Chương 5
Đức Giêsu
của sách Công-vụ
Tông-đồ
(bài 35)
Sao Giáo-hội Do-thái
lại cứ tìm cách minh chứng
Đức Giêsu là Đấng Thiên-Sai?
Trả lời câu hỏi này,
tốt nhất nên nắm bắt ảnh hình Đức Giêsu có trong đầu tín-hữu thời tiên-khởi,
là: để tái-tạo nội-dung lời các đấng bậc giảng rao, từng kéo theo câu hỏi bảo rằng:
các vị ấy đã trưng-diễn Tin Mừng cách nào đó cốt để người đọc biết và hiểu cho rõ
những điều mình giảng rao? Và, các vị làm thế nào thuyết-phục được người nghe lần
đầu, khi các vị cứ thay-đổi cách xưng hô/gọi tên người nghe như sách Công vụ đoạn
2 câu 14 trích-dẫn như sau:
“Bấy giờ,
ông Phêrô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng: "Thưa
anh em miền Giuđê và tất cả những người đang cư-ngụ tại Giêrusalem, xin biết
cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây.”
Và, đoạn 2 câu 22 lại
cũng bảo:
“Thưa đồng
bào Israel, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nadarét, là người đã được
Thiên-Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ-mệnh của Ngài, Thiên-Chúa
đã cho Ngài làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em
biết điều đó.”
Rồi, đoạn 3 câu 12,
cũng có nói:
“Vậy,
ông Phêrô lên tiếng nói với dân: "Thưa đồng bào Israel, sao lại ngạc-nhiên
về điều đó, sao lại nhìn chúng tôi chằm chằm, như thể chúng tôi đã làm cho người
này đi lại được, nhờ quyền-năng riêng hay lòng đạo-đức của chúng tôi?”
Cuối cùng, đoạn 2 câu
36, tác-giả gọi tên người nghe, như sau:
“Vậy
toàn thể nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên
thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô."
Cung-cách được tác-giả
sử-dụng nhằm lôi cuốn người nghe, xem ra thực-chất cũng chỉ là một, dù thông-điệp
do ông Phaolô chuyển-tải đã xảy ra ở Giêrusalem hoặc ở chốn miền nào/khác do
ông thiết-lập dành cho người ngoài Đạo. Bởi, ông Phaolô bao giờ cũng khởi-đầu sứ-vụ
giảng-rao Tin Mừng tại hội-đường dành cho kiều-dân Do-thái-giáo cũng như các cảm-tình-viên
người Hy-Lạp từng đến nghe ông thuyết-giảng.
Sách Công-vụ, có một sự/việc
xem ra rất lạ, đó là: câu chuyện về bài thuyết giảng của ông Phaolô ở hội-đường
Arêôpagus cố-đô Athêna, trong đó cử-toạ không có liên-hệ gì với hội đường, như
sách Công-vụ từng ghi lại ở đoạn 17 câu 16-32 những điều sau đây:
“Trong khi ông Phaolô đợi hai ông ở Athêna, ông nổi giận vì thấy thành
phố nhan nhản những tượng thần. Vậy ông thảo luận trong hội đường với những
người Do-thái và những người tôn thờ Thiên Chúa, và ngoài quảng trường mỗi ngày
với những người qua lại. Có mấy triết gia thuộc phái Khoái Lạc và phái Khắc Kỷ
cũng trao đổi với ông. Kẻ thì nói: "Con vẹt đó muốn nói gì vậy?"
Người khác lại bảo: "Hình như ông ta rao giảng về những thần xa lạ",
vì ông Phao-lô loan báo Tin Mừng về Đức Giêsu và về sự Phục Sinh.
Họ mời ông đi với họ đến Hội đồng Arêôpagô và nói:
"Chúng tôi có thể biết thứ đạo lý mới ông dạy là gì không? Quả ông có đem
đến cho chúng tôi một số điều lạ tai; vậy chúng tôi muốn biết những điều đó
nghĩa là gì." Thật thế, mọi người A-thê-na và kiều dân ở đó chỉ để thời
giờ bàn tán hay nghe những chuyện mới nhất.
Đứng giữa
Hội đồng Arêôpagô, ông Phaolô nói: "Thưa quý vị người A-thê-na, tôi thấy
rằng, về mọi mặt, quý vị là người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua
thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một
bàn thờ, trên đó khắc chữ: "Kính thần vô danh". Vậy Đấng quý vị không
biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị.
"Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên. Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự.
Từ một
người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp
mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở
của họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy
Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta.28 Thật
vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi
sĩ của quý vị đã nói: "Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.
"Vậy, vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá.
"Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối, vì Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại từ cõi chết."
Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: "Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy."
Trước kia, khi ông
Phaolô tìm cách đưa người Hy-Lạp đến tham-gia các cuộc biện-luận về đạo bên
ngoài đường phố hoặc nơi chợ búa, thì nhóm Êpicure (tức: nhóm chủ-trương chuyên
hưởng mọi lạc-thú trong ăn uống) và cả các triết-gia thuộc phái khắc-kỷ đã
yêu-cầu giải-thích nội-dung thông-điệp khi ông nói về Đức Giêsu và việc Ngài trỗi-dậy
chỉ mới nghe lần đầu nên đã khiến họ thấy lạ như câu chuyện trong lúc “trà dư tửu
hậu” có đoạn kết không được vui cho lắm.
Đáp lại, ông Phaolô mới
bộc-lộ cho đám trí-thức này biết Tin Mừng ông giảng-rao về “Thiên-Chúa mà nhiều
người chưa biết” cho những ai mà các đấng bậc ở Athêna bảo là: họ đã dựng-xây
bàn thờ để tiến lễ dâng lên Thiên-Chúa. Ông nói với họ, Thiên-Chúa đây, là Đấng
Tạo-thành vũ-trụ đất trời và là Chúa tể muôn dân nước. Ngài muốn loài người trần-thế
tìm đến với Ngài.
Và, do bởi các bậc hiền-triết
cũng như thi-nhân người Hy-Lạp đã cảm-nhận một cách rất đúng rằng: tất cả
phàm-nhân đều là thần-dân con cháu Ngài, dù họ chẳng biết Ngài là ai. Ngài là
Thiên-Chúa, Đấng ngự ở chốn thiên-quốc. Thế nên, cũng đừng lẫn-lộn Ngài với các
tượng thần do người phàm tạc-dựng nơi đền/đài trần-thế.
Ông Phaolô kết-thúc
bài thuyết-trình do ông giảng-giải bằng việc khích-lệ đám dân thành Athêna hãy
sám-hối/quay trở về; bởi nếu không, rồi ra họ cũng sẽ bị Ngài xét xử cùng với
thế-gian là đám người được Ngài phú ban Đấng đã được Thiên-Chúa vực dậy từ cõi
chết.
Không lạ gì, khi thấy
có sự hoà-trộn giữa triết-lý đạo-hạnh bề ngoài của người Hy-Lạp với các ý-niệm
truyền-thống của Do-thái-giáo xưa nay vốn có về thế-giới ngoài Đạo như mọi người
đều đã biết.
Người ngoài Đạo, là
những người có thói quen tôn-sùng loài gỗ đá vô-sinh nên cuối cùng rồi cũng kết-thúc
bằng một Đức Chúa trỗi-dậy từ cõi chết đã tạo nụ cười trừ/mỉm chi. Chỉ trừ hai
đám người riêng lẻ, là: cử-toạ học rộng biết nhiều, chẳng tha-thiết gì cho lắm,
còn đám người kia lại cứ lẳng lặng xa lánh ông Phaolô một cách khéo léo, lịch-sự.
Và, như ta đã biết:
việc ông Phaolô kêu gọi người Hy-Lạp nào ít quan-tâm chuyện này, hãy xét xem
thông-điệp của ông từng đem lại kết-quả khả-quan khi họ theo đường-lối tuy
không mấy trí-thức nhưng lại mang tính huyền-nhiệm, bí-ẩn.
Ngoài những điều khác
lạ này ra, còn lại hầu hết là các bản tường-trình về lời giảng-rao đạo-lý Đức
Kitô trong sách Công-vụ cũng khác nhau từ lời tuyên-xưng đơn-giản chỉ một câu một
cho chí các phần quảng-diễn lớn-lao khác.
Nói tóm lại, các bài
thuyết-minh trình-bày ở Giêrusalem và Samaria đều nói đến “huấn-dụ và lời giảng-dạy”
của Đức Giêsu với tư-cách là Kitô Đức Chúa” như đoạn kể về các tông-đồ vẫn giảng
và dạy ở Đền thờ được ghi lại ở đoạn 5 câu 42, hoặc lời tuyên-xưng và Đức Kitô
của ông Phillíp tại Samaria như sách Công-vụ đoạn 5 có nói đến:
“Mỗi ngày,
trong Đền Thờ và tại tư-gia, các ông không ngừng giảng-dạy và loan-báo Tin Mừng
về Đức Kitô Giêsu”;
Và, đoạn 8 câu 5, là
sau đây:
“Ông
Philípphê xuống một thành miền Samari và rao giảng Đức Kitô cho dân-cư ở đó.”
Ngoài ra, lời rao-giảng
của ông Phêrô cho người lính chiến La Mã tên là Conêliô ở Cêzarê có đề-cập đến
phép thanh-tẩy của ông Gioan Tiền-hô về lời răn/dạy cùng sinh-hoạt chữa lành và
trừ tà do Đức Giêsu thực-hiện ở Galilêa, cũng như cái chết và sự trỗi-dậy nơi
Ngài và cả việc Ngài quang-lâm tái xuất-hiện như một thẩm-phán, nhất nhất được
đề ra như lời tiên-đoán của các ngôn-sứ đã thấy ở sách Công-vụ đoạn 10 câu
36-43, như sau đây:
“Người
đã gửi đến cho con cái nhà Israel lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu
Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến-cố đã xảy ra trong toàn cõi
Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng.
Quý vị
biết rõ: Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên-Chúa đã dùng Thánh-Thần và quyền-năng
mà xức dầu tấn-phong Ngài. Đi tới đâu là Ngài thi-ân giáng phúc tới đó, và chữa
lành mọi kẻ bị ma quỷ kềm-chế, bởi vì Thiên-Chúa ở với Ngài. Còn chúng tôi đây
xin làm chứng về mọi việc Ngài đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính
Giêrusalem. Họ đã treo Ngài lên cây gỗ mà giết đi.
Ngày thứ
ba, Thiên-Chúa đã làm cho Ngài trỗi dậy, và cho Ngài xuất hiện tỏ tường, không
phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng-nhân Thiên-Chúa đã tuyển
chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau
khi Người từ cõi chết sống lại. Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho
dân, và long-trọng làm chứng rằng chính Ngài là Đấng Thiên-Chúa đặt làm thẩm-phán,
để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn-sứ đều làm chứng về Ngài và nói rằng
phàm ai tin vào Ngài thì sẽ nhờ danh Ngài mà được ơn tha tội."
Ở ngoài Palestine, cảnh
sinh-hoạt thường vẫn được định-vị bên trong hội-đường của kiều-dân Do-thái ở hải-ngoại.
Tại Đamát & Côrintô, ông Phaolô lại công-bố Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa”
hoặc “Đấng Kitô” như sách Công-vụ đoạn 9 câu 20 và đoạn 8 câu 5 từng chép như
sau:
“Rồi lập
tức ông bắt đầu rao giảng Đức Giê-su trong các hội đường, rằng Người là Con
Thiên Chúa.”
Và:
“Khi
ông Xila và ông Timôthê từ Makêđônia xuống, thì ông Phaolô chỉ lo giảng, long
trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giêsu chính là Đấng Kitô.”
Tại Cyprus và
Antiiôkia, ông Banaba và Phaolô đã giảng-rao “Lời của Thiên-Chúa” hoặc “Lời
Chúa”, như sách Công-vụ đoạn 13 câu 5 và đoạn 15 câu 35, còn ghi rõ sau đây:
“Đến
Xalamin, hai ông loan-báo lời Thiên-Chúa trong các hội-đường người Do-thái. Có
ông Gioan giúp hai ông.”
Và:
“Còn
ông Phaolô và ông Banaba thì ở lại Antiôkia. Cùng với nhiều người khác, hai ông
giảng-dạy và loan-báo Tin Mừng lời Chúa.”
Đồng thời, ông Phaolô
còn giảng-dạy về Vương Quốc Nước Trời ở Êphêsô, Milêtô và Rôma như Công-vụ đoạn
19 câu 8, đoạn 20 câu 25, cũng như đoạn 28 câu 23, 30 còn ghi rõ:
“Ông
Phaolô vào hội đường, và trong vòng ba tháng, ông mạnh dạn rao-giảng, thảo-luận
về Nước Thiên-Chúa và cố gắng thuyết-phục họ”;
Và:
“Giờ
đây tôi biết rằng: tất cả anh em, những người tôi đã đến thăm để rao-giảng Nước
Thiên-Chúa, anh em sẽ không còn thấy mặt tôi nữa.”
Và câu tiếp:
“Họ hẹn
ngày với ông, và hôm đó đến gặp ông tại nhà trọ đông hơn. Ông trình-bày cho họ
và long-trọng làm chứng về Nước Thiên-Chúa; từ sáng đến chiều, ông dựa vào Luật
Mô-sê và các ngôn sứ mà nói về Đức Giêsu, để cố thuyết-phục họ;
“Suốt
hai năm tròn, ông Phaolô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến
với ông. Ông rao giảng Nước Thiên-Chúa và dạy về Chúa Giêsu Kitô, một cách rất
mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.”
Khi cử-toạ người
Do-thái-giáo bộc-lộ động-thái không chấp-nhận thì Tin Mừng được trực-tiếp hướng
về với dân ngoại như Công-vụ đoạn 11 câu 20, đoạn 13 câu 46, đoạn 18 câu 6 và
đoạn 28 câu 28, từng xác-chứng như sau:
“Nhưng
trong nhóm, có mấy người gốc Sýp và Kyrênê; những người này, khi đến Antiôkia,
đã giảng cho cả người Hy-lạp nữa, loan Tin Mừng Chúa Giêsu cho họ.”
Và:
“Bấy giờ
ông Phaolô và ông Banaba mạnh dạn lên tiếng: "Anh em phải là những người đầu
tiên được nghe công-bố lời Thiên-Chúa, nhưng vì anh em khước-từ lời ấy, và tự
coi mình không xứng-đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía
dân ngoại;”
Cũng như:
“Bởi họ
chống đối và nói lộng-ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: "Máu các người cứ đổ
xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với
người ngoại."
Và:
“Vậy
xin anh em biết cho rằng: ơn cứu-độ này của Thiên-Chúa đã được gửi đến cho các
dân ngoại; họ thì họ sẽ nghe." Ông nói thế rồi thì người Do-thái đi ra,
tranh luận với nhau rất sôi nổi.”
Theo cung-cách
Do-thái-giáo, dù ở Palestine hay ở hội-đường hải-ngoại, giáo-huấn của các
tông-đồ về Đức Giêsu đã mang hình-thức của một tranh-cãi/biện-luận đặt căn-bản
trên Kinh thánh nhằm dẫn-giải và tìm cách chứng-tỏ rằng nơi Đức Giêsu, mọi lời
tiên-tri trước đây đều đã ứng-nghiệm.
Rất thường thì, mọi
thông-điệp được tường-trình theo ngôn-ngữ rất chung chung. Từ đó, ta biết được
là: ông Phaolô đã đi vào hội-đường ở Thessalônikê, và rồi qua tư-cách
khách-hàng của họ, ông lại tranh-luận/cãi-vã với những người theo Do-thái-giáo
về nhiều điều trong Kinh thánh, như các đoạn Công-vụ 17 câu 1-2, và câu 10-11,
đoạn 18 câu 4-5 , và câu 26-27, như sau:
“Hai ông
đi ngang qua Amphipôli và Apôlônia, đến Thêxalônikê, là nơi có một hội-đường của
người Do-thái-giáo. Theo thói quen, ông Phaolô đến với họ, và trong ba ngày
sabát liền, ông thảo-luận với họ; dựa vào Kinh Thánh;”
Cũng như:
“ Ngay
đêm ấy, các anh em tiễn ông Phaolô và ông Xila đi Bêroia. Đến nơi, các ông vào
hội đường người Do-thái. Những người Do-thái ở đây cởi mở hơn những người ở
Thêxalônikê: họ đón-nhận lời Chúa với tất cả nhiệt-tâm, ngày ngày tra-cứu Sách
Thánh để xem có đúng như vậy không…”
Và đoạn tiếp:
“Mỗi
ngày sabát, ông thảo-luận tại hội-đường, cố thuyết-phục cả người Do-thái lẫn
người Hy-lạp. Khi ông Xila và ông Timôtê từ Makêđônia xuống, thì ông Phaolô chỉ
lo giảng, long-trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giêsu chính là Đấng
Kitô.”
Và câu 26-27, cũng thấy
nói:
“Ông bắt
đầu mạnh dạn rao giảng trong hội-đường. Sau khi nghe ông nói, bà Priskila và
ông Aquila mời ông về nhà trình-bày Đạo của Thiên-Chúa cho ông chính-xác hơn.
Ông Apôlô muốn sang miền Akhaia thì các anh em khuyến-khích ông và viết thư xin
các môn đệ tiếp đón ông. Khi đến nơi, nhờ ơn Chúa, ông đã giúp ích nhiều cho
các tín hữu…”
Dù, trong lần nọ, có
điểm đặc-biệt là: ông cũng đã chứng-minh trường-hợp của mình rút từ Lề-luật và
các ngôn-sứ như sách Công-vụ đoạn 28 câu 23, có nói rằng:
“Họ hẹn
ngày với ông, và hôm đó đến gặp ông tại nhà trọ đông hơn. Ông trình bày cho họ
và long trọng làm chứng về Nước Thiên Chúa; từ sáng đến chiều, ông dựa vào Luật
Mô-sê và các ngôn sứ mà nói về Đức Giêsu, để cố thuyết phục họ.”
Xem thế thì, việc này
rõ ràng qui về chính lề-luật Torah ít được trích-dẫn ở Tân-Ước để nói về Đức
Giêsu. Phần lớn các dẫn-chứng đạo-lý ở đây đều là những đoạn giải-thích về các
lời tiên-tri hoặc thánh-vịnh.
Phần lớn các bài giảng
ở sách Công-vụ xem ra phản-ánh loại-hình giảng-rao rất thông-dụng. Bắt đầu bằng
lời lẽ do ông Phêrô nói với công-chúng Do-thái-giáo ở Giêrusalem vào Lễ Ngũ Tuần
đầu tiên. Lời tranh-luận những muốn diễn-tả rằng: Đức Giêsu của thôn làng
Nazarét là Đấng thực-thi đúng kế-hoạch quan-phòng của Thiên-Chúa, Ngài đã bị
người Do-thái-giáo đóng đinh vào thập-giá, nhưng Ngài đã trỗi dậy từ cõi chết
như các ngôn-sứ từng tiên-đoán và sau đó, Ngài được cất nhắc lên làm Đức Chúa
và là Đấng Mêsia. Các người nghe vào dạo ấy đều phải hối cải và được thanh-tẩy
để được nhận quà tặng Chúa Thánh Linh như sách Công-vụ đoạn 2 câu 22-38 từng
minh-xác:
“Thưa đồng bào Israel, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nadarét, là
người đã được Thiên-Chúa phái đến với anh em. Và để chứng-thực sứ-mệnh của
Người, Thiên-Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa
anh em. Chính anh em biết điều đó. Theo kế-hoạch Thiên-Chúa đã định và biết
trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Ngài
vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên-Chúa đã làm cho Ngài sống lại, giải-thoát
Ngài khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế
được Ngài mãi.
Quả vậy, vua Đavít đã nói về Ngài
rằng: Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi
chẳng nao lòng. Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân
xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh-hồn
con trong cõi âm-ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. Chúa sẽ dạy
con biết đường về cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước
Thánh Nhan.
"Thưa anh em, xin được phép
mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Đavít rằng: Ngài đã chết và được mai táng, và
mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì là ngôn sứ và biết
rằng Thiên Chúa đã thề với người là sẽ đặt một người trong dòng dõi trên ngai
vàng của người, nên người đã thấy trước và loan báo sự phục-sinh của Đức Kitô
khi nói: Ngài đã không bị bỏ mặc trong cõi âm-ty và thân xác Người không phải
hư nát.
Chính Đức Giêsu đó, Thiên-Chúa đã
làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên-Chúa Cha
đã ra tay uy-quyền nâng Ngài lên, trao cho Ngài Thánh Thần đã hứa, để Ngài đổ
xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe. Thật vậy, vua Đavít đã chẳng lên
trời, thế mà lại nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con
lên ngự trị, để rồi bao địch-thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân Con. Vậy toàn thể
nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá,
Thiên-Chúa đã đặt Ngài làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô."
Nghe thế, họ đau đớn trong lòng,
và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Đồ khác: "Thưa các anh, vậy chúng tôi phải
làm gì?" Ông Phêrô đáp: "Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu
phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được
ân huệ là Thánh Thần.”
Đoạn
trích ở trên lại cũng được củng-cố nhờ có lập-luận “thần-tính” của Kinh-thánh,
tiếp theo đó là lời xác-định rất hiện-sinh và có thực-chất ngang qua các diễn-tả
đầy tính năng-động, hấp-dẫn.
(còn
tiếp)
Gs Geza
Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment