Những ngày đầu Xuân, ngồi đọc những hàng tin về những con
số tai nạn, mà chết lặng người. Chỉ tính trong ba ngày ( Ba Mươi, mồng Một và
mồng Hai Tết ), đã có 64 người chết và 112 người bị thương do tai nạn giao
thông ( x. http://viettimes.vn/64-nguoi-chet-112-nguoi-bi-thuong-trong-3-ngay-tet-104854.html
); Chỉ 5 ngày nghỉ Tết đã có gần 120 người chết vì tai nạn giao thông ( x. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/5-ngay-nghi-tet-gan-120-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-3534735.html
); Chỉ 3 ngày Tết mà hơn 2.200 người vào viện, 14 người chết do đánh nhau ( x. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/hon-2200-nguoi-vao-vien-14-nguoi-chet-do-danh-nhau-trong-3-ngay-tet-20170129225602118.htm
)
Các lễ
hội tranh cướp đánh nhau để giành giật các bùa chú, và còn nhiều tệ nạn khác cứ
hàng năm diễn ra, không thay đổi, không suy giảm.
Về mặt
xã hội học chúng ta có thể phân tích do nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên
nhân chính vẫn là do nền giáo dục công dân. Chuyện giáo dục ở nước ta mọi người
đã kêu ca nhiều lắm, bao nhiêu năm nay rồi, mỗi năm lại thêm tệ hại hơn. Mọi sự
như bế tắc, cách giải quyết của xã hội là cho con cái đi du học nước ngoài, kể
cả các quan chức lãnh đạo ngành giáo dục, phát biểu thì cứ hô hoán một nền giáo
dục văn minh tiến bộ, nhưng thực tế thì hành xử người với người lại hoàn toàn
khác, chính họ cũng không còn tin vào phẩm chất của những gì họ đã
"đẻ" ra một cách vô tội vạ.
Dù sao
vẫn còn một hy vọng, ấy là khi xã hội bất lực, thì cũng là lúc tạo ra các điều
kiện ngày càng rõ nét để tôn giáo chứng minh vai trò chấn hưng giáo dục của
mình. Truyền thống dân gian khẳng định việc dạy “ăn ngay ở lành” là công việc
của tôn giáo, với những mục tiêu hướng thượng, tôn giáo dạy người ta "ăn
ngay ở lành". Tin vào quyền lực của một Chân Thần, tin vào Sự Thiện tuyệt
đối, tin vào Sự Thật tuyệt đối, các tín đồ cố gắng "ăn ngay ở lành",
vì "ăn ngay ở lành" nên các tín đồ sẽ được lãnh nhận sự ngay lành
tuyệt đối.
“Phúc
cho ai hiền lành vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp. Phúc cho ai tay sạch
lòng thanh, vì họ sẽ đươc ngắm nhìn Thiên Chúa. Phúc cho ai xây dựng hòa bình
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa…” ( Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu ).
Vậy khi những điều đau khổ xảy ra như trên vừa kể thì vai
trò tôn giáo ở đâu ? Có phải chùa chiền là nơi tổ chức những sinh hoạt cướp
bóc, đánh đập giằng xé nhau ? Có phải chùa chiền là nơi dựng đủ thứ tượng thần
thánh mê tín dị đoan để người ta đến xì xụp vái lạy, rồi đút lót, nhét tiền bạc
vào miệng, vào tay chân tượng ?
Những ngày Tết, Nhà Thờ có phải là nơi thu hút tín hữu
đến thờ phượng, cầu khẩn bình an năm mới, tìm điều may mắn soi đường trong
chính lời của Đấng Chí Tôn ? Nhà Thờ có mở cửa như lời của Đức Thánh Cha
Phanxicô chỉ dạy, để bất cứ ai muốn đến với Thiên Chúa đều không bị ngăn cản
bởi những cánh cửa đóng sầm lại ? Các bậc tu hành được xung vào hàng ngũ phục
vụ nhu cầu đời sống tâm linh hay để có quyền có chức, đặc quyền đặc lợi, và
thực hiện quyền nghỉ Tết như mọi người cho nó có vẻ mang tính nhân bản ? Trời
ơi, Nhà Thờ đóng cửa, chỉ mở theo giờ lễ !
Nếu Nhà
Thờ cũng đóng cửa, cha thầy cũng nghỉ Tết thăm gia đình cho có nhân bản, thì
tín hữu bỏ đi đánh bài, nhậu nhẹt, đua xe, nam nữ thanh thiếu niên dắt nhau vào
khách sạn nhà nghỉ theo giờ, giới trẻ đi theo bạn bè đến chùa chiền miếu mạo
giật lộc đầu xuân là chuyện đương nhiên !
Nhà Thờ
mà đóng cửa thì đừng kêu cứu là “sao bây giờ người ta không ăn ngay ở lành nữa
?” Ngày Tết mà Nhà Thờ không đón tin hữu đến dâng gia đình mình, đến cầu khấn
xin ơn bình an, thì đừng ngạc nhiên khi hàng năm tệ nạn cứ không ngừng xảy và
càng ngày càng nhiều hơn, càng tệ hơn.
Đã đến
lúc người ta không còn thấy vai trò dạy “ăn ngay ở lành” nơi các tôn giáo nữa
chăng !
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 3.2.2017
No comments:
Post a Comment