Tuesday 11 October 2016

Gs Geza Vermes: Nét đặc-trưng/đặc-thù ở Đức Giêsu nơi Tin Mừng Nhất Lãm - Bài 58



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 58)


Nét đặc-trưng/đặc-thù
ở Đức Giêsu
nơi Tin Mừng Nhất Lãm

Trong nỗ-lực bồi-đắp một ảnh/hình về Đức Giêsu qua Tin Mừng Nhất Lãm, cho đến nay ta dựa phần lớn vào các chứng-cứ có kiểm-nghiệm rút từ các bản-văn khác nhau không chỉ đặt nặng vào khuynh-hướng tiêu-biểu của cá-nhân tác-giả, hoặc vào sự thiếu-sót khuynh-hướng nào khác, rất tương-tự.

Thêm vào đó, bằng quyết-tâm không tạo luận-cứ để tranh-luận, ta sẽ gói-ghém chương/đoạn này vào với việc đưa ra một chứng-từ xuất tự Tin Mừng Mátthêu và Luca đặc-biệt về thời ấu thơ của Đức Giêsu, để rồi xét-định lại các đặc-thù khả dĩ hỗ-trợ hoặc chống-đối Do-thái-giáo qua Tin Mừng Mátthêu và khuynh-hướng toàn-cầu-hoá của tác-giả Luca. Đặc biệt hơn, ta cũng sẽ để tâm đến các đặc-thù của Đức Giêsu xuất-hiện ở Tin Mừng Máccô từng được hai tác-giả trên cải-biên hoặc chẳng hề lưu-tâm đến.


Tin Mừng Mátthêu và Luca
về thời thơ ấu
Đức Giêsu
   
Vấn-đề gia-phả/giòng-tộc Đức Giêsu ở Tin Mừng Mátthêu và Luca, trên thực-tế, dù có khác nhau cũng được khai-thác tận-tình vì mục-đích thông-thường là tạo nền thần-học chính-thống như việc xác-nhận Đức Giêsu thuộc giòng-tộc Đavít vẫn vang-vọng để rồi ứng-nghiệm và phản-ảnh huấn-dụ của Giáo-hội tiên-khởi, thôi. Điều này, được diễn-bày không chỉ nơi Tin Mừng Nhất Lãm thôi, nhưng còn ở sách Công-vụ và các thư từ/bài viết của ông Phaolô, nữa.

Về chuyện này, tác-giả Mátthêu đã làm sáng-tỏ lập-trường của ông ngay ở đầu Tin Mừng với giòng chữ như sau:

“Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Abraham:”

Thật ra, tác-giả Mátthêu cũng đã áp-dụng lề-lối đưa ra 3 đơn-vị chủ-yếu, mỗi đơn-vị gồm 14 thế-hệ nam-nhân dẫn về giòng-tộc của Đấng Mêsia là Đấng xuất tự tổ-phụ Abraham cho đến Đavít, rồi từ Đavít đến Vua Giêkônia và từ Giêkônia đến Đức Giêsu, qua ông Giuse.

Tin Mừng Mátthêu đoạn 1 câu 2-12, tác-giả lại đã liệt-kê gia-phả Đức Giêsu xuất từ tổ-phụ Abraham đến Giêrubabel theo kiểu Cựu-Ước, nhưng phần còn lại của danh-sách, ông lại dựa vào một nguồn-văn không rõ lai-lịch. Thế nên, tác-giả viết chương/đoạn này, không theo kiểu Tin Mừng Luca, chút nào hết.

Trong khi đó, tác-giả Luca lại đã tạo thị-kiến thần-học rộng rãi hơn tác-giả Mátthêu nhiều. Chính ông đã mô-tả nguồn-gốc/giống-giòng Đức Giêsu theo kiểu lội ngược giòng sử, tức: khởi từ Đức Giêsu đi ngược về với thân-phụ Ngài là ông Giuse; và cứ thế đi ngược giòng về đằng trước, ngang qua Đavít đến Abraham, rồi lên mãi tận nam-nhân đầu đời với tên gọi “Người con của Chúa” như đoạn 3 câu 23-38, từng diễn-tả:

“Khi Đức Giêsu khởi-sự đi rao-giảng, Ngài trạc ba mươi tuổi. Thiên-hạ vẫn coi Ngài là con ông Giuse. Giuse là con Êli, Êli con Máttát, Máttát con Lêvi, Lêvi con Manki, Manki con Giannai, Giannai con Giôxếp. Giôxếp con Máttítgia, Máttítgia con Amốt, Amốt con Nakhum, Nakhum con Khétli, Khétli con Nácgai. Nácgai con Makhát, Makhát con Máttítgia, Máttítgia con Simy, Simy con Giôxếch, Giôxếch con Giôđa. Giôđa con Giôkhanan, Giôkhanan con Rêsa, Rêsa con Dơrúpbaven, Dơrúpbaven con Santiên.

Nêri con Manki, Manki con Átđi, Átđi con Côxam, Côxam con Enmơđam, Enmơđam con E. E con Giêsu, Giêsu con Êliede, Êliede con Giôrim, Giôrim con Máttát, Máttát con Lêvi. Lêvi con Simêôn, Simêôn con Giuđa, Giuđa con Giôxếp, Giôxếp con Giônam, Giônam con Engiakim, Engiakim con Malia, Malia con Mina, Mina con Máttátta, Máttátta con Nathan, Nathan con Đavít.”     

Làm như thế, tức mặc-nhiên hỗ-trợ cho lập-trường rao-giảng của ông Phaolô về sứ-vụ giảng rao tông-đồ của “Đức Giêsu-Ađam-Mới” mang tính-chất rất toàn-cầu.

Hai tác-giả đây, đều gặp khó-khăn về pháp-lý khi mô-tả Đức Giêsu đã kế-thừa giòng-tộc hoàng-gia theo nam-giới, tức: ngang qua thân-phụ Ngài là ông Giuse, bằng ơn-huệ lạ-lùng về việc thụ-thai Ngài, nhưng điều này lại không xuất-hiện ở Tin Mừng Máccô là Tin Mừng đầu tiên được biết đến, để rồi trở-thành nòng-cốt cho các huấn-dụ của Giáo-hội tiên-khởi vốn chăm lo cho người ngoại-giáo vừa hồi hướng quay trở về.

Tác-giả Luca viết Tin Mừng cho người ngoại-giáo, lại sử-dụng một đáp-án khả dĩ giải-quyết các vấn-đề cách dễ-dàng bằng việc âm-thầm bảo: ông Giuse được nghĩ là thân-phụ Đức Giêsu như mọi người thường hiểu mỗi khi đọc Tin Mừng đoạn 3 câu 23, trong đó có nói:

“Khi Đức Giêsu khởi sự rao-giảng, Ngài trạc ba mươi tuổi. Thiên-hạ lại vẫn coi Ngài là con ông Giuse. Giuse là con Êli…”

Mặt khác, truyền-thống Mátthêu lại tỏ ra lúng-túng/đắn-đo thấy rõ ở chương/đoạn khác. Thông thường, thì: lối diễn-tả kiểu ông A sinh ra ông B là người sinh từ ông C, vv… thì: chuyện nguồn-gốc/gia-phả của người được kể, đã thành-thân với bà Maria, để rồi sinh ra Đức Giêsu, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 1 câu 16, rày quả-quyết:

“Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô.”

Thay vào đó, các xác-chứng gia-phả ở Tin Mừng Mátthêu, cũng không mấy vững-vàng và ổn-định. Ở Tin Mừng này, ta có câu đại để như:

“Và ông Giacóp sinh ra ông Giuse. Ông Giuse lại đã hứa-hôn cùng Đức Nữ-trinh Maria, sinh ra Đức Giêsu.”

Ở câu này, tiếng Xyri cổ (tức tiếng Aram của Đạo Chúa) nếu kiểm-chứng với từ-vựng khác như bản-văn Mátthêu đã chứng-thực, lại trở-thành một phần của kinh Tin Kính được phổ-biến rộng cho cộng-đoàn Đạo Chúa vốn xuất từ Do-thái-giáo qua danh-xưng “Êbiônít” tức tên gọi “Người nghèo”, mà theo các giáo-phụ thời tiên-khởi thì: Đức Giêsu đã hạ-sinh cách tự-nhiên do bà Maria đã hứa-hôn với đấng phu-quân Giuse mà thành.

Nhằm xác-chứng Đức Giêsu là Đấng Mêsia sinh ra từ giống-giòng hoàng-tộc rất Đavít, qua ông Giuse và cùng lúc do Đức Nữ-trinh thụ-thai cưu-mang, truyền-thống Mátthêu phải lập cửa/ngõ ngang qua đất miền “lởm chởm” trước khi đạt thoả-hiệp chính-thống, theo cung-cách không mấy dễ dàng từ Giáo-hội lo cho dân ngoại vốn biết nhiều nên quyết rằng: việc nữ-nhân đồng-trinh thụ-thai theo siêu-hình là hiện-trạng xuất tự giòng-dõi được coi như tròng-tréo nhưng hiệu-nghiệm, bởi: theo luật thì Ngài vốn thuộc giòng-tộc Đavít, rất vua quan.   

Cũng theo tác-giả Mátthêu, thì: niềm tin của Giáo-hội tiên-khởi nói tiếng Hy-Lạp về sau được chứng-thực bằng thị-kiến về thần-sứ từ trời đã xác-nhận với ông Giuse, đấng phu-quân tương lai của Bà Maria, là: mọi sự do bởi Thánh Thần Chúa mà ra.

Có hiểu-biết khá vững-chắc lại cũng nghĩ là: ông Giuse từng tuyên-bố ông không là tác-giả của thai-nhi với vị hôn-thê mình là bà Maria, nên ông đã lẳng-lặng tính chuyện chối-bỏ thai-nhi, tức: ông có ý-định công-khai kết tội hôn-thê của ông bằng án chết rõ đành rành. Nhưng khi ấy, ông được báo mộng rằng: việc này là phép lạ hiếm-có rất tỏ-tường, như Tin Mừng đoạn 1 câu 20-23 lại xác-định mọi việc xảy ra là để ứng-nghiệm lời tiên-tri ở sách Ysaya đoạn 7 câu 14, sau đây:

“Ông Giuse đang toan-tính như vậy, thì kìa sứ-thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu-mang là do quyền-năng Chúa Thánh-Thần mà ra. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Ngài sẽ cứu dân khỏi tội lỗi của họ." Tất cả sự việc này xảy ra là để ứng-nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn-sứ: Này đây, Trinh-Nữ sẽ thụ-thai và sinh-hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta."    

Ở đoạn này, từ-vựng “Trinh-Nữ” là phạm-trù rút từ Bản Bảy Mươi tiếng Hy-Lạp và là chú-thích của tác-giả Mátthêu muốn giải-nghĩa từ-vựng biểu-trưng “Emmanuen” cốt nói lên bản-chất siêu-nhiên của Hài-nhi sinh-hạ cách lạ-kỳ chưa từng thấy. Đồng thời, nghĩa bóng đoạn văn này hàm-ngụ ý-nghĩa mà người đọc nào không theo Do-thái-giáo xưa vẫn nghĩ như thế. Đức Giêsu, hẳn Ngài cũng dư biết rằng danh-xưng “Emmanuen” (tức: “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”) không có nghĩa như việc Thiên-Chúa xuống thế làm người mặc lấy hình-hài của con người, mà là lời hứa Thiên Chúa quyết giúp-đỡ dân Do-thái-giáo, thôi.                             

Người đọc quen biết sách Yasaya Do-thái-giáo, hẳn sẽ lúng-túng trước lập-luận của tác-giả Mátthêu. Bởi, ngôn-từ mà ngôn-sứ Cựu-ước sử-dụng lại chỉ có nghĩa là “Người nữ trẻ” (tiếng Aram là “ahmah”), chứ không có nghĩa là “nữ trinh” (tiếng Aram là “betulah”). Người nữ trẻ thụ-thai, không đồng nghĩa với cụm-từ “thụ thai mà còn trinh”. Việc phiên-dịch từ-vựng “alamah” một cách sai lạc thành “Parthenos” (tức “đồng trinh”, “trinh-nữ”) sau này được chỉnh-sửa vào thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai Công nguyên, khi Giáo-hội dịch sách Ysaya sang tiếng Hy Lạp, thường thì các từ-vựng này lại được thay bằng từ-vựng “Con gái trẻ” (tiếng Aram là “neanis”) mỗi khi người dịch chuyển từ-vựng “đồng trinh” (tức “Parthenos”) ở Bản Bảy Mươi, mà thôi.            

Bằng ngôn-ngữ đơn-thuần để mọi người dễ hiểu, gia-phả và truyện kể thời Ấu thơ của Đức Giêsu do tác-giả Mátthêu dàn dựng lại phản-ánh ảnh/hình Đức Giêsu sinh ra từ Trinh-nữ, có một không hai đã đầy-đủ ý-nghĩa đối với Giáo-hội nói tiếng Hy-Lạp.

Truyện kể của Luca lại khác hẳn. Và, nói theo kiểu thần-học, thì truyện kể đây xuất-sắc và tiến-bộ hơn. Việc công-bố sự sinh-hạ Đức Giêsu đầy phép mầu lại được đặt trước đó bằng một hạ sinh không kém phần kỳ-lạ là hài nhi Gioan Tẩy Giả, con của cụ bà Êlizabét, người chị họ của bà Maria. Lại có thần-sứ đến bảo với bà rằng dù Bà không có chồng, bà vẫn thụ-thai bởi Thần Linh rất thánh và cưu-mang “Người Con của Đấng Tối Cao” là Đấng sẽ ngồi trên “ngai Đavít mà trị vì”, như đoạn 1 câu 31-32 của Tin Mừng từng dẫn giải:

“Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên-Chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Ngài.” 

Và, chuyện thụ thai diệu-kỳ là thế lại không thể tưởng-tượng nhiều hơn chuyện bà chị họ Êlizabét lâu nay đã quá tuổi mang thai, như Tin Mừng tác-giả đây ở đoạn 1 câu 36-37, còn viết thêm:

“Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu-mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm-hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên-Chúa, không có gì là không thể làm được."      

Để thấy được truyện thụ-thai Đức Giêsu theo bối-cảnh rộng lớn, cần so chiếu với giai-thoại sinh đẻ khác ở Do-thái-giáo vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-ước mới hiểu được. Các tác-giả Cựu-ước tin rằng việc người nữ không sinh/đẻ được là do Thiên-Chúa đã khép kín cung lòng của bà, nhưng Ngài cũng sẽ mở cung lòng bà ra để rồi khiến bà thành người mắn đẻ. Rất nhiều vi anh-hùng Cựu-ước, trong đó phải kể đến tổ-phụ Isaác, Giacó và Giuse cũng như ngôn-sứ Samuel, là những vị sinh từ các bà mẹ được coi là không còn khả năng sinh-sản nữa. Và trường-hợp bà Sarah, vợ ông Abraham đã 90 tuổi cũng vẫn sinh con sau một thời-gian dài bị coi là vô-sinh. Với xã-hội và văn-hoá Do-thái-giáo thời cổ, chuyện sinh nở như thế được coi là phép lạ cả thể, thôi.        

Tiếp đến, khi nhận-thức Tin Mừng thời Ấu Thơ của Đức Giêsu, cũng không nên bỏ qua cụm-từ “đồng-trinh sạch-sẽ” vốn được người Do-thái-giáo chú-giải theo cách khác nhau. Dĩ nhiên, trong đó có trải-nghiệm về chuyện ăn-nằm xác/thịt. Nhưng, từ-vựng “Parthenos” chỉ có nghĩa bảo rằng: đây là người con gái trẻ và/hoặc không có chồng. Thật ra, khi dịch Bản Bảy Mươi từ tiếng Aram sang Hy-Lạp, cụm-từ “parthenos” được sử-dụng để cho thấy bên tiếng Aram chuyện này có 3 nghĩa khác nhau: “đồng trinh”, con gái” và “phụ-nữ trẻ”.

Thời Tannaitic, tức: thời-kỳ tiếng Aram của sách MishnahTosefta do hàng tư-tế chủ-trương từ thế-kỷ thứ nhất đến thế-kỷ thứ hai Công nguyên, từ-vựng này mang nhiều sắc-thái đặc-biệt hơn. Và, ta không có lý do gì để nghĩ rằng các từ-vựng như thế đều do các vị này sáng-chế ra. Ngay đến từ-vựng “betulah” thông thường mang ý-nghĩa một “virgo intact” (tức: “nữ-trinh vẹn toàn”) khi được các vị này sử-dụng lại có nghĩa như phụ-từ nói về sự thiếu trưởng-thành về mặt thể-xác dẫn đến hậu-quả là không có khả-năng thụ-thai.

Theo nguyên-ngữ do các tư-tế lập ra, thì: cụm-từ “đồng-trinh” nơi người nữ đã chấm-dứt ngay sau khi cô gái đi vào tuổi dầy thì về thể-xác. Điều luật xưa nhất ở sách Mishna có định-nghĩa “trinh-nữ” là nữ-nhân “chưa từng thấy kinh dù người ấy đã lập gia-đình” (mNiddah 1:4). Sách Tosefta, cũng có điều-luật Do-thái-giáo thời rất sớm đã nhân-danh Tư-tế Eliezer ben Hyrcanus (sống vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Công-nguyên) vẫn chủ-trương rằng: người nữ nào như thế vẫn tiếp-tục được coi là nữ-trinh cả sau khi người này thụ-thai và sinh con dù trước đó không thấy xuất kinh-nguyệt (tNiddah 1: 6)

Muốn hiểu rõ điều luật này, ta phải nhớ: vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước cho đến thời tư-tế mới chớm, tục tảo-hôn, tức: hôn-nhân lập trước tuổi dậy-thì, cũng đã được phép (x. Josephus, Jewish War 2: 161/ 4Q270). Thật ra, thì: các vị tư-tế đã tranh-luận rất gắt gao về việc có phát-hiện được hay không vết máu đọng trên giường ngủ của trẻ nữ sau buổi động phòng hoa chúc đêm tân-hôn, tức: ý nói “nữ-trinh” theo nghĩa có xuất kinh hay không, được đánh dấu vào lần xuất kinh đầu tiên hoặc vào đêm tân-hôn cũng là thế. Xem thế thì, ý-tưởng về thụ-thai qua ăn-nằm thể-xác lần đầu-tiên, từ đó trở-thành “người mẹ trinh-tiết” đã không là ý-tưởng viển-vông trong tâm-trí các vị tư-tế.

Lại một khía-cạnh khác nói lên quan-điểm của người Do-thái-giáo thời xưa nhận-định về trinh-tiết do triết-gia lỗi-lạc là Philo thành Alexandria sống cùng thời với Đức Giêsu. Ông mô-tả người vợ đã mãn kinh của Abraham là nữ-phụ trở-thành trinh-nữ lần thứ hai (x. De posteritate Caini, 134). Suy theo lối nói bóng gió có ngụ-ý rất thường, ông đánh giá Isaác là người con do Abraham và bà Sarah sinh ra cách lạ-kỳ, chính là “người con của Thiên Chúa” (x. De mutatione nominum, 131). Vốn trích lại câu đáp của bà Sarah sách Sáng Thế Ký đoạn 21 câu 6 bảo rằng: “Thiên Chúa đã làm cho tôi cười;
tất cả những ai nghe biết sẽ cười tôi",
(vì theo nguyên-ngữ: Isaác có nghĩa là “Ngài cười”, ông Philo cũng đã có lời bình rằng: “Hãy mở tai người ra mà đón-nhận huấn-dụ rất thánh, rằng: Cười là “niềm vui” do đó, đã làm nên nghĩa “sinh ra”. Thành thử, điều vừa nói ở trên, cũng tương-tự như câu nói này: “Đức Chúa đã sinh ra Isaác” (X. De Allegoria Legum 3: 219).

Vốn dĩ chọn một biểu-tượng còn đánh động người đọc nhiều hơn nữa, triết-gia Philo mộ-tả sự việc bà Sarah có thai là hành-động đối đầu với Thiên-Chúa, như có viết: “Do bởi Môsê từng tỏ cho ta thấy bà Sarah thụ-thai vào thời-khắc khi Thiên Chúa viếng thăm bà trong cảnh lẻ bóng. Thế nhưng, khi bà cưu-mang như thế đó không phải là với tác-giả của việc ban ơn cưu mang đã ghé thăm bà, mà là thăm viếng và ban cho chính Abraham.” (X. De Cherubim, 45).

Kết-luận duy-nhất ta cần rút ra ở đây, là: vẽ nên từ mọi sự việc như thế để rồi bảo rằng: tiết-trinh và việc sinh con mà còn đồng-trinh vẫn là ý-niệm co/dãn rất nhiều đối với Do-thái-giáo thời cổ hơn là truyền-thông cho phép ta nghĩ thế hay không.

Phần lại ở Tin Mừng thời Thơ Ấu, tác-giả Mát-thêu lại đã tìm cách củng-cố đặc-tính Thiên-Sai của Đức Giêsu. Bằng vào giòng mô-tả này khác, tác-giả Mát-thêu muôn nhấn mạnh rằng: Đức Giês sinh tại làng Bêlem quê miền của Đavít. Và, cứ theo truyền-thống, thì đó là nơi sinh của Đức Kitô.

Thật ra, thì: điều này lại đã hàm-ngụ ý-tưởng bảo rằng: ông Giuse và bà Maria đã sống ở nơi đó. Các nhà chiêm-tinh hoặc còn gọi là “Đạo sĩ Phương Đông” đã thăm viếng người cha, người mẹ và trẻ bé “ở ngay trong nhà” (chứ không phải hang đá lạnh lẽo) như Tin Mừng Mát-thêu đoạn 2 câu 11 còn ghi rõ:

“Họ vào nhà, thấy Hài-Nhi với thân-mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Ngài. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng-tiến.”     

Ở bên trên câu truyện kể về trinh-nữ đã thụ-thai lại còn sinh-để, là ảnh-hình của Đức Giêsu được coi là Môsê-Mới vốn tỏ dấu cho thấy Ngài không chỉ là Đấng Mêsia thôi, nhưng phải là bậc thày dạy và là Đấng cuối-cùng ban-hành luật-lệ, cho mọi người.

Cuộc sống của Hài-nhi Giêsu tương-tự như cuộc đời của trẻ bé Môsê và các bé trai Do-thái-giáo mới chừng hai tuổi ở Ai-Cập bị cả Pharaô-Mới lẫn Vua Hêrôđê Đại-đế đe dọa giết chết. Nhưng, Đức Giêsu lại cũng được cứu/vớt một cách lạ-kỳ và Ngài cũng được di-dời qua Ai-Cập tìm nơi lẩn tránh. Ngài và cha mẹ Ngài, sau đó được lệnh dời về Nadare1t đúng vào lúc vua Hêrôđê Đại đế qua đời vào năm thứ tư trước Công nguyên.

Câu truyện do tác-giả Luca thuật lại, đã đưa ra một ảnh/hình hoàn-toàn khác hẳn. Ông Giuse, xuất tự giòng-dõi Đavít và vị hôn-thê của ông đã bụng nặng mang thai nhiều ngày, thông thường sống ở Nadarét, nhưng đã di dời từ Galilê đến thôn làng Bêlem đông dân-cư là kết-quả của nghị-định nào đó rất khó biết và khó có thực về một cuộc kiểm-kê dân-số trong toàn cõi đế-quốc do hoàng đế Augustus ban hành (Lc 2:1-3)

Thế rồi, Đức Giêsu sinh ra trong chuồng lừa/ngực và được đặt trong máng đựng cỏ, do bởi các nhà trọ trong vùng đều hết chỗ chứa. Tác-giả Luca thừa biết là Hài-nhi Giêsu không còn bị vua Hêrôđê do giết nữa. Ngược lại, gia-đình Ngài lại tỏ ra số-sắng âm-thầm thi-hành các qui-định luật Môsê buộc phải giữ. Và, Hài-nhi Giêsu cũng được cắt-bì theo luật-định vào ngày thứ tám theo nghi-thức Do-thái-giáo vốn những chỉ-thị rằng: mọi kẻ tin đều phải làm như thế vào ngày đầu trong năm –va, một lễ hiến-dâng thân mình trẻ được đề-xuất tại Đền Thờ Giêrusalem vào 40 ngày sau khi trẻ bé chào đờ (như sách Lêvi đọan 12 câu 2-6 viết như sau:

“Hãy nói với con cái Israel: Khi một người đàn bà có thai và sinh con trai, thì sẽ ra ô uế trong vòng bảy ngày, nó sẽ ra ô-uế như những ngày bị khó ở vì kinh nguyệt. Đến ngày thứ tám, đứa trẻ sẽ được cắt bì nơi da quy đầu. Rồi người đàn bà phải đợi ba mươi ba ngày cho máu được thanh tẩy; nó không được đụng đến vật thánh nào và không được vào thánh điện, cho đến khi mãn thời gian thanh tẩy của mình.

Nếu sinh con gái, thì người đàn bà sẽ ra ô uế trong vòng hai tuần, như khi có kinh; rồi nó phải đợi sáu mươi sáu ngày cho máu được thanh tẩy. Khi mãn thời-gian thanh-tẩy, dù sinh con trai hay con gái, nó phải đem đến cho tư tế, ở cửa Lều Hội Ngộ, một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu, và một bồ câu non hay một chim gáy làm lễ tạ-tội.”

Và, sách Xuất-hành đoạn 13 câu 2 lại viết thêm:

Hãy thánh hiến cho Ta mọi con so, mọi con đầu lòng trong số con cái Israel, dù là người hay là thú vật: nó thuộc về Ta."  

Và, Tin Mừng Luca đoạn 2 câu 21-24:

Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ. Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa", và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.”

Lại có chi-tiết khác khá vui hơi có tính huyền-thoại về sự khôn-ngoan rất sớm nơi Chàng Trai Trẻ Giêsu 12 tuổi được tác-giả Luca đưa ra ở cốt truyện trẻ Giuse ghé thăm Đền Giêrusalem nhân ngày hành-hương vào dịp Lễ Vượt Qua, đến độ cha mẹ Ngài phải một phen tìm kiếm mất cả ngày trời, mới biết là con trai mình đi lạc. Và sau 3 ngày tìm kiếm khắp nơi, các đấng mới gặp Ngài đang chuyện trỏ với các bậc thày ở Đền Thờ, từng đặt ra cho các vị thông-thái về luật nhiều câu mà đến như các vị ấy còn phải lắng tai nghe và ngạc-nhiên về sự thông-minh đối/đáp của Ngài như Tin Mừng đoạn 2 câu 40-47:

“Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Ngài được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ.43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm.

Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc-nhiên về trí thông-minh và những lời đối đáp của cậu.”

Khi kể truyện, tác-giả Luca chỉ có ý diễn-tả tầm hiểu-biết về chuyện siêu-nhiên của Đức Giêsu, mà thôi. Để qua một bên dụng-đích nêu gương lành/thánh do hàng tư-tế chủ-trương, truyện của tác-giả đây là lối kể-lể song-hành tuyệt-vời qua câu truyện tự kể của sử-gia Josephus thời đó từng viết:

“Dù mới chỉ là đứa trẻ bé khoảng mười tư/mười sáu, nhưng tôi được toàn thể vũ-trụ vỗ tay khen-ngợi tôi có được cái biệt-tài thích đủ mọi thứ thư-từ đến độ đấng bậc trưởng-tế và các lãnh-đạo thành-phố nơi tôi ở, cứ là liên-tục chạy đến với tôi để có được thông-tin chính-xác vời-vợi về một số chi-tiết các pháp-lệnh do trên đặt ra.” (x. Sự Sống, 9)

Ý sử-gia Josephus đây muốn nói: trẻ bé tuyệt-vời là chính ông từng là hiện-tượng tân-kỳ đầy kỳ-bí khó có ai bắt kịp được. Nhưng, ông là thành-phần có kiến-thức toàn-diện về các gia-đình Do-thái-giáo xuyên-suốt mọi thời cùng với đổi thay này khác, khắp mọi nơi.       

                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược-dịch

                 

                                    

    

No comments: