Wednesday 12 April 2017

Canada: Mục vụ DCCT cho người Anhđiêng tại Saskatoon





Canada: Mục vụ DCCT cho người Anhđiêng tại Saskatoon

Cha Graham Hill, chính xứ Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe, nơi có nhiều người Anhđiêng châu Mỹ sinh sống, nói rằng: Các bạn trẻ không còn cảm thấy gắn bó với nền văn hóa và đức tin của các thế hệ cha ông mình”. Do đó, DCCT tại đây đã mời nhà thần học, nhà kể chuyện và là nhà giảng thuyết, nhà văn về tâm linh, bà Megan McKenna tới để thực hiện một chuỗi các chương trình nhằm chia sẻ đức tin và lưu giữ truyền thống cho những người Anhđiêng tại Giáo xứ thánh Mary.


Cha Ciro Alfonso Perez, chính xứ thánh Mary và là bề trên các tu sĩ DCCT tại Saskatoon nói rằng: “Sứ vụ của các tu sĩ DCCT là rao giảng Tin Mừng cho mọi người theo đường lối của đức Giêsu, làm họ trở thành môn đệ và dạy dỗ họ. Chúng tôi tìm những cách thức mới để kết nối với mọi người, và bà Megan McKenna giúp thực hiện điều đó. Bà dùng lối kể chuyện truyền thống của người Anhđiêng để truyền tải cho họ thông điệp Tin Mừng”.

Bà McKenna sẽ thực hiện một số buổi hội thảo và chia sẻ tại một số thánh lễ ở Saskatoon. Tất cả các buổi này đều diễn ra tại Sảnh đường Giáo xứ thánh Mary và mọi người đều có thể tham gia. Nội dung các buổi chia sẻ bao gồm: hướng dẫn những người cao tuổi và những người quan tâm vai trò của họ trong các cộng đồng người Anhđiêng; lưu truyền truyền thống và đức tin qua các thế hệ và giới thiệu về Đức Mẹ Guadalupe – bảo trợ của chây Mỹ.

Bà Gayle Weenie, một người cao tuổi trong cộng đồng người Anhđiêng và là thành viên giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe cho biết bà tin rằng các buổi hội thảo của bà McKenna sẽ giúp người Anhđiêng nhớ lại căn tính của mình. Bà nói rằng cần phải khởi đầu từ việc bảo tồn ngôn ngữ, đời sống thiêng liêng, các truyền thống và nền văn hóa.

Theo bà Weenie, các ngôn ngữ của người Anhđiêng đã được đưa vào hệ thống trường học, nhưng vẫn còn đang phải cạnh tranh trong lĩnh vực truyền hình và điện tử. Bà nói: “Thường thì tiếng của người Anhđiêng không còn được sử dụng ở nhà. Có thể thế hệ ông bà của bọn trẻ còn sử dụng, nhưng họ không làm được nhiều việc để bảo tồn nó”.

“Về đời sống tâm linh, khi tôi mới lớn, chính phủ không cho phép chúng tôi thực hành đời sống tâm linh của mình, mà phải thực hiện lén lút. Nó tồn tại là nhờ một số ít người gìn giữ nó. Bây giờ chúng tôi đang dạy lại cho lớp trẻ và các buổi “pow wows” (nghi lễ tôn giáo của các cộng đồng người Anhđiêng tại châu Mỹ) đang dần quay trở lại”.

“Một số người đã duy trì được truyền thống và cố gắng lưu truyền nó cho các thế hệ sau, nhưng chẳng có gì được viết ra và lưu lại. Văn hóa của chúng ta là truyền thống truyền khẩu, được học hỏi nhờ việc lắng nghe những người cao tuổi, và rất nhiều người như thế đã qua đời”.

Dưới sự hướng dẫn của các vị cao tuổi người Anhđiêng và của đức giám mục, Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe đang dự kiến hội nhập các nghi thức tâm linh của người Anhđiêng vào trong các thánh lễ.
Thánh lễ bắt đầu với một nghi thức đốt lửa. Khói lửa xông vào mọi người để thánh hóa tâm trí, thân xác và linh hồn để chuẩn bị cho việc lắng nghe lời của Thiên Chúa Sáng tạo.

Bà Wennie nói: “Chúng tôi sử dụng các tấm vải in hoa văn ngôi sao khi đi xin tiền giỏ. Những tầm vải này vốn là quà tặng để vinh danh người nhận. Chúng tôi dâng tấm vải đó cùng với lễ vật của mình để vinh danh Đấng Sáng tạo vào Giáo hội. Điều đó có ý nghĩa đối với chúng tôi hơn là một chiếc giỏ thông thường”.

Lời nguyện vì dấu được tiếng trống làm nền, theo một cách thức cầu nguyện trong văn hóa người Anhđiêng. Người ta quay về hướng đông khi đọc “Nhân danh”, quay về phía nam và đọc “Chúa Cha”, quay về phía tây và đọc “và Chúa Con”, rồi kết thúc bằng cách quay về phía bắc và đọc “và Chúa Thánh thần”

Bà Wennie cho biết: “Việc trao ban bình an cuối thánh lễ công chỉ là gật đầu hay vẫy tay. Người Anhđiêng thường chào hỏi bằng việc bắt tay. Điều đó gần gũi với chúng tôi hơn và việc trao ban bình an có ý nghĩa thăm hỏi”.

Cha Hill đau lòng trước việc đánh mất căn tính của những người Anhđiêng. Ngài nói: “Trong quá khứ chính quyền đã tiếp tay trong việc xóa bỏ căn tính của người Anhđiêng, bao gồm ngôn ngữ và văn hóa của họ – trong tư cách là những người thổ dân cũng như những Kitô hữu. Khi chúng ta đánh mất cảm thức về mình, những ảnh hưởng ngoại lai như chủ nghĩa tiêu thụ, ma túy, rượu chè xâm nhập và dẫn chúng ta tới việc đánh mất niềm hy vọng cũng như nhân phẩm. Bằng việc trao truyền những giá trị truyền thồng, chúng tôi hy vọng rằng bà Megan McKenna có thể giúp chúng tôi trong việc tái kết nối”.
P.B. (theo thestarphoenix.com)

No comments: