Wednesday 22 February 2017

Gs Geza Vermes Diện mạo Đức Giêsu: Bên dưới Tin Mừng là Đức Giêsu thự (Bài 64)



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 64)

Đoạn văn ngắn do Hamina ben Dosa viết ở trên, thiết nghĩ cũng đủ để giúp ta đúc-kết thành kết-luận cho toàn-bộ ý-tưởng được đưa ra, cốt chứng-tỏ đặc-tính linh-thiêng của đấng thánh-hiền buổi giao-thời Cựu - Tân Ước.

Tuy nhiên, chỉ cần thoáng nhìn vào động-thái của hàng tư-tế đối xử với HoniaHanina hoặc lập-trường của sử-gia Josephus đối với Onias thôi, cũng giúp người đọc nhận ra tầm quan-trọng khi so sánh chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm.

Lập-trường hàng tư-tế cho thấy các vị vốn có nhận-định bao-quát từ tán-dương/cổ võ đến lập-trường mỉa-mai/phiền trách rơi vào tình-huống thiếu thẳng thắn. Riêng với Honi, sách Mishnah mô-tả “phép lạ” cầu-trời-mưa-xuống được đánh giá khá cao bằng nhận-định của Pharaô lúc ấy là Simeon ben Shetah về Hasid. Theo vương-gia này, thì: hành-xử của Honi đối với Thiên-Chúa thiếu phần tôn kính. Và như thế, đã để mất đi qui-cách sủng-ái. Thành thử, ông đáng bị lên án một cách nghiêm-ngặt.

Dù sao, ông cũng đã nhận ra một cách bất đắc dĩ, là: Honi dù có gần cận với “vị Cha trên trời” cách đặc biệt đến thế nào đi nữa, lại cũng khiến cho Simêon ben Shetah tự-chế không công-khai cấm-kỵ ông chút nào.

Simêon ben Shetah từng gửi thông-điệp đến với Honi cốt khẳng-định: “Giả như anh không là Honi, thì tôi cũng tuyệt-giao với anh rồi. Thế, sao lại hỏi tôi làm được gì anh? Bộ, anh quấy-quả Thiên-Chúa đến thế, mà Ngài vẫn chấp-thuận lời cầu của anh như đứa con vòi-vĩnh mẹ/cha mãi rồi thì cũng đạt điều mong ước thôi.” (x. mTaamit 3: 8)

Thuận vào lúc có khẳng-định tích-cực cùng lời bàn của hàng tư-tế về sách Sáng Thế như đã thấy ở Genesis Rabba đoạn 13 câu 7, Honi nay quay về mô-hình cuối-cùng tựa hồ như ngôn-sứ Êlya từng hành-xử khi ông nói về việc đấng thánh-hiền đưa dân về phục-vụ Thiên-Chúa. Tác-giả lại có sẵn trong đầu một ý-tưởng về hiệu-quả của “ơn mưa móc” đổ tràn thời hạn-hán khi ông bảo: “Không ai có thể sánh với Êlya và Honi là những người từng vẽ lên Đường Vòng Cung Cao Cả vốn đưa dân về chốn phụng-thờ Thiên-Chúa, hết.”

Trong khi đó, thì: sử-gia Josephus được mọi người kỳ-vọng hết mình, lại đưa ra ảnh-hình khá chừng-mực và mẫn-cảm về Onias. Thời-kỳ vẽ lên Đường Vòng Cung Cao Cả cũng đi vào quên-lãng và việc cầu-trời-mưa-xuống lại vẫn ám-chỉ về những chuyện như thế, nhưng không bao-hàm ý-tưởng coi đó như “phép lạ nhãn tiền”. Và, bậc hiền-nhân-linh-thánh được Thiên-Chúa thương-yêu cách lạ kỳ mà tiếng Hy-Lạp gọi đó là “Dikaios kai theophiles”.

Đối lại với văn-chương tư-tế, sử-gia Josephus, nào muốn mạo-hiểm đi vào nền thần-học theo dạng Onias, một đề-tài để ta tưởng/nhớ khi ghi-chép chân-dung Đức Giêsu do ông tô-điểm.

Ta đề-cập cũng khá nhiều về chuyện này, như thế cũng tạm được. Nay, một lần nữa, ta nên đi vào bình-luận tuy có hơi xúc-phạm và/hoặc làm mất đi mối thiện-cảm sao cũng được. Lại nữa, ông ta lại vẫn được coi là mẫu người tối cao khá tượng-hình; thế nên, bằng vào các ghi-nhận ở trên, ta thấy ông có đặc-điểm của đấng bậc cao cả vẫn được gọi là “Đấng thánh-hiền lý-tưởng qua hành-xử”.

Về điểm này, tưởng cũng nên thêm vào nơi đây, lối diễn-tả của Mekhita, một bình-luận-gia thời mới chớm về sách Xuất Hành. Và, nhờ tính chân-phương điềm-tĩnh của mình, ông đã hoàn-thành lý-tưởng Kinh Sách về “con người trung-thực vốn chán ghét chuyện nhờ vả các thần-linh quái ác.” (Mekhita và Xuất Hành đoạn 18 câu 21). Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ để tán-dương thành-quả của ông rồi.

Tuy nhiên, vào thế-kỷ sau đó, các bài tán-tụng Hanina lại do hàng tư-tế thiết-lập theo kiểu ông từng làm cho Honi; thế nên sự việc cứ tiếp tục gia-tăng. R. Dimi, một nhà giáo người Babylon chuyên viết về truyền-thống cựu-trào Palestine, đã mô-tả ông như một Êlya thời chung-cuộc, nhờ đó thế-hệ của ông mới thoát khỏi nạn đói hoành-hành (x. bHagigah 14a).

Bậc thày cao cả người Babylon, là Rav (sống vào đầu thế-kỷ thứ ba sau Công nguyên), còn đi xa hơn thế.

Theo ông này, Hanina nghe được tiếng/giọng từ trời công-nhận ông là con Thiên-Chúa; nên cứ nghĩ rằng: nhờ ông, toàn-thể thế-giới mới tồn-tại (x. bTaanit 24b). Có một số câu nói cho thấy “tiếng/giọng từ trời” từng tán-dương Hanina, lại là tiếng/giọng xuất tự núi thánh Horeb, tức: nơi xuất-hiện 10 điều răn nói chung và giới luật còn lại do Môsê ban-bố (x. bBerakhot 17b; bHallin 86a).

Là đấng bậc mang tên Rav, ông này lại tự lãnh trách-nhiệm tán-dương Hanina như bậc thánh-hiền hoàn-hảo trong Đạo. Và, theo như ý-nghĩa của châm-ngôn ở Kinh Sách, thì: Thiên-Chúa tạo dựng đất trời, là: Ngài tạo cho cả người tốt lành/hạnh-đạo lẫn kẻ ác độc/xấu xa. Và từ đó, ông còn thêm đôi lời mang nghĩa nhủ khuyên như sau:

“Thế-gian này, được tạo-dựng cho Ahab con trai Omri là vua quan độc ác sống vào thời ngôn-sứ Êlya mà thôi; và cũng cho R. Hanina ben Dosa là Êlya mới. Thế-gian này được dựng là cho Ahab con của Omri thôi; còn thế-giới đang trờ tới, tức Vương Quốc của Thiên Chúa, lại chỉ dành cho R. Hanina ben Dosa, thôi”. (bBerakhot)

Thật ra thì, các giọt tụng-ca như thế chỉ đổ vào đại-dương văn-chương của hang tư tế mà thôi. Dù sao thì, khi thu-thập, chúng hiển-lộ hình-ảnh chói-lọi về người Galilê tài-năng vào thế-kỷ thứ nhất khi ông đăng-quang nổi lên bằng lớp hào-quang sáng-chói. Cùng với lời tán-tụng này, ta còn bắt gặp các lời bình xuất từ các tư-tế thấp bé chuyên tị-nạnh, hoặc từ người vợ hiền của các ông, hoặc các tư-tế tập-sự lâu nay thấy bực vì lối hành-xử thiếu qui-ước xuất tự người của Chúa.

Các sứ giả được Gamaliel sai đi từ Giêrusalem, khi được Hanina báo cho biết các trẻ bị bệnh đều đã được chữa, nhưng: thay vì diễn-tả sự vui mừng/cảm tạ, thì các ông lại cứ mỉa mai/khinh bỉ bằng những câu như: “Thế ông lại cũng là ngôn-sứ sao?” (bBerakhot 34b)                                      

Hệt như thế, khi nghe lời-lẽ mất thể-diện của Yohanan ben Zakkai tự thú là mình không có khả-năng cứu-chữa con trai mình, dù ông có đồng ý để đầu mình kẹp giữa bắp đùi “suốt ngày trời”, thì vợ của ông cũng nổi cơn lôi-đình mà bảo: “Thế thì Hanina lại cao hơn ông sao?” Trong một thoáng lấy lại uy-tín đã mất, Yohanan ben Zakkai tái thẩm-định thứ-tự cao/thấp như sau: “Không đâu. Hắn chỉ như người giúp việc; còn tôi đây mới là hoàng-tử trước mặt Vua cha, thôi!” (bBerakhot 34b).

Có giai-thoại khác kể lại rằng: việc Hanina cứu sống cô con gái của Nêhunyah là người đào hầm (tức: chức-vụ của vị quan chuyên cung-cấp nước uống cho người hành-hương Đền Thờ bị nhiều người coi như không xứng-hợp chuyện tổ-phụ Abraham hy-sinh con ruột của ông (bBaba Kamma 50a). Cũng thế, câu truyện thần-thoại về con dê nhà Hanina bị nắm sừng đem về nhà, đã kích-động lời miệt-thị gấp đôi sau đây: “Giả như Hanina nghèo đến thế, sao ông ta lại có thể sở-hữu các chú dê con như vậy?”

Tệ hơn nữa, giả như ông ta có được mấy chú dê con như thế, cũng vì ông đã vi-phạm qui-định của tư tế qua câu sau đây: “Phải chăng bậc hiền-nhân đây đã chẳng nói là bày thú nhỏ phải được gầy trong đất Israel, sao?” (bTaanit 25a).

Đấy là những chuyện vặt-vãnh đầy lý-sự, không làm mất đi tính chân-phương tôn-kính trong đó Hanina, Honi và các Hasidim được người Do-thái-giáo duy-trì biện-luận vào buổi giao-thời Cựu – Tân Ước và vào thời tư-tế, cũng là thế.

Nếu thế thì, các đoạn văn đây đã đưa lằn sáng chói lọi vào với chân-dung Đức Giêsu ở Tân Ước, khi mọi người nhìn Ngài theo ánh mắt thực-tế của thế-giới Do-thái-giáo Palestine thời xưa/cũ, gần đây nhất.

                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn,
Mai Tá lược dịch.                  


No comments: