Chương 4
Đức Kitô của ông
Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người
nơi vũ-trụ
(bài 21)
1.
Ông Phaolô
và các danh-xưng truyền-thống
của Đức Giêsu
Như tôi có lần từng viết
ra, là: ông Phaolô đã chọn lập-trường mới, khi đối-xử với Đức Giêsu theo cách tách-biệt
Ngài khỏi các tác-giả đầy “lịch-sử” như: Mác-cô, Mát-thêu và Luca; và cả với
ông Gioan Tin Mừng nữa.
Bằng động-thái tảng-lờ
Đấng Thánh-hiền người Nazarét, và lờ luôn cả các sinh-hoạt Ngài thực-hiện ở
Galilê cũng như ở Giêrusalem, ông Phaolô chẳng thấy gì là cần-thiết phải kết-hợp
yếu-tố truyền-thống về diện-mạo Ngài vào với xu-hướng tổng-hợp, mà ông chủ-trương.
Với ông, tiểu-sử Đức
Kitô bắt-đầu bằng cái “đêm Ngài bị phản-bội” như ông từng viết trong thư thứ nhất
Côrintô đoạn 11 câu 23, những bảo rằng:
“Thật vậy, điều tôi
lãnh-nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa
Giêsu cầm lấy bánh dâng lời chúc-tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: Anh em cầm lấy
mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến-tế vì anh em.”
Lập-trường này, đã kết-thúc
vào ba ngày sau đó, bằng cuộc Phục sinh/trỗi dậy của Đức Giêsu. Danh-xưng
“Giêsu” ông thường gọi, chỉ xuất-hiện chừng mươi lần, trong các thư do ông viết,
ngoại trừ thư gửi cộng-đoàn tín-hữu Do-thái mà thực ra không phải của ông, thì:
danh-xưng Giêsu chỉ xuất-hiện có chín lần, mà thôi.
Còn lại lập-trường
này, đã nối-kết với diện-mạo đầy thế-tục của Đức Giêsu, tức có nghĩa: đối với
ông: chỉ có một diện-mạo khá đáng kể, đó là: nỗi chết và sự sống lại của Ngài,
thôi.
Cũng vậy, ông Phaolô đã
không sử-dụng danh-hiệu “Đấng Thiên Sai”
của Do-thái-giáo mà ông Gioan Tin Mừng từng chế ra. Ông, dù không thích lên tiếng
về danh-xưng Aram xuất-hiện ở câu
kinh trong Đạo, như cụm từ Abba” (Lạy
Cha), nhưng ông vẫn viết trong thư Rôma đoạn 8 câu 15, và Thư Galát đoạn 4 câu
6-7, nên đã có những giòng sau đây:
“Phần anh em, anh em
đã không lãnh-nhận Thần Khí khiến anh em trở-thành nô-lệ và phải sợ sệt như
xưa, nhưng là Thần-Khí làm cho anh em nên nghĩa-tử, nhờ đó chúng ta được kêu
lên: "Ápba! Cha ơi!”
Và thư Galát, có những
lời đại để như sau:
“Để chứng thực anh em
là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà
kêu lên: "Ápba, Cha ơi!" Vậy anh em không còn là nô-lệ nữa, nhưng là
con, mà đã là con thì cũng là người thừa-kế, nhờ Thiên-Chúa.”
Cụm-từ “Maran atha” ở thư thứ nhất Côrintô từng
khẳng-định “Chúa đã đến”, rất như sau:
“Nếu ai không yêu mến Chúa sẽ là đồ khốn! "Maran
atha!"
Ông Phaolô chẳng quan-tâm
gì đến chuyện mà mọi người đều nói ở Kinh thánh, là: tất cả vẫn chờ mong Vua
Thiên Sai sẽ đến lại hoặc nghiệm-sinh sự việc này nơi Đức Giêsu Kitô, ngoại trừ
các trích-dẫn mù mờ về việc Ngài thuộc giòng-tộc Đavít như thư Rôma đoạn 1 câu
3, có nói rằng:
“Đó
là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
Và, tài-liệu
văn-chương “Hậu-Phaolô” như thư thứ 2 gửi Timôtê đoạn 9 câu 8 lại cũng nói:
“Anh hãy nhớ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết,
Đấng xuất thân từ dòng dõi Đavít.”
Tiếng Hy-Lạp “gốc”, lại
đã thêm biệt-danh “Kitô” (tức: “Đấng Được Xức Dầu”) ở sau tên gọi “Giêsu” là để
bổ-nghĩa tên của Ngài vốn dĩ là Đấng Thiên-Sai, để rồi tên gọi Ngài đã mau
chóng biến- thành danh-xưng “kép” là “Giêsu-Kitô”.
Ông làm thế, là vì nhóm
dân ngoại theo chân ông, chẳng biết gì về chuyện người Do-thái-giáo luôn hy-vọng
về Đấng Thiên-Sai là Đức Kitô đã hứa ban cho họ như Đấng Cứu-độ, lại sẽ hoàn-tất
sứ-vụ cứu-rỗi. Nhưng, không như vị vua cuối cùng thuộc ngai-bệ giòng-tộc Đavít đã
đánh bại kẻ địch-thù của Thiên-Chúa, mà là Đấng mà cả thế-giới vẫn trông ngóng sự
công-minh thần-thánh, theo cách Ngài phải ngang qua cái chết và sống lại.
Tín-hữu Đạo Chúa thuộc
cộng-đoàn Êphêsô, Côrintô hoặc Rôma, nếu chưa được huấn-luyện rạch-ròi, đều
không biết là: ông Phaolô đã bóp méo ý-niệm Thiên-Sai của Do-thái-giáo, ngay từ
đầu rồi.
Tuy nhiên, với người
Do-thái-giáo từng nghe ông giảng-giải, thì sứ-điệp nói đây xem ra chẳng có
nghĩa-lý gì: bởi, Đấng Thiên-Sai mà mọi người trông chờ, đâu có chết và Ngài
cũng không cần phải sống lại từ cõi chết, nữa.
Ông Phaolô, có lẽ, chẳng
bao giờ nghĩ: mình lại có thể gọi Đức Giêsu là “ngôn-sứ”, tức danh-xưng không xứng-hợp
với Đức Kitô, bao giờ hết. Và, như đã đoán trước, danh-xưng “Con người”, thường
được sử-dụng theo nhiều nghĩa khác nhau ở Tin Mừng Nhất Lãm và cả ở Tin Mừng thứ
Tư của tác-giả Gioan, lại hoàn-toàn xa lạ đối với ông. (*1)
Ở chương 6 tiếp theo sau,
ta sẽ thấy cụm từ “con Người” là danh-xưng xuất-hiện trước tiên trong truyền-thống
Nhất Lãm, phối-hợp với “con người” tựa
hồ như “người con trai của Người” hệt
như sách Đaniel chương 7 từng nói vào các thập-niên tiếp theo sau sinh-hoạt
văn-chương của ông Phaolô.
Xem như thế, thì:
truyền-thống trước đó chỉ mỗi định-danh Đức Giêsu như “Con Thiên-Chúa” và “Đức Chúa”,
lại đã tiếp-tục phát-triển trong các bài viết của ông Phaolô, thôi.
(còn
tiếp)
Gs Geza
Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment