Monday 25 April 2016

Gs Geza Vermes: Khuôn Trăng Diện Mạo Đức Giêsu Ngài thay đổi: Chú-giải Kinh thánh kiểu Do-thái-giáo (Bài 36)



Chương 5
Đức Giêsu
của sách Công-vụ Tông-đồ
(bài 36)



Chú-giải Kinh thánh
Do-thái-giáo


Muốn hiểu rõ lập-luận của Kinh thánh trong Tân Ước, đặc-biệt là ở sách Công-vụ, cũng nên thêm một đoạn chú-giải ngắn về sách Sáng Thế ở Thánh Kinh Do-thái-giáo. Suốt gần ba thế kỷ vào thời cuối lúc dựng-xây Đền Thờ lần thứ hai, tức: thời lịch-sử kéo dài từ năm 200 trước Công nguyên đến 100 năm sau ngày Chúa Giáng Trần, công việc chú-giải Kinh-thánh được người Do-thái-giáo triển-khai thành một nghệ-thuật tinh-tế, rất tuyệt diệu.

Vào giữa thế-kỷ thứ hai trước Công nguyên, người Do-thái-giáo ở Palestine đã sở-hữu bộ sưu-tập Kinh thánh gồm 3 phần: Lề Luật, Tiên Tri (cả sách sử có từ đời Giô-shua đến các Vua). Và ba là, các luận-văn thi-ca, châm-ngôn khéo đặt và ấn-bản Cựu-Ước, như: sách Esther, Ezra-Nêhêmia, Ký sự cùng sách Tiên-tri Đanien.

Luật Môsê, là ấn-bản tạo nhiều ảnh-hưởng nhất trong 3 loại sách nói trên. Nhưng, tất cả mọi sách tích-tụ ở Kinh thánh Do-thái-giáo, tạo quyền-uy thế-lực nơi phần chính bằng loại-hình chú-giải văn-chương, rất thi-tứ. Chú-giải đây, làm sáng-tỏ ý chính của các bản-văn trong Sách. Phần còn lại, sau này được triển-khai thêm các thông-điệp ghi trong Sách.

Loại-hình trưng-diễn cách đặc-biệt liên-quan đến các  chú-giải lời tiên-tri về “thời cánh-chung”. Loại-hình này, xứng với các nhóm Do-thái-giáo cứ mải trông-ngóng một khởi-đầu thời chung-cục, hy-vọng rằng việc ấy xảy ra ngay thời họ đang còn sống. Do được định-vị gần gũi với Giáo-hội tiên-khởi, cộng-đoàn thời ấy biết nhiều thứ nhưng do mải-miết áp-dụng xu-hướng cận-đại nơi lời tiên-tri song-hành với cái mà nhóm Essênê lưu-giữ, đó là: “Cảo Bản Biển Chết”. Tuy thế, hôm nay, lại có loại-hình chú-giải Kinh thánh tương-tự cùng một kiểu-cách như ta gặp ở văn-chương tư-tế, vào thời trước.

Loại chú-giải đáng kể của Qumran, được nhiều người biết qua danh-xưng mà tiếng Do-thái cổ gọi là “pesher”. Thực ra từ-vựng đây, mang ý-nghĩa một “diễn-giảng”, nhưng họ lại sử-dụng để nói về lề-lối chú-giải xác-thực. Việc này, áp-dụng cho các văn-bản riêng rẽ trong đó có nhiều đoạn rút từ các sách khác ở Kinh thánh, có khi chỉ rút độc-nhất vài chương/đoạn, lắm lúc trích nguyên cả quyển.

Ý-nghĩa lời tiên-tri mà nhiều người tưởng là do ngôn-sứ nào đó kể về các sự việc sẽ xảy ra vào thời về sau. Nhưng, các đoạn ấy là do học-giả khác định-vị một cách “lấy lệ” như văn-chương cận-đại có đính kèm lời bình cá-nhân, thôi. Và, người đọc thời nay lại cứ tưởng rằng mọi việc là để ứng-nghiệm lời thánh-kinh.

Chẳng hạn, lời bình của ngôn-sứ Habacúc gặp ở Qumran 1, được định-vị vào giữa thế-kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Vào thời ấy, người Kanđêan hoặc Babylon, tức kẻ-thủ cuối của Do-thái-giáo được ngôn-sứ Habacúc nhắc đến vào thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên, khiến “Cảo-Bản Biển Chết” nhận là đã đại-diện cho nhóm Kit-tim hoặc La Mã cùng thời, tức: thế kỷ thứ nhất trước Công-nguyên, khi người Do-thái-giáo khởi-công chinh-phục Miền Cận Đông bằng cách khống-chế toàn-bộ Syria và Palestine.

Danh-xưng “Người Công-chính” và “Tên ác-độc” do Habacúc đặt, đã thuyết-phục các nhà chú-giải thẩm-định rằng: lời này nhắm vào “Bậc thày Công chính”, tức: đấng sáng-lập cộng-đoàn mình và cả vị “Tư-tế độc-ác”, tức kẻ thù đáng gờm của “Bậc Thày” ở đây.

Tư-tế nổi-danh ở thế-kỷ thứ hai sau Công-nguyên khi ấy, là Akiba Ben Joseph, một người từng dẫn-nhập lời bình đầy luận-lý, khi ông luận rằng: lời tiên-tri về Đấng Thiên-Sai nói ở sách Dân Số đoạn 24 câu 27 nhắc ta rằng: “có vì sao xuất hiện từ Giacóp” được coi là lãnh-tụ Do-thái trong trận-chiến thứ hai chống La Mã; vị đó là Simêôn Bar Kôsiba. Nhưng lạ thay, vị này lại được qui cho con trai của “Vì Sao Sáng”, tức: Bar Kôkhba, mà sách “yTaanit” đoạn 68d từng bàn đến.             

Các nhà chú-giải Qumran, sau này là tư-tế, lại qui-chiếu loại-hình gọi là “pesher”, có ý bảo: chỉ bằng hòn đá nhỏ thôi, cũng có thể giết một lúc hai chim con. Các vị, không chỉ nói ý-nghĩa lời tiên-đoán mơ-hồ thôi, nhưng cùng một lúc, lại tuyên-bố: nhân-vật hoặc sự-kiện được bàn đến là để ứng-nghiệm Lời Chúa.

Theo cách này, cá-nhân thành-viên chọn từ nhiều nhóm khác nhau, đã liên-kết với các vị và tất cả được thần-linh định-vị và chuẩn-chước hết mọi sự.

Thành thử, lời tiên-tri của Habacúc ở đoạn 2 câu 4 vốn bảo rằng: “Người công chính sẽ được sống, nhờ lòng thành-tín của mình" là câu được ông Phaolô thích nhất, nên mới đưa vào thư Rôma đoạn 1 câu 17 và thư Galát đoạn 3 câu 11, như sau:

“Trong Tin Mừng, sự công-chính của Thiên-Chúa được mặc-khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công-chính nhờ đức tin sẽ được sống."      

Ở thư Galát, lại cũng thế:

“Vả lại, không ai được nên công-chính trước mặt Thiên-Chúa nhờ Lề Luật, đó là điều hiển-nhiên, vì người công-chính nhờ đức tin sẽ được sống.”

Trong khi đó, các nhà chú-giải Qumran lại áp-dụng kiểu đưa niềm tin vào Bậc Công-chính. Nên, các vị mới xác-định rằng: Kinh thánh bình-bầu Bậc Thày Công-chính và cộng-đoàn của họ được Thần-Linh thương tình định-vị trước; và “Cảo Bản Biển Chết” lại đã ghi:

“Được chú-giải, điều này gây quan-ngại cho những ai giữ Luật tại nhà Giuđêa (là: Cộng-đoàn Qumran), tức: những vị được Chúa gửi từ Nhà Phán Xét do biết chịu khổ và tin tưởng vào Bậc Thày Công-Chính “. (X. 1QpHab 8: 1-3).



Chú-giải Kinh Thánh
ở sách Công-vụ     

          
Cộng thêm vào với chứng-cứ nói ở Kinh thánh từng khẳng-định rằng: Đức Giêsu là Đấng Kitô, sách Công-vụ còn tích-tụ nhiều lời tiên-tri riêng-biệt khác mà Hội thánh tin là lời này diễn-giải đúng hoạt-động rất chức-năng của Đức Giêsu. Phần lớn công-trình này, dẫn về chủ-đề cần được chỉnh-sửa nhiều nhất, là: việc Ngài trỗi-dậy từ cõi chết, sau được tuyên-dương. Thế nên, ở bài thuyết-giảng đầu-tiên, ông Phêrô đã biện-luận:

Đavít, là vị ngôn-sứ biết rằng Thiên-Chúa đã thề với ông là sẽ đặt một người trong giòng-dõi ông lên ngai vàng của Ngài” nên ông báo trước sự sống lại của Đấng Kitô qua Thánh vịnh 16 câu 8-11, như sau:

“Con luôn nhớ: có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao-núng bao giờ.
Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân-hoan, thân xác con cũng nghỉ-ngơi an-toàn.
Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm-ty, không để kẻ hiếu-trung này hư-nát trong phần mộ. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống: trước Thánh-Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan-lạc chẳng hề vơi!”


Mặt khác, các đoạn trích lời tiên-tri có tính thuyết-phục đến thế nào đi nữa, cũng không làm sáng-tỏ được vấn-đề liên-kết với Đức Giêsu, là Đấng Thiên-Sai mà Ngài lại phải chịu khổ-hình và chết trên thập-tự như thế sao? Thật ra, người đọc thời nay, xét đoạn văn Isaya tả việc Đấng Đầy tớ Chúa chịu khổ-hình rồi chết đi  ở đoạn 53 câu 7-8 viết như sau:


“Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt,
như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Ngài đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Giòng-dõi của Ngài, ai nào nghĩ tới? Ngài đã bị khai-trừ khỏi cõi nhân-sinh,
vì tội lỗi của dân, Ngài bị đánh phạt.”


Câu này, ít khi được các nhà giảng-thuyết trong Đạo trực-tiếp sử-dụng, nhưng vẫn thấy trong bài thuyết-giảng của diễn-giả người Êthiôpi nào đó đã cải-đạo, tuy có đọc nhưng ông không hiểu hết ý-nghĩa, như sách Công-vụ đoạn 8 câu 27, từng ghi:


“Khi ấy có viên thái-giám người Êthiôpi, làm quan lớn trong triều của bà Canđakê, nữ-hoàng nước Êthiôpi. Ông này làm tổng-quản kho bạc của bà, đã lên Giêrusalem hành-hương và bấy giờ đang trên đường về. Ngồi trên xe nhà, ông đọc sách ngôn-sứ Isaya…”


Và khi ấy, tông-đồ Phillíp gặp quan/vương này ở dọc đường, đã giảng-giải cho ông biết sự việc này là áp-dụng cho Đức Giêsu, như người đọc gặp ở sách Công-vụ đoạn 8 câu 34-35, sau đây:

“Viên thái-giám ngỏ lời với ông Philípphê: "Xin ông cho biết: vị ngôn-sứ nói thế là nói về ai vậy? Về chính mình hay người nào khác?" Ông Philípphê lên tiếng, và khởi từ đoạn Kinh Thánh ấy mà loan-báo Tin Mừng Đức Giêsu cho ông kia.”     


Từ-vựng “pesher” với tín-hữu Đạo Chúa thời đầu, giống từ-vựng “Pesher” ở tài-liệu Qumran, ban đầu không nói về công-tác chú-giải nào hết. Mục-đích, là để cấm không cho ai được đưa vào Kinh-thánh các chi-tiết gây bối-rối/lẫn lộn về đời sinh-hoạt của Đức Giêsu và các tông-đồ.

Từ-vựng đây, chứng-tỏ: các chi-tiết ứng-nghiệm ở kinh thánh, là thành-phần trọn-vẹn của sự/việc từng diễn ra là do Chúa sắp-đặt, hầu cứu-rỗi người Do-thái-giáo và toàn-thể nhân-loại. Biện-luận thứ hai, ở sách Công-vụ, là rút từ hai bài giảng mang tính sử-học, ta sẽ xem xét chuyện này vào chương tiếp.

Nay, ta khởi-đầu các vụ/việc riêng-biệt được kể ở sách Công-Vụ Tông Đồ này. Các đoạn nói ở đây, có khuynh-hướng làm sáng-tỏ não-trạng nào đó cốt tạo chân-dung Đức Giêsu cho Giáo-hội thời đầu ở Palestine. 

Như đã đề-cập ở trang trước, trong bài giảng-thuyết đầu tay đưa ra, ông Phêrô đã “xác-chứng” với người ngoài cuộc Do-thái-giáo Giêrusalem rằng: việc Đức Giêsu trổi-dậy là để ứng-nghiệm lời thánh-vịnh 16 câu 10 từng quả-quyết:

“Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ.”

Và, ông cứ tiếp-tục biện-giải những chuyện như thế mãi. Nhưng, tác-giả nổi tiếng viết tiên tri ở đây là vua Đavít, có lẽ khi viết lên những giòng như thế, ông cũng không có ý gì khi bảo rằng chính ông cũng sẽ trỗi-dậy, trong mai ngày. Nhưng, theo cách hiểu/biết rất chung chung của mọi người, thì chính ông cũng đã chết và được chôn cất hẳn-hòi. Và, mộ-phần chôn xương cốt của ông vẫn được nhiều người ghé viếng cả vào thời ông Phêrô còn sống, nữa.

Và, từ đó trở đi, mọi người đều nhận ra rằng: vua Đavít chắc cũng suy-tư rất nhiều về chuyện có nhân-vật nào đó trỗi-dậy từ cõi chết để trở-thành Đấng Thiên Sai, chẳng hạn. Đó, là điều mà sách Công vụ đoạn 2 câu 25-31 từng dẫn-chứng, như sau:

“Quả vậy, vua Đavít đã nói về Người rằng: Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng nao lòng. Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy-vọng. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm-ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.

"Thưa anh em, xin được phép mạnh-dạn nói với anh em về tổ phụ Đavít rằng: ngài đã chết và được mai-táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì là ngôn-sứ và biết rằng Thiên-Chúa đã thề với ngài là sẽ đặt một người trong giòng-dõi trên ngai vàng của ngài, nên ngài đã thấy trước và loan báo sự phục sinh của Đức Kitô khi nói: Người đã không bị bỏ mặc trong cõi âm-ty và thân xác Ngài không phải hư nát.”

Thêm vào đó, cũng từ sách này ở đoạn 4 câu 10-12, lại thấy nói:


“Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israel biết cho rằng: nhân-danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập-giá, và Thiên-Chúa đã làm cho trỗi-dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường.”


Xem thế thì, việc Đức Kitô chấp-nhận chịu đóng đinh-thập-giá và trỗi dậy đã ứng-nghiệm lời vịnh ca khác, tức thánh vịnh 118 câu 22 sau đây:

“Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường.”

Đá tảng đây, chính là Đức Giêsu mà các nhà thầu xây cất đã loại bỏ và kẻ giết Ngài lại là người Do-thái-giáo. Và, viên “đá tảng góc tường” từng cưu-mang/hứng-chịu sức nặng toàn-bộ công-trình xây cất là Đức Giêsu đã trỗi-dậy, Ngài là cội-nguồn của ơn cứu-rỗi toàn-thể vũ-trụ vạn-vật. Hầu vinh-danh Đức Kitô và đặt Ngài trên ngai vàng thiên-quốc, sự việc này tạo kết-cục từ một nghị-quyết đã ban ở thánh vịnh 110 câu 1, vốn khẳng-định:

“Sấm-ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: "Bên hữu Cha đây, Con lên ngự-trị, để rồi bao địch-thù, Cha sẽ đặt làm bệ, dưới chân con."

Do Đavít không được bốc lên chốn thiên-cung vần-vũ, nên Đức Chúa được qui vào ngôi-vị thứ hai, tức Ngài phải là hậu-duệ của ông, tức: Đấng Thiên-Sai như sách Công-vụ đoạn 2 câu 34 đã suy-diễn như sau:

“Thật vậy, vua Đavít đã chẳng lên trời, thế mà lại nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con lên ngự-trị, để rồi bao địch-thù, Cha sẽ đặt làm bệ, dưới chân Con.”

Diễn-giải một thực-thi như thế, dù chỉ dùng để thuyết-phục người theo Do-thái-giáo nói cách chung, là những người đặt ra chỉ một nguyên-tắc khi diễn-thuật bản-chất Kinh thánh lại có thể dùng đó mà hỗ-trợ cho ý-tưởng hoặc lý-lẽ/tự-sự gửi các tông-đồ và môn-đệ có niềm tin là sự việc ắt xảy ra như thế. Ở lời cầu được viết ở thánh vịnh 2 câu 1-2 vẫn thấy chúng-dân nguyện rằng:

“Sao chư-dân lại ồn-ào náo-động? Sao vạn-quốc dám bày kế viển-vông? Vua chúa trần-gian cùng nổi dậy, vương hầu khanh tướng rập mưu-đồ chống lại Đức Chúa, chống lại Đấng mà Ngài đã xức dầu phong vương.”


Điều này, cốt dẫn về truyện kể nói đến âm-mưu sát-hại Đức Giêsu ở Giêrusalem, một cốt-truyện gom-gộp Hêrôđê Antipas và Philatô như Tin Mừng Luca đoạn 23 câu 6-12 từng ghi rõ:

Nghe nói thế, ông Philatô liền hỏi xem đương-sự có phải là người Galilê không. Và khi biết Ngài thuộc thẩm-quyền vua Hêrôđê, ông liền cho áp-giải Ngài đến với nhà vua lúc ấy cũng đang có mặt tại Giêrusalem. Vua Hêrôđê thấy Đức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Ngài bởi đã từng nghe nói về Ngài.

Vả lại, vua cũng mong được xem Ngài làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Ngài nhiều điều, nhưng Ngài không trả lời gì cả. Các thượng-tế và kinh-sư đứng đó, tố cáo Ngài dữ dội. Vua Hêrôđê cũng như thị-vệ đều khinh-dể Ngài ra mặt nên khoác cho Ngài một chiếc áo rực-rỡ mà chế-giễu, rồi cho giải Ngài lại cho ông Philatô. Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân-thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm-thù.”

Ghi như thế, có ý bảo rằng: vua quan/lãnh chúa đại-diện cho người Do-thái-giáo và các dân nước ở ngoài Đạo, tức chúng-dân như sách Công Vụ đoạn 4 câu 24-28, còn trưng-dẫn:

Nghe vậy, họ đồng-tâm nhất-trí cất tiếng lên cùng Thiên-Chúa: "Lạy Chúa, Ngài là Đấng tạo-thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó; Ngài là Đấng đã nhờ Thánh-Thần, dùng miệng tổ-phụ chúng con là Đavít, tôi-trung của Ngài, mà phán: Sao chư-dân lại ồn-ào náo-động, sao vạn-quốc dám bày kế viển-vông? Vua chúa trần-gian cùng nổi dậy, vương hầu khanh tướng rập mưu -ồ, chống lại Đức Chúa, chống lại Đấng mà Ngài đã xức dầu phong vương.

"Đúng vậy, Hêrôđê, Phongxiô Philatô, cùng với chư-dân và Israel đã toa-rập trong thành này, chống lại tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giê-su, Đấng Ngài đã xức dầu. Như thế họ đã thực-hiện tất cả những gì quyền-năng và ý muốn của Ngài đã định trước.”

Xét về mặt tâm-lý-học, thì loại sánh ví nội-tại ở đây, có lẽ muốn đi bước trước để diễn-bày một loại chứng-cứ nào đó được dùng để thuyết-phục người ở ngoài.

Từ-vựng “pesher” xuất-hiện ở chương/đoạn khác trong sách Công Vụ lại cũng dẫn về các nhân-vật có quan-hệ với Đức Giêsu. Lần đầu tiên, một loại-hình như thế được sử-dụng là để diễn-giải hành-xử đầy kích-ngất của tông-đồ xảy ra vào lễ Ngũ Tuần đầu tiên qua câu nhận-xét vẫn bảo rằng: “Họ thấy mọi người đều nói tiếng của mình”.

Trong khi đó, quan-sát-viên ngoài cuộc lại cứ mỉa-mai/châm-biếm rồi coi đây như diễn-biến lạ-lùng được lồng trong cảnh-huống khá “say xỉn”, như Công-vụ đoạn 2 câu 13, từng quả-quyết:

“Nhưng người khác lại chế nhạo: "Mấy ông này say bí tỷ rồi!"

Kịp khi đó, ông Phêrô mới khuyến-cáo những người này thay vì vui say chè chén ăn mừng vào buổi lễ là để ứng-nghiệm lời tiên-tri của ngôn-sứ Joel khi trước có nói như sách Công-vụ đã lặp lại ở đoạn 2 câu 17-18 sau đây:

“Thiên Chúa phán: Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ Thần Khí Ta cả trên tôi nam tớ nữ của Ta, và chúng sẽ trở thành ngôn sứ.”

Ở chỗ khác, từ vựng Do-thái “pecher” đã diễn-tả các động-thái khác nhau của ông Giuđa khi ông này “bội-phản” Đức Giêsu trong câu truyện mua bán mảnh đất nhuốm máu với giá 30 đồng tiền bằng bạc mà ông ta nhận từ các vị trưởng-tế quyết giết hại Ngài. Nhưng ông Matthias lại thay vào đó bằng đoàn-ngũ tông-đồ. Làm như thế, các ông muốn nói lên việc ứng-nghiệm thánh vịnh 69 câu 25 và thánh vịnh 109 câu 8, đã thấy ghi:

“Xin Ngài đổ cơn thịnh-nộ lên người chúng và cho lửa giận ập xuống đầu.”

Và:

“Ước gì ngày đời nó bị rút ngắn đi, chức-vụ nó vào tay kẻ khác.”


Và, sách Công-vụ đoạn 1 câu 16-20, lại cũng chép:

“Thưa anh em, lời Kinh Thánh phải ứng-nghiệm, lời mà Thánh-Thần đã dùng miệng vua Đavít để nói trước về Giuđa, kẻ đã trở-thành tên dẫn đường cho những người bắt Đức Giêsu. Y đã là một người trong số chúng tôi và được tham-dự vào công việc phục-vụ của chúng tôi. Vậy, con người ấy đã dùng tiền công của tội ác mà tậu một thửa đất; y đã ngã lộn đầu xuống, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra. Điều đó, mọi người ở Giêrusalem đều biết, khiến họ đặt tên cho thửa đất ấy là Khakenđơma, theo tiếng của họ nghĩa là Đất Máu. Thật thế, trong sách Thánh vịnh có chép rằng: Ước gì lều trại nó phải tan hoang, không còn ai trú ngụ. và ước gì người khác nhận lấy chức vụ của nó.”

 Mãi về sau, việc người theo Do-thái-giáo ở Rôma từng phản-bác giáo-huấn của ông Phaolô như sách Công-vụ đoạn 28 câu 24-27, cũng thấy viết:

“Nghe ông nói, người thì được thuyết-phục, người thì không chịu tin. Khi giải-tán, họ vẫn không đồng-ý với nhau; ông Phaolô chỉ nói thêm một lời: "Thánh Thần đã nói rất đúng khi dùng ngôn-sứ Ysaya mà phán với cha ông anh em rằng: Hãy đến gặp dân này và nói: Các ngươi có lắng tai nghe cũng không hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán-cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.”       

Chương/đoạn này, đều đã ứng-nghiệm lời ngôn-sứ Ysaya từng nói trước ở đoạn 6 câu 7-9 như sau:

“Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
"Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
ngươi đã được tha lỗi và xá tội."
Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
"Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?"
Tôi thưa: "Dạ, con đây, xin sai con đi."
Chúa phán: "Hãy đi nói với dân này rằng:
Cứ nghe cho rõ, nhưng đừng hiểu,
cứ nhìn thật kỹ, nhưng đừng nhận ra..”

Và, như các dân ngoại từng chọn, thì theo ông Giacôbê em Đức Giêsu, đã có trích-dẫn kết-hợp lời tiên-tri của ngôn-sứ Giêrêmia ở đoạn 12 câu 15 và lời ngôn-sứ Amos ở đoạn 9 câu 11-12, Ysaya đoạn 45 câu 21, vẫn từng nói:

“Nhưng sau khi đã bứng rồi, Ta sẽ lại đem lòng chạnh thương chúng và cho chúng trở về, ai nấy về phần gia nghiệp, về phần đất của mình”;

Và tiên-tri Amos cũng có nói:

“Trong ngày ấy, Ta sẽ dựng lại lều xiêu vẹo của Đavít,
bít kín các lỗ hổng của tường thành,
tái thiết những gì đã tan-hoang,
xây-dựng nó như những ngày xưa cũ;
để chúng được chiếm-hữu số sót của Êđôm
và của tất cả các dân tộc đã được mang danh Ta
- sấm ngôn của Đức Chúa, Đấng thực-hiện điều ấy.”

Từ lời tiên-tri như thế, tác-giả sách Công-vụ đã chuyển thành một khẳng-định, như sau:

“Sau đó, Ta sẽ trở lại, và sẽ xây-dựng lại lều Đavít đã sụp đổ; đống hoang-tàn đó, Ta sẽ xây-dựng lại, và Ta sẽ dựng lại lều ấy. Như vậy các người còn lại và tất cả các dân ngoại được mang danh Ta sẽ tìm-kiếm Chúa. Chúa phán như vậy, Người là Đấng cho biết những điều ấy tự ngàn xưa.”

Tất cả luận-cứ nào có đính-kèm từ-vựng Do-thái “pesher” cho đến nay chỉ được trích-dẫn một phút chốc, rất tạm-bợ. Có thể nói, các câu nói ấy đều qui về đoạn trích rút từ Kinh/Sách hết.  Thêm một bằng-cứ ở thánh kinh diễn-tiến thời sau này, lại được triển-khai theo hình-thức bài giảng-thuyết mục-vụ thành bản-văn ngắn về đạo-sử của Do-thái-giáo chạy dài suốt từ thời Abraham đến thời của Đức Giêsu.

Một trong hai ví-dụ cụ-thể còn sót đến bây giờ, được bảo là đã tuyên-bố trước mặt vị thượng-tế và hội-đồng xét xử ở Giêrusalem. Sự việc này, được đưa ra như lời Phó-tế Stêphanô đã tự bào-chữa cho tội-trạng ông dám rao-giảng chuyện chống-đối Đền Thờ và Luật Môsê.

Nếu xét kỹ, ta sẽ thấy lời ông phát-biểu có cấu-trúc vụng-về, thiếu hiệu-năng. Sự việc được viết ở sách Công-cụ coi đó như bài nói chuyện trước vị thượng-tế và Hội-đồng Sanhêdrin, ngang qua đó người phát-biểu vi-phạm lỗi-lầm lớn: là đã đánh giá sai sự việc, bằng lối kể truyện dài dòng, “vòng vo tam quốc” về các tổ-phụ và ông Môsê đến độ cử-toạ ngồi nghe thấy chán ngán.

Và, vị Phó-tế của ta lại trút cơn giận đùng đùng lên người nghe, bằng một công-kích hết mực về Đền Giêrusalem. Thay vì, tạo điểm nhấn cách thẳng-thắn vào Đức Giêsu, ông lại mất bình-tĩnh đến độ bốc lời xỉ vả, thoá-mạ như sách Công-vụ đoạn 7 câu 51 từng ghi:
       
“"Hỡi những người cứng đầu cứng cổ, lòng và tai không cắt bì, các ông luôn luôn chống lại Thánh Thần. Cha ông các ông thế nào, thì các ông cũng vậy.”

Và cuối cùng, ông cũng không tránh khỏi cơn hành-hình, bách-hại như sách Công-vụ đã diễn-bày ở đoạn 7 câu 57-60 sau đây:

“Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô. Họ ném đá ông Têphanô, đang lúc ông cầu xin rằng: "Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con." Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này." Nói thế rồi, ông an nghỉ.”


Thêm một ví-dụ nữa, là: bài giảng-thuyết do ông Phaolô nói trước công-chúng ở Tiểu Á khi ông mời vị trưởng hội-đường địa-phương phát-biểu, để nói rõ là Hội-thánh tiên-khởi đã hiểu rõ vai-trò của Đức Giêsu trong lịch-sử thánh, như sách Công-vụ đoạn 13 câu 16-37 lại thêm:

“Ông Phaolô đứng dậy, giơ tay xin mọi người lưu ý, rồi nói:
Thiên Chúa của dân Israel đã chọn cha ông chúng ta, đã làm cho dân này thành một dân lớn trong thời họ cư-ngụ ở đất Ai-cập, và đã giơ cánh tay mạnh-mẽ của Ngài mà đem họ ra khỏi đó. Và trong thời-gian chừng bốn mươi năm, Ngài đã nuôi-dưỡng họ trong sa mạc. Rồi Ngài đã tiêu-diệt bảy dân-tộc ở đất Canaan và ban đất của chúng cho họ làm gia-sản: tất cả đã xảy ra trong khoảng bốn trăm năm mươi năm.

Sau đó, Người ban cho họ các vị thủ-lãnh cho đến thời ngôn-sứ Samuel. Rồi họ đòi có vua, Thiên-Chúa ban cho họ ông Saun, con ông Kít thuộc chi tộc Bengiamin, trị vì bốn mươi năm. Sau khi truất-phế vua Saun, Người đã cho ông Đavít xuất hiện làm vua cai-trị họ. Người đã làm chứng về ông rằng: Ta đã tìm được Đavít, con của Giesê, một người đẹp lòng Ta và sẽ thi-hành mọi ý muốn của Ta.

Từ giòng-dõi vua này, theo lời hứa, Thiên-Chúa đã đưa đến cho Israel một Đấng Cứu-Độ là Đức Giêsu. Để dọn đường cho Đức Giêsu, ông Gioan đã rao giảng kêu gọi toàn dân Israel chịu phép rửa tỏ lòng sám-hối. Khi sắp hoàn-thành sứ-mệnh, ông Gioan đã tuyên-bố: "Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Ngài.

"Thưa anh em, là con cái thuộc dòng giống Abraham, và thưa anh em đang hiện-diện nơi đây, là những người kính-sợ Thiên-Chúa, lời cứu-độ này được gửi tới chúng ta. Dân-cư thành Giêrusalem và các thủ-lãnh của họ đã không nhận-biết Đức Giêsu; khi kết án Ngài, họ đã làm cho ứng-nghiệm những lời ngôn-sứ đọc mỗi ngày sabát. Tuy không thấy Ngài có tội gì đáng chết, họ vẫn đòi Philatô xử tử.

Sau khi thực-hiện tất cả mọi điều Kinh Thánh chép về Ngài, họ đã hạ Ngài từ trên cây gỗ xuống và mai-táng trong mồ. Nhưng Thiên-Chúa đã làm cho Ngài trỗi dậy từ cõi chết. Trong nhiều ngày, Đức Giêsu đã hiện ra với những kẻ từng theo Ngài từ Galilê lên Giêrusalem. Giờ đây chính họ làm chứng cho Người trước mặt dân.

"Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan-báo cho anh em Tin Mừng này: điều Thiên-Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Ngài đã thực-hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu trỗi dậy, đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con.

"Về việc Ngài đã làm cho Đức Giêsu từ cõi chết sống lại, không còn phải hư nát nữa, thì Ngài phán thế này: Ta sẽ ban cho các ngươi những ơn lộc đã hứa cho Đavít. Vì vậy ở chỗ khác, lại có lời rằng: Ngài sẽ không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. Thế mà vua Đavít, sau khi phục-vụ ý-định của Thiên-Chúa trong đời ông, đã an nghỉ, đã được chôn-cất bên cạnh tổ tiên và phải hư nát. Còn Đấng mà Thiên-Chúa đã cho trỗi dậy thì không phải hư nát.”


Thật ra, đây là đạo-lý kiểu mẫu dành cho tín-hữu Đạo Chúa ở thời đầu. Đạo-lý này, vẫn mang nặng giòng biện-luận bảo rằng: Thiên-Chúa chọn Do-thái làm dân riêng của Ngài, rồi dẫn đưa họ rời đất Ai-Cập, gìn-giữ họ ở chốn hoang-sơ suốt 40 năm trường và rồi ban cho họ vùng đất Canaan, các Thẩm-phám cùng vua/chúa, trên đó có vua Đavít, tất cả được ban cho họ cách riêng tình.

Đức Giêsu, vốn dĩ là hậu-duệ vua Đavít, được giới-thiệu qua lời tuyên-dương Ngài là Đấng Thiên-Sai dựa vào quả-quyết từ ông Gioan Tẩy-Giả. Và rồi, người Do-thái-giáo ở Giêrusalem và các thủ-lãnh của họ không hiểu được sứ-điệp của ngôn-sứ, dù lời các ngài đều đọc trước chúng-dân, mỗi ngày sabát. Dù không có khả-năng tìm được cáo-buộc nào lên án Đức Giêsu, họ vẫn hối-thúc quan Philatô giết hại Ngài. Sau khi bị treo trên khổ-giá và được chôn-cất kỹ càng, Ngài đã trỗi dậy từ cõi chết do Thiên-Chúa thực-hiện. Và, việc này có tông-đồ chứng-giám. Và tiên-tri Đavít cũng từng nói trước ở thánh-vịnh.

Thánh vịnh thứ 2 câu 7 rày khẳng-định: “Con là con của Cha, hôm nay Cha sinh ra con.” Điều này chứng-tỏ: Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên-Chúa hằng sống. Và thứ hai, là vịnh-ca 16 câu 10 vẫn quyết rằng: “Vì Chúa chẳng bỏ mặc con trong cõi âm-ty,
không để kẻ hiếu-trung này hư-nát trong phần mộ.”
Lời tiên-đoán việc Ngài phải-chết-và-trỗi-dậy này, ngầm hiểu rằng người nghe đã đồng-ý với giả-định mà vị giảng thuyết đưa ra.

Các ví-dụ đây, minh-hoạ vấn-đề căn-bản từng đối-đầu với các đấng truyền-đạo thời buổi trước khiến các vị này buộc phải giải-thích nhiều, có khi còn đảo lộn cả việc Đấng Thiên-Sai phải chịu khổ-hình và đóng-đinh trên thập-giá; và sau đó, các vị còn phải trưng phép lạ về sự hồi-sinh của Đức Giêsu, nữa. Nhưng, với người nghe, Ngài là Đấng mà sách Công-vụ đoạn 2 câu 22 gọi bằng danh-xưng sau đây:

“Thưa đồng bào Israel, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nadarét, là người đã được Thiên-Chúa phái đến với anh em. Và để chứng-thực sứ-mệnh của Ngài, Thiên-Chúa đã cho Ngài làm được phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó.”      


Và, để minh-xác bằng lời giảng có tính sử-học lớn hơn, vị giảng-thuyết phải nhấn mạnh rằng: thân-phận của chúng-dân Do-thái-giáo đều đã ăn khớp với ơn cứu-độ toàn vũ-trụ do Đức Giêsu thực-hiện.

Tựa hồ giòng sử Đạo thời sau đó từng minh-chứng, từ-vựng “Pesher” ở Tân-Ước lại có hiệu-năng hơn cả tiếng Hy-Lạp vốn dĩ không quen biện-luận như thế. Và cũng chẳng mấy đánh động gì về sự huyễn-hoặc lạ-kỳ ấy hơn người Do-thái-giáo từng quen lối chú-giải theo từng đoạn Kinh thánh rất thất-thường. Nhiều người trong số họ, lại phải tìm cách xác-minh lời Kinh thánh do tín-hữu Đạo Chúa giàu tưởng-tượng đề ra và cũng chẳng thuyết-phục được bằng các vị ở đây.       
                                                                                    (còn tiếp)
Gs Geza Vermes biên-soạn - Mai Tá lược dịch

No comments: