Saturday 26 December 2009

Lm Richard Leonard, sj: Thánh Gia là gia đính thánh?

Mai Tá phỏng dịch


Ngược giòng lịch sử, ta thấy nghệ thuật dân gian tạo hình nơi nhà Đạo, ít quan tâm đến chi tiết của gia đình. Chí ít, là gia đình lành thánh. Rất hiển vinh.


Thời Trung cổ, người ta càng có thói quen tạo hình chạm khắc rất đẹp về gia đình lành thánh. Lý tưởng. Thánh Giuse, vị gia trưởng, trông như ông cố đạo, già đến tám mươi. Lụ khụ, đứng ngồi không vững chắc. Còn Đức Maria, trông như thiếu nữ trẻ. Đẹp mặn mà. Tuổi chừng mười tám. Và, Giêsu Đức Chúa, với mái tóc hoe vàng gợn sóng, ánh đăm chiêu nơi khoé mắt. Luôn mỉm cười hiền hậu, rất hiển vinh. Thế đó là gia đình lành thánh. Lý tưởng. Gương mẫu.


Lành thánh - lý tưởng, là đặc trưng đặc sủng của gia đình dân con đi Đạo. Tuy thế, Thánh kinh vẫn bộc lộ cho mọi người biết: các vị trong gia đình lành thánh thuộc lớp nghèo thị thành. Các ngài, từng biết thế nào là di tản. Từng trải nghiệm cảnh “ăn xổi ở thì”. Sống lang thang. Ở tuổi vị thành niên, Đức Chúa biến đi đâu mất, đến vài ngày. Khiến mẹ cha, “mất hồn” cứ loay hoay. Đi ra đi vào. Luôn kiếm tìm.


Nói chung, gia đình lành thánh – lý tưởng, lúc nào cũng dầy dạn kinh nghiệm xót xa. Đau thương. Bức xúc. Bởi thế nên, khi sắp đặt lớp hào quang rực sáng đặt lên đầu gia đình các Đấng bậc rất thánh, càng khó cho ta khi liên tưởng đến các gia đình lành thánh, ở thế trần. Chốn dân gian, ngoài đời.


Muốn được gọi là lành thánh, các gia đình nhà Đạo phải biết sống độ lượng. Biết yêu thương đùm bọc, hết mọi người. Bie61t sống vững niềm tin nơi Đấng Nhân Hiền. Bie61t, thờ phượng Chúa. Theo ngôn ngữ nhà Đạo, định nghĩa về gia đình an toàn lành mạnh phải có gốc gác tổ tiên, lý lịch. Thật trong sa1ng. Và, thế giới hôm nay, hơn khi nào hết. Rất cần gia đình sống theo gương gia đình rất thánh.


Tuy biết thế, các gia đình thời nay thường phải đấu tranh thi đua, lo sinh sống. Vẫn có nhiều rủi ro. Gãy đổ. Dù đã sống những năm dài, hạnh phúc. Ngày nay, hầu hết các gia đình phải chịu áp lực từ nhiều phía. Cả từ phía xã hội phức hợp. Lân bang. Họ hàng. Thân tộc. Cơ ngơi hạnh phúc của nhà nhà, vẫn có thể là chốn an sinh thường ngày, trong phạm vi gia đình. Vẫn có thể, xảy đến những lạm dụng thể xác, dục tình. Long đong. Trục trặc.


Hôm nay, với lối sống nối kết, ràng buộc. Giàu sang. Tạm bợ. Thương mại – kỹ thuật và truyền thông hiện đại, thật khó lòng giữ trọn nề nếp của gia đình lành thánh, có lý tưởng. Chẳng thế mà, khi trả lời các khảo sát về điều kiện cần có để trở thành một gia đình an vui lành mạnh, người người đều tỏ bày rằng: chìa khoá giải mã cho mọi khó khăn, chính là: sự tha thứ. Trong khi đó, kỹ nghệ quảng cáo, phim ảnh nghệ thuật vẫn dựa trên những biện luận của phim Love Story với thách đố, phân bua bảo rằng: “Đã yêu là không được nói đến thứ tha!”, hoặc: “xin lỗi”.


Với tín hữu Đạo Chúa, sự thật quả rất khác. Yêu là phải biết thân thưa: “Xin miễn lỗi!” Và, người nhà trong gia đình luôn thật tâm tha thứ. Tha thứ, cho những sơ xuất. Lỗi lầm. Quả là, trong cuộc sống thực tế ở gia đình, một trong những cụm từ khó thốt nên lời, trước tiên vẫn là câu: “Con yêu ba…” hoặc: “Bố rất thương con!” Sau đó, mới đến lời : “Bố xin lỗi!” “ Con xin lỗi ba”…


Về khuôn khổ gia đình, rất hiếm trường hợp mà người cha – người con, có thể trao đổi với nhau bằng những lời âu yếm thân thương. Càng hiềm hơn, khi đó là ngôn ngữ đối thoại giữa cha-con, không đồng phái tính. Với tuổi tác chênh lệch, lại càng khó. So với tình mẫu tử, tình thân thương phụ tử ít khi được biểu lộ cách công khai. Bằng lời. Nhất là, trong các gia đình Châu Á. Rất Việt Nam.


Với những vấn đề phức tạp, không ai đủ can đảm tự cho rằng: mình có thể dễ dàng nói lời tha thứ, hoặc bỏ qua mọi lỗi lầm, của người khác. Nhất thứ, khi có những va chạm về quan điểm lập trường, quanh lối sống. Hoặc, nơi có những ngăn cách giữa cách ngăn thế hệ. Trên thực tế, biết nói lời “xin lồi” hoặc: “thứ tha”, vẫn là những chuyện cần làm. Và, phải làm ngay không nên chậm trễ. Bởi trong gia đình người đi Đạo, việc tha thứ nhau trong tương quan cha/con – con/cha vẫn là chuyện cần làm. Nếu muốn theo bước chân mềm mẫu mực, của Đức Chúa. Là, Cha Nhân Hiền đối với người con, là loài người. Càng cần hơn, khi người tín hữu muốn sống đời gia đình có tương quan cha-con, thật lành thánh. Lý tưởng.


Ở xã hội tiên tiến hôm nay, hành vi trả đũa và chọc tức/xúc phạm lẫn nhau đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, thì đây chính là vấn đề. Vấn đề đối kháng với những gì Đức Chúa dạy dân con ngoan hiền phải cư xử với người cha, trong gia đình. Sống thứ tha. Sống biết yêu thương. Đùm bọc. Biết vui hưởng bầu khí thân thương như gia đình, lành mạnh. Rất thánh thiện.


Cầu mong sao, các gia đình dân con đi Đạo, có được lòng quả cảm. Dám đổi thay những gì còn tồn đọng. Cần chuyển biến. Cầu và mong sao ta có được sự thông minh sáng suốt, nhận ra được các đặc thù của tình Chúa là Cha với loài người là con, để làm đẹp hơn nhiều, tình phụ tử cha/con, trong gia đình. Chốn gian trần.


Lm Richard Leonard sj

Mai Ta phỏng dịch.

(Xem thêm các bài cùng một dạng,

Xin mời vào:

www.suyniemloingai.blogspot.com

www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )

No comments: