Gennaro Maria Sarnelli:
“Chúng tôi là một Hiệp Hội các linh mục thợ
chuyên lo giúp đỡ những người dân quê bị bỏ rơi hơn cả
và chúng tôi cố gắng làm cho người chưa biết Chúa được biết Ngài”
Một vài
tháng sau khi Gennaro Maria Sarnelli lãnh nhận sứ vụ linh
mục, thì vào những ngày đầu tháng 11 năm 1732, cha Anphong Maria đệ Ligôri rời
thành Napoli về lại Scala gần Amalfi và tại đây Cha sáng lập “Dòng Rất Thánh
Cứu Chuộc”.
Những Khó
Khăn Ban Đầu
Ngày 9
tháng 11 năm 1732 là ngày khai sinh Hội Dòng Chúa Cứu Thế. Tại nhà khách của
các nữ tu Rất Thánh Cứu Chuộc (sau này đổi thành nữ tu Chúa Cứu Thế), quy tụ
quanh Đức Cha Tommaso Falcoia, Giám mục Giáo phận Castellammare di Stabia, có
cha Anphong Maria đệ Ligôri và bốn người bạn đồng hành có ý định thành lập một
nhóm tông đồ. Vincenzo Mannarini, thuộc giới quý tộc miền Calabrais de Rossano,
Don Matteo Ripa, một con người hết sức khô cứng; cha Giovani Battista Di Donato
người Calabrais, đã sáng lập một hội Dòng mà phần lớn qui luật lấy từ bộ luật
của Dòng Tên; Pietro Romano kinh sĩ nhà thờ lớn Scala cũng là cha giải tội
thường xuyên cho các nữ tu Dòng Rất Thánh Cứu Chuộc; Silvestro Tosquez nhân vật
đặc biệt nhất của thuộc giới quý tộc thành Troia, thẩm phán ở Tòa Án tối cao
tại Napoli và Viên Tổng Giám Sát thuế quan miền Foggia, nhưng Silvestro Tosquez
vẫn luôn khao khát sứ vụ linh mục và làm thầy dạy đời sống thiêng liêng.
Gennaro
Maria Sarnelli không
thuộc thành viên của nhóm đầu tiên và dường như chắc chắn muốn tham gia nhóm.
Mặt khác cha linh hướng của Gennaro Maria Sarnelli đã khuyên
không nên vội vàng: “Thiên Chúa và thời gian” dường như là quy tắc vàng của
việc hướng dẫn thiêng liêng thời bấy giờ và đây cũng là một phương thế kìm hãm Gennaro
Maria Sarnelli tránh rơi vào các cuộc mạo hiểm không lối thoát.
Quả thế,
nhóm năm người ở Scala đã nhanh chóng tan rã bởi chỉ do lòng nhiệt thành và
thiện chí nên đã không thành công, thiếu kinh nghiệm, sự có mặt của quá nhiều
người có cá tính mạnh mẽ cùng với kỳ vọng làm người sáng lập và do sự hướng dẫn
của Đức Cha Falcioia cứng nhắc nghiêng về lý thuyết hơn là thực tế nên không
thể có một sự thống nhất. Cho nên chỉ vài tuần sau khi thành lập Dòng chỉ còn
lại một mình cha Anphong Maria đệ Ligôri với giấc mơ thừa sai của ngài và người
bạn đồng hành là thầy trợ sĩ Vito
Một Trạng
Sư Kiên Trì
Gennaro
Maria Sarnelli tiếp nhận
các thông tin từ Scala qua Đức Cha Tommaso Falcoia và qua Don Giovanni Mazzini,
đồng thời cả thành phố Napoli và Giáo Hội Napoli cũng đang theo dõi diễn tiến
sự việc tại Scarla với sự tò mò không lành mạnh. Dù Gennaro Maria Sarnelli đã
có mặt tạiở Scala cùng với sự ngăn cản cha linh hướng, nên đành phải trở về
Napoli. Còn đồng nghiệp của Anphong Maria đệ Ligôri ở thủ đô tiếp nhận sự thất
bại này với những lời đã thành quen thuộc “Tôi đã nói rõ điều đó với anh rồi.”
Thứ hai,
ngày 23 tháng 2 năm 1733, Anphong Maria đệ Ligôri đã bị trục xuất khỏi “Hội
Thừa Sai Tông Đồ” và phải nhờ đến uy tín của Đức Hồng Y Pignatelli để huỷ
bỏ quyết định ấy. Là người bạn trung tín, Gennaro Maria Sarnelli đảm
nhận trách nhiệm chẳng mấy đơn giản là bênh vực cho người bạn tâm giao này.
Đại Phúc
Với Thánh Anphong Maria đệ Ligôri
Ngày 14
tháng 6 năm 1733, Andrea Maria anh trai của Gennaro Maria Sarnelli lãnh
nhận sứ vụ linh mục qua việc đặt tay của Đức Cha Falcoia. Sau cuộc gặp gỡ giữa
Đức Cha Falcoia và Gennaro Maria Sarnelli, không một phút lưỡng lự Đức
Cha Falcoia viết cho Anphong Maria đệ Ligôri “Gennaro Maria Sarnelli
muốn đến thăm cha trong vài ngày nữa và mong muốn đi truyền giáo với cha. Hoạt
động truyền giáo đã bị chựng lại khi chỉ còn lại một mình Anphong Maria đệ
Ligôri, thì nay lại có thể được tiếp tục.
Tuần đại
phúc đầu tiên tại Ravello, từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 6, trên đường trở về
Napoli, Gennaro Maria Sarnelli gặp Đức Cha Falcoia một lần nữa để thưa
chuyện về cảm nghiệm và ích lợi của tuần đại phúc cùng với cha Anphong Maria đệ
Ligôri. Khi trở về Castellammare, Đức Cha Facoia đã thấy Gennaro Maria
Sarnelli là một người đầy nhiệt huyết về công việc giảng đại phúc cho dân
chúng.
GIỮA CÁC
TU SĨ DÒNG CHÚA CỨU THẾ
Ngày 9
tháng 7 sau khi đã chia sẻ với Cha linh hướng Gennaro Maria Sarnelli đã
viết cho Anphong Maria đệ Ligôri về quyết định của mình “sau khi xét mình trước
mặt Chúa thì tôi vào Hội Dòng là do ý muốn của Thiên Chúa”.
Ngày 14
tháng 7, Gennaro Maria Sarnelli viết thêm một lá thứ gửi cho Anphong
Maria đệ Ligôri “ơn gọi cao cả mà cha đã giới thiệu cho tôi và rốt cuộc lời mời
gọi ấy tôi xem như là một lời mời gọi của Thiên Chúa, mặc dù có nhiều khó khăn
mà chính cha đã giãi bày cho tôi thấy. Hơn nữa, vì tôi coi đây là việc đại sự,
nên tôi tiên đoán Satan sẽ không ngừng chống phá và sẽ gây cho cha nhiều khó
khăn trở ngại khác”.
Quả thực,
những thành viên của “Hội Tông Đồ Thừa Sai” đã nghĩ không tốt rằng Anphong đệ
Ligôri tự dấn mình vào cuộc phiêu lưu, giờ lại thêm Gennaro Maria
Sarnelli cũng dấn mình vào cuộc thử nghiệm điên rồ ấy, một thử nghiệm hầu như
đã nắm chắc thất bại trước khi bắt đầu. Những “nhà Đại danh” chê trách việc Gennaro
Maria Sarnelli đã giảng một tuần đại phúc mà không được Bề Trên Dòng cho
phép. Đó là một cách thức hết sức rõ ràng giúpGennaro Maria Sarnelli
phải cắt đứt mọi liên lạc với Hội Dòng mới khai sinh, nghĩa là với Anphong đệ
Liguori, khi đó là đại diện duy nhất của Dòng.
Gennaro
Maria Sarnelli tìm cách làm im miệng
mọi người bằng cách đặt họ trước việc đã rồi. Được sự đồng ý của Đức Cha
Falcoia và cha linh hướng, ngài viết một thư ngỏ cho cha Anphong đệ Liguori
quyết định ra nhập Hội Dòng của mình. Ngài sao lại bức thư, hơn nữa, còn viết
nắn nót. Ngài nhờ luật sư Don Cesare Sportelli, trong khi chờ lãnh sứ vụ linh
mục, đang làm thư ký cho Đức Cha Falcoia phổ biến lá thư khắp Napoli.
Gennaro
Maria Sarnelli điềm tĩnh trả lời với
những ai mỉa mai hội dòng mới: “Chúng tôi là một Hiệp Hội các linh mục thợ
chuyên lo giúp đỡ những người dân quê bị bỏ rơi hơn cả và chúng tôi cố gắng làm
cho người chưa biết Chúa được biết Ngài”. Và quả thực, khó mà tìm ra được một
định nghĩa tổng hợp và nền tảng hơn cho Dòng Chúa Cứu Thế. Cái “chúng tôi là”
chỉ rõ ý muốn của ngài tự coi mình là thành phần của nhóm tu sĩ Dòng Chúa Cứu
Thế.
Hành động
đi đôi với lời nói đầu tháng 9 năm 1733, ngài rời Napoli để đến sống tại Scala.
Sáng kiến của Sarnelli gây nên sự hoang mang trong dư luận quần chúng Napoli.
Chính Đức cha Falcoia phải nhận rằng từ đây “không nên liều lĩnh đặt vấn đề
nghi ngờ công trình được chúc phúc ấy”.
N.T.M
Biên soạn
dựa trên tác phẩm
“Gennaro
Maria Sarnelli – Tông đồ gái điếm thành Napoli”
No comments:
Post a Comment