Thursday 6 October 2016

Gs Geza Vermes Đức Giêsu và Vương Quốc Nước Trời (tiếp theo) Bài 57



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 57)


Đức Giêsu
và Vương Quốc Nước Trời
(tiếp theo)

Bằng vào nghiên-cứu kiểu “kiềng ba chân” nói ở trên, ta đã trải dài phân-tách đi từ truyện kể đến danh xưng và các lời dạy, nhằm phác-họa diện-mạo Đức Giêsu do tác-giả Máccô, Mátthêu và Luca đem đến; từ đó, ta nhận ra được ảnh-hình rất đính-kết để rồi mường-tượng ra chân-dung của Ngài do Tin Mừng Nhất Lãm từng ghi rõ.

Theo cung-cách rất đặc-biệt, chân-dung của Ngài, lại đã phản-ánh một hình-tượng khá bóng bẩy, nhưng không giống với Đức Giêsu của lịch sử. Cuối cùng thì, vì cưu-mang bản-chất của một nhu-liệu Tin Mừng rát khe-khắt vốn dĩ cứ muốn đẩy ta ra khỏi nơi đó. May thay, vì luôn có nỗ-lực tháp-đặt mọi sự vào với hiện-tại, nhằm chuẩn-nhận ảnh/hình này theo cách dễ chịu quyết đưa nó vào nền-tảng văn-hóa và niềm tin của những người theo Do-thái-giáo ở Palestine, thời cận-đại.

Khởi từ nhận-định có hơi tiêu-cực nhưng căn-bản, Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm, như sách Công Vụ Tông Đồ từng ghi rõ, không là ảnh/hình phản-ánh một thế-giới khác lạ, mà là hình/ảnh đã được tháp-ghép vào vũ-trụ của con người. Việc thần-thánh-hóa Đức Giêsu không là sự việc bất chợt xảy đến, nhưng đã từng bước và từng bước đạt đích điểm.

Sự việc này, bắt đầu bằng một “hạ sinh khá lạ-kỳ” được tác-giả Mátthêu và Luca ghi chép ở văn-bản vào thời sau, lại được các giáo-phụ, thần-học-gia và Cộng-đoàn Giáo-hội từng hỗ-trợ cho người ngoại được Hy-lạp-hóa có ông Phaolô và Gioan Tin Mừng tiếp tay nâng-đỡ rất liên-tục,

Công-cuộc thần-thánh-hóa cách chính-thức, dù đã mờ-nhạt dần nơi chân trời từ thế-kỷ thứ hai trở về sau, đã không thành-tựu mãi đến khi Công đồng Nicê được dàn-dựng năm 325 sau Công Nguyên, mới rõ rệt. Thế nhưng, hãy để mọi sự nên như thế một lần nữa, bởi: cuối cùng thì: trong thâm-tâm người theo Do-thái-giáo ở Palestine hồi thế-kỷ thứ nhất, không một ai, cả những người được tôn “làm Con Thiên-Chúa” lại cũng sẻ-san bản-chất của Đấng Quyền-uy Vô-biên.

Đức Giêsu của tác-giả Máccô, Mátthêu và Luca đã hiện-thân trên sân-khấu như nhà Thuyết Giảng đường dài người Galilê đồng thời là Đấng Chữa lành-Trừ quỉ được nhiều người ngưỡng-mộ, bước theo chân. Tuy thế, Ngài cũng bị các kẻ không tin-tưởng lại đã chống-cự; đặc-biệt là các vị lãnh trọnh-trách thiết-lập nền đạo-đức trọng-yếu khả dĩ duy-trì pháp-luật và trật-tự ở Giêrusalem, là nơi luôn bị đe-doạ làm loạn. Theo chứng-cứ chung rút từ Tin Mừng Nhất Lãm, thì bất cứ nơi nào Đức Giêsu đến, Ngài vẫn được chúng-dân bình-dị người Galilê công-nhận là Phát-ngôn-nhân của Thiên-Chúa. Ta hẳn đã biết, những người như thế lại coi Ngài là Vị Ngôn-sứ cao cả. Thật thế, Tin Mừng đem đến cho ta nhiều lý lẽ để ta dựa vào đó mà tin rằng: Đức Giêsu đã tự cho Ngài là thế và điều này được coi là nhận-thức sớm nhất vẫn nghĩ rằng Ngài là Mục-tử Đầu đàn ở trong Đạo, như sách Công-vụ đoạn 2 câu 22 từng xác-chứng như sau:

“Thưa đồng-bào Israel, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nadarét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của Ngài, Thiên Chúa đã cho Ngài làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em dư biết điều đó.”

Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu đời rao-giảng, xem ra Ngài cũng chẳng không muốn tự đánh bóng tên tuổi, nhưng Danh-xưng Giêsu của Ngài lại nối-kết với Danh-tánh Mêsia đã từ lâu. Bởi lẽ, dù Ngài xuất-hiện với mọi người như Vị Lãnh-tụ cánh-chung đi chăng nữa, Ngài vẫn không muốn mọi người liên-tưởng đến khuôn-mẫu chính-trị kiểu truyền-thống hoàng-gia qua tư-cách làm con vua Đavít.

Quả thế, không nét chấm phá nào trong lai-lịch cùng lề-lối giảng-dạy hoặc nguyện-vọng từng rơi rớt, khiến mọi người cứ nghĩ là Ngài tìm cách cho rằng Ngài là Vua người Do-thái-giáo. Chỉ những người chống-đối Ngài; hoặc cuối cùng muốn tìm ra điều gì làm nền-tảng mới quả-quyết Ngài chính là Đấng Mêsia giả.     

Nhiều lần, tôi đã lặp đi lặp lại rằng: những vị sống cùng thời với Ngài lại đã nhấn mạnh vào bản-năng hoặc gián-tiếp coi Ngài là Đấng Mêsia không theo khuôn-mẫu chính-trị nhưng như thể một cảnh-báo về thời cánh-chung, mà thôi. Viễn-tượng này, không mang nặng tính-cách chính-trị có bằng-cớ qua câu trả lời gửi đến ông Gioan Tẩy Giả lại cứ hỏi: “Ngài có phải là Đấng Kitô mà mọi người trông đợi không?

Ngài đã không làm cho ông Gioan yên lòng bằng câu đáp-trả vỏn vẹn chỉ mỗi câu như: “Đúng thế! Tôi đây là Đavít Mới. Và, quân-binh của tôi liên-minh với thần-sứ, sẽ lên đường chiến-đấu cùng với tôi.

Câu trích Tin Mừng Mátthêu và Luca ở trên, là lối nói quanh-co/bí-ẩn không đụng chạm chủ-thuyết Thiên-Sai đầy tính chính-trị, như đoạn Tin Mừng sau đây từng xác-chứng:

“Bấy giờ ông Phêrô bắt đầu trình bày cho họ đầu đuôi sự việc, ông nói: "Tôi đang cầu-nguyện tại thành Giaphô, thì trong lúc xuất-thần, tôi thấy được thị-kiến này, là: có vật gì sà xuống, trông như tấm khăn lớn buộc bốn góc, từ trời thả xuống đến tận chỗ tôi ngồi.”

Và, Tin Mừng Luca đoạn 7 câu 22, cũng viết thêm:

“Ngài trả lời hai người ấy, rằng: Anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo/hèn được nghe/biết Tin Mừng...”

Các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm sử-dụng danh xưng “Con Thiên Chúa” lại cũng củng-cố cùng một nhận-định như thế. Đức Giêsu không muốn mọi người coi Ngài là Đấng Mêsia thuộc giòng-dõi Đavít, Đấng Giải-thoát Israel và là Người chinh-phục các dân nước. Điều này buộc các người đọc như ta, phải loại bỏ tính-chất của “người con” vốn nối-kết với ý-niệm về Đấng Thiên Sai là Vua các dân nước.

Tuy nhiên, khía-cạnh dễ thấy qua ý-niệm “Người con của Chúa” được bộc-lộ nhờ yếu-tố linh-thiêng lịch-sử xoay quanh Đức Giêsu, là Đấng Chữa lành và là Bậc Thầy Dạy mặc-khải thời Vương Quốc Nước Trời đã tới, Đức Giêsu lấp đầy tâm-não người dân bình thường bằng nguyên-tắc không dính-líu vào chính-trị được mọi người trông-đợi Ngài là “Đấng Mêsia, Con Thiên-Chúa.”

Một lần nữa, hiện rõ trong đầu tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm và người sống cùng thời với Đức Giêsu và Giáo-hội tiên-khởi, là danh-xưng “Đức Chúa” gợi hình-tượng Đấng Bậc Quyền uy/cái thế đã chiến-thắng mọi uy-quyền tăm-tối, tật-bệnh cùng ác-thần/sự dữ.

Bằng việc ám-chỉ cách mạnh-bạo một xã-hội Hy-Lạp và La Mã, cốt để mọi người thấy được rằng: “Đức Chúa” –tiếng Hy-Lạp là “Kyrios”, đã dần-dà tạo nối-kết với hệ-cấp cao hơn thuộc Giáo-hội phục-vụ dân ngoại hầu thoát khỏi tầm khống-chế ở truyền-thống văn-hóa do Kinh Sách Do-thái-giáo đã trở-thành khí-cụ đầy mãnh-lực trong việc lập ra môn Kitô-học rất biện-bạch.

Cuối cùng, khi Đức Giêsu đóng góp đạo-lý của Ngài vào với Đạo của người theo Do-thái-giáo, thì ý-niệm Thiên-Chúa-là-Cha và Vương-Quốc-Nước-Trời đã và đang hiện-hữu cả vào thời hiện-tại, nữa. Và, khi tín-hữu Đạo Chúa ra tay bóp méo tín-thư của Ngài thì: hình/ảnh về Ngài lại được phác-họa bằng truyện kể và danh xưng đã phong-phú-hóa có chỉnh-sửa vào thời sau.

Đức Giêsu được mô-tả là Đấng Tuân-giữ lề-luật Torah đáng kính-phục và Ngài là Đấng đã cắt-nghĩa cũng như giảng-giải tín-thư đạo-lý nằm ở trong đó. Ngài mặc khải: chính Ngài là Đấng phụng-thờ Thiên-Chúa Cha theo niềm tin sám-hối bắt-chước đường-lối mà Cha Ngài từng dẫn-dụ.

Không cần nói nhiều, ảnh/hình về Đấng thần-thiêng thánh-hóa đầy yêu-thương, thật ra đã không phản-ánh kinh-nghiệm của con người về thế-giới bất-công, tàn-bạo. Ngài cũng đã chứng-kiến cảnh chim non rơi-rớt khỏi tổ-ấm và cả đến những kẻ bé mọn bị tách xa/tàn-lụi cùng người vô-tội chịu cảnh khổ-đau/tiêu-điều, sầu-não.

Sẽ là một sai lầm không nhỏ, nếu ta lại cứ tưởng-tượng cho nhiều, rồi bảo: Đức Giêsu tự để Ngài bị huyễn-hoặc bởi những gì được coi như ảnh/hình mộc-mạc đầy cảm-tính về người Cha. Nhưng, động-lực quan-trọng dự-phóng từ trực-giác của Ngài, lại đã tạo cảm-giác chắc-chắn bảo rằng: Đấng Tạo-hóa Vĩnh-hằng Cao-cả là do Ngài vượt lên trên tất cả mọi sự và mọi thứ. Ngài là Đấng thánh vẫn rất gần, dễ tiếp-cận Thiên-Chúa hơn ai hết.

Có thế nói: khía-cạnh dễ đánh-động ta hơn cả ở nơi chân-dung Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm, là hình-thái cánh chung đầy sắc-mầu về tổng-thể. Thế nên, vào thời-khắc cũng rất căng, là lúc Ngài tuyên-bố: Vương-Quốc-Nước-Trời rày hiển-hiện, Đức Giêsu đã thể-hiện mặc-khải về chính mình Ngài. Kể từ đó, Ngài lại khích-lệ những ai dấn bước theo Ngài hãy cố-gắng trở nên bình-dị, nhưng dứt-khoát tập-trung vào khía-cạnh nội-tại, hầu đặt nặng cơ-duyên nguồn-cội mọi hoạt-động của đạo-giáo.

Ngõ hầu tóm gọn chương-trình hành-động do Đức Giêsu thực-hiện, tưởng cũng nên đưa ra đấy bản-chất sâu-sắc nơi Ngài quyết làm tất cả mọi sự hầu thực-hiện điều Ngài rao báo, tức: “Vương-Quồc-Nước-Trời đã tới nơi!”

Nếu ta thiếu sót không thể-hiện niềm tin nơi Ngài, hẳn ta cũng không làm giảm sút chút sự thật nền-tảng mình từng chứng-thực, rằng: không động-thái tôn-giáo mang tính xác-thực nào lại không thẩm-thấu ý-nghĩa biến mọi ý-định và tư-tưởng thành hành-động cấp thời được.

Đến đây, tôi đã sử-dụng mọi công-cụ mình có, hầu phác-họa nên diện-mạo Đức Giêsu nhờ có sự hỗ-trợ của Tin Mừng Nhất Lãm. Nay, tôi lại cũng cố-gắng tìm đến với Đức Giêsu lịch-sử theo cung-cách Tin Mừng Máccô, Mátthêu và Luca cho phép. Nhưng, chân-dung ta có tìm ra, vẫn chỉ là khía-cạnh về một ảnh/hình do tác-giả Tin Mừng đem đến, hoặc nhiều lắm cũng chỉ tô-vẽ một sự thật của Tin Mừng về Đức Giêsu, thôi.

Ở chương tiếp, ta sẽ bàn về đoạn cuối cùng của nghiên-cứu/học hỏi quyết tìm cho được hình/ảnh một Đức Giêsu đích-thực vẫn ẩn-tàng bên dưới giòng chảy Tin Mừng, hầu tìm đến với sự thật về Đức Giêsu thành Nadarét, rất thực-thụ.

                                                                                                             (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn              
Mai Tá lược-dịch

No comments: