Sống Lương-thiện với
Thế-giới: Thần-học tiên-phong
theo Edward
Schillebecckx
ROSINO GIBELLINI
Theo
triết-gia Martin Heidegger, thì: mỗi học-giả
vĩ-đại luôn mang trong người một nguồn tư-tưởng nào đó khả dĩ giúp mình bày-tỏ
đặc-trưng đa dạng, của mọi việc. Giả như điều này đúng, hẳn ta cũng có thể bảo:
nguồn tư-tưởng giúp ta nghiên-cứu các suy-tư thần-học của tác-giả Edward Schillebeeckx là nền thần-học tiên-phong,
tức: mối tương-quan giữa kinh-nghiệm của tín-hữu Đạo Chúa với kinh-nghiệm chung
của con người.
Là
thần-học-gia người Bỉ nói tiếng Flamand,
lúc đầu Schillebeeckx dạy thần-học tại
Đại-học Louvain, nước Bỉ. Sau đó, từ năm 1958 trở về sau, ông tiếp-tục hướng-dẫn
môn học này tại Đại-học Công-giáo Nijmegen,
Hoà Lan. Schillebeeckx bắt đầu trở-thành
nhà tư-tưởng trổi-bật trong toàn giáo-hội và là thần-học-gia chuyên-môn vào nửa
đầu thập-niên 1960s, đúng vào lúc Công Đồng Vatican 2 vừa khởi-phát. Ông mang tư-cách
của một thành-viên năng-động chuyên cố-vấn cho Giám-mục-đoàn Hoà-Lan, vào dạo
đó.
Ở
Công Đồng Vatican 2 dạo ấy có cao-trào mang tên rất nổi là: “Giáo-hội và Thế-giới” được diễn-bày tại
một số buổi họp của Công đồng. Và, các bài viết của nhà thần-học người miền Bắc
nói ở đây, rất đúng-thực như từ một nhà chú-giải và diễn-dịch quốc-tế. Tập
tài-liệu này, nằm trong bộ sách ở Hoà-Lan có đầu-đề là “Các ấn-tượng thần-học” gồm 5 bộ, được viết từ năm 1964 đến 1972 như
Thư-tịch ở cuối sách, có ghi rõ.
Bộ
sách này, gồm các bài luận-văn trong đó tác-giả Schillebeeckx bàn về các cuộc tranh-luận ở Công-đồng cũng như các đề-tài
tranh-cãi quốc-tế về thần-học nữa.
Ta
có thể tách-bạch công-trình của Edward
Schillebeeckx (1914-2009) ra làm hai thời-kỳ rõ rệt. Thời-kỳ thứ nhất, gồm giai-đoạn
khởi-đầu có các sinh-hoạt khoa-bảng khởi từ sau Thế Chiến Thứ Hai, tức năm 1946.
Và thời-gian trải dài sau Công Đông Vatican 2, từ các năm 1966-1967, gồm các giai-đoạn
suy-tư mở rộng học thuyết Tôma cộng với các bài nghiên-cứu/học-hỏi vào thời này
có công-trình do ông thực-hiện về Thần-học Bí-tích, trình-bày theo kiểu tái cấu-trúc
nền thần-học nói chung như cuốn The
Sacramental Economy of Salvation (tức: Tương-tác
Bí tích Cứu-độ). Sách này, ông viết vào năm 1952, nhưng cho đến nay vẫn chưa
có ai dịch ra tiếng Anh hết.
Thời
gian về sau, ông lại viết theo hệ-thống như ta thấy rõ ở cuốn “Christ the Sacrament” (1958). Vào thời
này, các bài viết của ông đều mang tính sử-học, cốt tái-tạo lịch-sử học-thuyết
trước khi khai triển thành hệ-thống. Đây là phương-pháp mà Edward Schillebeeckx có được từ trường/lớp ở Le Saulchoir và Sorbonne –tại
đó vị Cựu Giám đốc trường Saulchoir
là linh mục Marie-Dominique Chenu, Op
cũng có những buổi dạy đặc-biệt như ông.
Phương-án
mà tác-giả Schillebeeckx đưa ra, có đặc-trưng
tương-tự một chủ-thuyết ngộ-đạo, dẻo-dai, bền-bỉ mà ông học được từ Louvain theo trường-phái De Pette, là bậc thày trình-giảng chủ-thuyết
Tôma kết-hợp với hiện-tượng-luận.
Thời
kỳ thứ hai, kể từ những tháng ngày sau Công Đồng Vatican 2, ông diễn-đạt các ý-nghĩa
vốn có từ trước trong các bài dạy ở Mỹ vào năm 1967 có đề-tài như: “God, The Future of Man” (tạm dịch là: Thiên-Chúa, Tương-Lai của Con Người), qua đó ta nhận được sự ‘thay
đổi thấy rõ’, gọi theo ngôn-từ của thần-học-gia miền Bắc Mỹ là Robert Schreiter, một học-trò của
Schillebeeckx trước đây tại trường Nijmegen,
cũng là chuyên-gia theo trường-phái Schillebeeckx.
Từ
đó, đã có bước nhảy vọt khiến thần-học-gia dòng Đaminh này từ bỏ học-thuyết
Tôma kinh-điển, dù các bậc thày khác ở Louvain vẫn còn diễn-giải hệt như ông. Tại
đây, ông trình-bày khuôn-khổ một ý-niệm về công-trình do ông thực-hiện vào các năm
trước, cốt đề-cập đến môn chú-giải mới có khunh-hướng đi vào đối-thoại trực-tiếp
với nhân-sĩ nam/nữ thời cận-đại và thế-giới hiện-thời nhiều kinh-nghiệm hơn.
Thời-kỳ
thứ hai, là giai-đoạn độc-đáo rất sáng-tạo, thần-học-gia trường-phái Nijmegen đã nắm chắc là công việc chú-giải
này rất cần-thiết, nên đã đưa vào hệ-thống thần-học Công-giáo, cho thêm phần đa
dạng. Ông lại cũng áp-dụng nền thần-học này một cách triệt-để, tức: đặt trọng-tâm
vào các buổi hội-thảo thần-học, như môn Kitô-học chẳng hạn.
Thuyết
chú-giải thần-học nói chung, đã dấy lên một vấn-đề diễn-giải theo cách dễ hiểu hơn
gồm các văn-bản mặc-khải như thông-điệp hiện có hoặc thể-thức niềm tin có liên-quan
đến các kinh-nghiệm của con người. Vấn-đề này, mở đường đưa ta đi vào với thần-học
Thệ-phản gồm phần diễn-nghĩa của Schleiermacher
và ngành chú-giải hiện-sinh của thế-kỷ trong đó tác-giả Fuchs cũng như Ebeling đã
xuất-hiện vào thập-niên 1940s và 1950s.
Mục-đích,
được tác-giả Schillebeeckx nhắm đến là
cho các luận-văn chú-giải của ông, vốn thu-thập từ tập thứ 5 của cuốn “Theological Soundings” (tức Ấn-tượng Thần-học) có tiêu-đề như: “Hiểu rõ Niềm tin” xuất-bản vào năm
1972. Mục-tiêu công-tác ông thực-hiện gồm cả phần dẫn-nhập góp phần làm cho khoa
chú-giải thần-học Công-giáo ngày càng sức-tích hơn.
Thần-học
Công-giáo sau Công đồng Vatican 2, khởi từ sự chạm mặt nền văn-hoá ngoại-vi, đã
bắt đầu chú ý đến sự thể bảo rằng: có hai loại suy-tư thần-học: một, là mặc-khải
và truyền-thống trong Đạo. Còn phần kia, gồm kinh-nghiệm của con người.
Công-trình chú-giải ở đây, cốt hoàn-thành tương-quan kiên-định giữa hai nguồn-mạch,
tức: hai phần chính của niềm tin Đạo Chúa cộng với kinh-nghiệm của con người.
Thế nhưng, niềm tin tự bản-chất vốn đã gắn liền vào mặc-khải, là nguồn-mạch đầu
của thần-học, lại có cấu-trúc xuất tự các nghiệm-sinh của con người.
Nói
khác đi, niềm tin là kinh-nghiệm, tức sinh-hoạt về các trải-nghiệm hoặc các kinh-nghiệm
từng trải ở Đạo Chúa cộng với kinh-nghiệm của con người, nơi đời thường. Nói
cách khác, tức bảo rằng: kinh-nghiệm từng-trải về chính con người và về thế-giới
mà người Đạo Chúa có được qua tư-cách con người, là như thế. Ở thời đầu, không
có đạo-lý. Thay vào đó, ta có thể nói: “Tôi
khởi đầu sống cuộc đời con người qua kinh-nghiệm lịch-sử vốn di-chuyển ngang
qua kinh-nghiệm sống của tôi”.
Thật
ra, ngay giai-đoạn đầu sách Tân-Ước, ta thấy có sự giáp mặt giữa Đức Giêsu và đồ
đệ Ngài, là người trong cuộc từng đụng chạm một cách bất-an và trổi-bật, vẫn mang
trong người kinh-nghiệm từng trải về ơn cứu-rỗi mà lâu nay ta ghi-nhận và diễn-giải,
để rồi đặt bút viết lên sử/sách. Chú-giải đây, gồm các yếu-tố mang tính giải-thích
và diễn-nghĩa, tức: bao gồm những cảm-nhận hàm-ngụ công-tác dẫn-giải và
chú-thích, cũng rất nhiều.
Cuối
cùng thì, Tân-Ước là văn bản trải-nghiệm việc ghi-chú công cuộc cứu-rỗi, tức: các
kinh-nghiệm ta từng có làm thành thông-điệp; và thông-điệp này, được truyền-tải
đến mọi người nhờ việc tạo nên các kinh-nghiệm sống coi như nguồn-cội của nó và
từ đó kích-hoạt các trải-nghiệm như kết-quả của sự việc mình từng trải có thông-điệp
chủ-động.
Ngay
từ đầu, mặc-khải thiêng-liêng/thần-thánh không là đạo-lý; mà chỉ là sáng-kiến có
tự-do của Thiên-Chúa, Đấng kết-hiệp chính mình Ngài vào sự việc Ngài tự bộc lộ chính
Ngài bằng việc định-hình công-cuộc cứu-rỗi có giải-thích và ấn-định. Tuy nhiên,
đạo-lý đây không là yếu-tố nguyên-thuỷ, mà là kinh-nghiệm sống của nhiều người.
Đạo-lý, như công cuộc tái định-vị lãnh-vực suy-tư, cốt đào sâu nội-dung trải-nghiệm
có từ đầu rồi chuyển-dịch và kích-hoạt. Kinh-nghiệm cứu rỗi diễn-tiến như thế.
Thành
thử, kinh-nghiệm đây có chỗ đứng trong truyền-thống sống-động bằng việc tạo thành
trải-nghiệm vào phút cuối. Xem như thế, ta có câu truyện về người nhà Đạo vẫn cứ
tiếp-tục có kinh-nghiệm sống-động, rất từng trải.
Nay,
do bởi đây là câu truyện được liên-tục kể về kinh-nghiệm của người đi Đạo, tức
thông-điệp lâu nay được chuyển-tải để người thời nay hiểu được. Nói cách khác,
việc này không chỉ khiến ta buộc phải chấp-nhận nó trên căn-bản cơ-chế quyền-bính
vốn dĩ trung-gian để chuyển-tải.
Ở
đời thường, kinh-nghiệm đạo-lý không là kinh-nghiệm cao cả hoặc trải-nghiệm
chung chung/phổ cập, nhưng nó mang hình-thái “kinh-nghiệm về các trải-nghiệm”.
Thành thử, nó buộc phải có chỗ đứng trong bối-cảnh trải-nghiệm của con người ở
đời thường, nên nó bị buộc phải thuyết phục các trải-nghiệm tư riêng của mỗi
người và mọi người.
Thông-điệp
truyền-thống phải được trình-bày theo “giáo-lý nghiệm-sinh”, như một diễn-dịch
khả-thi về các trải-nghiệm của con người, như “dự-án nghiên-cứu” vốn điều-nghiên ý-nghĩa của bản-thể “người”. Nó buộc
con người phải có khả-năng trải-nghiệm như một “đáp trả giải-thoát” cho vấn-đề
sống còn nào đó đặt ra cho con người, nói chung.
Thần-học
được kêu mời mở rộng cửa để ta hiệp-thông trao đổi về nội-dung truyền-thống của
niềm tin với kinh-nghiệm của con người, trong tư-thế tương-quan liên-kết giữa
hai nguồn-mạch: một, là truyền-thống Kinh Sách (nguồn mạch tiên-khởi) và thế-giới
đương-đại của ta vốn có kinh-nghiệm và niềm tin (tức nguồn-mạch thứ hai).
Schillebeeckx đã nắm bắt công-trình
này trong một dự án rộng lớn gọi là “Christological
Project” (tức: “Dự-án Kitô-học) dầy
ba tập: “Đức Giêsu” (1974), là tập
sách phân-tách các kinh-nghiệm căn-bản ở cuốn Nhất Lãm ta đang sử-dụng; “Đức
Kitô” (1977), chuyên phân-tách kinh-nghiệm căn-bản của Kitô-hữu ở các sách
Tân-Ước khác ta nghiên-cứu, đặc biệt là các bài viết của ông Phaolô và ông
Gioan và phần tổng-hợp cuối cùng gồm nhiều đề-án định-vị nhiều yếu-tố có cấu-trúc
hẳn-hòive62 truyền-thống Giáo-hội khi bàn về Kitô-học và kinh-nghiệm của con
người ở đời người; và cuốn “Church” (1089)
vốn chứng-tỏ làm sao mà trọng-tâm thông-điệp của Đức Kitô, ơn cứu-rỗi nơi Đức
Giêsu đến từ Thiên-Chúa, lại có thể được trải-nghiệm một cách mới mẻ trong lịch-sử
loài người.
Cả
ba tập sách do thần-học-gia xuất tự Ninjmegen
lại có thể trình-bày công-tác sáng-tạo ngành Kitô-học theo cách rộng-rãi nhất
và nhiều sang-kiến nhất của thế-kỷ được. Phương-pháp-học thấy ở đây thật sự mới
mẻ: Schillebeeckx lại không theo sự
hướng-dẫn của giòng chảy đầy truyền-thống của Giáo-hội giống như ở các luận-thuyết
Kitô-học thông-thường, nhưng chấp-nhận mọi thách-thức tiêu-cực rất nền-tảng, vốn
sử-dụng phương-pháp phê-bình lịch-sử theo cung-cách triệt-để.
Tác-giả
đây, nhằm thích-nghi phương-án đầy sử-tính không nhân-nhượng, nhưng đằng sau
nghiên-cứu mang tính-cách sử-học của ông là nhằm mục-đích tái-tạo thời khởi-nguyên
của những xưng-thú về Kitô-học của Giáo-hội và từ đó cho thấy là điều ấy cũng xứng-hợp
với những người đồng thời của ta ở chốn thị-thành ngoài đời. Phương-pháp này
hàm ngụ tinh hợp-pháp và không dẫn đưa đến sự việc triệt-để-hoá bản-chất của
môn Kitô-học. Cuộc bàn-thảo tiếp theo sau
-cũng trên lãnh-vực công-khai—lại chỉ liên-quan đến một vài đặc-trưng của
phương-pháp này trong đó ông thực-thi những gì được gọi là “trải-nghiệm thực-thụ
ở môn Kitô-học”.
Schillebeeckx không chấp-nhận là việc
thế-tục-hoá lại có thể làm mất đi hiệu-lực của các thảo-luận về thần-học, trong
đó việc tự hiểu rằng nam-nhân lẫn nữ-giới vẫn mở rộng với bí-nhiệm, như ta có
thể chứng-thực từ sự tin-tưởng có nền-tảng, từ quyết tâm liên-hệ với người khác
và từ nỗi lo-ngại phải làm điều tốt lành và chiến-đấu chống ác-thần/sự dữ.
Đúng
ra, việc thế-tục-hoá tái định-vị các suy-luận về thần-học và công-tác chú-giải
là cốt để giúp định-hình tình-huống khả dĩ cho phép dân thường ở đời hiểu rõ
chính việc siêu-thăng và tự mở ra về bí-nhiệm của cuộc sống và thực-tại vốn dĩ
được mặc-khải một cách dứt-khoát, rất rạch ròi về ảnh-hình của Đức Kitô.
Các
khẵng-định niềm tin và nhận-định thần-học không thể được suy-diễn từ kinh-nghiệm
nhưng phải trợ-lực cho kinh-nghiệm hoặc phải ở trong vị-thế nào đó khả dĩ làm sáng-tỏ
kinh-nghiệm, giúp cho kinh-nghiệm của các nam-nhân cũng như nữ-giới ở ngoài đời.
Nếu, không, chúng sẽ không được bảo-vệ và việc chuyển-tải sẽ bị tha-hoá đến gãy
đổ.
Muốn
làm được việc này, thần-học phải liên-tục tương-quan với niềm tin vốn đáp-ứng
được các vấn-đề của con người.
No comments:
Post a Comment