Thư Thứ
nhất Phêrô, là
thư gửi đến cộng-đoạn dân Chúa đang bị bách-hại, tức: bức thư mà hầu hết các
nhà chú-giải Tân Ước đều công-nhận là thư ẩn-danh.
Nói thế có nghĩa: “đây không là công-trình của vị tông-đồ mang tên Simôn Phêrô”,
nào hết. Bởi, mãi đến đầu thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên, các vị chóp-bu trong
Hội-thánh mới buộc mọi người phải công-nhận tác-giả thư này, là do tông-đồ
Phêrô tạo nên. Dù đây chỉ là chuyện giả-tưởng, nhưng Hội-thánh vẫn buộc phải
làm thế, nếu muốn cho văn-bản được hiểu là cũng do tác-giả đích-thực là tông-đồ
như Thư của ông Gioan, Thư Giuđa và các thư nói là của ông Phêrô hoặc của ông
Giacôbê.
Nhưng, Thư Thứ Nhất
Phêrô viết bằng tiếng Hy-Lạp, lại đẩy lùi “trò” nghi-vấn này đi nơi khác. Bởi,
thật là chuyện tốt-lành nếu ta coi đó là công-trình của “Ông dân chài bình-dị
và chả bao giờ được hấp-thụ nền giáo-dục nào hết” vốn là người Galilê
quê-mùa/chân-chất như sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 4 câu 13 lại dẫn-chứng như sau:
“Thấy sự dạn-dĩ của ông Phêrô và Gioan và đã để ý rằng
các ông là những người vô-học-thức và thuộc đám lê-dân, nên họ kinh-ngạc và nhận
ra là các ông trước kia đã ở với Đức Giêsu.”
Mãi về sau, mọi người
mới nhận ra, là: việc bách-hại vốn dĩ được cho là xảy ra vào thời-kỳ ghi ở trong
sách như thế, lại không hề xảy ra hồi trước triều-đại hoàng-đế Đômitian trị-vì
từ năm 81 đến năm 96 sau Công Nguyên. Mà, theo truyền-thống Giáo-hội, thì: đến
thời đó, tông-đồ Simôn Phêrô (còn gọi là Kêpha) không còn sống. Như mọi người
hiểu, thì: vị tông-đồ cao-cả này đã tử-đạo vào thời hoàng-đế Nêrô tung-hoành
bách-hại Đạo Chúa, tức: xảy ra trước niên-biểu thứ 68, sau Công nguyên.
Thư Thứ
Nhất Phêrô
lặp lại đạo-lý của ông Phaolô, về ơn cứu-độ do máu-huyết Đức Kitô đổ ra mà có,
như được kể ở đoạn 1 câu 19 sau đây:
“Những người được Thiên-Chúa Cha biết trước và kén chọn,
những người được Thần-Khí thánh-hoá để vâng-phục Đức Giêsu Kitô và được máu huyết
Ngài tưới rảy. Chúc anh em được đầy tràn ân-sủng và bình-an.”
“Nhưng anh em đã được cứu nhờ bửu-huyết
của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô.”
Và, đoạn thư đây lại đã
vang-vọng tư-tưởng của ông Phaolô, về sự hiện-hữu có trước bằng một xác-định, rằng:
Đức Kitô được tiền-định, cả vào lúc thế-giới/vũ-trụ được tạo-dựng; nhưng,
trưng-dẫn vào thời thế-tận, hệt như đoạn 1 câu 20 từng quả-quyết:
“Đấng đã được tiền-định từ trước tạo-thiên lập-địa, và đã
tỏ-hiện vào thời cánh-chung vì anh em, là những kẻ nhờ Ngài mà đã tin vào
Thiên-Chúa…”
Thư Thứ
Nhất Phêrô,
lại cũng ghi thêm một chi-tiết khá đặc-biệt cho câu truyện về Đức Giêsu, một nửa
theo cung-cách huyền-thoại, còn nửa kia mang tính diễn-giải, đem về hành-trình rất
“thần-khí” của Đức Kitô-chịu-đóng-đinh-trên-thập-tự, hầu chuyển đến thế-giới thầm-lặng
mà giảng-rao cho “thần-khí bị giam nơi tù đày”, từng rên-xiết trong đó kể từ
ngày có nạn hồng-thủy thời ông Nôê!
Thành thử, cũng giống
như truyện thần-thoại Orphê của Hy-Lạp, Đức Kitô cũng đã ghé Hades. Vấn-đề, là
hỏi rằng: Do đâu mà có ý-tưởng ngộ-nghĩnh đến thế? Chương 6 sách Sáng Thế ở
Kinh thánh và các truyền-thống chú-giải của người theo Do-thái-giáo có
liên-quan đến sự việc này, đã định rằng: tính độc-hại nói chung của cư-dân của
trái đất vốn dĩ bị trừng-phạt bằng cơn đại hồng-thủy là do các thiên-thần gẫy
cánh tạo ra, hoặc “các người con của Thiên-Chúa” và đám hậu-duệ “phân-nửa-là-người”
gọi là “đám khổng-lồ chống Zeus” đúc tạo nên.
Tuy nhiên, Đấng thánh-thiêng
công-chính đã không nỡ triệt-hạ thế-hệ tệ-lậu này mà lại không ban cho họ cơ-hội
chót để tu-sửa đường-lối họ noi theo. Thành thử, Thiên-Chúa mới chỉ-định ông
Nôê để giảng-rao hoặc làm “sứ-giả công-chính” lôi kéo mọi người quay về hồi-hướng,
như Thư Thứ Hai Phêrô đoạn 2 câu 5 còn ghi rõ:
“Và nếu Ngài đã không dung cho thế-gian cổ-lỗ, nhưng là
gìn giữ tám người, có Nôê là một, kẻ rao-giảng sự công-chính, mà kéo Hồng-Thủy
xuống trên thế-giới của phường vô-đạo;”
Tuy vậy, ngoại trừ
gia-đình ông Nôêra, nếu chẳng ai chịu lắng tai nghe điều được giảng/rao, thì họ
sẽ bị tru-diệt trừ có ông Nôê và gia-đình ông cùng với 3 người con trai và 3 con-dâu
là những người đã vào mạn tàu, thôi. Dù sao thì, bằng vào lời Phúc-Âm Đức Kitô
đem đến cho họ trước khi Ngài trỗi dậy, các thần-linh bị giam-cầm đã được ban cho
cơ-hội nữa để sám-hối, như Thư Thứ Nhất Phêrô đoạn 3 câu 18-21 và đoạn 4 câu 6,
từng ghi lại:
“Bởi chưng, Đức Kitô đã chết một lần vì tội lỗi, Đấng
công-chính vì những kẻ bất-nhân, để đem ta đến cùng Thiên-Chúa, Ngài đã bị giết
chết về xác thịt, nhưng đã được tác-sinh về Thần-Khí.
Nhân cơ-hội, Ngài đã đi rao-giảng cho các thần-linh trong
ngục, cho những người bất-phục xưa kia khi lòng đại-lượng của Thiên-Chúa chờ-đợi
vào những ngày tàu Nôê đang đóng, trong đó có ít người, tám người cả thảy, đã
được cứu-thoát, độ qua nhờ nước. Nước ấy, bây giờ cứu cả anh em, nhưng như sự
thật đối với bóng xưa, tức là thanh-tẩy: không phải là khử-trừ bợn nhơ xác thịt,
mà là khẩn xin lên Thiên-Chúa để được một lương-tâm thiện-hảo, nhờ sự sống lại
của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
Và, đoạn thư sau đó,
có nói:
“Và vì thế mà Tin Mừng đã được loan-báo cho cả những kẻ
chết: cho nên theo loài người, thì họ bị phán-xét về xác thịt; nhưng theo
Thiên-Chúa, thì họ được sống về thần-khí.”
Câu truyện lạ kỳ về
chuyến ghé viếng của Đức Giêsu với thế-giới không ngờ tới đã đi vào niềm tin của
tín-hữu Đạo Chúa ngang qua hình-thức kể lể theo kiểu Tây Phương ở Kinh Tin-Kính
của các Tông-đồ qua đó giòng tư-tưởng viết bằng tiếng La-tinh lại chạy chữ như
thể bảo: “crucifixus, mortuus et
sepultus, descendit ad infera”, tức: Ngài đã chịu đóng đinh, chết đi và được
chôn cất, như thế là Ngài đã xuống tới địa-ngục.
Tuy nhiên, dù Thư Thứ Nhất Phêrô có nói rõ đến
thế nào đi nữa, thì: các nhà thần-học vẫn khó có được ý-tưởng bảo rằng Đức Kitô
đã giải-thoát các linh-hồn khỏi cảnh hoả-hào, địa-ngục. Thế nên, các vị này mới
cải-biến chữ ngục-tù nóng-cháy thành một chốn/miền rất trung-hoà gọi là luyện-tội,
tại đó các thánh ở thời Cựu-Ước, các tổ-phụ và tiên-tri/ngôn-sứ đều bị đày-ải
như thế mãi cho đến khi có Tin Mừng về việc họ được cứu-rỗi do Đức Kitô
loan-báo.
Thư Thứ
Hai Phêrô, khác
xa hẳn công việc của vị tông-đồ kỳ-cựu của Đức Giêsu, có lẽ là văn-bản mới đây
nhất ở Tân-Ước, có niên-biểu viết vào năm 125 sau Công nguyên, nếu không muốn
nói là chậm hơn nữa. Phân-tích về văn-phong/thể-loại cho thấy là: Thư này được
tác-tạo sau Thư Giuđa (là thư viết
vào niên-biểu thứ 100 sau Công nguyên) qua đó rõ ràng là thư này chịu ảnh-hưởng
cách nặng-nề.
Thêm nữa, tài-liệu
đây chứng-thực là đã làm tỉnh-ngộ một cách đáng kể nơi hàng-ngũ các kẻ tin khi
thấy việc Đức Kitô quang-lâm cứ bị câu giờ, trì-trệ. Chính tác-giả lá Thư nói ở đây đã không kỳ-vọng chuyện
mình được hân-hạnh chứng-kiến việc Chúa đến lại lần thứ hai này, hệt như Thứ Thứ
Hai Phêrô đoạn 1 câu 13-15 đã chuyển-tải những điều sau đây:
“Thiết nghĩ: tôi phải nhắc nhở để thức tỉnh anh em, đó là
điều phải lẽ, vì biết rằng sắp đến thời tôi phải bỏ lều này, như Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta, cũng đã tỏ cho tôi biết. Nhưng tôi sẽ cố gắng, để trong mọi
trường hợp, sau khi tôi ra đi, anh em có thể nhớ lại các điều ấy.”
Ám-chỉ về lời giảng-dạy
sai-sót cho đám đông như thế gợi ý cho ta biết là: vào lúc có phong-trào Ngộ-đạo
đang tăng-trưởng đã kéo dài mãi đến thế-kỷ thứ hai. Cuối cùng thì, các thư do
ông Phaolô viết, lại đã tạo cốt-lõi văn-chương thần-học được qui là “Kinh
thánh” như có nói trong Thư ở đoạn 3 câu 15-16 như sau:
“Và anh em hãy biết rằng Chúa chúng ta tỏ lòng kiên-nhẫn
chính là để anh em được cứu-độ, như ông Phaolô, người anh em thân mến của chúng
ta, đã viết cho anh em, theo ơn khôn-ngoan Thiên-Chúa đã ban cho ông. Ông cũng
nói như vậy trong tất cả các thư của ông, khi bàn đến các vấn-đề này. Trong các
thư ấy, có những chỗ khó hiểu; những chỗ ấy, cũng như những chỗ khác trong Kinh-Thánh,
bị những kẻ vô học và nông-nổi xuyên-tạc, khiến chúng phải chuốc lấy hoạ diệt-vong.”
Và, trong tất cả các
sách khác ở Tân-Ước, và ngay trong Đạo Chúa vào thời kỳ sau này, chỉ mỗi Cựu-Ước
là sách có thể mang danh một Giao-ước như thế, thôi.
Thư thứ Hai Phêrô
không châm thêm điều gì cho hình-ảnh của Đức Kitô ở Tân Ước, hết. Tính-cách
tiêu-cực ở trong thư này chỉ cốt làm cho mọi người hiểu dễ hơn về diện-mạo có đổi
thay của Đức Giêsu như tạt một gáo nước lạnh lên trên đó. Và nói một cách rất thực-tế,
thì: việc này làm dập tắt lớp than hồng khẩn-trương của cánh-chung đến độ tạo đặc-trưng/đặc-thù
cho đạo-giáo của bậc thày người Galilê.
Tác-giả thư này, viết
hàng trăm năm sau ngày Đức Giêsu quá-vãng, cũng thuyết-phục một mạo-hiểm đi vào
vùng trời dễ trượt ngã này do bởi các ý-kiến đầy nghi-ngờ của tín-hữu Đạo Chúa
vốn dĩ luôn châm chọc về thời của ông, như lời lẽ trong đoạn 3 câu 4 từng dõng
dạc tuyên-bố:
“Họ nói: "Đâu rồi lời Người hứa sẽ quang lâm? Vì từ
ngày các bậc cha ông an nghỉ, mọi sự vẫn y nguyên như khi trời đất mới được tạo
thành."
Nhân-vật Phêrô giả-mạo
là tác-giả đã đưa ra câu trả lời kép để thoái-thác, rằng: một mặt thì, thời-gian
tính theo quan-điểm của Thiên-Chúa khác với suy-tư của loài người; và mặt khác:
việc Chúa quang-lâm bị trì-trệ phải được coi như một ân-huệ là ta có đủ thời-gian
để xa lánh mọi lỗi/tội. Hệt như lời lẽ trong thư này ở đoạn 3 câu 8-10 từng quả
quyết:
“Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng
quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa
không chậm-trễ thực-hiện lời hứa, như có kẻ cho là Ngài chậm-trễ. Kỳ thực, Ngài
kiên-nhẫn đối với anh em, vì Ngài không muốn cho ai phải diệt-vong, nhưng muốn
cho mọi người đi tới chỗ ăn-năn hối-cải. Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm.
Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp-đổ, ngũ-hành bốc cháy tiêu-tan, mặt đất và
các công-trình trên đó sẽ bị thiêu-huỷ.”
Việc chỉnh-sửa, giống
như lập-luận tranh-cãi được bình-luận-gia Qumran bàn việc tiên-tri Habacúc nói
đến sự rẽ-chia do đợi chờ ngày Chúa quang-lâm. Bình-luận, xảy ra vào thế-kỷ kế-tiếp
sau khi Giáo-phái ở Biển Chết quả-quyết về sự đúng-đắn của Bậc Thày. Diễn-giải
lời tiên-tri Habacúc nói ở đoạn 2 câu 3, lập trường của Giáo-phái Biển Chết đã bảo
rằng: “Giả như đoạn kết-cuộc, đòi ta phải nán lại mà đợi chờ, hãy chờ đợi việc
Chúa đến lại thêm nữa; bởi, chắc-chắn Ngài sẽ làm thế và cũng không chẫm-trễ lắm
đâu.
Bình-luận-gia thuộc
Giáo-phái Biển Chết có viết ở 1QpHab đoạn 7 câu 9-14, như sau:
“Một khi đã luận-giải thế rồi, điều quan-ngại là về những
người của sự thật vẫn tuân-giữ Luật-lệ sẽ không dùng ta để làm chậm lại tiến-trình
phục-vụ sự thật khi thời sau hết được kéo dài ngày. Bởi, tất cả mọi thời của
Thiên-Chúa thảy đạt tới điểm kết thúc đã định-hình vì Ngài quyết làm thế đối với
họ theo bí-nhiệm không ngoan của Ngài”
Việc đợi chờ một
cánh-chung kéo quá dài ngày không thể nào kéo dài mãi đối với giới lân-cận của
cộng-đoàn tuân-giữ Đạo, dù có là nhóm /phái Essênê hoặc Giáo-hội thuộc Đạo Chúa
cũng thế. Lòng sốt-sắng đợi chờ Chúa quang-lâm đã cho phép ta có được sự chắc-chắn
về cơ-chế, hoặc như Alfred Loisy nửa dí-dỏm nửa nghiêm-túc bảo rằng: “Các tín-hữu Đạo Chúa thời đầu vẫn kỳ-vọng
là Đức Kitô sẽ quang lâm đến lại, thế nhưng đó lại là Hội thánh, thay vào đó.”
Thư
Giuđa
lại cũng tạo nhiều mối đau đầu cho các vị diễn-giải thuộc tín-hữu Đức Kitô kể từ
thời Cải-Cách cho đến hôm nay. Ông Giacôbê, khi Kinh Sách nói đến “đầy-tớ Chúa
và cũng là tôi-trung của Đức Giêsu Kitô” thì: vị tôi-tớ ấy thường được coi là
Giacôbê-Hậu, tức “người em ruột của Đức Chúa”, là vị tông-đồ Do-thái-giáo và Đạo-Chúa
từng lĩnh-đạo cộng-đoàn, hiểu theo ý của sách Công-vụ Tông-đồ.
Đối với phần lớn các
chuyên-gia chú-giải, tên ông Giacôbê đây là một tên giả ký vào thư có niên-biểu
xảy ra vào cuối thế-kỷ thứ nhất, sau Công-nguyên. Nhóm giáo-phái Biển Chết từ-chối
không gán-ghép tên tác-giả cho người em ruột của Đức Giêsu là dựa trên bản-văn
tiếng Hy-Lạp có tác-giả hẳn-hòi và cũng dựa vào sự việc bức thư này không đả-động
gì đến đòi-hỏi tục cắt-bì và việc tuân-giữ nghi-thức Do-thái-giáo với tín-hữu Đạo
Chúa, dấu-hiệu của ông Giacôbê và nhóm chủ-trương “cắt bì” theo phe ông Phaolô
và giới cận thân của ông.
Thực ra, tác-giả thư
này chỉ nhấn mạnh lên ý-niệm đạo-đức ở Mười điều giới lệnh, từng diễn-tả như luật
thông thoáng được Đức Chúa-là-Vua ban-bố, như thư Giacôbê đoạn 2 câu 8-13, có
nói:
“Đã hẳn, anh em làm điều tốt, nếu anh em chu-toàn luật
Kinh Thánh đưa lên hàng đầu: Ngươi phải yêu người thân-cận như chính mình.
Nhưng nếu anh em đối xử thiên-tư, thì anh em phạm một tội và bị Lề-Luật kết-án
là kẻ vi-phạm.
Quả thế, ai tuân giữ tất cả Lề Luật, mà chỉ sa-ngã về một
điểm thôi, thì cũng thành người có tội về hết mọi điểm. Thật vậy, Đấng đã phán:
Ngươi không được ngoại tình, cũng đã phán: Ngươi không được giết người. Vậy nếu
bạn không ngoại tình, nhưng lại giết người, thì bạn cũng thành kẻ vi-phạm Lề Luật.
Anh em hãy nói-năng và hành-động như những người sẽ bị
xét xử theo luật tự do. Vì Thiên-Chúa không thương-xót khi xét xử kẻ không biết
thương-xót. Còn ai thương-xót, thì chẳng quan-tâm đến việc xét xử.”
Dù, thư đây đâ có ra
như thế, tức: như thể có xuất-xứ từ phần ba cuối thế kỷ thứ nhất, sau
Công-nguyên thì tốt nhất vẫn có thể được gán/ghép một cách gián-tiếp cho ông
Giacôbê là đấng bậc bị ném đá vào năm 62 sau Công nguyên.
Mặc dù, nội-dung thư
này không cho biết bất cứ thông-tin nào về chính Đức Giêsu, dù vậy vẫn là thư
đáng kể để ta tìm hiểu lý do, bởi vì thư đây tạo cầu-nối liên-kết đạo-lý của
ông Gioan Tin Mừng với ông Phaolô được đề ra cho kẻ tin là dân ngoại đối với Đạo
Chúa có tính Do-thái-giáo ở sách Công-vụ Tông-đồ và ở Tin Mừng Nhất Lãm, nữa.
Cũng cần ghi chú thêm
ở đây, là thông-điệp ở Thư Giacôbê hoàn toàn tập-trung vào Thiên-Chúa, trong
khi đó Đức Giêsu chỉ đứng ở hậu-trường, mà thôi. Các lời cầu-nguyện được hướng
thẳng về Thiên-Chúa-là-Cha, Ngài là Đấng chúc phúc cho mọi người và Ngài là Đấng
được kẻ tin tự mình dâng mọi sự lên Ngài. Thiên-Chúa của ông Giacôbê lại mang
“Danh tánh đáng trọng” của Thiên-Chúa ở Do-thái-giáo, như Thư này còn đề-cập rất
rõ ở đoạn 2 câu 7 và ở Cảo Bản Biển Chết với chương/đoạn 1QS 6: 27), như sau:
“Chẳng phải họ xúc phạm đến Danh Thánh cao đẹp mà anh em
được mang đó sao?”
Ngài là Thiên-Chúa của Do-thái-giáo. Việc thờ
phụng thanh-khiết và không vết nhơ ngang qua các tự-vựng đạo-đức viết trong Thư
này, như: việc thăm viếng kẻ mồ-côi và các bà goá đang sầu buồn, và sống cuộc sống
tốt lành đầy khôn-ngoan, nhu-mì, hiền-hậu, như Thư này viết ở đoạn 1 câu 27 và
đoạn 3 câu 13, sau đây:
“Có lòng đạo-đức tinh-tuyền và không tỳ-ố trước mặt Thiên-Chúa
Cha, là thăm viếng cô-nhi quả-phụ lâm cảnh gian-truân, và giữ mình cho khỏi mọi
vết nhơ của thế gian…”
Và, đoạn khác:
“Trong anh em, ai là người khôn-ngoan hiểu-biết? Người ấy
hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng-tỏ rằng: những hành-động của họ phát-xuất từ
lòng hiền-hậu và đức khôn-ngoan.“
Tất cả những điều như
thế, được thực-hiện trong khuôn-khổ “niềm tin của Đức Giêsu Kitô là Chúa chúng
ta, Đức Chúa đầy quang-vinh” và lời lẽ trong thư được tăng-trọng do niềm kỳ-vọng
vào ngày quang-lâm đang kéo dài ngày, như Thư đây diễn-tả ở đoạn 5 câu 7-9, sau
đây:
“Thưa anh em, xin anh em cứ kiên-nhẫn cho tới ngày Chúa
quang-lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên-nhẫn chờ-đợi cho đất trổ-sinh hoa màu
quý-giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy
kiên-nhẫn và bền-tâm vững-chí, vì ngày Chúa quang-lâm đã gần tới. Thưa anh em,
anh em đừng phàn-nàn kêu-trách lẫn nhau, để khỏi bị xét-xử. Kìa Vị Thẩm-Phán
đang đứng ngoài cửa.”
Chữa lành người tật/bệnh
bằng dầu xức (Mc 6: 13) nhân danh Đức Giêsu kèm theo việc tha-thứ mọi tội/lỗi như
có nói ở Thư Giacôbê đoạn 5 câu 13-15, sau đây:
“Ai trong anh em đau-khổ ư? Người ấy hãy cầu-nguyện. Ai
vui-vẻ chăng? Người ấy hãy hát thánh ca. Ai trong anh em đau-yếu ư? Người ấy
hãy mời các kỳ-mục của Hội-Thánh đến; họ sẽ cầu-nguyện cho người ấy, sau khi xức
dầu nhân-danh Chúa. Lời cầu-nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được
Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ-tha.”
Lời lẽ đây trưng-diễn
lòng sốt-sắng/tốt lành bằng lời cầu rất hữu-hiệu như công việc tạo sự lạ cho
người nguyện-cầu. Đạo Chúa mang tính chất Do-thái-giáo đây, chính tiên-tri Elya
là người đề-xuất như tấm gương để mọi người chiêm-ngưỡng, tựa hồ lời thư
Giacôbê đã nhận-định ở đoạn 5 câu 17-18 sau đây:
“Ông Êlia xưa cũng là người cùng chung một thân-phận như
chúng ta; ông đã tha-thiết cầu xin cho đừng có mưa, thì đã không có mưa xuống
trên mặt đất suốt ba năm sáu tháng. Rồi ông lại cầu xin, thì trời liền mưa xuống
và đất đã trổ-sinh hoa trái.”
Và ta sẽ còn thấy nhiều
hơn nữa, là: ông Giacôbê từng tạo âm-vang điều mà các tín-hữu Đạo-Chúa mang
tính-chất Do-thái-giáo có nói ở sách Công Vụ Tông Đồ và vượt lên họ, còn thấy ở
sách Tin Mừng Nhất Lãm nữa.
Thật cũng lạ-kỳ, là:
Thư Giacôbê luôn làm cho các nhà thần-học không thoải-mái chút nào. Có vị gần
như tuyệt-vọng, có vị lại đã tranh-luận bảo rằng Thư ấy thật sự là tài-liệu
Do-thái-giáo được tái-bản sau này và làm choá mắt các vị biên-tập theo Đạo
Chúa. Cái gai chính-yếu vốn dĩ đâm vào da thịt các nhà chú-giải là lối
công-kích kịch-liệt của ông Giacôbê chống lại một trong các giáo-huấn chính-yếu
của ông Phaolô, mặc dù tác-giả đây không nêu rõ tên ông Phaolô ra mặt.
Ở đây nữa, và điều
này thực-sự cho thấy mức-độ không thoải-mái đến thế nào, phát-ngôn-viên Giáo-hội
cận-đại từng nỗ-lực một cách không-hỵ vọng làm nhẹ bớt vấn-đề nêu ra, là: những
người chỉ-trích tác-giả được chĩa thẳng về văn-bản méo mó về thần-học của ông
Phaolô, do nhóm dị-giáo đưa ra, chứ không có ý chống lại giáo-huấn chân-phương
của ông ta. Chẳng hạn như, việc chỉnh-sửa là do lòng tin mà ra, chứ không phải
do việc thi-hành Lề-luật mà có.
Thế nhưng, nếu ta
nhìn vào luận-cứ do tác-giả Giacôbê viết ở đoạn 2 câu 14-24, có nói rằng:
“Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành-động
theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả
như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng
ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và
ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào
có ích lợi gì?
Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn làm phải. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ." Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không? Ông Abraham tổ-phụ chúng ta, đã chẳng được nên công chính nhờ hành động, khi ông hiến dâng con mình là Isaác trên bàn thờ đó sao? Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành-động của ông, và nhờ hành-động mà đức tin nên hoàn hảo. Như thế ứng-nghiệm lời Kinh Thánh đã chép: Ông Abraham tin Thiên-Chúa, và vì thế Thiên-Chúa kể ông là người công-chính và ông được gọi là bạn của Thiên-Chúa.”
Anh em thấy đó, nhờ hành-động mà con người được nên công-chính,
chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi. Rakháp, cô gái điếm cũng vậy: há chẳng
phải nhờ hành-động mà đã được nên công-chính, vì đã đón-tiếp các sứ-giả và đưa
họ đi lối khác sao? Thật thế, một thân-xác không hơi thở là một xác chết, cũng
vậy, đức tin không có hành-động là đức tin chết.”
Trong quá-khứ, chính ông
Luther đã thấy bức thư kỳ-quặc này không thể chấp-nhận được nhất là khi đưa ra giáo-huấn của mình.
Ngày nay, nhiều Học-giả Kinh-thánh thuộc
Đạo Chúa không thể nuốt trôi ý-tưởng về cuộc xung-đột mở rộng ở đạo-lý trongSách
thánh giữa hai vị tông-đồ của Đức Kitô. Thế nhưng, nay ta biết được từ ông
Phaolô rằng cuộc xung-đột với nhóm người quyết biến mọi sự giống Do-thái-giáo,
tức “phe/nhóm chủ-trương cắt bì” khi trước đã quá ngây thơ và ta sẽ còn học-hỏi
nhiều về chuyện này khi cứu-xét vấn-đề về giai-đoạn khởi-đầu của Giáo-Hội Đức
Kitô qua sách Công-Vụ Tông-Đồ.
(xem
tiếp chương 5)
Gs Geza
Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment