầy quả cảm, có kèm một chút ngang bướng chịu ảnh-hưởng từ chủ-thuyết Calvin từng kế-thừa từ một quá-khứ nổi-trội.

Người dân Hoà Lan nơi đây, không mấy trầm/lặng về bất cứ thứ gì xảy đến, nên đã thừa sức tham-gia mọi chê-bai/phẩm-bình, và ít dành thì-giờ cho các chuyện tử-tế hoặc các giao-tế nhân-sự. Những vị sống ở đây, luôn kiếm tìm lằn sáng chiếu-dọi mọi sự việc, nên lúc nào cũng tu-duy lắng đọng và luôn mở rộng cửa ngõ đón chào mọi lằn sáng từ mọi góc cạnh.

Tác-giả Edward Schillebeeckx luôn mang đến cho đất nước Hoà Lan của ông đôi điều mới mẻ, thêm vào đó là lề-lối giáo-dục mang cung-cách bắt chụp được những điều đang gia-tăng theo kiểu cách khác nhau. Nhưng, với thời-gian, đường-lối giáo-dục này lại cũng gây ngờ-vực không ít, nên đã có suy-nghĩ chín-chắn nhằm dẫn thẳng về phía trước bằng các mẫu mã thông-thường.

Trong căn phòng đầy những sách, ông tiếp đón tôi hàng giờ nói không dứt về cuộc sống sinh-động của chính ông; và, về thời thơ trẻ đã có rắc-rối khi ông buộc phải quyết-định xem có nên chọn cuộc sống tu-trì hay không. Cả đến môn nhân-văn ông nghiên-cứu học hỏi, cả đến môn triết-lý cũng như thần-học cho chí thời dạy học ở đại-học-đường Nijmegen nữa.

Quả là, cuộc sống của ông đầy quả-cảm, qua chuỗi ngày dài chịu-đựng những khích-bác chống lại tính cởi mở của ông, khi ông sinh-hoạt dạy-dỗ học-viên tu-sĩ của Dòng mình. Lại đến giai-đoạn nghiên-cứu/khảo-sát, tiến-trình giao-dịch với Rôma, kể cả những đêm thức trắng nghiền-ngẫm Kinh Sách và Thánh-truyền; đến việc đeo đuổi tìm-hiểu các tác-giả cũ/mới, thời cận-đại hầu đáp trả những câu-hỏi mà mọi người viện-dẫn, như: Thái-độ im-lặng của Thiên-Chúa, như tình-huống say-mê hiện-hữu Chúa ban một cách nhưng-không, vô điều-kiện.

Vào những lúc được hân-hạnh mặt-đối-mặt với tác-giả, là thần-học-gia lỗi-lạc phi-thường có đầu óc/kiến-thức rộng/mở về thần-học mà không phải ai cũng hiểu thấu mọi chi tiết.

Chuyện trò với ông, tôi có cảm-giác như ông đã gặp tôi nhiều lần trên đường phố, hệt như gặp lúc có người hỏi đường hỏi lối để đi tìm nhà vậy. Có những lúc, hệt như thể ông và tôi đang ngồi ở quán cà-phê hoặc trên tàu biển đi đây đó, chuyện trò không dứt.

Tôi vẫn để tai nghe ông nói chuyện hàng giờ, chẳng khi nào dám cắt ngang câu chuyện đang hồi hứng-chí, cứ để ông kể mãi hết chuyện đời mình, từ luồng tư-tưởng cho đến những giao-tiếp bạn-bè hoặc các xung-khắc xảy đến trong đời ông. Cứ thế, tôi vẫn để ông nói suốt về thời quá khứ, cũng như hiện-tại với ánh mắt hướng về ngày sau hết được gọi là “cánh-chung-luận”, về những khám-phá ra cung-cách cho thấy sự cao cả nơi lòng thương xót của Chúa trong quá-trình giao-tiếp với mọi người, nam và nữ.

Ít khi nào tôi đặt câu hỏi, chỉ khi nào thấy thật cần thiết để nhắc ông rằng tôi đang đóng vai người bộ-hành ở ngoài đường hỏi han ông đường đi nước bước, mỗi thế thôi. Và, đôi lúc tôi cũng hỏi quan-niệm của ông về công-cuộc Chúa tạo-dựng, về Đức Giêsu thành Nadarét Đấng công-bố nhiều hệ-luận, về Đức Kitô là Đấng đầu tiên kể về lối sống rất mới mẻ, và về thói quen mới tạo được.

Tôi cũng không quên hỏi về Chúa Thánh Linh là Đấng tạo hứng sống cho một Giáo-hội luôn cần đổi mới, bởi tình Ngài thương yêu-Giáo-hội sẽ không bao giờ cạn-kiệt.

Tôi thật chẳng muốn có câu hồi-đáp từ thần-học-gia Edward Schillebeeckx cho hàng ngàn câu hỏi của nam-nhân lẫn nữ phụ ở ngoài đường cứ hỏi nhiều thứ và nhiều sự mà chỉ dám nói đến nghiên-cứu hữu-lý, đến trực-giác, sững-sờ cả nguồn thơ lai láng, bởi lẽ tác-giả Schillebeeckx  lại cũng là nhà thơ, vốn từng bày tỏ ý/lời đầy thơ trong cuốn thứ ba ông bàn-luận về Đức Kitô, như một môn-học.

Tôi cũng không nhận ra được biệt-tài thuyết-trình hoặc những điều kỳ-lạ ông có; cũng chẳng thấy được nơi ông chút đắng cay/ngậm ngùi nào khi ông đề-cập đến Giáo-hội bị cơ-chế-hoá từng đưa ông vào thế khó xử.

Vào dạo ấy, tôi chỉ muốn kiếm tìm đôi điều chứng-tỏ nét tư-riêng/độc-đáo của một thần-học-gia chuyên-biệt từng nói cho mọi người biết về Đức Giêsu, Đấng KitôGiáo-hội  đề-cập riêng-biệt trong ba cuốn sách ông viết về Kitô-học.     

Ông kể cho tôi nghe câu chuyện về chính ông, đôi khi bằng giọng nói rắn chắc, có lúc hơi trầm/buồn, rất thận-trọng khi bộc-lộ tâm-can là những thứ đã làm ông rối-rắm, suốt một thời.

Trong lúc kể, hầu như đọc từng chữ, đa-phần bằng tiếng Pháp, đôi lúc ông nói bằng tiếng Đức và tiếng Anh, tác-giả Schillebeeckx đã mô-tả tính phong-phú trong công-cuộc nghiên-cứu ông hoạc-định.

Thế nhưng, tác-giả Edward Schillebeeckx cũng đã tham-gia vào cuộc sống tu-trì vào các lễ mừng ngày của Chúa bằng các bài chia-sẻ về nhiều chủ-đề khác nhau, cả những buổi tối anh em bầu bạn quây quần bên bàn tiệc hoặc những ngày từ thị thành trở về quê xa xôi, lúc nhàn rỗi chuyện trò với nhau bằng vài ba câu pha trò để vui sống, những lúc bên nhau chung hưởng ly bia, hoặc bên tách rượu vang; hoặc các dạ-tiệc đầy hoa trái thết-đãi nhau không sót một ai.

Thần-học-gia và các nhà chú-giải vẫn còn nói nhiều về tác-giả có bộ mặt trẻ thơ không thích-nghi được với nhiều người nhưng sự minh-mẫn ở nơi ông lại dấy lên nguồn sống xoáy mạnh tâm can nhiều người khiến họ không làm gì được ngoài chuyện tha-thứ cho ông mà thôi.

Chính đấy là Schillebeecksx vốn dĩ vào chính lễ thánh Đôminicô năm 1989, tưởng nhớ ngày lập Dòng Thuyết-Giảng, là người đã viết lời đầu trong cuốn thứ ba ông bàn về Kitô-học khi bảo rằng: “Tôi hy-vọng là trong số những người đọc sách của tôi sẽ có vị thuộc giới-chức cầm-quyền trong Giáo-hội, và cả những vị sẽ nghe lời thú-nhận niềm tin của một nhà thần-học đã bỏ cả đời mình chẳng có gì ngoài việc kiếm tìm Thiên Chúa có nghĩa ý-nghĩa gì đối với mọi người nam cũng như nữ, một cách chưa dứt-khoát và có hơi lắp bắp, rất ngập-ngừng.

Chính đây là Schillebeeckx của độc-giả sẽ gặp gỡ khi đọc các sách này và cả đến những bài viết cho đến nay chưa được in ấn, mãi sau này.

                                                                        (còn tiếp)

Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch

No comments: