Saturday, 2 January 2016

Gs Geza Vermes: Diện-mạo Đức Giêsu - Ông Phaolô và một số vấn-đề do ông tạo (Bài 19)



Chương 3
Bậc Lão thành
có mặt giữa các tông-đồ
(bài 19)




Phaolô và một số vấn đề
ông tạo ra


Đạo-lý, mà ông Phaolô viện-dẫn như nguồn-cội mọi truyền-thống trong Đạo, đã có tầm quan-trọng thật rất lớn. Thế nhưng, xét về lượng, thì các đạo-lý do ông Phaolô tạo ra tuy rất nhiều, nhưng cũng chẳng thể nào đạt dung-lượng to lớn gì cho lắm. Quả thật, lâu nay ông Phaolô từng cất công rao-truyền những điều chẳng mấy tương-xứng với các huấn-dụ và truyện kể về cuộc đời Đức Giêsu, bậc Thày của ông, mà nhiều thập-niên sau đó các giáo-huấn ấy đã đi vào trình-thuật Tin Mừng Nhất Lãm, nhiều tác-giả viết ra.

Giáo-huấn Đức Giêsu đề ra, không chú-trọng nhiều những gì ông Phaolô được biết do bậc tiền-bối truyền-tải. Nhưng, những điều ông viết, lại dựa trên thông-tin và thị-kiến siêu-phàm mà ông đặc-biệt viết ở thư Galát đoạn 1 câu 16-17, như sau:


“Ngài đã đoái thương mặc khải Con của Ngài cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Ngài cho các dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý do tự nhiên, cũng chẳng lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Đồ trước tôi, nhưng tức khắc tôi đã sang xứ Ảrập, rồi trở về lại Đamát.”


Nói cách khác, ông Phaolô chẳng khi nào đòi cho mình có được công-việc phụ-đạo, bao giờ hết. Ông đã nhiều lần khẳng-định rằng ông biết những gì ông cần biết.

Và, không giống tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm, ông Phaolô chẳng thiết-tha gì việc ghi lại các câu truyện kể hoặc tái khẳng-định các sự việc có liên-quan đến lời dạy của Đức Giêsu, hết. Việc ông làm, chỉ cốt bộc-lộ cho thế-giới biết ý-nghĩa, mục-đích cũng như các thành-tựu lành-thánh của Đấng Cứu-độ-chấp-nhận-chịu-đóng-đinh-trên-thập-giá cốt để cứu rỗi mọi người nơi trần-thế, mà thôi.

Giả như, các thư do ông Phaolô viết, là bằng-chứng đích-thực ta đạt được, thì thử hỏi: ngoài những thứ ấy ra, ta biết được gì khác nữa hay không?

Sau khi tổng-hợp toàn-bộ các thư-từ cũng như bài viết hoặc thông-tin liên-quan đến Vị Ngôn-sứ xuất thân từ Nazarét cũng chỉ thêm-thắt đôi ba nét chấm-phá, cũng không nhiều. Suy cho kỹ, ta thấy không có chi-tiết nào nơi đạo-lý do ông tạo, lại được ghi chép theo thứ-tự thời-gian trước/sau như tiểu-sử nhân-vật thật trọng-đại.

Ở trang kế-tiếp, ta sẽ tìm-hiểu thêm một số điều về Galilê, các thôn làng cùng thị-trấn thuộc vùng phụ-cận, dù mất công hoặc vô-ích. Bởi, ông Phaolô không mấy thích nói chuyện địa-lý/địa-dư bao giờ hết. Ông chẳng bao giờ đề-cập đến chuyện vua Hêrôđê hoặc con cháu của ông. Và, ông Phaolô cũng chẳng thiết-tha gì chuyện nêu tên-tuổi các vị thượng-tế này khác, cả đến vua-quan/lãnh-chúa như Phongxiô Philatô, ông cũng chẳng chút quan-tâm/chú mục vào những chuyện như thế, để làm gì.

Cả đến Đức Maria và Đấng bậc lành-thánh là ông Giuse, cũng bị ông bỏ qua một bên, không thèm nhắc nhở. Trong khi đó, bào-đệ Đức Giêsu là Giacôbê lại được ông nhắc tên những hai lần, chí ít là khi ông nói về khả-năng thực-thi công-tác mục-vụ của đấng bậc này.

Ông Phaolô chẳng khi nào ám-chỉ nhân-vật nổi-bật như ông Gioan Tẩy Giả, bao giờ hết. Ông chẳng buồn kể tên tông-đồ nào khác, phi trừ đấng bậc kề cận ông trong công-tác mục-vụ. Ngoại trừ ông “Phêrô Kêpha và Giacôbê” là những vị được kể tên một lần rồi thôi; riêng các ông “Giacôbê, Kêpha và Gioan” lại cũng được nhắc tên một lần khác.

Và, tên ông Phêrô là người được cho biết là có trọng-trách rao-truyền “Tin-Mừng cho những người chịu phép cắt bì” là để chống lại ông Phaolô, người phụ-trách “Tin Mừng cho những ai không chịu cắt da qui-đầu”, như có nói trong thư Galát đoạn 2 câu 7 rõ như sau:


“Trái lại, các ngài thấy tôi được uỷ-thác nhiệm-vụ loan-báo Tin Mừng cho những người không được cắt bì, cũng như ông Phêrô được uỷ-thác nhiệm-vụ loan-báo Tin Mừng cho những người được cắt bì”


So tên tuổi bạn-bè, đồng-nghiệp hoặc người tháp-tùng ông Phaolô, thì điều này lại cho thấy: đích-thị là ông không sống trong cơn mộng-mị rất trừu-tượng do ông tạo ra mà bảo rằng: việc ông im-lặng có liên-quan đến những người gần cận Đức Giêsu, tức: những người mà ông chủ-trương không đề-cập đến.

Trên thực-tế, mọi sự ra như có ý bảo rằng: nhằm nhấn mạnh tầm quan-trọng tột-bực về điều mà Đức Giêsu từng bộc-lộ cho ông trong lần ông nhận thị-kiến-rất-đánh-động, thì chính ông cũng quay lưng lại với Đức Giêsu lịch-sử, tức: Đức Giêsu hiện-thân bằng xương thịt mà tiếng Hy-Lạp dùng cụm từ “kata sarka” để diễn-tả chuyện ấy.

Lục tìm văn-chương/chữ-nghĩa xuất tự cộng-đoàn do Phaolô lèo lái, hẳn ta sẽ khám-phá ra rằng: Đức Giêsu đến với mọi người là từ đất nước theo Do-thái-giáo, như thư Rôma đoạn 9 câu 5 từng minh-xác:


“Và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo huyết-thống, cũng cùng một nòi-giống với họ. Ngài là Thiên-Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Ngài đến muôn thuở muôn đời. Amen.”


Lại nữa, ông Phaolô lại cũng viết thêm đôi điều để nhấn mạnh, rằng: Đức Giêsu là hậu-duệ của tổ-phụ Abraham như thư Galát đoạn 3 câu 16 từng xác-nhận, bằng những câu:

“Thế mà lời hứa đã ban cho ông Abraham và giòng-dõi ông, Kinh Thánh lại không nói: và cho giòng-dõi giống như thể nói nhiều, nhưng lại chỉ nói về một: và cho giòng-dõi người là Đức Kitô.”

Và, thư Rôma đoạn 1 câu 3 lại được ông xác-chứng như sau:


             “Đó là Tin Mừng về Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”


Ngoại trừ các yếu-tố nền-tảng nói ở trên về giòng dõi/gia-tộc Đức Giêsu lại đã ám-chỉ theo lối bất-ngờ về các giáo-huấn phụng-tự hoặc luân-lý của Ngài, còn thì những gì ta học được từ ông Phaolô, đều cho thấy: chính Đức Giêsu từng bị tạo-phản và đã chết trên thập-giá trước khi Ngài phục-hồi sinh-lực từ cõi chết; và xuất-hiện trước nhất với tông-đồ và môn-sinh của Ngài; và sau đó tới lượt ông Phaolô mới làm thế.

Nói tóm lại, ông Phaolô rõ ràng đã rời mắt quay phắt khỏi Đấng Bậc người Galilê lành thánh/sống động để rồi ông chẳng còn nói lên điều gì độc-đáo về Ngài, hết. Ông Phaolô lại hành-xử như chừng-nhân thừa-thãi/lỗi-thời về Đức Giêsu bằng xương thịt ngõ hầu chỉ để chứng-tỏ là ông đã lĩnh-nhận “ơn gọi” từ Ngài, rất trung-thực.

Theo cung-cách tạo nhiều bút-chiến; và về sau, lại cũng phần nào hối-tiếc, ông Phaolô lại đã lập-luận: giả như ông biết Đức Kitô theo cách gần gũi/tiếp-cận Ngài “bằng xương thịt”, thì chắc ông cũng chẳng thích-thú gì chuyện quen biết Ngài được lâu, như ông có ám-chỉ điều đó trong thư thứ hai Côrintô ở đoạn 5 câu 16, sau đây:


“Vì thế, từ đây chúng tôi không còn biết một ai theo quan-điểm loài người. Và, cho dù chúng tôi đã được biết Đức Kitô theo quan-điểm loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Người như vậy nữa.”


Thay vào đó, ông Phaolô chỉ chú-ý việc Đức Kitô chết dần mòn và Ngài đã sống lại thật, rồi lại đề-cập các thành-tựu siêu-phàm của Ngài thay cho các kẻ tin. Cùng một lúc, ông Phaolô lại cứ liên-tục bận-tâm chuyện chăm-lo cho ràn chiên ngoại-giáo là những người không như tín-hữu Do-thái-giáo vốn tinh-thông nhiều về Đức Giêsu, hơn ai hết.

Nói cách khác, các tín-hữu xuất thân ngoại-giáo không được huấn-luyện gì nhiều về luân-lý cũng như giáo-điều cần nhiều tiến-trình kiểm-soát/theo-dõi và chờ cho đến ngày Chúa quang-lâm đến lại, mới thôi.




Diện-mạo đích-thực
của Đức Giêsu


Trước khi quay về tác-tạo diện-mạo Đức Giêsu vốn ẩn-tàng trong các thư do ông Phaolô soạn-thảo, tôi muốn đề-cập đến đặc-trưng riêng của sứ-điệp Hội-thánh rút từ cùng một nguồn-gốc với Đức Giêsu, đã bất chợt đi vào lập-trường tư-tưởng đã phát-triển xuất tự ông Phaolô là: việc trông chờ Vương Quốc Nước Trời xảy đến cùng lúc với Đức Chúa quang-lâm đến lại, trong mai ngày.

Bất kể tính bốc-đồng vốn dĩ cứ qui-chiếu mọi sự về mình một cách vô lý, ông Phaolô lại là cây viết sáng-tạo nhiều tưởng-tượng hơn ai hết, nếu ta so với các tác-giả trổi-bật ở Tân-Ước, dù ông không mấy thành-thật/chân-chất đến độ sự việc nói ở đây thường dẫn đến kết-quả là sự thật hay bị bóp méo và đôi khi còn làm hỏng cả sứ-điệp đích-thực do Đức Giêsu đề ra.

Tuy vậy, ông là người có tài tổ-chức mọi chuyện rất lớp lang. Và, nếu không có đóng góp như thế, chưa chắc có Đạo Chúa hoặc Đạo của ta sẽ là thứ gì đó hoàn-toàn khác.

Nhằm chủ-đích nhóm lên giòng tư-tưởng vang-vọng niềm tin của Đức Giêsu và của Giáo hội tiên-khởi, rõ rang là: Vương Quốc Nước Trời sẽ trờ tới, cũng rất chóng. Sự việc này, đóng vai-trò đáng kể nơi tư-duy của ông Phaolô từng phản-ánh rất rõ ở nội-dung các thư của ông, như thư Thessalônikê, Galát, 1 Côrintô và Rôma viết vào khoảng năm 50 đến 56, sau Công nguyên.

Các vị theo ông Phaolô được mời gọi về với Vương Quốc Nước Trời, là nơi không máu huyết/xương thịt nào có thể kế-thừa được, phi trừ họ xứng-đáng hưởng như thế, do nỗi thống-khổ họ chịu, hệt như thư thứ nhất Thessalônikê đoạn 2 câu 12 hoặc thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 50 và thư thứ hai Thessalônikê đoạn 1 câu 4-5, từng quả-quyết:

“Anh em biết: chúng tôi đã cư-xử với mỗi người trong anh em như cha với con; chúng tôi đã khuyên-nhủ, khích-lệ, van nài anh em sống xứng-đáng với Thiên-Chúa, Đấng kêu gọi anh em vào Nước của Ngài và chia sẻ vinh-quang với Ngài.”


Và ở thư Côrintô:


“Thưa anh em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí-huyết không thể thừa-hưởng Nước Thiên-Chúa được, cũng như cái hư nát không thể thừa-hưởng sự bất-diệt được. Đây, tôi nói cho anh em biết mầu-nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến-đổi trong giây lát, trong nháy mắt…”


Và ở đoạn khác trong thư thứ hai Thessalônikê:


“Thưa anh em là những người được Thiên-Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên-Chúa đã chọn anh em, vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền-năng, Thánh Thần và niềm xác-tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu-ích cho anh em…”


Về khởi-đầu thời cánh-chung còn lơ-lửng những đợi chờ, hoặc bằng ngôn-ngữ ông sử-dụng trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 1 câu 8; cũng như thư Phillíphê đoạn 2 câu 16, nói về “Ngày của Đức Giêsu Kitô” như sau:


“Chính Ngài sẽ làm cho anh em nên vững-chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách-cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.”


Và ở thư khác:

“Giữa thế-hệ đó, anh em phải chiếu sáng như vì sao trên trời, làm sáng-tỏ Lời ban sự sống, để tôi được hiên-ngang hãnh-diện trong ngày Đức Kitô quang-lâm, vì tôi đã không chạy uổng công và đã không lao-nhọc vô-ích.”


Niềm hy-vọng của ông Phaolô hơi khác việc chờ đợi Đức Giêsu đến lại, bởi cả hai đều có đặc-trưng cấp-bách. Đức Giêsu thấy Vương Quốc Nước Trời đang bị che-khuất, ẩn-tàng ở đâu đó; và Vương Quốc ấy, đôi lúc cũng cho thấy đã hiện-tỏ.

Cũng hệt thế, ông Phaolô và tín-hữu Thessalônikê và Côrintô của ông, đều bị thách-thức về niềm tin khi nghĩ rằng: việc Chúa quang-lâm đến lại sẽ xảy ra vào bất cứ lúc nào. Và chắc-chắn, sẽ diễn ra vào thời-buổi họ vẫn còn sống. Việc anh em xác-tín Vương Quốc Nước Trời còn lửng-lơ chưa tới lại được diễn-tả bằng ngôn-từ như thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 29-31, đã tuyên-bố:


“Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời-gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng.”


Và có thể là: Đức Kitô cũng sẽ đốt giai-đoạn cách đột-ngột như “kẻ trộm đến vào ban đêm” như lời ông Phaolô tuyên-bố ở thư thứ nhất Thessalônikê đoạn 5 câu 2, sau đây:

            “Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ như kẻ trộm đến vào ban đêm”;


Hoặc ở đoạn 4 câu 15 như sau:


“Dựa vào lời Chúa, chúng tôi nói với anh em điều này, là chúng ta, những người đang sống, những người còn lại vào ngày Chúa quang-lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đã an giấc ngàn-thu đâu.”


Lời lẽ xác-thực ở thư này, lại phủ-nhận bất cứ giải-thích nào về thời cánh-chung đang trờ tới nếu cứ hiểu từng chữ, rất nghĩa đen.

Ở chương sau, ta sẽ xét kỹ hơn nền thần-học do ông Phaolô tác-tạo; và, ta cũng nên quan-niệm đạo-lý cánh chung xảy đến trong thời-gian ngắn, để sẽ không bị dẫn vào tư-thế dị-kỳ, phù-du, chóng qua như đã xảy ra với hội-thánh Côrintô và Thessalônikê. Bởi, vào thời ấy, một số thành-viên Hội-thánh lại quá lo-âu về thân-phận cuối của bầu bạn đã quá-vãng; và mối tương-quan với các vị như thế đưa đến sự-kiện trở-thành tập-tục rửa tội cho cả người chết, như thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 29 lại cũng ghi:


“Chẳng vậy, những người chịu phép rửa thế cho kẻ chết thì được ích gì? Nếu tuyệt-nhiên kẻ chết không trỗi-dậy, thì tại sao người ta lại chịu phép rửa thay cho kẻ chết như thế?”


Bằng lế-thói áp-dụng tập-tục cách giả-tạo mà ông Phaolô không chấp-thuận việc rửa tội cho dân ngoại nào chỉ muốn tạo tư-cách chính-đáng của tín-hữu Đạo Chúa với chức-năng phục-sinh, như thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 23, vẫn chứng-tỏ:


“Nhưng mỗi người theo thứ-tự của mình: mở đường là Đức Kitô, rồi khi Đức Kitô quang-lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Ngài.”


Lạ hơn nữa, hồi đầu thập-niên 50 sau Công nguyên, Hội-thánh Thessalônikê có lời đồn rằng: Đức Kitô đã quang-lâm rồi. Và, đó cũng là ý-nghĩa của sự-kiện được công-bố trong bức thư do ông Phaolô viết. Kết-cuộc, thì một số tín-hữu Hội-thánh Thessalônikê lạ đã ngưng không làm lụng để kiếm sống nữa, vì biết chắc là Chúa của họ sẽ mau chóng hiện ra với họ, thôi.

Tức tốc, ông Phaolô bèn ra tay can-thiệp vào tình-huống nguy-hiểm về đạo-lý cũng như xã-hội, bằng bác-bỏ việc Đức Kitô có thực-sự hiện ra, hay không. Trong thư thứ hai gửi cộng-đoàn Thessalônikê đoạn 2 câu 1-8 và đoạn 3 câu 6-12, ông đã khẳng-khái thúc-giục dân con hội thánh Thessalônikê hãy quay về làm việc như thường-lệ, bằng vào lời lẽ chắc-nịch, như sau:


“Thưa anh em, về ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang-lâm và tập-hợp chúng ta về với Ngài, tôi xin anh em điều này: nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được Thần khí mặc-khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả-quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh-thần dao-động, cũng đừng hoảng-sợ. Đừng để ai lừa-dối anh em bất cứ cách nào.

Tên đối-thủ tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng-bái, thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên-Chúa và tự xưng là Thiên-Chúa. Khi tôi còn ở với anh em, tôi đã từng nói những điều ấy, anh em không nhớ sao? Anh em biết cái gì hiện đang cầm giữ nó, khiến nó sẽ chỉ xuất-hiện được vào thời của nó.

Thật vậy, mầu-nhiệm của sự gian-ác đang hoành-hành. Chỉ đợi người cầm giữ nó bị gạt ra một bên, bấy giờ tên gian-ác sẽ xuất-hiện, kẻ mà Chúa Giêsu sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người, và sẽ tiêu-diệt bằng ánh huy-hoàng, khi Ngài quang-lâm.”


Và rõ ràng hơn, như:


“Thưa anh em, nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền cho anh em phải xa lánh mọi người anh em sống vô kỷ-luật, không theo truyền-thống anh em đã nhận được từ nơi tôi. Chính anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng tôi thế nào. Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã không sống vô kỷ-luật.

Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó-nhọc vất-vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em. Không phải là vì chúng tôi không có quyền hưởng sự giúp-đỡ, nhưng là để nêu gương cho anh em bắt chước.

Thật vậy, khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân.”

  

Ông Phaolô tin-tưởng việc Chúa quang-lâm lần thứ hai gần kề cách mau chóng lại thấy rõ ở thư Thessalônikê và thư thứ nhất Côrintô đã gây ảnh-hưởng không chỉ nơi việc ông đại-diện cho Đức Giêsu, nhưng theo cách nào đó, ông từng chỉ-thị và hướng-dẫn ràn chiên của mình từng lững-thững đi theo.

Cả Đức Kitô lẫn ông Phaolô, đều đã sống ngang qua cùng một điều-kiện sống rất sôi-sục không an-toàn, mà không biết những gì sau đó xảy đến; nhưng cả hai vị đều bị những người đi theo các Ngài thuộc lai-lịch khác, cứ vây bám. Đồ-đệ và môn-sinh theo Đức Giêsu xuất thân từ những người Do-thái-giáo được huấn-luyện từ thuở nhỏ có cung-cách hành-xử sao cho phải đạo và làm sao phân-biệt chuyện tốt/xấu theo ánh-sáng dẫn đường từ truyền-thống Do-thái-giáo, từ ngàn xưa.

Tất cả những người như thế, đều phải học-hỏi ý-nghĩa cấp-bách, một loại tập-trung toàn-bộ vào nhu-cầu của thời-khắc hiện-tại. Trong khi Ngài còn sống và dẫn-dắt người theo Ngài, Đức Giêsu không cần cộng-đoàn đặc-trưng nào hết.

                                                                                                        (còn tiếp)



Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược-dịch    



               

                

              
  

No comments: