Friday 24 February 2017

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu: Từ một chân dung không thật (Bài 65)



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 65)

Từ một chân-dung không thật
ta sẽ vẽ lên một Đức Giêsu rất thật

Cho đến nay, ta đã mở ra một tầm nhìn khái-quát, hầu thấu hiểu tính-chất sử-học cũng như văn-hoá, xã-hội cùng đạo-giáo của người Galilê; nhờ đó, giúp ta tạo ảnh-hình tuy hơi mờ/nhạt nhưng khá đại-cương về diện-mạo Đức Giêsu cũng rất thực. Ảnh-hình đây, được Giáo-hội thời tiên-khởi mô-tả ở sách Công-Vụ, mang cốt-cách chân-dung “thực-thụ” của Ngài nơi bề dày nhiều lớp vẫn đan xen/chồng chéo ở Tin Mừng.

Bề dầy nhiều lớp này, đã tô đậm hình-hài đấng thánh-hiền trổi-trang như một ngôn-sứ, cùng các vị có hành-xử và lời lẽ đầy uy-lực. Tuy có thế, ở một vài chỗ, ta lại thấy điểm-tô nhiều nét chấm-phá khá nổi-bật như đấng chữa lành đầy sức thu hút. Cũng từ bề dầy nhiều lớp nói ở đây, ta lại đã nhận ra Ngài là Bậc Thày Dạy có ánh mắt cương-nghị nhìn thẳng vào công-trình thực-dụng, chứ không là biện-luận triết-lý trừu-tượng.

Tính trổi-bật của Do-thái-giáo nói chung và của người Galilê cách riêng, nhằm phát-triển đường lối riêng tây được đấng bậc nổi-cộm như: Honi, Hilkiah, Hanan, Hanina, Đức Giêsu thực-hiện ý-chủ của mỗi vị. Vốn mang tính thương yêu/độ-lượng, các đấng kể ra đây, đều hành-xử theo tư-cách Do-thái-giáo tốt lành/hạnh đạo, chuyên giùm/giúp mọi người, cốt đưa họ ra khỏi cảnh đói/nghèo, tật bệnh.

Nhiều lúc, ta cứ thấy xuất-hiện thứ ách thống-trị của quyền-lực đầy tăm tối. Nhiều vị, lại đã hành-xử như bậc thày dạy luân-lý/đạo-đức; hoặc, như chuyên-gia giảng-giải đạo-lý rất chức-năng. Có vị, còn gián-tiếp coi bậc thày hạnh-đạo ở đây như bậc hiển-thánh chuyên ban ơn lành cho nhân-loại, nhờ vào hiệu-năng cứu-độ mình tạo được từ sự-kiện “cơn mưa nguồn tuôn đổ”. Và, từ việc chế-ngự đám tà ma/quỉ quái vượt lằn ranh này/khác mà cứ tiếp-cận với thần dân Do-thái-giáo.

Đức Giêsu ở Tin Mừng, đã ăn khớp với chân-dung/diện-mạo tạo nơi Ngài một giá-trị vững-chãi. Không ai dám chối bỏ bất cứ ảnh hình nào, khác với hình/hài của Honi Hanina là bậc thày Do-thái-giáo vốn ẩn-tàng bên dưới Tin Mừng.

Thành ra, ta có thể nói: bất cứ thứ gì được thêm-thắt vào những điều đã đề cập, là dốc sức khiến cho vụ/việc này thêm chói-sáng. Mặt khác, đối chiếu với chi-tiết thấy ở đây, ta biết được tương-quan giữa các vị một cách chính-xác, và cả những tiêu-điểm rõ nét hơn về sự thể: làm sao các vị trên lại có được nét tương-đồng hoặc khác biệt đến như thế?

Vượt trên sự-kiện thấy rõ, là: các vị từng lực hút hết mọi người, vẫn giống nhau về căn bản. Một số đặc trưng của các vị, đã xuất hiện ở nhiều nguồn văn ngoài Tân Ước, giúp ta đem chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng vào tiêu-điểm thật rõ nét. Thế nên, câu nói gắt của Đức Giêsu và cơn nổ bùng chống người ngoài Đạo, thật cũng khó mà phù-hợp với văn-bản được Giáo hội coi như lời tâm-phúc của bậc thày đầy tình-tự đến khó hiểu, khi có người lại cứ muốn tạo diện-mạo cho Ngài đặc tính “sô-vanh lấn lướt” của người Galilê.

Theo cách nào đó, Ngài giống hệt đồ-đệ người Galilê rất bốc-đồng như Giacôbê và Gioan, nhiệt-tình những muốn đưa “lửa từ trời” xuống đốt tiệt các làng Samaritanô lại chối bỏ các ngài như Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 54 đã viết ở bên dưới:

“Thấy thế, hai môn đệ Ngài
là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng:
"Thưa Thầy,
Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống
Thiêu-huỷ chúng nó không?”

Có vị, lại cứ nhắm mắt nên không thấy được tâm-tánh Đức Giêsu vào khi ấy, sẽ thấy khó mà diễn-giải lời Ngài vốn dĩ coi người tớ gái đang bị bệnh của bà goá người Syria-Phênyxia là “loài chó”. Câu này, chắc chắn không mang tính thân-thương/mến-chuộng như ngôn-ngữ người đời đúng thời-điểm và nơi/chốn, không nói lên được tầm nhìn của Đức Giêsu với người ngoài Do-thái-giáo, như gáo nước lạnh tạt vào người.

Có vị, lại giống ông Phêrô mang cá-tính người miền Bắc hay lẫn-lộn giọng nói khác biệt của họ như Đức Giêsu từng sử-dụng thổ-ngữ Aram của Galilê để diễn-tả. Lệnh-truyền Ngài ban cho tớ gái của bà goá Gia-ia đã lặp lại tự-vựng Talitha kum với cô bé bằng câu nói nôm na như “Hỡi cừu non nhỏ bé, hãy trỗi dậy” như Tin Mừng cổ của tác-giả Máccô từng viết ở đoạn 5 câu 41 như sau:

“Ngài cầm lấy tay nó và nói:
"Talitha kum", nghĩa là:
"Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi!"           

Ngoài ra, tự vựng “kum” cho thấy cú-pháp của ngôn-ngữ luộm-thuộm mà người Galilê hay dùng mệnh-lệnh giống đực để đưa vào chủ-từ giống cái, khác lối dùng tự-vựng đúng văn-phạm là “kumi” mà người đọc gặp vào hồi gần đây, ở một số ấn-bản Tin Mừng viết tay, có trau chuốt hẳn hòi.

Thêm vào đó, lời than-phiền của các kinh-sư/ký-lục trong làng về cách hành-xử khá ngoại-thường của Đức Giêsu, khi Ngài chữa lành cho người bệnh vào ngày Sabát và việc Ngài để cho đồ-đệ ăn uống mà không rửa tay trước. Hoặc, khi người đói bụng lại cứ vục mặt vào đụn thóc vào ngày lễ nghỉ, song song với lời than phiền của hang tư-tế chống Hasidim.        

Đồng thời, nhằm thấy trước cảnh Đức Giêsu chữa lành cho người bệnh, Ngài đã nói “Tội của anh đã được tha thứ”, khiến các kinh-sư/ký-lục chứng-kiến việc xảy ra ở Caphanaum coi đó như lời báng-bổ từng kể ở Tin Mừng Máccô đoạn 2 câu 5-7 như sau:

“Thấy họ có lòng tin như vậy,
Đức Giêsu bảo người bại liệt:
"Này con, con đã được tha tội rồi."
Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó,
họ nghĩ thầm trong bụng rằng:
"Sao ông này lại dám nói như vậy?”

Xem thế, ta biết rằng: điều này không chỉ dành riêng để kể về Đức Giêsu mà thôi. Theo Cảo Bản Biển Chết, câu chuyện trên doãn lại trường hợp đấng bậc trừ tà Do-thái-giáo từng chữa lành cho Vua Nabonidus bằng việc tha thứ các lỗi/tội của ông ta (4Q241).

Xung đột giữa Đức Giêsu và giới chức Đền thờ, lại dẫn đến vụ xử án giết chết Ngài. Tuy nhiên, sự việc này được kể theo hình-thức hoàn toàn khác hẳn. Có dịp, ta sẽ bàn kỹ hơn về chuyện này.

Lời nài-nỉ của Hasid được Honi thể-hiện cách tối-đa nhưng Simêon ben Shetah lại không đồng ý, đã doãn lại và đưa vào nhân-vật Giêsu như Ngài nói ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 7 câu 7 và Tin Mừng Luca đoạn 11 câu 9 sau đây:

*Ở Tin Mừng Mátthêu đoạn ấy nói:

“Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích,
vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.”

*Còn, Tin Mừng Luca lại bảo:

“Thế nên Thầy bảo anh em:
anh em cứ xin thì sẽ được,
cứ tìm thì sẽ thấy,
cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.”

Câu này, mục-đích doãn lại dụ-ngôn truyện kể về ông chủ nọ biết có vị khách không mời mà lại đến, bèn chạy đi quấy rầy hàng xóm vào giữa đêm, cho đến khi người kia ra khỏi giường ngủ lấy ba ổ bánh cho kẻ đói bụng ăn cho xong, như Tin Mừng Luca đoạn 11 câu 5-8 còn diễn-tả:

“Ngài còn nói với các ông:
"Ai trong anh em có một người bạn,
và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói:
"Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh,
vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà,
và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả";
mà người kia từ trong nhà lại đáp:
"Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi,
các cháu lại ngủ cùng giường với tôi,
tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.?
Thầy nói cho anh em biết:
dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn,
thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần,
vì anh ta cứ lì ra đó.”

Xem thế thì, Đức Giêsu có thể cũng đồng ý với nhận-xét của hàng tư-tế lúc sau này, về việc ù-lì/ngang bướng với nước thiên-đàng” mà người Do-thái-giáo quen gọi là “Chutzpah” (bSanhedrin 105a).

Cho đến nay, ta thấy Đức Giêsu chủ-trương sống làm người giảng rao đây đó, lại song hành với đường-lối hiện-hữu của nhóm Hasidim liên-quan đến tình-trạng khó nghèo bàn ở đây. 

Xem thế thì, người của Chúa lưu-tâm nhiều đến việc cung-cấp mọi thứ cho mọi người, hơn là tạo cho mình sự thoải-mái. Ngược lại, tình-trạng sống độc-thân của Đức Giêsu –vốn hàm-ẩn ở trình-thuật- nhưng không chỗ nào trong Tin Mừng lại nói rõ rằng Ngài từng sống như thế và đối-tác Hasidim cũng làn thế ngoại trừ câu nói khá lạ kỳ xuất tự bậc tư-tế hiển-thánh sống hồi thế-kỷ thứ 2 sau Công nguyên, là: Pinhas ben Yahir được mọi người hiểu.

Có thể nói, các đặc-trưng/hệ-lụy xảy đến lại được Ngài liệt-kê như: sự tỉnh-thức, tính thanh-sạch, việc kiêng ăn nằm thể xác, đặc-thù lành thánh, đức khiêm-hạ, tính sợ tội, lòng nhiệt-tình, thần-khí trỗi dậy từ cõi chết và cuối cùng là nguồn sống giống ngôn-sứ Êlya (mStah 9:15). Có nói thế nào đi nữa về ý-nghĩa đặc-trưng/đặc-thù này, cũng không thể tả hết được tình-trạng độc-thân của Đức Giêsu. Bởi, dù thế nào, thì người nói lên đặc-trưng/đặc-thù ấy phải diễn-giải cho rõ ý mới khiến người đọc hiểu được điều mình nói ra.

Chẳng cần nói nhiều, vốn dĩ là Đấng Chữa lành/trừ tà, Đức Giêsu lại thấy thoải-mái như ở nhà, khi Ngài hòa-nhập với nhóm Hasidim. Ngài chữa lành người bệnh qua việc sờ chạm vào da thịt họ, trong khi Hanina lại dùng lời cầu đem lại hiệu-năng như phép lạ ngay trước mắt, nhưng cả hai đều thực-hiện chữa bệnh từ xa.

Một đặc-trưng khác cũng thường gặp ở nhiều nơi, là: sự kiện các vị được dẫn về với ngôn sứ Êlya của Cựu Ước, như mô-hình “phép lạ” ăn khớp với thể-loại đặc-trưng chuyên làm “điều lạ” do năng-khiếu. Êlya, là ngôn-sứ luôn được nối-kết với Gioan Tẩy Giả, Đức Giêsu, Honi, Hanina và kết luận bằng danh-sách các đặc-trưng/đặc-thù đầy trọng-thưởng của Pinhas ben Yair. Có một chủ-đề được thêm vào đây, đó là: truyện kể về con rắn trong loạt truyện của Hanina.     

Đặc-tính miễn nhiễm của Hasiđi là: ông hoàn toàn tin vào Thiên-Chúa, Đấng đã cung-cấp bối-cảnh thực-tiễn cho Đức Giêsu, khi Ngài tin chắc vào niềm-tin của người thanh-niên khiến anh tiếp-tục bước tới về phíaa trước. Hoặc, anh dám nắm đầu con rắn mà không bị hề-hấn gì, như Tin Mừng Luca đoạn 10 câu 19 và Tin Mừng Máccô đoạn 16 câu 17 có viết:

-Tin Mừng Luca đoạn trên từng ghi chép:

“Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng
để đạp lên rắn rết, bọ cạp
và mọi thế lực Kẻ Thù,
mà chẳng có gì làm hại được anh em.”  

-Và Tin Mừng Máccô lại cũng viết:

“là những dấu lạ
sẽ đi theo những ai có lòng tin:
nhân danh Thầy,
họ sẽ trừ được quỷ,
sẽ nói được những tiếng mới lạ.
Họ sẽ cầm được rắn,
và dù có uống nhằm thuốc độc,
thì cũng chẳng sao.”

Có điều lạ, là: Đức Giêsu Hanina đều đáp trả yêu-cầu từ đám tà ma/quỉ quái theo cách giống hệt nhau. Đức Giêsu Ngài thoả thuận cho loài quỉ Gessênê được phép nhập đoàn heo bẩn trong làng nhào xuống nước, như Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 12-13 đã chép lại:

“Đám thần ô uế nài xin Ngài rằng:
"Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia."
Ngài cho phép.
Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo.
Cả bầy heo -chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi
lao xuống biển và chết ngộp dưới đó.
Các kẻ chăn heo bỏ chạy,
loan tin trong thành và thôn xóm.
Thiên hạ đến xem việc gì đã xảy ra.
Họ đến cùng Đức Giêsu
và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó,
ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo
-chính người này đã bị đạo binh quỷ nhập vào.
Họ phát sợ.” 

Trong khi đó, Hanina lại cũng cho phép đám quỉ ghé các thôn làng/thị trấn mỗi tuần hai lần. Không còn ngờ vực gì nữa, chính vì thế mà dân làng mới được sống an-bình.

Vượt lên trên sự việc Đức Giêsu sống chung đụng với người đồng tuổi ở thế giới người phàm, và việc so sánh Ngài với Hasiđim thời cổ, lại đã tạo cho người nghe có được nhận-thức về tiến-trình diễn-tiến ở thần-học như bậc thang đi lên. Xin nêu ra đây, ít là ba ví-dụ cụ-thể để bà con mình suy-nghĩ.

Mỗi lần Hasid dâng lời cầu của mình lên “Cha trên trời”, thì cứ bình thường, mọi người sẽ mong-đợi Thiên Chúa coi ông như con của Ngài. Trong khi đó, Honi lại hiểu ngầm chính ông là người con trong gia đình lành thánh. Còn Simêon ben Shetah lại không mấy thích thú khi ông buộc phải nhận ra rằng: không chỉ mỗi Honi là đứa con ngang-ngược của Chúa mà thôi, nhưng lại đã cắt ngắn đoạn văn Kinh thánh từng viết ở sách Châm Ngôn đoạn 23 câu 23-24 đã viết:

“Chân lý và khôn ngoan,
nghiêm huấn và hiểu biết,
con hãy mua lấy chứ đừng bán đi.
Thân phụ người công chính sẽ mừng vui,
đấng sinh thành người khôn sẽ hoan hỷ.”   

là điều từng ứng-nghiệm nơi Ngài (mTaanit 3: 8). Ở chỗ khác, Sanhedrin lại cũng bảo cho biết ông từng tuyên-bố rằng Honi là người được sách Job đoạn 22 câu 28 mô-tả như sau:

“Mọi điều anh dự định
sẽ thành công,
nẻo đường anh đi,
ánh sáng sẽ bừng lên chiếu rọi.”      

Đối với Hanina, không đoạn kinh thánh nào của Do-thái-giáo lại có cái kiểu nối kết tên tuổi của ông rồi đưa vào Tân Ước để ứng-nghiệm lời chú-thích ấy. Thay vào đó, người đọc chúng ta có khuynh-hướng đòi bằng-chứng về “tiếng nói từ trời” nghe được vào lúc Đức Giêsu chịu thanh tẩy. Hoặc, sự kiện biến-hình trên núi, không chỉ xảy ra có một lần, nhưng mỗi ngày đều thấy:  

“Toàn thế-giới đều duy-trì/thể-hiện truyện kể về Hanina, con của ta, nhưng Hanina, con của ta đã mãn-nguyện dù chỉ nếm náp có một chút hạt minh-quyết vào ngày Sabát này qua ngày Sabát khác, mà thôi.” (bTaanit 24b)

Cuối cùng thì, bài tán-tụng Hanina cao cả nhất, được ông Gioan Tin Mừng ghép vào cho Đức Giêsu khi tác-giả Tin Mừng này kể về vai trò tạo dựng vũ-trụ của Đức Giêsu. Tuy nhiên, không đưa ra gợi ý nào dù lớn nhỏ về việc biến Ngài thành Đấng thần-linh thánh-hoá hoặc Ngài được tuyên-dương làm mục-tiêu và mục-đích của một tạo-dựng đang trờ tới (bBerakhot 61b).

Cho đến nay, tôi cũng đã cho thấy nhiều về điểm tương-đồng giữa hình-hài của ngôn-sứ ở Kinh Sách xuất từ làng Nadarét đem so với chân-dung đầy cuốn hút của Hasiđim, rõ như thế. Mục-đích của sự việc này, cốt để mô-tả Đức Giêsu đích-thực hầu biến-hoá Ngài thành nhân-vật có thật theo nghĩa nhập-thể làm người Do-thái-giáo chân-phương, gia dĩ ta có thể sờ chạm và đo lường hệt như người Galilê vẫn đem ý-nghĩa từ-vựng “ish ha-Elohim” đưa vào tên Ngài, tức: vào “Người của Chúa” bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Tuy thế, việc trưng-dẫn nét tương-đồng ở đây, là cốt đem đến cho chúng ta một so sánh chỉ gồm phân nửa sự thật, mà thôi.               

Trước đây, sau khi đọc cuốn sách khác do tôi biên-soạn, nhiều nhà thần-học trong Đạo đã tuyên án là tôi làm giảm uy-thế Đức Giêsu bằng cách tinh-giản-hoá thân-phận Ngài xuống thành người Galilê thuần-thành dù Ngài chỉ có lực hút nhiều người theo chân Ngài, thế thôi.

Từ lâu, tôi vẫn bác bỏ tuyên án này, khi mô-tả Đức Giêsu là “nhân-vật thứ-yếu nếu xét chiều sâu nhận-thức và tính đặc-trưng cao cả nơi cá-tính của Ngài”. Và, tôi cũng đã viết: Ngài là “Bậc thày không ai có thể qua mặt về nghệ-thuật bóc trần sự thật thâm-sâu và đem vấn-đề này về lại với bản-chất Đạo, quyết nối-kết tương-quan hiện-sinh giữa người với người, và giữa con người với Thiên-Chúa (X. Jesus, the Jew, nxb HarperOne, tr.224).

Dù sao thì, muốn nắm vững được Đức Giêsu đích-thực bằng cá-tính riêng tây của Ngài trong môi-trường lịch-sử Ngài đã sống giống các Hasidim cùng thời với Ngài, ta phải đặt tư-thế quân-bình với yêu-tố đặc-trưng/đặc-thù vốn dĩ khiến họ trở-thành khác-biệt. Con số những người như thế thấy rất nhiều và cũng quan-yếu, nhưng tôi chỉ dám lạm bàn về một số vị có tầm-mức quan-trọng, thôi.

Để bắt đầu, ta nên nói đến sự khác-biệt giữa cá-tính các vị. Dù được như có thiếu sót trong chính-xác lịch-sử trong các chân-dung, không ai với mắt thường lại bỏ qua được những khác biệt thấy rõ giữa Đức Giêsu và phía bên kia là Hasidim. Dùng ngôn-ngữ thời-đại hôm nay, ta có thể bảo: giả như Đức Giêsu là siêu sao, thì những người kia chỉ là diễn-viên phụ, ngoại trừ mỗi Honi.

Dù ông Honi có hành-xử theo cách ngoại-thường khi đụng chạm, ông vẫn tự cho thấy mình cũng gan-dạ không thua ai. Và, giống như Đức Giêsu, ông cũng có thể hy-sinh trọn đời mình cho các xác-tín của ông. Các người khác cũng tử-tế, dễ mến, có ý tốt và cũng lành thánh cách sâu sắc, nhưng không có cá-tính riêng nào đặc-biệt hết.        

Hilkiah, người lao-động ban ngày được mô-tả như chuyên-gia nguyện cầu rất kín tiếng và người bà con của ông là Hanan đúng hơn là bạn-hữu từ hồi đầu, lại gần gũi các con trẻ hơn là tư-tế. Cả đến Hanina ben Dosa, có lẽ là bậc cao cả nhất trong nhóm Hasidim lại được tả như bậc lành thánh, bé nhỏ, ngọt ngào, luôn sẵn sang giúp đỡ mọi người chứng-tỏ sự lòng sốt-sắng thâm-sâu đối với Thiên-Chúa, nhưng lại không có cá-tính nào lớn lao và cũng chẳng có ai đi theo ông hết.

Đức Giêsu đứng trước mặt họ, đầu cổ ngài bao giờ cũng cao hơn họ. Quả thật như ta có nói ở đầu sách rằng: Ngài không là nhân-vật nhu–mì/dễ bảo với dân thường Do-thái-giáo thường vẫn hay tưởng tượng. Như ta biết, có thể là Ngài có tánh kiên-quyết, ít kiên-nhẫn, dễ nổi giận. Ngài kế-thừa đặc trưng oai-hùng, gan sắt và chẳng hãi sợ bậc tiền-nhiệm là các ngôn-sứ. Giống như ngôn-sứ Amos từng giáp mặt đụng đầu với các tư-tế của Bethel, như sách Amos đoạn 7 câu 10-17 có ghi chép rằng:

“Bấy giờ ông Amátgia, tư tế đền thờ Bết-Ên, sai người đến gặp Giarópam, vua Israel, và thưa: "Amos âm mưu chống đức vua ngay trên lãnh thổ Israel, và đất nước này không còn chịu nổi bất cứ lời nào của ông ta nữa. Vì Amos nói như thế này: "Giarópam sẽ chết vì gươm, và Israel sẽ bị đày biệt xứ." Bấy giờ Amátgia nói với ông Amos: "Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giuđa, về đó mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm! Nhưng ở BếtÊn này, đừng có hòng nói tiên-tri nữa, vì đây là thánh-điện của quân vương, đây là đền thờ của vương-triều." Ông Amos trả lời ông Amátgia: "Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn-sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung. Chính Đức Chúa đã bắt lấy tôi khi tôi đi theo sau đàn vật, và Đức Chúa đã truyền cho tôi: "Hãy đi tuyên sấm cho Israel dân Ta."
Vậy giờ đây, hãy nghe lời Đức Chúa phán: Ngươi nói:
"Ông không được tuyên sấm chống lại Israel,
cũng không được phát ngôn chống lại nhà Isa-ác."
Vì vậy, Đức Chúa phán thế này:
"Vợ ngươi sẽ đi làm điếm trong thành phố,
con trai con gái ngươi sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm,
lãnh thổ ngươi sẽ bị phân chia từng mảnh,
còn ngươi, ngươi sẽ chết trên một miền đất ô uế,
và Israel sẽ bị đày xa quê cha đất tổ."            

Và, ngôn-sứ Giêrêmia đã nói tiên-tri về ngày phán-quyết cuối cùng ngay trước mặt vua GiêhôAkim như ở sách Giêrêmia đoạn 36 từng viết, thì Đức Giêsu không sợ ra trước mặt kẻ quyền-thế. Ngài tỏ bày tình Ngài thương yêu đám trẻ con mà Ngài đề-bạt như mẫu-mực ho những ai tìm kiếm Vương Quốc Nước Trời. Ngài nghênh đón phụ-nữ và chạnh lòng thương xót người đau yếu, bệnh tật, cùng khổ. Ngài vượt quá các ngôn-sứ. Ngài ôm-ấp kẻ yếu đuối, nghèo hèn, goá bụa, những người mồ côi không cha.

Đức Giêsu còn đi xa hơn thế nữa và Ngài can đảm giang rộng vòng tay đón chào những người bị bỏ ngoài lề xã-hội, các gái điếm người thu thuế đưa họ về với Ngài, những người chạy khỏi những kẻ hẹp hòi, dù đạo hạnh. Ngài được tả là người có khả năng chứng-tỏ cảm-xúc yêu thương đến cùng tột.

Đức Giêsu dễ bị đánh động cả từ lòng thương xót lẫn cơn giận dữ. Ngài để cơn nóng giận bay cao tấn-kích những người chỉ thích chỉ-trích/chống-đối thôi. Ai chậm lụt thiếu hiểu biết, đặc-biệt là các đồ-đệ do ngài chọn đôi lúc cũng làm Ngài nổi cơn thịnh-nộ. Có lần, Ngài được tả là người vô lý, không biết điều. Trong cơn đó, Ngài cũng từng nguyền-rủa cây vả không sinh hoa trái, dù hôm ấy không là ngày mùa hái vả như Tin Mừng Mác-cô đoạn 11 câu 12-14 viết như sau:

“Hôm sau, khi thầy trò rời khỏi Bêtania,
thì Đức Giêsu cảm thấy đói.
Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá,
Ngài đến xem có tìm được trái nào không.
Nhưng khi lại gần, Ngài không tìm được gì cả,
chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả.
Ngài lên tiếng bảo cây vả:
"Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của ngươi nữa!"
Các môn đệ đã nghe Ngài nói thế.”  

Vốn dĩ là người có nguồn-gốc xuất tự Galilê biết rõ cây vả cho trái những 10 tháng trong năm, Ngài cũng quên rằng Giêrusalem ở độ cao 800 mét trên mực nước biển có khí-hậu khắc-nghiệt nhiều hơn vùng quanh hồ. Đức Giêsu từng là người có cá-tính sắt thép và đồng thời cũng nhiệt-nồng rất mê say mộ đạo đối với Chúa Cha là Đấng trọn-hảo đầy lòng từ-bi/nhân-hậu để Ngài bắt chước.
                                                                                    (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-doạn, Mai Tá lược dịch      

No comments: