Monday 11 April 2016

Gs Geza Vermes: Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài Thay Đồi: Ngôn sứ, Đức CXhúa, Và Đức Giêsu (Bài 34)



Chương 5
Đức Giêsu
của sách Công-vụ Tông-đồ
(bài 34)


Ngôn-sứ,
Đức Chúa,
và Đức Giêsu Kitô

Nếu ta xa rời tầm nhìn đầy bí-ẩn, quyết bảo rằng: Đức Kitô là Đức Chúa, và tách-bạch khỏi bi-kịch huyền-nhiệm do ông Phaolô tạo hình ảnh Đức Giêsu ở truyền-thống trong Đạo, và thay vào đó, kiếm tìm đường-lối nào khác của đấng bậc từng quan-niệm Đức Giêsu là Giêsu-chịu-đóng-đinh-trên-thập-tự, hẳn ta sẽ bắt gặp một đổi-thay có tầm-kích của một triều-cường, chưa từng thấy.      

Nay, thay vì nghiên-cứu về “Người Con Vĩnh-Cửu” ở Tin Mừng của ông Gioan theo cách Do-thái-giáo vào thế-kỷ đầu; hoặc thay vì xét xem Đấng Cứu-chuộc đã chết-đi-và-trỗi-dậy thế nào ngõ hầu Ngài có thể cứu-vớt và sinh-động-hoá gian trần, tưởng cũng nên vào với sách Công Vụ trong đó có các chương/đoạn diễn-tả Vị Ngôn-sứ người-Galilê được Thiên-Chúa cất-nhắc thành Thần-Linh Thánh-Ái Kitô Giêsu, sau khi trỗi-vực Ngài dậy khỏi nỗi chết, rất tốt đẹp.

Nay, cũng nên dẫn-nhập mà bảo rằng: sách Công Vụ đã hoàn-tất nửa phần về sau cốt kể câu-truyện mang tính sử-học rút từ đời sinh-hoạt của Đức Chúa ở Tin Mừng Thứ Ba.

Tin Mừng Thứ Ba, do ông Luca nào đó soạn-tác, lại kết-thúc câu truyện bằng việc Đức Giêsu trỗi-dậy về với Cha vào Lễ Phục-Sinh. Trong khi đó, tác-giả sách Công-vụ lại thâu-thập được mấu-chốt cũng do ông Luca để lại, nhưng định-hình việc Ngài về với Cha và 40 ngày sau lần Ngài trỗi-dậy, như Tin Mừng từng ghi ở đoạn 24 câu 50-51, rằng:

“Sau đó, Ngài dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và, đang khi chúc lành, thì Ngài rời khỏi các ông và được đem về trời.”

Và, sách Công-vụ đoạn 1 câu 6 đến câu 11, lại đã viết:

“Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Ngài rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi-phục vương-quốc Israel không?" Ngài đáp: "Anh em không cần biết thời-giờ và kỳ-hạn Chúa Cha đã toàn-quyền sắp-đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh-Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng-nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận-cùng trái đất."

“Nói xong, Ngài được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: "Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài về trời."


Cả hai đoạn trên đều hướng về nhân-vật, là ông Thêôphilô nào đó không rõ xuất-xứ, như Tin Mừng đây lại cũng ghi ở đoạn 1 câu 3, rõ ràng rằng:

“Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài;”

Hoặc, ở sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 1 câu 1 lại cũng thấy:


“Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường-thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm và những điều Ngài dạy, kể từ đầu cho tới ngày Ngài được rước về trời…”

Ngay từ đầu, sách Công-vụ, đã định-hình Tin Mừng đây là “cuốn đầu tay” do ông Luca soạn tác. Sách này, lại tường-trình đủ chi-tiết minh-bạch, về tiến-trình xê-dịch của Đức Chúa từ năm 30 đến đầu niên-biểu 60 vào thế-kỷ đầu ở Palestine và Syria, trong đó các thành-viên của nhóm đầu-tiên thành-lập đã nhận được danh-hiệu là nhóm đợi/chờ Đấng Thiên-Sai, tức: các tín-hữu Đức Kitô như có nói ở đoạn 11 câu 26, sau đây:


“Tìm được rồi, ông đưa ông Saulô đến Antiôkia. Hai ông cùng làm việc trong Hội Thánh ấy suốt một năm và giảng dạy cho rất nhiều người. Chính tại Antiôkia mà lần đầu tiên các môn-đệ được gọi là Kitô-hữu.”    

Bằng sự/việc ông Phaolô rao-giảng ở Tiểu Á và Hy-Lạp, câu truyện này là kết đoạn việc ông Phaolô bị dẫn độ về Rôma như một tội-phạm và phải chờ hai năm ông mới được đưa ra toà La Mã xét xử. Sự-kiện này, làm ngưng-trệ mọi chuyện ngay khi đó, mà chẳng thấy có bản tường-trình nào về phiên toà và chẳng có lệnh xét xử nào được đưa ra hết.

Tuy nhiên, truyền-thống trong Đạo lại cứ luôn nói rằng: sự việc trên diễn ra vào cuối triều-đại bạo-chúa Nêrô kéo dài từ năm 54 đến 68, sau Công nguyên.

Cả Tin Mừng Thứ Ba lẫn sách Công-Vụ, đều được các đấng bậc trong Đạo bảo rằng: sách này do ông Luca nào đó, là tác-giả. Nhưng, hai bản văn trên, không đưa ra bằng-chứng nào xác-đáng hầu hỗ-trợ cho truyền-thống ấy. Bằng cớ ta có sớm nhất, lại cho rằng: Tin Mừng Thứ Ba và sách Công-vụ, là do thày thuốc Luca viết ra như văn-bản hiếm quí xuất từ kinh/sách Muratôria. Bởi, tên của ông xuất-hiện trong danh-sách cổ như ở Tân-Ước từ năm 180, sau Công nguyên.

Theo sách này, chỉ mỗi danh-tánh thày thuốc Luca, là được đề-cập ở Tân Ước. Điều đó, có ý hiểu ngầm rằng: ông Luca là thừa-tác-viên đồng-hành với ông Phaolô, như thư Côlôsê đoạn 4 câu 14, từng xác-chứng:       


“Anh Luca, thầy thuốc yêu quý, và anh Đêma gửi lời chào anh em.”

Nói cách khác, ông Luca-thày-thuốc, là đấng bậc được ông Phaolô nhờ/cậy khi ông cần ứng-viên có kiến-thức để viết Tin Mừng Thứ Ba và sách Công-vụ. Nhiều học-giả, lại công-khai phản-bác việc định-hình tác-giả như thế. Sở dĩ có uẩn-khúc này, là vì có xung-đột tư-tưởng giữa sách Công-Vụ và các đoạn tự-truyện được cho là do ông Phaolô soạn, như ta đã bàn ở trang trước. Và, điều đặc-biệt là: không có chương/đoạn nào nói đến mâu-thuẫn về giáo-huấn của ông Phaolô liên-quan đến thần-học làm nền, có mặt ở hai văn-kiện này.

Có học-giả, lại cũng kỳ-vọng rằng: việc nối-kết sự việc này với chuyện ông Phaolô là người tạo nên văn-bản trên, mới đúng. Dù vậy, sự kiện hai bản-văn trên xuất-hiện vào năm tháng/ngày giờ rõ như thế, cho thấy: sách Công-vụ diễn-trình sự việc sau Tin Mừng Thứ Ba, tức: văn bản này được coi là “sách đầu tay” của tác-giả Luca.

Tin Mừng Thứ Ba được bảo, là do ông Luca-thày-thuốc nào đó lập từ thập-niên 90 đến 100 ở thế-kỷ đầu, thôi. Nói thế có nghĩa: trong vòng không đầy nửa thế-kỷ, mọi sự-kiện đều được trình-kể, ở trong đó. Dù, tính sử ở đây không đáng tin-cậy để ta coi đó như một trình-tự theo năm tháng/ngày giờ, thì sách Công-vụ vẫn là sách hữu-ích để ta nắm bắt được việc hình-thành Hội-thánh Chúa thuở đầu đời, trong đó các tín-hữu có niềm tin từ hậu bán thế-kỷ thứ nhất, như đã được ghi trong sách sử của Đạo Chúa.


Danh-xưng Đức Giêsu
ở sách Công-vụ
              
Muốn dõi theo các mẫu/mã đã có mặt khi ta truy-tầm diện-mạo Đức Giêsu theo ông Gioan Tin Mừng và ông Phaolô, ta khởi-sự bằng việc khảo-sát xem danh-xưng gán cho Đức Kitô ở sách Công-vụ như thế nào. Các danh-xưng đây, từng cho thấy: tác-giả sách Công-vụ có ý-định đặt Đức Giêsu thấp hơn Đức Kitô của ông Phaolô (ở các thư) và ông Gioan (ở Tin Mừng), nhưng lại đặt trên Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm.

Thật ra, ta còn nợ sách Công-vụ biệt-danh “Người Tôi Tớ” hoặc “Bầy Tôi thánh” của Thiên-Chúa, như Sách Công-vụ ghi ở đoạn 3 câu 13, 26; hoặc: đoạn 4 câu 27, sau đây:

“Thiên Chúa của các tổ phụ Abraham, Isaác và Giacóp, Thiên-Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn-vinh Tôi Trung của Ngài là Đức Giêsu, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan ấy xét là phải tha.”

Và:

“Thiên-Chúa đã cho Tôi Trung của Ngài trỗi dậy để giúp anh em trước tiên, và sai đi chúc phúc cho anh em, bằng cách làm cho mỗi người trong anh em lìa bỏ những tội ác của mình."

Hoặc:

“Đúng vậy, Hêrôđê, Phongxiô Philatô, cùng với chư dân và dân Israel đã toa-rập trong thành này, chống lại tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giêsu, Đấng Ngài đã xức dầu.”  

Đây là danh-xưng tạm cốt diễn-tả sự việc tên gọi của Đức Giêsu từng biến-dạng ở các văn bản về sau đưa vào Tân-Ước. Đây, là danh-xưng do Kinh/Sách tạo vào thời hậu-Thánh-Kinh từng được gán cho Abraham, Môsê, Đavít và các nhân-vật lành/thánh có vào thời-kỳ giữa Cựu và Tân-ước. Ở Cảo Bản Biển Chết, người đọc lại cũng thấy các ngôn-sứ vẫn liên-tục được gọi là “Tôi Tớ Chúa”.

“Tôi Tớ” nói ở đây, là cách gọi theo “danh chính ngôn thuận” không phân-biệt ai được gọi như thế. Và, trong lời cầu ở bản kinh được bảo là do ông Phêrô viết, lại cũng được gán cho các tông-đồ và cho Đức Giêsu, như đoạn 4 câu 29-30, đã diễn-tả:


“Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm-đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh-dạn. Xin giơ tay chữa lành, và thực-hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân-danh tôi-tớ thánh của Ngài là Đức Giêsu." Họ cầu-nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung-chuyển; ai nấy đều được tràn-đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh-dạn nói lời Thiên-Chúa.”    


Biến-cải đặc-biệt nơi ngôn-từ sách Công-Vụ, rõ ràng đã định-vị Đức Giêsu theo truyền-thống Do-thái-giáo, giữa đấng-bậc lành/thánh thời quá-khứ của Kinh/Sách và giai-đoạn giao-thời giữa Cựu-Ước và Tân-ước.

Tương-tự như thế, tưởng cũng nên kể ra đây danh-hiệu mà sách này dùng cụm-từ “Đấng Công Chính” như đoạn 3 câu 14, hoặc đoạn 7 câu 52 cũng như đoạn 22 câu 14, lại ghi rõ:

“Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân-xá cho một tên sát-nhân.” 

 Hoặc:

“Có ngôn sứ nào mà cha ông các ông không bắt bớ? Họ đã giết những vị tiên báo Đấng Công Chính sẽ đến; còn các ông, nay đã trở thành những kẻ phản bội và sát hại Đấng ấy.

Và:

“Ông nói: "Thiên-Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Ngài, được thấy Đấng Công-Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra.”


Danh-xưng/tên gọi mang tính thần-học ở mức tương-đối thấp, vẫn gọi Ngài là “Bậc thày dạy” nhưng không thấy xuất-hiện ở sách Công-vụ. Và ở đây, vai-trò giảng-dạy của Đức Kitô đã gián-tiếp hàm-ẩn cụm-từ “đồ-đệ Chúa”; cũng như câu “Lời của Chúa”, từng được ghi ở các Tin Mừng dù có nhiều điều chưa được kiểm-chứng, thế mà sách Công-vụ vẫn cứ ghi như sau:


“Tôi sực nhớ lại lời Chúa nói rằng: "Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì sẽ được rửa trong Thánh Thần”

Và, đoạn 20 câu 35 lại cũng bảo:


“Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận."

Mãi sau này, Đức Giêsu lại được định-danh như Ngôn-sứ vào lúc sớm sủa nhất khi các đấng bậc trưng-dẫn chứng-cứ về Đạo Chúa mang tính Do-thái-giáo ở Palestine. Ở đây, sách Công-vụ lại biểu-trưng truyền-thống quen-thuộc vẫn thấy ở Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của ông Gioan, nhưng vẫn xa lạ đối với ông Phaolô.

Kỳ thực, lập-trường này sau đó đã diễn-bày văn bản của ông Gioan, trong đó Đức Giêsu được cho là Ngôn-sứ có tính quyết-định hoặc Ngôn-sứ cánh-chung được báo trước từ bài giảng được cho là của ông Phêrô lập, trong đó Đức Giêsu là Môsê Thứ Hai sẽ quang-lâm cùng lúc với Đấng Thiên-Sai. Thật ra thì, Đức Giêsu được tuyên-dương như ông Môsê xưa đã nói, và như sách Công-vụ ghi ở đoạn 3 câu 22, rằng:


“Thật vậy, ông Môsê đã nói: Từ giữa đồng bào của anh em, Đức Chúa là Thiên-Chúa của anh em sẽ cho trỗi-dậy một ngôn-sứ như tôi để giúp anh em; tất cả những gì vị ấy nói với anh em, anh em hãy nghe.”

Hoặc, chứng-từ Qumran đoạn 4Q175 và sách Đệ Nhị Luật đoạn 18 câu 18 nói rằng:

“Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy.”

Danh xưng “Con Người” và “Con Thiên-Chúa”, là tên gọi khá sớm gặp ở Tin Mừng của ông Gioan, nhưng lại không thấy ở sách Công-Vụ. Danh xưng này, đã đạt đỉnh cao chót vót nơi bài thuyết giảng do phó-tế Stêphanô diễn-đạt trước mặt Sanhêdrin như sách Công-vụ đoạn 7 câu 56 lại đã ghi:


“Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông.”

Tầm nhìn, hướng về lời tiên-tri nổi tiếng của Đức Giêsu trước thượng-tế Caipha, như Tin Mừng của ông Luca ghi ở đoạn 22 câu 69 rằng:


“Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng."

Tuy nhiên, trong lúc Tin Mừng Nhất Lãm cho là câu ấy do Đức Giêsu nói về chính Ngài, thì phó-tế Stêphanô lại bảo đó là danh tánh Đức Giêsu. Vì lý-do này và do bởi danh xưng ấy được người Do-thái-giáo diễn-tả bằng tiếng Hy-Lạp, một lần duy-nhất gọi Ngài là “Con Người” ở Công-vụ. Và, điều này không cốt để phản-ánh ý-niệm của Giáo-hội Do-thái-giáo tiên-khởi ở Giêrusalem từng có. Ta sẽ bàn rộng hơn về chủ-đề này ở chương kế tiếp.

Tự-vựng “Con Thiên Chúa” từng được coi là danh-xưng tập-trung ở các sách Tin Mừng và ở thư của ông Phaolô, quả cũng tốt đẹp hơn tên gọi “Con Người” ở sách Công-Vụ. Chỉ một lần duy-nhất được sử-dụng ở các thư của ông Phaolô khi ông rao-giảng ở hội-đường Đamát vốn tuyên-xưng Đức Giêsu là “Con Thiên-Chúa” như đoạn 9 câu 20 có nói đến:


“Rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng Đức Giê-su trong các hội đường, rằng Người là Con Thiên Chúa”

Sau đó, là lần thứ hai ông Phaolô sử-dụng danh-xưng này một cách gián-tiếp trong một bài thuyết-giảng ở hội-đường Do-thái-giáo Antiôkia xứ Pisiđia khi đó ông giải-thích thánh vịnh thứ 2 câu 7, trong đó nói: “Con là Con ta, hôm nay Ta sinh ra Con” như đoạn 13 câu 33, tác-giả áp-dụng vào Đức Giêsu như sau:


“Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người thực-hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con.”

“Đức Chúa” là tên gọi được tác-giả Luca-thày-thuốc dùng thường xuyên hơn để chỉ Đức Giêsu. Trong khi sách Công-Vụ mãi đến thời Hội-thánh tiên-khởi mới dùng tên gọi này, được áp-dụng cho Ngài như cách-thức được tông-đồ xưng-hô trước khi Ngài về với Cha, hệt như đoạn 1 câu 6 của sách từng trích-dẫn sau đây:


“Bấy giờ những người đang tụ-họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi-phục vương-quốc Israel không?"

Đây, là lối diễn-tả thị-kiến của đấng thánh tử-vì-đạo là Phó tế Stêphanô và tầm-nhìn của ông Phaolô trên đường Đamát ngõ hầu kêu cầu Đức Kitô trên cao như đoạn 7 câu 59 và đoạn 9 câu 5 từng nói đến:

“Họ ném đá ông Stêphanô, đang lúc ông cầu xin: "Lạy Đức Giêsu, xin nhận lấy hồn con."   

Và ở đoạn 9 câu 5 lại thấy bảo:


“Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai? "Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.”

Tuy vậy, ở phần lớn các tình-huống khác, danh-xưng “Đưc Chúa” là cốt để diễn-tả sự tôn-kính mà chẳng cần định-nghĩa gì rõ rệt hơn. Dù sao thì, đây cũng là lý-do cho thấy tại sao sách Công-Vụ lại dùng tên gọi này trước cả Tin Mừng Nhất Lãm trong một số chương/đoạn nói rõ Đấng mang tên này đã trỗi-dậy từ cõi chết để ứng-nghiệm lời Cựu-Ước đã nói trước như đoạn 2 câu 31 và đoạn 4 câu 33 đã chứng-minh:


“Chúa đã thề với người là sẽ đặt một người trong giòng dõi- trên ngai vàng của Ngài, nên Ngài đã thấy trước và loan-báo sự phục sinh của Đức Kitô khi nói: Ngài đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Ngài không phải hư-nát.”

Và:

“Nhờ quyền-năng mạnh-mẽ Thiên-Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên-Chúa ban cho tất cả các ông dồi-dào ân-sủng.”

Làm như thế, tác-giả muốn biểu-lộ đối-tượng của niềm tin đã kéo theo quà tặng của Thần-Khí coi đó như cội-nguồn ơn cứu-độ, hệt như đoạn 11 câu 17, cùng đoạn 16 câu 31 và đoạn 20 câu 21 đã xác-chứng:


“Vậy, nếu Thiên-Chúa đã ban cho họ cùng một ân-huệ như Người đã ban cho chúng ta, vì chúng ta tin vào Đức Giêsu Kitô, thì tôi là ai mà dám ngăn-cản Thiên-Chúa?"

Và:

“Hai ông đáp: "Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ."

Cũng như câu:

“Tôi đã khuyến cáo cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp phải trở về với Thiên Chúa, và tin vào Đức Giê-su, Chúa chúng ta.”

Xem thế thì, ông Phaolô của sách Công-vụ đã nhận-lãnh thừa-tác-vụ từ Giêsu Đức Chúa như đoạn 20 câu 24 lại đã nói:

“Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu-toàn chức-vụ tôi đã nhận từ Đức Giêsu, là long-trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân-sủng của Thiên-Chúa.”

Và, khi bị giam tại Rôma, ông đã cống-hiến hết mình vào việc rao giảng về “Đức Giêsu Kitô là Chúa” mà ông chuẩn-bị để chết cho danh-xưng này của Ngài, như sách Công-vụ đoạn 21 câu 13 lại vẫn bảo:


“Bấy giờ ông Phao-lô trả lời: "Có gì mà anh em phải khóc và làm tan nát trái tim tôi? Phần tôi, tôi sẵn-sàng không những để cho người ta trói, mà còn chịu chết tại Giêrusalem vì danh Chúa Giêsu.”

Và, một khi danh-xưng “Chúa” được coi như tương-đương với Đức Kitô, tức: Đấng được xức dầu như đoạn 2 câu 36 từng chứng-tỏ:

“Vậy toàn thể nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập-giá, Thiên-Chúa đã đặt Ngài làm Đức Chúa và làm Đức Kitô."

Xem thế thì, vận-động ban đầu cho Đức Giêsu đã dứt-khoát đặt Ngài vào cương-vị Đấng Thiên-Sai dù không để làm vua/quan lãnh chúa gì hết. Quả là chuyện đáng kể khi thấy ở vào cơ-hội duy-nhất khi tác-giả viết sách Công vụ đã tìm cách định-hình những gì ông muốn diễn-tả ngang qua danh-xưng Thiên-Sai, là ông đã phác-hoạ Đức Giêsu một cách rõ ràng Ngài là Đấng có tài làm sự lạ như Công-vụ đoạn 10 câu 38 vẫn còn ghi:


“Quý vị biết rõ: Đức Giêsu xuất-thân từ Nadarét, Thiên-Chúa đã dùng Thánh-Thần và quyền-năng mà xức dầu tấn-phong Ngài. Đi tới đâu là Ngài thi-ân giáng-phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kềm-chế, bởi Thiên-Chúa ở với Ngài.”

Thật sự thì, chức-năng đặc-biệt của Đức Giêsu-là-Chúa đã xuất tự lời Thiên-Chúa tuyên-dương Ngài. Tuyên-dương này, tựa như việc định-danh Ngài là “Con Thiên Chiên-Chúa có uy-lực” theo ngôn-từ được ông Phaolô xác-chứng ở thư Rôma đoạn 1 câu 3 sau đây:


“Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”

Việc định-danh Ngài, theo sau lần Ngài trỗi-dậy được Thiên-Chúa tuyên-dương như sách Công-vụ đoạn câu 32-36, lại nói thêm như sau:


“Chính Đức Giêsu đó, Thiên-Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên-Chúa Cha đã ra tay uy-quyền nâng Ngài lên, trao cho Ngài Thánh-Thần đã hứa, để Ngài đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe. Thật vậy, vua Đavít đã chẳng lên trời, thế mà lại nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch-thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân Con. Vậy toàn-thể nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập-giá, Thiên-Chúa đã đặt Ngài làm Đức Chúa và làm Đức Kitô."     

Đoạn viết ở trên hàm ẩn một xác-định vốn bảo rằng: Chức-năng Kitô và là Chúa theo nghĩa trọn-vẹn được nối-kết không phải với những gì ở dưới đất nhưng là với Đức Giêsu quang vinh ngự bên cạnh Chúa Cha trên ngai vàng ở thiên-quốc. Cũng từ chốn trên cao ấy, Ngài sẽ trở lại như Đấng Thiên Sai được thiết-lập cho anh em tức những người Do-thái-giáo vào thời buổi do Thiên Chúa định-đoạt như sách Công-vụ đoạn 3 câu 20-21 còn khẳng-định:


“Như vậy thời-kỳ an-lạc mà Đức Chúa ban cho anh em sẽ đến, khi Ngài sai Đức Kitô Ngài đã dành cho anh em, là Đức Giêsu. Đức Giêsu còn phải được giữ lại trên trời, cho đến thời phục-hồi vạn-vật, thời mà Thiên-Chúa đã dùng miệng các vị thánh ngôn-sứ của Ngài mà loan-báo tự ngàn xưa.”

Tác-giả sách Công-vụ đã coi sự-nghiệp Đức Giêsu như bao gộp 2 phân nửa: nửa đầu, về tình-trạng Ngài được nhắc lên cao kể từ ngày Ngài trỗi-dậy cho đến ngày Ngài tái-lâm, mà trước đó lại có sứ-vụ lịch-sử của “người con miền Nadarét” từng được định rõ bằng “hoạt-động đầy quyền-năng và các dấu chỉ cũng như các việc tuyệt-diệu” Ngài làm, mà sách Công-vụ diễn-tả ở đoạn 2 câu 22 đánh dấu bằng một kết-cuộc rất quang-vinh như sau:


“Thưa đồng bào Israel, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nadarét, là người đã được Thiên-Chúa phái đến với anh em. Và để chứng-thực sứ-mệnh của Ngài, Thiên-Chúa đã cho Ngài làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó.”

Ý-niệm về một Đức Giêsu mang tính vua quan chiến-thắng đang đến trước Đức Kitô quang-vinh tạo ngộ-nhận cho người Do-thái-giáo bình-dị và sức ép lớn cho các tông-đồ khi rao-giảng vào những ngày đầu nhằm giải-thích/minh-xác nỗi khổ, cái chết và sự trỗi dậy của Đức Giêsu. Vì, đây không là sự việc mà người Do-thái-giáo kỳ-vọng vào chức-năng của Đấng Thiên-Sai.

Kỳ thực, thì tác-giả sách Công-vụ đã khiến cả ông Phêrô lẫn Phaolô khẳng-định một cách mạnh-mẽ rằng cái chết thảm-khốc của Đức Kitô theo sau sự toàn-thắng là thành-phần của di-sản do các ngôn-sứ để lại cho dù người Do-thái-giáo chừng như quên mất nó. Đó là điều được sách Công-vụ xác-định ở các đoạn 3 câu 18, đoạn 17 câu 3 và đoạn 26 câu 23, sau đây:


“Nhưng, như vậy là Thiên-Chúa đã thực hiện những điều Ngài dùng miệng tất cả các ngôn-sứ mà báo trước, đó là: Đức Kitô của Ngài phải chịu khổ-hình.”

Và:

“Dựa vào Kinh Thánh, ông3 giải thích và xác định rằng Đức Kitô phải chịu khổ-hình và sống lại từ cõi chết; ông nói: "Đức Kitô ấy, chính là Đức Giêsu mà tôi rao-giảng cho anh em.”

Hoặc:

“Tôi không nói gì khác ngoài những điều các ngôn sứ và ông Môsê đã báo trước sẽ xảy ra, đó là: Đức Kitô sẽ chịu đau-khổ và là người đầu-tiên sống lại từ cõi chết, để loan-báo ánh-sáng cho dân Do-thái cũng như cho các dân ngoại."  
(còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn –
Mai Tá lược dịch

No comments: