Chương 4
Đức Kitô của ông
Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người
nơi vũ-trụ
(bài 22)
Con Thiên Chúa
trong văn chương Phaolô
Không giống như Tin Mừng
Nhất Lãm và các bài viết của ông Gioan Tin Mừng, qua đó Đức Giêsu đã tỏ-lộ cho
chúng dân thấy vai-trò “Con Thiên Chúa”
của Ngài được nối-kết một cách có thứ-tự thời-gian vào ảnh-hình trổi-bật của
ông Gioan Tẩy Giả, ông Phaolô lại không mảy may có ý-định gì về việc cắm chặng
cùng thả neo Đức Kitô vào với lịch-sử.
Thật vậy, ông không hề
đề-cập chuyện của ông Gioan Tẩy Giả vào bất cứ bài viết hoặc thư-từ của ông hết.
Xét về bài giảng
trích đăng ở sách Công-vụ Tông-đồ chương 13 trong đó ông Gioan được nói đến là
theo sau lề-lối giảng-dạy của Đạo Chúa ở Palestine đúng hơn được viết theo
văn-phong/thể-loại của riêng ông.
Lại nữa, câu chuyện
ông Phaolô phải đối-đầu/giáp mặt với những người đi Đạo có thể có về sau ở
Êphêsô, là những người chẳng hiểu/biết gì về việc thanh-tẩy cho tín-hữu Đạo
Chúa nhưng lại rất quen thuộc đối với bản thân ông Gioan, như có kể ở sách
Công-vụ Tông-đồ đoạn 18 câu 25 và 19 câu 3
vẫn là những gì rút tự các đoạn viết mà nhiều người không tin là do
chính ông là tác-giả của sách Công-vụ.
Hãy thử xem xét các
đoạn và câu viết nói ở trên, xem sao:
“Có một người Do-thái tên là Apôlô, quê ở Alexandria, đã
đến Êphêsô; ông là người có tài hùng-biện và thông-thạo Kinh Thánh. Ông đã được
học Đạo Chúa; với tâm-hồn nồng-nhiệt, ông thường lên tiếng giảng-dạy chính-xác
những điều liên-quan đến Đức Giêsu, tuy rằng ông chỉ biết có phép rửa của ông
Gioan thôi.”
Và, đoạn 19 câu 3 có
những lời sau đây:
“Ông hỏi: "Vậy anh em đã được chịu phép rửa
nào?" Họ đáp: "Phép rửa của ông Gioan.”
Tất cả những điều ông
Phaolô nói về Đức Giêsu đến với thế-gian này, chỉ mỗi bảo rằng: Ngài sinh hạ từ
một nữ-phụ không nổi-tiếng theo Do-thái-giáo –và, đây là điều ta học biết được
từ ông Phaolô về mẹ hiền của Đức Giêsu, mà thôi. Và, điều đó xảy ra trong thời
viên-mã, rất tràn-trề, tức: vào thời-khắc quan-trọng nhất trong lịch-sử. Đó là
câu viết ở thư Galát đoạn 4 câu 4 như sau:
“Nhưng khi thời-gian tới hồi viên-mãn, Thiên Chúa đã sai
Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề-Luật, để chuộc những
ai sống dưới Lề-Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa-tử.”
Nay, ta sẽ nói tiếp
điều này vào các chương sau, khi bàn về ý-nghĩa của sứ-vụ thừa-sai của “Người
Con” tức: gồm việc trở-nên-một, cứu-chuộc, việc ban-tặng phận làm con rất
thánh-thiêng cho các kẻ nào tin-tưởng, còn thì ưu-tư chính của chúng ta vào lúc
này sẽ tập-trung định-đoạt về tâm-thân/trạng-huống của Ngài và tương-quan giữa
Ngài và Thiên-Chúa-là-Cha theo tầm-kích nghĩ-suy của ông Phaolô.
Phải chăng chính ông
đã đặt ông Gioan Tẩy-giả lên trước và xét rằng Cha với Con như Ngôi-vị đồng-đều?
Trong hai cơ-hội, xem
ra ông cũng đã làm như thế. Tỉ-dụ đầu, là về việc tiến-chức Đức Giêsu Kitô ở
vào trang-thái vốn dĩ thần-linh thánh-hoá như ở thư ông viết cho cộng-đoàn
Phillíphê đoạn 2 câu 6 đến 11 sau đây:
“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải
nhất-quyết duy-trì địa vị ngang hàng với Thiên-Chúa, nhưng đã hoàn-toàn trút bỏ
vinh-quang mặc lấy thân nô-lệ, trở nên giống phàm-nhân sống như người trần-thế.
Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây
thập-tự. Chính vì thế, Thiên-Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh-hiệu trổi-vượt
trên muôn ngàn danh-hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới
đất và cả nơi âm-phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn-vinh Thiên-Chúa Cha, mọi
loài phải mở miệng tuyên-xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô là Chúa".
Đoạn viết này lấy từ
bài ca-vịnh được trích-dẫn cốt hỗ-trợ cho lời ông Phaolô khuyên-răn dân thành
Phillíphê hãy sống trong an-bình/hài-hoà, mà thôi. Bài vãn ấy, đại-để thế này:
“Hãy
đạt điều này trong anh em,
là những người vốn dĩ có được điều ấy trong Đức Giêsu
Kitô, là Đấng,
dù Ngài mặc lấy hình-hài của Thiên-Chúa,
vẫn không coi mình đồng-đều với Thiên-Chúa dù đạt được
như thế,
nhưng đã tự khiến mình nên trống rỗng, mặc lấy hình-hài của
người đầy-tớ,
là kẻ được sinh ra như con người.
Và có được hình-hài của con người, Ngài tự hạ mình
và trở-nên vâng-phục cho đến chết, dù là cái chết trên thập-tự.
Vì thế, Thiên-Chúa đã tuyên-dương Ngài lên chốn cao cả
và tặng cho Ngài danh-tánh vượt trên mọi tên tuổi,
kịp khi nghe tên Đức Giêsu mọi đầu gối đều gập xuống
bái-phục,
trên trời, dưới đất và cả ở trong lòng địa-cầu,
mọi miệng lưỡi đều thừa-nhận Đức Giêsu-Kitô là Đức Chúa,
hầu vinh-danh Thiên-Chúa Cha.”
Thành-ngữ “hình-hài của Thiên-Chúa”, “đạt chức-năng đồng-đều
với Thiên-Chúa” và “tự mình trở-nên
trống rỗng” làm vang vọng các ý-niệm thần-thoại thường gặp ở Tin Mừng của
tác-giả Gioan viết ra và cũng rút từ giòng chảy tư-duy của nhóm Ngộ-đạo dị-giáo
xuất-hiện về sau này.
Nếu quả là như thế,
thì tính theo thời-gian sự việc này có vào niên-biểu đầu thế-kỷ thứ 2 sau Công
nguyên đúng hơn là vào thời ông Phaolô sinh-hoạt mục-vụ.
Bài ca vịnh hát ở
trên lại đã tạo ý-nghĩa hay/đẹp hơn nếu nó được coi như bản-văn Phụng-tự có vào
thời trước đó rồi được cài/nhét vào trong thư gọi là của ông Phaolô gửi
giáo-đoàn Phillíphê. Chuyện này là do một hiệu-đính-viên sau này thực-hiện chứ
tuyệt-nhiên không do chính ông Phaolô dàn-dựng.
Sự-kiện có thể xảy
ra, là: bài ca-vịnh như thế có thể được gỡ bỏ đi mà không gây hại ý-nghĩa chung
chung của toàn chương/đoạn đã hỗ trợ cách mạnh-mẽ cho giả-thuyết quyết bảo rằng
đoạn văn đó có mặt vào thời hậu-Phaolô, mới đúng.
Ví-dụ thứ hai có được
là rút từ thư gửi giáo-đoàn Rôma đoạn 9 câu 5, trong đó nói:
“Họ là người Israel, được Thiên-Chúa nhận làm con, được
Ngài cho thấy vinh-quang, ban tặng các giao-ước, lề-luật, một nền phụng-tự và
các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo
huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên-Chúa, Đấng vượt
trên mọi sự. Chúc-tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
Cứ xem lối chấm phết
và dĩ nhiên, các bản-thảo viết tay tiếng Hy-lạp lại không được chấm phết – thì:
đoạn văn này có thể có hai ý-nghĩa khác hẳn nhau. Ý-nghĩa xoay quanh lai-lịch của
người nhận được chúc phúc cuối cùng: phải chăng điều đó nhắm vào Đức Kitô hoặc
Thiên-Chúa, đây?
Chủ-từ “Họ” ở đây là
những người Do-thái-giáo lệ-thuộc vào các tổ-phụ và giòng-giống của họ hiểu
theo tính xác thịt, thì Đức Kitô là Đấng
vượt lên trên mọi sự nên được chúc-tụng đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (Rm
9: 5)
Nay, giả như lời tụng-ca
hoặc lời ngợi-ca phụng vụ được áp-đặt cho Đức Kitô, tức bảo rằng: “Thuộc giòng-dõi của họ… có Đức Kitô, là Đấng
vượt lên trên mọi sự nên được chúc-tụng đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (theo
như bản dịch Kinh thánh bên tiếng Anh, có sửa đổi rất chuẩn-mực, vv.)
Nếu như thế, thì bản-văn Kinh thánh tiếng Hy-Lạp sẽ hiểu là không có sự chúc phúc gửi đến với Đức Kitô; trong khi ở đây, cũng giống như các nỗ-lực trực-tiếp biến Người Con của Thiên-Chúa thành thần-linh thánh-hoá, đều không được các thư-từ đích-thực do ông Phaolô soạn, từng hỗ-trợ. (*2)
Bắt đầu chuyện này,
ta sẽ có bằng-chứng rõ ràng và đồng-loạt cho thấy là: các lời kinh do ông
Phaolô tạo và các lời ngợi ca/chúc-phúc ở phụng-vụ, một cách đều-đặn, vẫn được
chuyển-tải đến Thiên-Chúa hoặc Chúa Cha, chứ không hướng thẳng đến Đức
Giêsu-Kitô, dù ta vẫn thường thấy Giáo-hội làm như thế.
Kết-cuộc là, Đức Kitô
bị chia-cách rất rạch-ròi/khéo-léo khỏi Thiên-Chúa Cha. Đây, là vấn-đề hết sức
quan-trọng. Thế nên, tôi liệt-kê ra đây một số lời cầu và tụng-thức, tức những
lời ngợi-ca rút từ các thư do ông Phaolô soạn.
(còn tiếp)
Gs Geza
Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment