Friday 26 March 2010

Lm Richard Leonard sj: Sạch Như Một Lần Sự Thật


Hãy mở cửa trái tim. Tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ

Trong sạch như một lần sự thật.

(thơ Thanh Tâm Tuyền – Phục Sinh)

Sống Lại, sẽ chẳng mang nhiều ý nghĩa, nếu không ai chịu “mở cửa trái tim”. Mở trái tim, để đón nhận Tin Vui An Lành về mộ phần trống vắng, có Phục Sinh. Phục sinh, là thực tế Tin Mừng kết-hậu. Kết hậu và “mở trái tim” là Tin Mừng đem đến với các “tâm hồn vừa sống lại, thành trẻ thơ”. Tâm hồn trẻ thơ. Rất trong sạch. Như Sự Thật. Sự Thật Cứu Rỗi. Sự Thật đã Sống Lại, theo trình thuật, của thánh Yoan.

Trình thuật Sống Lại hôm nay, là lời chứng rất thật của vị tông đồ “được Chúa yêu thương”, nhanh chân hơn cả vị niên trưởng, rất hăng say. Trình thuật Sống lại, được trân trọng mừng kính từ nhiều thế kỷ. Mừng cả vào lúc người phàm phương Tây bày trò lễ hội “Easter” nhảy múa ăn chơi mừng đón thần Eostre, có thỏ Bunny tung tăng “đẻ trứng”. Có sô-cô-la, bánh trái, rất phàm trần. Lễ hội Phục Sinh mừng thần Eostre chẳng vượt trội lòng tin vào sự cứu rỗi của Đức Chúa, đã hoàn thành.

Trên tất cả, Phục sinh – Sống lại, vẫn là và chỉ là: Sự-kiện-có-một-không-hai trong lịch sử lòng tin, nơi Hội thánh. Tin vào ơn cứu độ đã chứa chan nơi Người. Tin rằng: Đức Chúa Phục Sinh nay trở về hoà mình với Ba Ngôi Thần Thánh. Vốn đã Phục sinh, Ngài nay trở về với vòng tay hân hoan mãn nguyện của Chúa Cha. Có sự hài hoà đồng thuận, của Thánh Thần Chúa, rất Ngôi Ba.

Tín lý nền tảng về Ngày Sống Lại của Đức Chúa, đã được thánh Luca ghi trong “Công Vụ Tông Đồ”, với xác định của vị chứng nhân bằng xương bằng thịt, là thánh cả Phêrô. Thánh nhân quả quyết: Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy và xuất hiện trước mặt những nhân chứng mà Thiên Chúa tuyển chọn từ trước, là chúng tôi” (Cv 10: 37-43).

Và, lời xác nhận của thánh nhân còn được hỗ trợ thêm bằng một quả quyết của thánh Phaolô, nhà thần học trụ cột của Hội thánh, rất thân thương, như: “Anh chị em đã chết. Và, sự sống mới của anh chị em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa, những kẻ được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại” (Cl 3: 3).

Dưới cặp mắt của đời thường, hồi thế kỷ trước, Đạo Chúa đã thuần hoá các tập tục cùng lễ hội của địa phưong bên Tây. Thuần thục, rồi biến chúng thành các hội lễ cho riêng mình. Dưới mắt đức tin nhà Đạo, Tân Ước đã ghi chú những hai truyền thống, chứng minh rằng: đồ đệ của Đức Chúa đã hiểu rõ việc Ngài sống lại. Trước nhất, là: sự kiện mộ phần để trống; và kế đến: việc Đức Kitô lại đã xuất hiện, sau khi chết.

Trình thuật hôm nay, nhấn mạnh khá nhiều truyền thống thứ nhất “mộ phần trống vắng”, có Maria Magdala hốt hoảng khi phát hiện ra xác Thầy bị mất tích. Có đồ đệ thân yêu vội lùng tìm. Nhưng, trình thuật còn xác định: sự kiện Phục sinh là nền tảng niềm tin cho mọi người. Nền tảng ấy, là sự cứu rỗi. Không có Phục Sinh, công trình cứu rỗi của Thiên Chúa sẽ chẳng thành hiện thực. Cũng chẳng tốt đẹp, như bao giờ.

Phục Sinh, thường được người đời hiểu như một chuyển đổi về thể trạng xác phàm, nơi sự sống. Sự sống ấy không còn mang thân xác hít thở, nhưng vẫn có dáng hình của xác thân, để Đấng Nhân Hiền Phục Sinh tàn hình, ở nhiều chỗ. Không phải thế. Phải hiểu Phục Sinh theo chiều hướng của lịch sử cứu rỗi. Tức, một biến đổi linh thiêng rất toàn diện, và đích thực. Biến đổi triệt để chính con người trước đây đã mang xác phàm tội lỗi, khiếm khuyết. Phục Sinh rồi, Thân xác thiêng liêng linh đạo ấy, nay về với sinh họat mới. Về với chính sự sống của Thiên Chúa, rất Ba Ngôi.

Phục Sinh, là sự cất nhắc thực thể rất sống của con người toàn diện có phần linh thiêng lẫn xác phàm, rất mới. Có cả lịch sử và vũ trụ để về với vinh quang miên trường, của Đức Chúa. Nói cách khác, Đức Giê-su Phục Sinh nay không còn sinh họat như thuở trước. Khi Ngài còn ở với đồ để, hoặc chúng nhân. Ngài không còn trực diện rao giảng cho con người, bằng xương bằng thịt, nữa. Không sinh hoạt, hành xử như thân xác phàm trần, Ngài đã và vẫn sinh hoạt như Ngôi Vị trong toàn thể bản vị của Đức Chúa, rất Ba Ngôi.

Tham dự tiệc thánh mừng kính Đức Chúa Phục sinh, ta cầu mong cho mọi kẻ tin biết cảm nhận thông điệp Sống lại, rất Cứu độ. Cảm nhận qua động tác chuyển đổi, rất triệt để. Rất thâm căn. Chuyển đổi và thanh lọc từ căn bản con người, của mỗi người. Cầu và mong, ta vẫn giữ truyền thống của người xưa. Truyền thống, là: thay vì liệng bỏ bánh miến cú dính sẵn lớp men đã dậy lên; nhưng, là: bỏ cả thành phần xác hồn nào chưa hài hoà hiệp thông với ơn Cứu độ Phục Sinh.

Cầu và mong, tất cả chúng ta thực hiện được điều thánh Phaolô đề xuất nơi bài đọc: hãy trỗi dậy cùng với Đức Kitô , và tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, mà thôi. Qua rong ruổi kiếm tìm những gì thuộc thượng giới như thế, ta hãy cùg nghệ sĩ rất nhà Đạo, hát ca mừng Chúa Sống lại, với lời thưa:

Làm sao dám mơ rằng có,

Một tình yêu sẽ không phai nhoà

Một Mùa Xuân không tàn úa,

Người yêu ấy không buồn nhớ,

Mùa xuân ấy cũng qua đi rồi

Cuộc tình xưa nay đã lỡ,

Còn gì nữa đâu mà mong chờ.

Mừng vui lên anh ơi!

Cha cứu tinh nhân trần

Đã sống lại thật rồi,

Loan báo tin vui

Giòng đời này sẽ trôi qua,

Tiếng khóc sẽ không còn

Thế giới sẽ vui mừng,

Hát chung bài ca.

(Thành Tâm – Làm sao dám mơ)

Vâng, thật rất vui mừng. Nếu không có Phục sinh,làm sao thành tựu ơn cứu độ. Ơn Cứu độ không có Phục Sinh, làm sao loài người lại dám mơ. Mơ về Sự thật. Sự thật trong sạch như trẻ thơ. Trong sạch vì “đã dám mở trái tim”. Tim của những tâm hồn vừa sống lại. Sống lại thành trẻ thơ. Như đã mơ.

Lm Richard Leonard sj

(Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:

www.suyniemloingai.blogspot.com

www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )

No comments: