Chương 3
Bậc Lão thành
có mặt giữa các
tông-đồ
(bài 20)
Ông Phaolô
đối xử với dân ngoại
Có thể nói: ông
Phaolô buộc phải chăm sóc tín-hữu dân ngoại, dẫn dắt họ đi vào khuôn khổ. Họ,
là những người đến từ môi-trường đạo-đức hoàn-toàn khác với giáo-lý/giáo điều của
Đạo Chúa. Dù, bạn-đạo có nói nhiều về ngày quang-lâm Chúa gần kề đến thế nào đi
nữa, thì: các tín-hữu gốc dân ngoại, vẫn cần các vị lãnh-đạo như: giám-mục, tư-tế
và thừa-tác-viên liên-tục dẫn-dắt/coi ngó họ. Nhiều lúc thấy cần, thì: ông
Phaolô, là đấng bậc cha/ông thiết-lập nên giáo-hội, sẽ không ngần-ngại can-thiệp
trực-tiếp cả vào các vấn-đề nghiêm-trọng, nữa.
Chính ông Phaolô nhiều
lúc cũng không ngần-ngại ra tay trục-xuất hoặc “dứt phép thông công” thành-viên nào đó ra khỏi Giáo-hội. Đặc-biệt với
Giáo-hội Côrintô, vì nhiều người lại có thói loạn-luân dám ăn nằm với cả mẹ ghẻ
của mình, tức một loại-hình mất cả luân-thường đạo-lý mà cả đến người ngoại-giáo
cũng không chấp-nhận được. Điều này, ông Phaolô lại đã xác-chứng trong thư thứ
nhất Côrintô đoạn 5 câu 1-5 như sau:
“Đi đâu cũng chỉ nghe nói đến chuyện dâm ô xảy ra giữa
anh em, mà là thứ dâm ô không thấy xảy ra ngay cả nơi dân ngoại đến độ: có kẻ
ăn ở với vợ kế của cha mình nữa!
Thế mà, anh em lại còn kiêu-ngạo! Lẽ ra, anh em đã phải than-khóc
và loại-trừ kẻ làm điều ấy ra khỏi cộng-đoàn của anh em! Phần tôi, tuy vắng mặt
về thân xác, nhưng tinh-thần vẫn có mặt, tôi đã lên án những kẻ có hành-vi đó
như thể tôi đang có mặt tại chỗ. Trong buổi họp của anh em, tôi hiện-diện bằng
tinh-thần, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và với quyền-năng của Ngài,
ta phải nộp con người đó cho Xatan, để phần xác nó bị huỷ-diệt, còn phần hồn được
cứu-thoát trong Ngày của Chúa.”
Ông Phaolô lại cũng
khuyên cộng-đoàn do ông lãnh-đạo: hãy xa lánh những người từng sống dâm-đãng, tham-lam,
và những kẻ sùng-bái ngẫu-thần, những người hay chửi bới, nghiện-ngập, trộm cắp,
tránh ăn uống chung đụng với họ, như ông từng viết trong thư gửi giáo-đoàn
Côrintô đoạn 5 câu 11, những điều sau đây:
“Không, khi viết thế, tôi muốn nói với anh em là: đừng đi
lại với các kẻ mang danh là người anh em mà lại dâm-đãng, tham lam, thờ ngẫu tượng,
quen chửi bới, say sưa rượu chè hoặc trộm cắp; anh em cũng nên tránh đừng ăn uống
với những con người như thế.”
Giống hệt cộng-đoàn
Essênê, như đã được ghi ở Cảo Bản Biển Chết
đoạn 9 câu 11, nhiều tín-hữu Côrintô đã bị ông Phaolô ngăn-cấm không được đến
toà-án dân-sự đòi công-lý, như thư thứ nhất Côrintô đoạn 6 câu 1 lại cũng bảo:
“Khi xảy ra tranh-chấp với kẻ khác, có người trong anh em
dám đi kiện-cáo trước mặt người ngoại mà lại không đến trước mặt người trong
dân thánh.”
Chính ông đã phải tìm
đến phương-án uyển-chuyển hơn, hầu tiếp-cận vấn-đề như: khi nào thì tín-hữu Đạo
Chúa có được phép ăn thịt và giải-phẫu khỏi bệnh dộp da và tiến-hành thủ-tục cắt
bì. Những người chưa từng cắt bì, lại cũng được phép giữ nguyên làn da qui-đầu,
như trước. Còn, ai từng là nô-lệ, vẫn ở tình-trạng nô-lệ như cũ; bởi, họ sẽ được
Đức Kitô giải-thoát khỏi trạng-thái này. Mặt khác, tín-hữu nào được giải-thoát thành
người tự-do, lại sẽ coi mình là nô-lệ Đức Kitô như thư thứ nhất Côrintô đà nói
rõ ở đoạn 7 câu 22, rằng:
“Thật thế, người đang là nô-lệ lại được Chúa kêu gọi, thì
người ấy được Chúa giải-phóng. Cũng vậy, người đang tự-do mà được kêu gọi, sẽ
là nô-lệ của Đức Kitô.”
Là người sống không cận
kề người phối-ngẫu, khác hẳn “các tông-đồ và người anh em khác của Đức Chúa và cả
ông Kêpha nữa”, ông Phaolô đã đề-nghị mọi người, là: hãy sống giống như ông từng
làm gương cho mọi người, bấy lâu nay. Điều này, cũngđược ông viết rõ ở thư thứ
nhất Côrintô đoạn 8 câu 5, qua đó ông tỏ bày như sau:
“Phải chăng tôi không có quyền ăn uống, không có quyền
đem theo một người chị em tín-hữu như các tông đồ khác, như các anh em của Chúa
và như ông Kêpha?”
Lại nữa, ông Phaolô cũng
khuyến khích các kẻ tin hãy sống và làm như ông, giống như điều ông từng ghi rõ
trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 7 sau đây:
“Tôi ước ao mọi người đều giống như tôi; nhưng mỗi người
được Thiên Chúa ban cho đặc-sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác.”
Tuy nói thế, điều ông
Phaolô biện-luận về đời sống độc-thân của mọi người, cũng đã tạo cho ông sức mạnh
đáng kể, nhất là khi ông cho biết Đức Giêsu cũng là người không có vợ. Sự việc
khiến ông từ-chối không sờ chạm một ai, có lẽ do tự ông không có quyết-tâm muốn
biết bất cứ thứ gì về Đức Kitô “theo tính xác-thịt”, hết.
Trước khi về lại với các
ý-kiến đã khiến ông Phaolô đề-bạt nhiều điều về Đức Kitô, thiết tưởng ta cũng
nên có một thoáng quan-sát trước đã, hầu bắt chụp tầm nhìn của ông về thần-học
nói chung.
Thât ra, ông Phaolô
có thị-kiến khá bao-quát về việc Đức Giêsu từng thực-hiện trong lịch-sử cứu-độ.
Cho cả những người theo Do-thái-giáo lẫn người ngoài Đạo. Ông thấy được đỉnh
cao lịch-sử trong khuôn-khổ của cuộc tranh-luận cuối cùng giữa người ngoài Đạo
rất dễ chịu và người Do-thái-giáo rất sắt đá. Và, ông lại cũng biết rõ vai-trò
quyết-định đã trao cho Ngài một cách riêng-tư theo kế-hoạch của Thiên-Chúa, ngõ
hầu đưa tranh-chấp này đến kết-cuộc toàn-thắng.
Bằng ngôn-ngữ thi-ca
độc-đáo của ông Phaolô đã diễn-tả một nền thần-học riêng của ông qua kịch-bản cứu-độ
trong đó có hai nhân-vật chủ-chốt thủ giữ vai-trò, một do người đầu-tiên trong
đời, theo ngôn-từ do ông tạo ra là Ađam-cũ, và người kia là Đức Giêsu, một “Ađam mới”, hệt như thư thứ nhất Côrintô
đoạn 15 câu 45 từng diễn-tả:
“Như có lời đã chép: con người đầu-tiên là Ađam được dựng
nên thành một sinh-vật, còn Ađam cuối-cùng là Thần-khí ban sự sống.”
Trọng-tâm kịch-bản
nói chung, sẽ là chủ-đề ta bàn-luận ở các chương kế tiếp. Nhưng, có hai khía-cạnh
của vấn-đề khiến ta có thể dùng làm kết-luận cho chương/đoạn này.
Trước hết, điều cụ-thể
là ta phải đi vào thực-tế trái đất, hơn là ảnh/hình về một “Ađam mới”. Thật ra thì, ông Phaolô đã quan-tâm
nhiều đến phản-ứng có thực đối với hiện-tượng người Do-thái-giáo và ngoài Đạo,
dù con số các người này có khác nhau về tỷ-lệ, lại đã đặt ra cho ông Phaolô như:
chuyện siêu-nhiên cho nhân-loại. Ông triển-khai kịch-bản này một cách tuyệt-vời
ở đoạn 9 và 11 trong thư gửi giáo-đoàn Rôma. Ông thấy: chính ông lại rơi vào cuộc
xung-đột khó thoát khỏi. Bởi, cùng lúc ông vừa là Do-thái-giáo vừa là tông-đồ của
Đức Kitô khi ông đến với dân ngoại.
Ông Phaolô nhận ra rằng:
thế-giới lâu nay đã làm chứng cho quà tặng cuối của Thiên-Chúa, đó là Đức Giêsu
Kitô. Hầu như toàn-thể người Do-thái-giáo là những người được hưởng quyền làm
con, hưởng vinh-quang, giao-ước, quà tặng lề-luật, việc phụng thờ và các lời hứa
khác, như thư Rôma đoạn 9 câu 4 từng minh-chứng có kháng-cự, như sau:
“Họ là người Israel, họ đã được Thiên-Chúa nhận làm con,
được Người cho thấy vinh-quang, ban tặng các giao-ước, lề-luật, một nền phụng-tự
và các lời hứa;”
Bằng vào đoạn này, ta
thấy: người ngoại đạo nào không chuẩn-bị kỹ sẽ dễ nhạy cảm và dễ lĩnh-hội chuyện
này hơn. Và ông Phaolô khám-phá ra thứ chìa khóa giải-mã cho các chỗ khó hiểu
trong lịch-sử Kinh thánh. Theo đồ án/phác-thảo đầy bí-nhiệm của Thiên-Chúa, thì
thứ tự trước/sau đôi lúc cũng rất bất ngờ như vào thời các tổ-phụ về Kinh
thánh, thì giới trẻ bao giờ cũng được ưa-chuộng hơn tuổi già, như trường-hợp
Isaác được chuộng hơn Ismael, Jacob hơn Êsau.
Ở thời-khắc đặc-biệt
này, người ngoại-giáo lại đã qua mặt đám Do-thái-giáo hoặc ít ra là qua mặt hầu
hết các người Do-thái-giáo, là bởi: chỉ một số ít người trong cộng-đoàn
Do-thái-giáo là còn tin vào Đức Kitô là Đấng từng xác-chứng lời hứa thánh
thiêng tốt đẹp dành cho đất nước Do-thái. Và, công-nhận rằng: Thiên-Chúa không
bài-bác con dân Ngài. Ngài vẫn cho phép những người không tin-tưởng điều gì vẫn
có được lợi-ích như người ngoại-giáo và Ngài mở rộng mọi cánh cửa để đón-nhận tất
cả mọi người vào với ơn cứu-độ.
Thế nhưng, thành-quả
mà người ngoại-giáo đạt được, tức: hoa trái của sứ-vụ do ông Phaolô thực-hiện,
lại như có vòi nọc ở đằng đuôi, đã kích-động sự ganh-tương/hiềm-khích nơi người
Do-thái-giáo; hoặc, những thứ như ông Phaolô tưởng-tượng ra như thế.
Những người như thế,
lại không thể chiêm-niệm một cách thụ-động, làm như thể người ngoại-giáo đã nắm
quyền kiểm-soát mọi di-sản linh-đạo của họ rồi. Và, một khi họ quyết-định đi
vào cuộc thi-thố đấu-tranh, thì họ đã có những bước nhảy vọt, tiến rất xa và bắt
kịp các lãnh-đạo đến độ không chỉ người ngoại-giáo mà cả thế-giới Do-thái-giáo
cũng đều ưa thích ơn cứu-độ, như thư gửi giáo-đoàn Rôma đoạn 11 câu 25-26, từng
nói rõ như sau:
“Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu-nhiệm
này, để anh em đừng tự cho mình là khôn, đó là: một phần dân Israel đã ra cứng
lòng, cho đến khi dân ngoại gia-nhập đông đủ. Như vậy, toàn thể Israel sẽ được
cứu-độ, như có lời chép: Từ núi Sion, vị Cứu-Tinh sẽ đến, Người sẽ loại bỏ những
điều vô-đạo khỏi nhà Giacóp.”
Điều này, lại đưa ta
vào phần cuối một mộng-tưởng về thời cánh-chung do ông Phaolô quan-niệm, tức: lập-trường
riêng do ông đưa ra cốt để hoàn-thành mộng-ước này. Việc dẫn-dụ vào sự-kiện các
người Do-thái-giáo rồi ra cũng sẽ về với Đức Giêsu Kitô thôi. Và khi đó, sứ-vụ
riêng của ông Phaolô cũng sẽ hoàn-tất và “tất cả người ngoại-giáo sẽ về lại với
Giáo-hội”, cũng chóng thôi.
Trong các chuyến đi này/khác,
ông cũng đã thành-công áp-đặt Phúc Âm vào tận tâm-can của người ngoại, ở nhiều
nơi trên thế-giới, như: Syria, Tiểu Á và hy-Lạp. Ông hy-vọng rồi ra ông cũng sẽ
đặt chân lên đất Ý và đến được La Mã vào một ngày nào đó, rất gần. Tuy, trên thực
tế, số thành-viên trong các Giáo-hội ông thiết-lập, có thể cũng không hơn vài
ngàn người, nhưng họ lại tạo-thành yếu-tố đáng kể và đã xuyên-phá phân nửa miền
Đông đế-quốc của La Mã.
Có thể là, ông Phaolô
biết rõ các thừa-sai khác cũng hoạt-động rất năng-nổ ở Ai Cập và ở mạn Bắc
Mêsôpôtamia. Cũng có thể, ông đã nghe đồn rằng Đạo Chúa đã lấn sang tận miền Viễn
Đông như Ấn độ. Nhưng, phương Tây vẫn chưa nghe biết gì về Tin Mừng này. Thành
thử, ông Phaolô tự thấy mình có bổn-phận phải đem Tin Mừng từ Antiôkia của Địa
Trung Hải đến các miền cột-trụ ở Hercules, hoặc Gibralta ở nơi đó, có các buổi
chiều tà ngụp lặn miền cực Tây của vũ-trụ nơi không người ở.
Ông lại nghĩ: khi kế-hoạch
ghé bến La Mã đã thực-hiện rồi, ông sẽ đến với Tây Ban Nha cho thật nhanh kẻo
không kịp, như thư Rôma đoạn 15 câu 24 từng tự-sự:
“...Từ nhiều năm nay, tôi vẫn ước ao đến thăm anh em, khi
nào tôi sang Tây Ban Nha. Tôi hy vọng trên đường đi sẽ ghé thăm anh em, và được
anh em tiễn đưa qua đó, sau khi được thoả mãn phần nào vì đã gặp anh em.”
Xem thế thì, nhiều
người trong ta lại cũng trông chờ được nghe ông bảo: khi sứ-vụ rao-giảng của
ông thành-công, thì các kèn đồng lại sẽ báo hiệu ngày Chúa quang-vinh đến lại;
và lúc đó, có cả người Do-thái-giáo lẫn dân ngoại, tất cả cũng sẽ cùng nhau hợp
giọng hát bài Hallêluya mừng đón Ngài.
Thông thường thì, nhiều
trường-hợp nêu ra chỉ là mộng-tưởng như thể mọi sự đều đạt kết-cuộc cũng rất cao.
Có thể, ông Phaolô chẳng bao giờ đặt chân được lên đất nước Tây Ban Nha; và người
Do-thái-giáo cũng như dân ngoại, vẫn chia rẽ nhau đến mai sau. Và cũng có thể, hai
ngàn năm đã trôi qua, thế mà vẫn chưa có ai thấy Đức Chúa quang-lâm đến lại,
như ông nói. Nhưng, Đạo Chúa vẫn tồn-tại, và điều này phần lớn do “tầm nhìn” dị-kỳ
của ông Phaolô từng vẽ lên diện-mạo khá đa-dạng của Đức Giêsu, dù ông chưa một
lần diện-kiến Ngài bằng xương thịt.
(hết
chương 3)
Gs Geza
Vermes biên-soạn
- Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment