Friday 21 October 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Đức Giêsu (bài 59): Những điều lạ kỳ nơi Tin Mừng Mátthêu và Luca



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 59)


Những lạ-kỳ này khác
ở Tin Mừng Mátthêu
và Luca

Cách hay nhất, để ta tìm ra được những đổi thay nơi diện-mạo Đức Giêsu, khi chân-dung Ngài được vẽ thêm lần nữa, là tập-trung xem thái-độ người xưa ứng-xử với Do-thái-giáo và dân ngoại khi đối-diện Đức Kitô ở hai Tin Mừng vừa nêu trên, ra sao.


Theo cách này, Tin Mừng Mátthêu tự cho thấy có mâu-thuẫn ăn sâu vào chính con người của Đấng được minh-hoạ. Mặt khác, là “Vòm cầu” Do-thái-giáo có đặc-trưng như bậc “kinh-sư” tự-tạo không chỉ mỗi đặc-thù riêng-tư về sự tinh-thông theo cổ-sử thôi, nhưng Ngài còn tự-luyện thêm về “Vương-Quốc-Nước-Trời” khả dĩ phổ-biến các sự/việc có giá-trị cả điều xưa/cổ lẫn mới mẻ, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 52 từng ghi chép:

“Ngài bảo họ:
"Bởi vậy, bất cứ kinh-sư nào đã được học-hỏi về Nước Trời,
thì cũng giống như chủ nhà kia
lấy ra từ trong kho-tàng của mình
cả cái mới lẫn cái cũ."       

Trong số các tác-giả viết Tin Mừng, ông Mátthêu là người đưa ra nhiều biện-giải nhất cho Kinh/Sách. Trổi-bật hơn cả, là sự-kiện cho thấy ông từng giải-thích cách nhuần-nhuyễn các sự việc mà tiếng Aram gọi là “pesher”, như ta đã đề-cập ở trang trước, tức: ông có tài xem-xét, ứng-nghiệm từng chi-tiết các lời tiên-tri/đoán trước ở Cựu-Ước về thân-phận Đức Giêsu.

Nhiều “chứng-cứ mang tính ngôn-sứ” khá quen thuộc, đã xác-nhận tính Thiên-Sai của Đức Giêsu rút từ lập-trường tư-tưởng của ông Mátthêu, thôi. Để có được bằng-chứng rõ ràng về chuyện này, có lẽ ta phải trích thêm lời tiên-tri ghi ở sách Ysaya đoạn 7 câu 14 trong đó viết:

“Này đây thiếu nữ mang thai,
sinh hạ con trai,
được đặt tên là Emmanuen”

Thêm như thế, ta mới thay-thế câu ấy bằng giòng chữ nói ở sách Mica đoạn 5 câu 1 sau đây:  

Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha,
ngươi nhỏ bé nhất trong các thị-tộc Giuđa,
từ nơi ngươi,
Ta sẽ cho xuất-hiện
một vị có sứ-mạng thống-lãnh Israel.
Nguồn-gốc của Ngài là có từ trước,
thuở rất xưa.”      

Tác-giả Mátthêu thì khác, ông lại định-danh chốn miền này thành nơi Đức Kitô sinh-hạ như đoạn 2 câu 6 ở Tin Mừng, trong đó có viết:

"Phần ngươi,
hỡi Bêlem, miền đất Giuđa,
ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa,
vì ngươi là nơi
vị lãnh-tụ chăn-dắt Israel dân Ta, sẽ ra đời."  

Thêm câu khác ở sách Hôsê đoạn 11 câu 1 cũng từng bảo:

“Khi Israel còn là đứa trẻ,
Ta đã yêu nó,
từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về.”

Câu này đây, nói lên hành-trình Đức Giêsu thực-hiện suốt từ Ai-Cập về lại Galilê, hệt như Tin Mừng Mátthêu đoạn 2 câu 15, còn dẫn-chứng:

“Ông ở đó,
cho đến khi vua Hêrôđê băng-hà,
là để ứng-nghiệm lời Chúa phán xưa
qua miệng ngôn-sứ:
‘Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập’.”

Lại nữa, lời tiên-tri ở sách Ysaya từ đoạn 8 câu 23 đến đoạn 9 câu 1 cũng có nói:

“Thời đầu,
Ngài đã hạ-nhục đất Dơvulun và đất Náptali,
nhưng thời sau,
Ngài sẽ làm vẻ-vang con đường ra biển,
miền bên kia sông Giođan,
vùng đất của dân ngoại..
Dân đang lần bước giữa tối-tăm,
đã thấy ánh-sáng huy-hoàng;
đám người sống trong bóng tối,
nay được ánh-sáng bừng lên chiếu rọi.”

Đoạn viết này, được coi là lời tiên-tri đoán trước việc Đức Giêsu chọn Caphanaum làm con đường tiến thẳng ra biển, làm trọng-tâm sứ-vụ của Ngài ở Galilê, hệt như Tin Mừng đoạn 4 câu 15-16, lại đã kể:

“Này đất Dơvulun và đất Náptali,
hỡi con đường ven biển,
và vùng tả-ngạn sông Giođan,
Hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại!
Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối-tăm
đã thấy lằn sáng huy-hoàng,
các kẻ đang ngồi trong bóng tối tử-thần
nay được ánh-sáng bừng lên soi chiếu.”  

Có sự-kiện là, yếu-tố phản-biện được xác-chứng ở Kinh-thư như sách Ysaya đoạn 7 câu 14-16 chỉ viết rằng:

“Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu chỉ:
Này đây thiếu-nữ mang thai,
sinh hạ con trai,
và đặt tên con trẻ là Emmanuen.
Trẻ bé này, sẽ ăn sữa chua và mật ong
cho tới khi bỏ cái xấu mà chọn cái tốt.
Vì trước khi trẻ này biết bỏ cái xấu để chọn cái tốt,
thì đất đai của hai vua mà ngài khiếp-sợ,
đã bị bỏ hoang.”

Câu này chỉ xuất-hiện ở Bản Bảy Mươi thôi, chứ không tồn-tại ở cổ bản Aram, được ông Mátthêu mượn rồi viết thành “vựa lúa” để tả đám Do-thái-giáo nói tiếng Hy-Lạp, làm nền-tảng cho các đoạn tả Đức Giêsu là “mạch lúa” tuyệt-vời, ứng-nghiệm lời Cựu Ước xưa.

Trong chiều-hướng đưa ra một biện-giải giữa Đức Giêsu nhà-mô-phạm/đạo-đức với kẻ chống-báng Ngài, như các “kinh-sư” trích ở Tin Mừng Máccô đoạn 12 câu 38 và “ký-lục” cùng “luật-sĩ” ở Tin Mừng Luca đoạn 20 câu 46 và đoạn 11 câu 52, tác-giả đây còn cho thấy: Ngài luôn công-kích các nhà “thông-luật” cùng “Biệt-phái”, dù tác-giả đây không có bằng-chứng nào ghi rõ nhóm này từng tạo ảnh-hưởng ở Galilê, thời Ngài sống.

Tác-giả Mátthêu, lại đã tạo nhiều ý-nghĩa đặc-biệt nơi động-thái Đức Giêsu thích những chuyện tốt đẹp về luật pháp; và cũng nói về kích-thước của hộp kinh Tefillin cùng “giây tua Tzitzit”, tức các chi-tiết làm nền cho lời thề hoặc qui-định có liên-quan đến việc dọn sạch hiện-trường bằng những lời, như:

Họ làm mọi việc cốt để thiên-hạ thấy.
Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn,
mang tua áo thật dài.
Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc,
chiếm ghế đầu trong hội-đường,
ưa được người ta chào hỏi ở nơi công-cộng
và được thiên-hạ gọi là "rabbi".         

"Khốn cho các ngươi,
những kẻ dẫn đường mù-quáng!
Các ngươi bảo:
"Ai chỉ Đền Thờ mà thề,
thì có thề như thế cũng như không;
còn ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề,
thì bị ràng-buộc."
Đồ ngu-si mù-quáng!
Thế thì, vàng hay Đền Thờ
là nơi làm cho vàng nên của thánh,
cái nào trọng hơn?
Các ngươi còn bảo:
"Ai chỉ bàn thờ mà thề, thì có thề như thế cũng như không;
nhưng ai chỉ lễ vật trên bàn thờ mà thề,
thì bị ràng-buộc."
Đồ mù quáng!
Thế thì lễ-vật hay bàn thờ
là nơi làm cho lễ-vật nên của thánh,
cái nào trọng hơn?
Vậy ai chỉ bàn thờ mà thề,
là chỉ bàn thờ và mọi sự trên bàn thờ mà thề.
Và ai chỉ Đền Thờ mà thề,
là chỉ Đền Thờ và Đấng ngự ở đó mà thề.
Và ai chỉ trời mà thề,
là chỉ ngai Thiên-Chúa
và cả Thiên-Chúa ngự trên đó mà thề.

"Khốn cho các ngươi,
hỡi kinh-sư và Pharisêu giả-hình!
Các ngươi rửa sạch bên ngoài chén đĩa,
nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc,
ăn chơi vô-độ.
Hỡi quân Pharisêu mù-quáng kia,
hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã,
để bên ngoài cũng được sạch.”

Nói đúng hơn, người đọc ở đây lại phải đối đầu với câu nói và dụ-ngôn như chuyện thực xảy ra trong đời. Cả những lời biện-giải gọi là “pesher” lẫn các tranh-luận về luật-pháp đều phản-ánh các luận-cứ đối với đám Pharisêu, qua đó tín-hữu Do-thái-giáo ở Giêrusalem và các vị từng dõi bước theo chân ông Phaolô, đều hòa lẫn giữa kiều-dân gia-nhập nhóm hội/đoàn thể thời hậu bán thế-kỷ thứ nhất Công nguyên. Các vị đây, được ông Mátthêu viết lai-lịch cách sai lạc về năm tháng/ngày giờ cốt định ra rằng cuộc đời Đức Giêsu đã góp phần làm vấy bẩn tên tuổi đám Pharisêu thời đó.

Có thể nói, hội-chứng “tâm-thần phân-liệt” nơi ông Mátthêu được thấy rõ bằng nhiều cách. Vốn dĩ là người phò-Do-thái-giáo hơn cả ông Máccô và chắc chắn còn hơn ông Luca nữa, ông Mátthêu lại thích vẽ chân-dung Đức Giêsu, là Đấng chỉ mỗi quan-tâm đến người Do-thái-giáo ở Israel, như Tin Mừng đoạn 15 câu 24 từng xác-chứng:

“Ngài đáp:
"Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc
của nhà Israel thôi."        

Nhưng, Ngài tuyệt-nhiên ngăn-cấm các đồ-đệ không được “bén mảng” đến với những ai không theo Do-thái-giáo, như Tin Mừng đoạn 10 câu 6 từng xác-nhận:

“Các ngươi đừng lên đường đến với dân ngoại,
cũng đừng vào thành nào của người Samari;
Phải hơn, hãy đi đến với các chiên lạc nhà Israel thôi.”
(Mt 10: 6)

Tuy là thế, ở các đoạn trước đó, bằng những lời hoàn-toàn theo thuyết “Sô-vanh nước lớn”, ông Mátthêu còn nhấn mạnh nhiều hơn các tác-giả Tin Mừng khác về sứ-vụ của người Đạo Chúa ra đi đến với các dân nước và Giáo-hội phục-vụ nhà Israel, mà thôi. Đức Giêsu của tác-giả Mátthêu, không còn bận-tâm đến chiên-đàn Do-thái-giáo, như có bằng-chứng cho thấy những lời đầy xác-quyết ở Tin Mừng đoạn 8 câu 11-12 từng ghi lại:

Tôi nói cho các ông hay:
từ phương đông đến phương đoài,
nhiều người sẽ đến dự tiệc
cùng tổ-phụ Abraham, Isaác và Giacóp
ở Nước Trời.
Nhưng con cái Nước Trời
lại bị quăng vào chốn tối-tăm bên ngoài,
ở đó người người phải khóc lóc nghiến răng."

Trong khi đó, ông Mátthêu lại đã vượt trên cả tác-giả Luca là người Do-thái-giáo tác-giả của các bản tường-trình như thể bảo:

"Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng
khi thấy các ông Abraham, Isaác, Giacóp
cùng tất cả ngôn-sứ
được ở trong Nước Thiên-Chúa,
còn mình thì bị đuổi ra ngoài.
Thiên-hạ từ đông tây nam bắc
sẽ đến dự tiệc trong Nước Thiên-Chúa.”          

Xem thế thì, tác-giả Luca lại đã phải tự-chế để khỏi bị truất-quyền người con của Vương Quốc Nước Trời”, như ông từng mô-tả.

Lại có đoạn khác được coi là của ông Mátthêu, đã gây hại nhiều khiến tạo dư-âm, là: ông Gioan cũng từng coi đám Do-thái-giáo như lũ “quỷ tha ma bắt” chuyên doạ-dẫm, nguyền-rủa để rồi tuyên-bố Đức Giêsu vô-tội, khi Ngài bị lên án chết, như Tin Mừng đoạn 27 câu 25-26, còn viết tiếp:

“Toàn dân đáp lại:
"Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi
và con cháu chúng tôi!"
Bấy giờ, tổng-trấn phóng-thích tên Baraba cho họ,
còn Đức Giêsu,
thì ông truyền đánh đòn,
rồi trao cho họ đóng đinh vào thập-giá.”    

Bằng việc áp-đặt lời nguyền này lên đầu mọi người, ông Mátthêu đã tạo ý-niệm nền-tảng trong Đạo Chúa luôn nói về lỗi phạm toàn-cầu của người Do-thái-giáo qua quyết-định của Giáo-hội thời tiên-khởi không ngại đổ trách-nhiệm cho người Đạo khác, khiến nhiều người vô-tội phải đổ máu suốt nhiều thời.

Cũng nên mở “dấu ngoặc” ở đây, để bảo rằng: phải mất những 19 thế-kỷ, Giáo-hội Công-giáo La Mã, qua Công Đồng Vatican II, mới gỡ mở cho dân con Do-thái-giáo, không còn bị đổ vấy tội giết Chúa, như Tin Mừng Gioan đoạn 19 câu 6 cũng đã viết:

“Khi vừa thấy Đức Giêsu,
các thượng-tế cùng thuộc-hạ
liền kêu lên rằng:
"Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!"
Ông Philatô bảo họ:
"Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập-giá,
vì phần ta, ta không thấy có lý-do gì
để kết tội ông ấy hết."

Công đồng Vatican II, từ đó lại khẳng-định:

“Dù chức-sắc có thẩm-quyền người Do-thái-giáo và các đấng bậc này khác được các vị dẫn-dắt, đã thúc-ép họ về tội giết Chúa thế nào đi nữa, thì không phải tất cả mọi người Do-thái-giáo lúc ấy và cả bây giờ đều đã  không là người phạm tội chém giết khiến Đức Giêsu phải chết cách thống-khổ như thế.” (X. A. Flannery, Vatican Council II, tr. 741)

Đây là bước tiến vĩ-đại giúp ta đạt được sự thật lịch-sử. Quả thật, lời tuyên-bố trên cho thấy: chẳng ai biết rõ sự thể bảo rằng: phần lớn người Do-thái-giáo sống vào thời Đức Giêsu, tức: những người sống ngoài Palestine lại đã nghe biết gì về Ngài. Và từ đó, chẳng thể nào “thúc-ép Ngài đi dần đến cho chết”.

Cũng có thể, mọi người đã tự hỏi: không biết Công Đồng Vatican II muốn nói gì khi tuyên-bố: không phải tất cả mọi người Do-thái-giáo hôm nay đều cho rằng: mình phạm tội “giết Chúa” như các tín-hữu sống vào thời cách nay 19 thế kỷ. Phải chăng, các nghị-phụ Công Đồng Vatican II nay nghĩ là một số người cũng có thể ra như thế!?                  

Các đặc-trưng/đặc-thù rõ ràng không thể hoà-hợp ở Tin Mừng Mátthêu, là yếu-tố hay nhất khả dĩ cắt-nghĩa được thái-độ mà nhiều người vẫn có đối với Do-thái-giáo, như hệ-quả của sự biến-hoá khởi từ sự phấn-chấn ban đầu là mình sắp được vào Vương-Quốc-Nước-Trời rồi.

Tiếp theo đó, là những cố-gắng không nhỏ, nhưng phần lớn do các lời giảng-thuyết đem đến cho họ việc thể-hiện lời tiên-đoán: Đấng Thiên-Sai ở bên trong cũng như bên ngoài Palestine. Và từ đó, đi đến kết-luận dựa trên các thành-tựu của ông Phaolô có được với dân ngoại, nên mới nghĩ là: ý Đức Giêsu muốn mọi dân nước được kế-thừa lời hứa ở Kinh-Sách từng gửi đến với dân con Do-thái-giáo, thôi.

Trở về với tác-giả Luca, là người bỏ sót không phác-họa nên chân-dung Đức Giêsu một cách tư-riêng, đáng kể nào hết. Khi đứng trước đám đông người ngoại-giáo đầu tiên trong công-chúng, ông Luca đã xóa bỏ và/hoặc loại-trừ đoạn văn từng được viết ở Tin Mừng Máccô và Mátthêu nhấn mạnh rõ về sứ-vụ của Đức Giêsu là hướng nhiều về với cộng-đoạn Do-thái-giáo và với các đồ-đệ gần cận của Ngài, thôi. Tác-giả Luca chỉ nói về truyện kể người nữ-phụ Xyrô-Phênixia thôi, chứ không đề-cập gì đến lời tuyên-bố bảo rằng: Đức Giêsu được sai đi là để đến chỉ với đàn chiên lạc Israel như Tin Mừng Mát-thêu đoạn 15 câu 24 từng tỏ bày như sau:

“Ngài đáp:
"Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi."
Bà ấy đến bái lạy mà thưa Ngài rằng:
"Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!"

Và như tác-giả Mác-cô lại ví những người ngoài Do-thái-giáo như loài “chó/lợn” như Tin Mừng ông viết ở đoạn 7 câu 27, sau đây:

“Ngài nói với bà:
"Phải để cho con cái ăn no trước đã,
vì không được lấy bánh dành cho con cái
mà ném cho chó con."  

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 26, lại cũng viết:

“Ngài đáp:
"Không nên lấy bánh dành cho con cái
mà ném cho lũ chó con."

Cũng thế, đoạn 7 câu 6, cũng có viết:

“Của thánh, đừng quăng cho chó;
ngọc trai, chớ liệng cho heo,
kẻo chúng giày đạp dưới chân,
rồi còn quay lại cắn xé anh em.”

Bằng cách cấm các đồ-đệ không được ghé viếng đám dân con ngoài Do-thái-giáo và cả người Samaria, tác-giả đây còn rút ngắn câu truyện nói về bài sai các tông-đồ ra đi rao-giảng và chữa lành mọi người như Tin Mừng Mátthêu từng đối chọi lại Luca đoạn 9 câu 2, như sau:

“Ngài sai các ông đi rao giảng
Nước Thiên Chúa
và chữa lành bệnh nhân.”

Lời khẳng-định đây, là có ý nói rằng: thông-điệp của Đức Giêsu và Giáo-hội muốn là toàn-thể mọi người hãy mở/đóng Tin Mừng Luca tuỳ từng lúc. Khi Trẻ Giêsu được 40 ngày tuổi, cha mẹ Ngài lại đã gặp cụ già Simêôn, qua lời cầu đầy cảm tạ, cụ đã nhận ra nơi Trẻ Giêsu ơn cứu-độ do Thiên-Chúa không chỉ phú-ban cho người Do-thái-giáo mà thôi, nhưng “toàn-thể mọi người” như Tin Mừng Luca đã xác-định ở đoạn 2 câu 30-32 sau đây:

“Vì chính mắt con được thấy
ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
Đó là ánh-sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Israel Dân Ngài."     

Ở cuối truyện, tác-giả Luca lại viết về Đức Giêsu hiện ra với các tông-đồ, truyền cho các vị đi rao giảng về sám hối và thứ tha mọi lỗi/tội cho mọi dân nước như đoạn 24 câu 47 còn ghi rõ:

“Phải nhân danh Ngài
mà rao giảng cho muôn dân,
bắt đầu từ Giêrusalem,
kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.”

Cùng một kiểu-cách tương-tự, tác-giả Luca lại đã bỏ qua hoặc chỉnh-sửa các câu nói của Đức Giêsu đề-cập đến tính khẩn-thiết của cánh-chung-luận. Người đọc hôm nay khó có thể tìm được nơi Tin Mừng Luca lời tuyên-bố ngay từ đầu rằng: Vương Quốc Nước Trời đã cận kề, như Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 15 và Mátthêu đoạn 4 câu 17 vẫn còn viết:

“Ngài nói:
"Thời kỳ đã mãn,
và Triều Đại Thiên-Chúa đã đến gần.
Anh em hãy sám-hối
và tin vào Tin Mừng." (Lc 1: 15)

Hoặc:

“Từ lúc đó,
Đức Giêsu bắt đầu rao giảng
và nói rằng:
"Anh em hãy sám hối,
vì Nước Trời đã đến gần." (Mt 4: 17)

Ông Luca cũng đã thêm một chú-dẫn tương-tự như lúc trước khi sai/phái các tông-đồ đi rao-giảng như tác-giả Mát-thêu và Luca từng ghi chép”

“Dọc đường hãy rao giảng rằng:
Nước Trời đã đến gần.” (Mt 10: 7)

Và:

“Ngay cả bụi trong thành các ông
dính chân chúng tôi,
chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông.
Tuy nhiên các ông phải biết điều này:
Triều-Đại Thiên-Chúa đã đến gần." (Lc 10: 11)

Cả vào khi ông Luca lặp lại các câu nói của Đức Giêsu về Khải-huyền, ông lại cũng làm cho các lời ấy ít đánh mạnh bằng lời lẽ chính. Trong lối viết của riêng ông, ông lại bỏ đi các chữ viết nghiêng ở Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 62 và Mát-thếu đoạn 26 câu 64 như sau:

“Đức Giêsu trả lời:
"Phải, chính thế.
Rồi các ông sẽ thấy Con Người
ngự bên hữu Đấng Toàn Năng
và ngự giá mây trời mà đến." (Mc 14: 62)

Và:

“Đức Giêsu trả lời:
"Chính ngài vừa nói.
Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay:
từ nay, các ông sẽ thấy Con Người
ngự bên hữu Đấng Toàn Năng
ngự giá mây trời mà đến." (Mt 26: 64)

Và, Tin Mừng đoạn 22 câu 69 của ông Luca chỉ vỏn vẹn như sau:

“Nhưng từ nay, Con Người
sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng." (Lc 22: 69)

Sau khi đã chỉnh/sửa như thế, ông Luca đã thay thế bằng một ảnh/hình tổng-quát về Đức Giêsu hướng về cánh-chung-luận và ông đã mở rộng cửa cho một Giáo-hội hoàn-vũ tồn-tại lâu dài hơn.



Các đặc-trưng rõ nét
ở Tin Mừng Máccô

Nói chung, thì mọi người đều đồng ý là: con đường tốt nhất dẫn đến một Đức Giêsu nhân-bản và là người Do-thái-giáo nói tiếng Aram là ngang qua Tin Mừng Máccô. Luận-án đây, cũng đòi ta tìm hiểu chỉ thoáng-chốc về Đức Giêsu lịch-sử, nên tôi sẽ thiết-lập ở bài này một số đoạn văn trích từ Tin Mừng Máccô vốn giáp-mặt với cảm-xúc và sự thiếu hiểu-biết hoặc cho thấy các mức-độ khác nhau về sự khiếm-khuyết nơi Đức Giêsu, tức: các đoạn văn từng bị Tin Mừng Nhất Lãm xoá bỏ hoặc sửa đổi rồi.

Chẳng hạn như, trước khi chữa lành người phung/cùi, Đức Giêsu của tác-giả Mác-cô thấy chạnh lòng đối với người bệnh hoặc một thủ-bản ở chỗ khác lại sử thành “Ngài tỏ ra phẫn nộ”, chắc chắn vốn cứ coi ác-thần/sự dữ là nguyên-do gây bệnh như Tin Mừng đoạn 1 câu 41 từng dẫn-chứng:

“Người chạnh lòng thương
giơ tay đụng vào anh và bảo:
"Tôi muốn, anh sạch đi!"

Cả đến tác-giả Mátthêu lẫn ông Luca đều không nói gì về tình-trạng tâm-thần của Đức Giêsu lúc đó. Một lần nữa, ở Tin Mừng Mác-cô, Đức Giêsu nhìn thẳng những người phê-bình Ngài “một cách giận dữ” như đoạn 3 câu 5 từng biểu-tỏ:

“Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ,
buồn khổ vì lòng họ chai đá.
Ngài bảo anh bại tay:
"Anh giơ tay ra!"
Người ấy giơ ra,
và tay liền trở lại bình thường.” (Mt 3: 5)

Trong khi đó, Tin Mừng Luca đoạn 6 câu 10 lại bỏ đi cụm-từ “tỏ ra giận-dữ” và Tin mừng Mátthêu đoạn 12 câu 12-13 lại bỏ nguyên một câu như thế:

“Người rảo mắt nhìn họ tất cả,
rồi bảo người bại tay:
"Anh giơ tay ra!"
Anh ấy làm như vậy và tay anh
liền trở lại bình thường.” (Lc 6: 10)

Và:

“Mà người thì quý hơn chiên biết mấy!
Vì thế, ngày sa-bát được phép làm điều lành."
Rồi Đức Giêsu bảo người bại tay:
"Anh giơ tay ra!"
Người ấy giơ ra
và tay liền trở lại bình thường lành mạnh
như tay kia.” (Mt 12: 12-13)

Ở Tin Mừng Máccô, lời phê-bình của người nhà Đức Giêsu nói về tình-trạng Ngài “mất bình tĩnh”, như có diễn-tả ở đoạn 3 câu 21 sau đây:

“Thân nhân của Ngài hay tin ấy,
liền đi bắt Ngài,
vì họ nói rằng
Ngài đã mất trí.” (Mc 3: 21)

Điều này cho thấy rõ là cả tác-giả Mátthêu lẫn ông Luca đều bỏ qua các lời lẽ đề-cập ở trên. Và, khi nhóm Pharisêu đòi dấu lạ từ trời, thì Đức Giêsu lầm bầm đôi câu trong miệng, như đoạn 8 câu 12 lại đã viết:

“Người thở dài não nuột và nói:
"Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ?
Tôi bảo thật
cho các ông biết:
thế hệ này
sẽ không được một dấu lạ nào cả." (Mc 8: 12)

Tác-giả Luca ngầm hiểu rằng Đức Giêsu không trả lời gì hết như câu nói ở Tin Mừng do ông viết nơi đoạn 11 câu 16 như sau:

“Kẻ khác lại muốn thử Ngài,
nên đã đòi Ngài
một dấu lạ từ trời.” (Lc 11: 16)

Còn tác-giả Mátthêu lại bỏ hẳn đi lời thở dài và viết nên đoạn 16 câu 1-3 như sau:

“Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu
và phái Xa-đốc lại gần Đức Giêsu,
và để thử Ngài,
thì họ xin Ngài cho thấy một dấu lạ từ trời.
Ngài đáp:
"Chiều đến, các ông nói:
"Ráng vàng thì nắng",
rồi sớm mai, các ông nói:
"Ráng trắng thì mưa". (Mt 16:1-3)

Như thế nghĩa là: cả tác-giả Luca lẫn Mátthêu đều bỏ qua lời ông Máccô ám-chỉ Đức Giêsu rầy ra các tông-đồ Ngài khi các vị này tìm cách đuổi trẻ con đi chỗ khác chơi, như các đoạn sau đây từng xác-chứng:

-Mc 10: 14:
“Thấy vậy, Ngài bực mình nói với các ông:
"Cứ để trẻ em đến với Thầy,
đừng ngăn cấm chúng,
vì Nước Thiên Chúa
là của những ai giống như chúng.”

-Mt 19: 14:
“Nhưng Đức Giêsu nói:
"Cứ để trẻ em đến với Thầy,
đừng ngăn cấm chúng,
vì Nước Trời là của những ai giống như chúng."

-Lc 18: 16:
“Nhưng Đức Giêsu gọi chúng lại mà nói:
"Cứ để trẻ em đến với Thầy,
đừng ngăn cấm chúng,
vì Nước Thiên Chúa là của những ai
giống như chúng.”

Đức Giêsu của ông Máccô thường tỏ ra thiếu hiểu/biết về nhiều thứ chuyện như khi Ngài hỏi danh tánh lũ quỷ dữ ở Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 9, sau đây:

“Nhân danh Thiên Chúa,
tôi van ông đừng hành hạ tôi!"
Thật vậy, Đức Giêsu đã bảo nó:
"Thần ô uế kia,
xuất khỏi người này!" (Mc 5: 9)

Trong lúc Tin Mừng Luca lại đặt vấn-đề này ở Tin Mừng đoạn 8 câu 30, sau đây:

“Đức Giêsu hỏi anh: "Tên anh là gì?"
Anh thưa: "Đạo Binh",
vì rất nhiều quỷ nhập vào anh.
Lũ quỷ nài xin Ngài đừng truyền cho chúng
rút xuống vực thẳm.” (Lc 8: 30)

Ông Mátthêu lại bỏ đi đoạn ấy, không ghi chép. Tác-giả Máccô có viết về trường-hợp Đức Giêsu thực-hiện việc chữa lành không thành-công, nhưng được ông Mát-thêu và Luca cải-biến như đoạn viết nói rõ: thay vì chữa lành cho “nhiều” người như ở Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 34; 3: 10) thì các tác-giả Mátthêu và Luca lại viết: Ngài chữa lành cho “tất cả” những người bệnh như ở Tin Mừng dưới đây:

-Mt 8: 16:
“Chiều đến,
người ta đem nhiều kẻ bị quỷ ám tới gặp Đức Giêsu.
Ngài nói một lời là trừ được các thần dữ
và Ngài chữa lành mọi kẻ ốm đau.”

-Lc 4: 40:
“Lúc mặt trời lặn,
tất cả những ai có người đau yếu
mắc đủ thứ bệnh hoạn,
đều đưa tới Ngài.
Ngài đặt tay trên từng bệnh nhân
và chữa họ.”

Còn nữa, ở Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu có khả-năng thực-hiện nhiều việc “lớn lao/cả thể” tại làng Nadarét ngoại trừ việc chữa lành “một ít” người như đoạn 6 câu 5, như sau:

“Ngài đã không thể làm được phép lạ nào tại đó;
Ngài chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân
và chữa lành họ.” (Mc 6: 5)

Câu truyện ở trên lại được biến-đổi ở Tin Mừng Mátthêu như có nói “Ngài đã không làm nhiều việc cả thể ở đó” (Mt 13: 58). Trong khi đó, tác-giả Luca lại không viết đoạn nào song hành như thế cả.

Cuối cùng thì, có một đặc-trưng ở văn-bản của tác-giả Mác-cô từng để ý đến, là: sự-kiện ông thích trích-dẫn các câu nói của Đức Giêsu bằng tiếng Aram hơn các tác-giả nào khác. Có một đoạn viết trong đó ông Mác-cô thuật lại việc đặt tên “cúng cơm” cho tông-đồ Giacôbê và ông Gioan là người “có cái đầu nóng sốt” Boanerges, tức: “những người con của sấm sét” như đoạn Tin Mừng 3 câu 17 sau đây:

“Rồi có ông Giacôbê con ông Dêbêđê,
và ông Gioan em ông Giacôbê
-Ngài đặt tên cho hai ông là ‘Bôanêghê’,
nghĩa là “con của thiên lôi/sấm sét” (Mc 3: 17)   

Và, tác-giả đây đã sử-dụng cụm-từ nói về việc chữa lành là “Ephphata”, tức: “Hãy mở ra” khi Ngài chữa cho người câm điếc ở đoạn 7 câu 34:

“Rồi Người ngước mắt lên trời,
rên một tiếng và nói:
‘Éph-pha-tha’,
nghĩa là: ‘hãy mở ra!’ (Mc 7: 34)

Tác-giả đây còn gọi món quà để dâng-tiến bên tiếng Aram gọi là “Corban” và tiếng Hy Lạp diễn-tả là “Quà dâng hiến tặng Thiên-Chúa” như có nói ở đoạn 7 câu 11 sau đây:

“Còn các ông,
các ông lại bảo:
"Người nào nói với cha với mẹ rằng:
những gì con có để giúp cha mẹ
đều là "coban"
nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa" rồi.” (Mc 7: 11)

Trường-hợp người mù thành Giêrikhô mang danh-tánh tiếng Aram là Bartimaeus, được giải-thích rất đúng thành “người con của ‘Timaeus’ như đoạn Tin Mừng 10 câu 46 cũng đã nói:

“Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Giêrikhô.
Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ
và một đám người khá đông
ra khỏi thành Giêrikhô,
thì có một người mù
đang ngồi ăn xin bên vệ đường,
tên anh ta là Batimê, con ông Timê.” (Mc 10: 46)

Và khi ấy, ông BarTimêô gọi Đức Giêsu là “Rabbuni”, tức: bằng nguyên cả chữ mà chẳng có tác-giả nào dịch ý-nghĩa mà mọi người muốn biết đó là “Thày tôi” như Tin Mừng Mác-cô đoạn 10 câu 51 muốn nói:

“Ngài hỏi:
"Anh muốn tôi làm gì cho anh?"
Anh mù đáp:
"Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được."  Mc 10: 51)

Trong khi đó, cả ông Mátthêu lẫn ông Luca đều chẳng đả-động gì đến bất kỳ nét chứ nào trong cụm từ này.

Trường-hợp ông Simôn người Cana ở Tin Mừng Mác-cô và Mát-thêu rút từ chữ ”qannay" ở Tin Mừng Máccô đoạn 3 câu 18 và Tin Mừng Mátthêu đoạn 10 câu 4 được dịch sang tiếng Hy Lạp thành “lòng sốt mến”  như ông Luca viết ở Tin Mừng đoạn 5 câu 15 về chữ Talikha  cum” là lệnh từ Đức Giêsu truyền cho người con gái bà Zaia, được chuyển sang tiếng Hy Lạp bằng cả một câu như:

“Ngài cầm lấy tay nó và nói:
"Talitha kum",
nghĩa là:
"Này bé, Thầy truyền cho con:
trỗi dậy đi!" (Mc 5 : 41)

Những từ này, ở Tin Mừng Mát-thêu đoạn 9 câu 25 không thấy ghi. Còn, ở Tin Mừng Luca tiếng Hy-Lạp thì chỉ dịch sơ-sài là “Này trẻ bé, hãy trỗi dậy” như Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 54 viết như sau:

“Nhưng Ngài cầm lấy tay nó,
lên tiếng gọi:
"Này bé, trỗi dậy đi! (Lc 8: 54)

Như có nói ở các trang trước, tác-giả Mác-cô có trích một lời của Đức Giêsu qua đó Ngài gọi Thiên Chúa bằng tiếng Aram là “Abba!”  tiếng Hy Lạp dịch tiếp theo sau bằng chữ “Cha ơi!” như đoạn 14 câu 36 có ghi như sau:

“Ngài nói:
"Abba, Cha ơi,
Cha làm được mọi sự,
xin cất chén này xa con.
Nhưng xin đừng làm điều con muốn,
mà làm điều Cha muốn!” (Mc 14: 36)

Trong khi đó, tác-giả Mát-thêu thay thế bằng câu gọi “Lạy Cha!” ở đoạn 26 câu 39 như sau:

“Ngài đi xa hơn một chút,
sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng:
"Lạy Cha, nếu có thể được,
xin cho con khỏi phải uống chén này.
Tuy vậy,
xin đừng theo ý con,
mà xin theo ý Cha." (Mt 26: 39)

Còn, tác-giả Luca ở đoạn 22 câu 42, thì cũng chỉ ghi mỗi chữ Hy Lạp là “Lạy Cha” thôi:

“Lạy Cha,
nếu Cha muốn,
xin cất chén này xa con.
Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con,
mà làm theo ý Cha." (Lc 22: 42)

Cuối cùng thì, tác-giả Mác-cô viết nguyên câu tiếng Aram lời kêu than của Đức Giêsu trên thập-tự, là: “Eloi, Eloi Lama Sabachtani”, như Tin Mừng đoạn 15 câu 34, nhưng ghi rằng:

“Vào giờ thứ chín,
Đức Giêsu kêu lớn tiếng:
"Êlôi, Êlôi, lama xabácthani!"
Nghĩa là:
"Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con,
sao Ngài bỏ rơi con?" (Mc 15: 34)

Tác-giả Mát-thêu lại cũng bắt chước ông làm như thế. Nhưng, ông này lại đã đã thay-đổi bằng từ-vựng Do-thái “Êli! Êli!” thay cho tiếng Aram là “Êlôi! Êlôi” như có viết ở Tin Mừng Mát-thêu đoạn 27 câu 46, như sau:

“Vào giờ thứ chín,
Đức Giêsu kêu lớn tiếng:
"Êli, Êli, lêma xabácthani",
nghĩa là "Lạy Thiên Chúa,
lạy Thiên Chúa của con,
sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27: 46)

Các nhận-định ghi lại ở đây, dù ngắn gọn, nhưng cũng đã cho thấy: Tin Mừng Mác-cô đưa ta đến gần với Đức Giêsu lịch-sử hơn bất cứ văn-bản nào khác ở Tân-Ước. Và, tác-giả Máccô là người duy-nhất viết Tin Mừng khiến ta nghe được hôm nay lời vang-vọng bất chợt và mờ-nhạt về những gì có thể coi là điều mà tiếng Latinh gọi bằng từ-vựng “ipsissima verba”, tức: ngôn-từ chính-yếu do Đức Giêsu nói bằng ngôn-ngữ của riêng Ngài.

                                                                                    (xem tiếp chương 7)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch.     




     
                                                                                               

No comments: