Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng
Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành, Bậc Thày
Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất
Khải-huyền.
(Bài 40)
Không giống các ảnh/hình
thần-học về Đức Kitô ở luận-văn cùng sách-vở do ông Gioan Tin Mừng, ông Phaolô và
những người vinh-danh Ngài từng viết lên; và cũng không giống kiểu trình-bày đầy
xác-phàm mà sách Công-Vụ từng làm, chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm lại
đã mang hình-thức một mảng tiểu-sử, đầy tình-tiết.
Phải công-nhận, là: tác-giả
Máccô, Mátthêu và Luca vốn dĩ không là sử-gia chuyên-nghiệp nhưng vẫn mải mê truy-tầm
tính khách-quan định-đoạt của lịch-sử. Dù sao thì, các ngài cũng chỉ hành-xử
như người kể truyện cuộc đời và tư-tưởng cũng như sinh-hoạt, lời giảng dạy và cái
chết của Đấng Thánh Hiền từng sống vào nhiều thập-niên truớc đó khi các ngài ngồi
xuống ghi lại truyền-thống rất tượng-hình về Đức Chúa và các tình-huống diễn ra
xung quanh Ngài.
Cuối cùng thì, qua cung-cách
gọn gang/súc-tích, các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm đã tỏ-bày niềm tín-thác của mình
vào Đức Giêsu Phục-Sinh quang-vinh. Tuy nhiên, thay vì thừa-nhận các tác-giả này
là người kể truyện nhuần-nhuyễn, rất ăn khách, thì phần lớn chuyên-gia Tân-Ước
lại coi các vị này như đấng-bậc chuyển-tải thông-điệp đạo-lý đã được cải-dạng thành
lịch-sử.
Các chuyên-gia nhà ta
vốn chịu nhiều ảnh-hưởng từ lập-trường của học-giả nổi tiếng người Đức là
Rudolf Bultmann (1884-1976), tức: một người từng viết rất nhiều sách vào năm 1926,
đã có nhận-định sau đây: “Thật ra, ta chẳng
biết gì về cuộc đời và bản-vị Đức Giêsu cả. Bởi nguồn văn Kitô-giáo tức Phúc
Âm, không quan-tâm nhiều về những thứ ấy.” (Xem Jesus and the Word, tr. 14).
Theo thiển ý, tầm
nhìn đây gợi-hứng từ sự miễn-cưỡng của tín-hữu có học-thức chỉ cốt giáp mặt Đức
Giêsu cách thực-tế, hơn là nhìn vào bản-chất đích-thực của Tin Mừng. Giả như
tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm có ý-định viết tường-trình, như học-giả Bultmann và các
vị cùng ý-hướng với ông từng nhận-định, sẽ không là cuộc sống, ý-tưởng và niềm khát-vọng
của Đức Giêsu, cho bằng quyết-tâm đặt nặng đạo-lý phù-hợp với nhu-cầu thiêng-liêng
và lề-lối tổ-chức của Giáo-hội vào thời đầu. Đúng hơn, quí vị này dựa nhiều vào
hình-thức văn-chương xứng-hợp với thư-từ, bài viết hoặc lời giảng này khác, ngõ
hầu đưa ra mảng tiểu-sử nhiều cải-dạng.
Nguồn văn-chương cổ
có từ buổi trước
Khởi từ giả-thuyết khẳng-định
rằng: ta đạt đến Đức Giêsu của lịch-sử con người cũng nhờ có 3 Tin Mừng đầu đời,
mà thôi. Vậy, hãy thử để mắt nhìn về nguồn-gốc của bản-văn mình từng có, để xem
sao.
Theo truyền-thống,
thì ba Tin Mừng đầu đời, lâu nay được gán-ghép cho ba tác-giả: Mátthêu, Máccô
và Luca là các vị từng đặt bút viết xuống. Nhưng, khi ai đó ra trước cộng-đoàn niềm-tin
mà lên tiếng đọc những lời như: “Đọc Tin
Mừng theo thánh Mátthêu, Máccô” hoặc đấng bậc nào đó, thì tên gọi của các vị
dù được nêu lên như thế, đã chắc gì các vị đích-thị là người đầu-tiên đặt bút
viết, mà chỉ là danh-tánh của ai đó do Giáo-hội thời sau gọi như thế, mà thôi
chăng!
Hai văn bản cổ-sử từng
được qui cho đấng bậc mang tên Mátthêu và Máccô làm tác-giả, thì hai Tin Mừng này,
khởi từ thế-kỷ thứ tư do ông Eusêbiô ở Cêsarê đưa ra, trong cuốn “Lịch-sử Giáo-hội” ở đoạn 3 câu 39, và 16,
khi đó ông Eusêbiô có trích lời của ngài Papias, là Giám-mục thành Hiêrapolis vào
thế-kỷ thứ 2, sau Công nguyên.
Theo Giám-mục Papias,
thì: “Tác-giả Mátthêu từng góp nhặt các “Câu
nói” (tức: “Logia”) từ tiếng Do-thái cổ (tức: tiếng Aram) mà thành;
và mọi người lại tìm cách thông-dịch các
câu ấy như ông này từng làm.”
Thêm vào đó, có người
còn hỏi: không biết các “Câu Logia” này
có dẫn về Tin Mừng Mátthêu của ta hay không? Tức là: có chứa-đựng nhiều thứ hơn,
hay chỉ mỗi “Câu nói” như thế, thôi? Và, lại có thêm vấn-nạn bảo rằng: chẳng biết
tác-giả Mátthêu đây, có là tông-đồ của Đức Giêsu? Tức, có nghĩa: vấn-đề then-chốt
có đáng để ta hỏi như thế không? Dù sao thì, Giám-mục Papias đã cho thấy ngay từ
đầu, là: lâu nay vẫn có nối-kết Tin Mừng đầu đời vào với ai đó cùng mang tên Mátthêu,
hoặc chỉ một vài phân-đoạn của Tin Mừng ấy mà thôi, không?
Cũng vị Giám-mục
Papias này, từng dẫn-nhập tác-giả Máccô như “thông-dịch-viên phụ-giúp ông Phêrô
rất nhiều việc”, tức có nghĩa: ông Máccô là người từng viết xuống nhiều thứ theo
cách rất cẩn-thận, nhưng ông lại không giữ thứ-tự trước/sau về tất cả những gì
ông nhớ như thể Lời Đức Giêsu từng nói hoặc từng làm.”
Còn ông Máccô đây, có
thể cũng là một Gioan-Máccô được tác-giả sách Công-vụ Tông-đồ nhắc đến mấy lần.
Ông này, lúc đầu tháp-tùng các tông-đồ một thời-gian, sau đó đã bỏ cuộc và rồi cuối
cùng lại cũng tái-tục gia-nhập đội-hình của ông Phaolô, như sách Công-vụ còn
ghi chép:
*Ở đoạn 12 câu 25, những
lời sau đây:
“Còn
ông Banaba và ông Saolô, sau khi đã chu-toàn công việc phục-vụ tại Giêrusalem
thì trở về, đem theo ông Gioan, cũng gọi là Máccô.”
*Và, ở đoạn 13 câu 5
lại thấy nói:
“Đến
Salamin, hai ông loan-báo lời Thiên-Chúa trong các hội-đường Do-thái-giáo. Có
ông Gioan giúp hai ông.”
Và rồi, câu 13 lại
cũng viết như sau:
“Từ
Paphô, ông Phaolô và các bạn đồng-hành vượt biển đến Pécghê miền Pamphylia.
Nhưng ông Gioan bỏ các ông mà về Giêrusalem.”
*Và cuối cùng, ở thư
Philêmôn đoạn 24 cũng thấy ông Phaolô nói:
“Cùng với
các cộng-sự-viên của tôi là Máccô, Aristacô, Đêma và Luca.”
*Và, trong thư thứ
hai gửi Timôthê, ông Phaolô cũng viết đôi điều ở đoạn 4 câu 11, rằng:
“Chỉ
còn một mình anh Luca ở với tôi. Anh hãy đem anh Máccô đi với anh, vì anh ấy rất
hữu-ích cho công việc phục-vụ của tôi.”
Ngoài ra, tác-giả ngụy-thư
Phêrô, cũng đã ám-chỉ ở bức thứ nhất, đường giây nối-kết ông ta với đấng bậc được
gọi “con tôi là Máccô”, như đã ghi ở
thư thứ nhất đoạn 5 câu 13 sau đây:
“Hội
Thánh ở Babylon, cũng được chọn như anh chị em và Máccô, con tôi, gửi lời chào
anh chị em.”
Giám-mục Papias lại
nói rõ rằng: ông Máccô chưa từng biết hoặc cũng chẳng bao giờ theo chân Đức
Giêsu, hết. Và như thế, có nghĩa: ông ta không là chứng-nhân thấy tận mắt các sự-kiện
xảy ra ở Tin Mừng, mà chỉ là thứ “loa/kèn” phát-ngôn của ông Phêrô, mà thôi.
Tin Mừng thứ Ba, ban
đầu được gán cho ông Luca là tác-giả, như ta đã đề-cập ở trang trước, như thế: có
thể ông này là một trong các cộng-sự-viên đồng-hành với ông Phaolô, được ghi trong
danh-sách liệt-kê ở Tân-Ước với các bài viết vào cuối thế-kỷ thứ 2, như danh-mục
chính được Muratoria đưa vào Tân Ước.
Thêm nữa, ông cũng được
coi là người đã có nối-kết với tác-giả sách Công-vụ, tức: người có tác-quyền.
Nói vắn tắt, ta không thể coi đây là chuyện “cho không/biếu không” để bảo rằng:
không phải tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm nào, cũng đuợc coi là người từng giao-kết/gần
gũi với Đức Giêsu, mà cả ba vị nói đây đều thuộc về thời các tông-đồ, mãi về
sau.
Sở dĩ ba Tin Mừng đầu
được gọi là Tin Mừng Nhất Lãm, là bởi các ngài phản-ánh cùng một lập-trường và
nhất-thiết kể cùng một cốt-truyện. Nói chung thì, ta có thể đặt cả ba vị vào ba
cột song song vào Tin Mừng Nhất Lãm. Mối
quan-hệ qua/lại từ tác-giả Máccô đến Mátthêu và Luca; và ngược lại, từ Luca đến
Mátthêu, điều-gọi-là “vấn-đề của Nhất Lãm”, lâu nay là chủ-đề của nhiều cuộc
tranh-luận kéo dài suốt hơn hai thế-kỷ, nhưng vẫn không đi đến kết-quả nào khả-quan
được công-luận đồng ý.
Mục-đích của ta, ở
đây, không cần phải ghi chi-tiết xem ai thuận/ai chống lại giả-thuyết có được từ
thời-buổi đó đến hôm nay. Theo thiển ý, cũng là việc hữu-ích để ta đưa ra một số
yếu-tố và nhấn mạnh xem giả-thuyết nào được hỗ-trợ rộng-rãi hơn.
Dù cấu-trúc xây-dựng
nội-dung có giống nhau, nhưng ba Tin Mừng này lại khác nhau rất nhiều điều, nếu
ta theo-dõi chiều dài truyện kể ở trong đó. Chẳng hạn như: Tin Mừng Máccô là
văn-bản ngắn-ngủi nhất chỉ dài có mỗi 18 trang, theo bản dịch tiếng Anh có chỉnh-sửa.
Xét độ dài của trang viết, nếu so Tin Mừng Máccô với Tin Mừng Mátthêu dài đến
29 trang và Tin Mừng Luca dài những 31 trang, ta sẽ nhận ra được sự khác-biệt
này.
Tính tỷ-lệ, thì Tin Mừng
Mátthêu dài hơn Tin Mừng Máccô đến 60% và Tin Mừng Luca dài hơn Tin Mừng Máccô
đến 70%. Hầu hết phần chính Tin Mừng Máccô có thể thấy ở cả hai Tin Mừng kia.
Và, hầu hết các chi-tiết bổ-sung ở Tin Mừng Mátthêu và Luca đại-khái cũng giống
nhau, nhưng lại không theo cùng một thứ-tự. Chi-tiết tương-tự được thêm vào Tin
Mừng Luca và Mátthêu mang tính đạo-lý lại chỉ đề-cập đến bản-chất, mà thôi.
Nói cách khác, các đoạn
văn đây đều thể-hiện trọn vẹn lời khuyên-răn/dẫn dụ được gán cho Đức Giêsu nêu
ra, chỉ thấy rải rác đây đó ở Tin Mừng Máccô, mà thôi.
Các chi-tiết dễ nhận
thấy, từng đưa các chuyên-gia Kinh-thánh đi vào thế “thủ” chỉ mỗi phỏng-đoán rằng:
Tin Mừng Máccô là văn-bản độc-lập. Trong khi đó, ở Tin Mừng Mátthêu và Luca, thì:
ngoại trừ một số yếu-tố tư-riêng/ngoại thường ra, còn thì: hai Tin Mừng này phần
lớn lệ-thuộc vào Tin Mừng Máccô, qua đó các chuyên-gia nói trên, đã đan-xen nội-dung
cố-truyện hoặc câu nói của Đức Giêsu vào bản gốc, theo cách riêng-tư/khác-biệt
của mỗi vị.
Đây, là điều được các
chuyên-gia Kinh-thánh gọi là giả-thuyết xuất từ hai nguồn gốc khác nhau: nguồn
đầu, là của người đầu tiên viết Tin Mừng mang tên Máccô; còn nguồn kia gọi là
nguồn “N” (tức văn-bản “Nguồn”). Tuy thế, do phần lớn các thể-loại văn-chương
tiên-phong mở đường, đều viết bằng tiếng Đức, tức: điều mà các ngôn-ngữ khác viết
thánh-kinh gọi là văn-bãn “Q”, tức: chữ tắt của tiếng Đức “Quelle”, có nghĩa là: “Nguồn
Gốc”.
Thành thử, diễn-giải
sự việc theo kiểu phỏng-đoán câu truyện ở Tin Mừng Nhất Lãm rồi bảo: vào lúc tác-giả
Mátthêu và Luca ngồi xuống viết Tin Mừng, các ngài đã đặt trước mặt hai văn-bản
có sẵn: đó là: văn-bản Máccô, còn bản kia là văn-bản “Quelle” tức bản văn theo “Nguồn”.
Và khi ấy, các tác-giả đây mới bàn-luận và viết thêm đôi điều theo cách riêng-tây
của mỗi vị, dựa vào ấn-bản Máccô rồi diễn-giải ở đây đó cho có ý-nghĩa của bản
gốc, rất “Quelle” và cộng thêm truyền-thống
đặc-biệt, được rót thêm vào trong đó.
Cả khi ta nhắm mắt
làm ngơ, không màng gì đến ý-niệm có từ một học-giả thuộc thế-kỷ thứ 19 từng soạn-tác
nên công-trình tham-khảo của riêng mình, qua các sách mà giả-thuyết này đem lại,
tức: đặc-điểm của bản “Quelle” cũng
chỉ theo giả-thuyết này mà thôi.
Dù, tất cả mọi cố gắng
luận-bàn của thế-hệ học-giả tiếp-nối và mới mẻ nhất của nhóm “Chuyên-đề Về Quelle” ở Hoa Kỳ, thực-tế còn đó vẫn cho
thấy: ở nguồn-văn “Quelle” chẳng có
đoạn nào được chứng-thực theo hình-thức độc-lập viết trên giấy. Không có thảo-bản
“Quelle”, cũng chẳng có mảnh vụn cảo-chỉ
nào có tên là “Quelle”, không có lời
trích-dẫn nào từ nguồn “Quelle” rút từ
sách của các tổ-phụ Giáo-hội, hết.
Ta có được những lời
gần-gũi như thế, là do gợi ý rất mơ-hồ của Giám mục Pappias về “Câu nói/Logia” bằng tiếng Aram của Đức
Giêsu được tác-giả Mátthêu góp nhặt lại; và từ các câu nói ghi chép bằng tiếng
Cốp-tích Ai-cập thu-thập ở Tin Mừng Tôma, mà bản tiếng Hy-Lạp có đề ngày tháng xuất
từ hậu bán thế kỷ thứ 2, sau Công nguyên, thôi.
Tuy thế, chẳng có gì
để ghi chép các câu truyện kể từ văn-bản “Quelle”
này hết. Còn nữa, theo thiển ý, phần lớn Tin Mừng tác-giả Tô-Ma rõ ràng trở-thành
thứ-yếu nếu đem so với Tân-Ước viết bằng tiếng Hy-Lạp. Nói theo cách gắt gao,
thì: sự tương-hợp giữa tác-giả Mátthêu và Luca có thể là do một trong hai ông
đã ghi như thế theo thể-thức người này sử-dụng và tái hiệu-đính bản viết của
người kia; và rồi hoàn-tất bản tái duyệt/xét bằng sự/việc thêm vào đó một số
truyền-thống ứng-khẩu chuyển-tải về cộng-đoàn tư-riêng của mỗi vị.
Theo chủ-trương kiếm
tìm diện-mạo của Đức Giêsu gặp ở Tin Mừng, thì giải-pháp chính-xác có từ các
câu hỏi hoặc câu đố, lại có tầm quan-trọng rất ít. Thế nên, thay vì mất thì-giờ
vào việc ấy, tôi đề-nghị ta sẽ bắt đầu từ giả-định rằng: việc các học-giả định
ngày tháng nói chung cho Tin Mừng Nhất Lãm là chấp-nhận được. Ông Máccô sẽ được
coi là người viết Tin Mừng bản gốc một cách ngắn gọn vào sau thời Giêrusalem bị
tàn-phá vào năm 70 sau Công nguyên.
Còn ông Mátthêu và
Luca đã theo sau ông Máccô cách nào đó, đại để vào khoảng thời-gian từ năm 80 đến
năm 100, mà thôi. Truyền-thống Giáo-hội tin rằng, dù không có bằng-chứng nào
xác-đáng và kiên-cố về chuyện đó, là: ông Máccô đã viết Tin Mừng tại Rôma. Còn
chuyện ông Mátthêu đã thu-thập chi-tiết từ Palestine hoặc Syria và ông Luca từ phiá
bên ngoài Palestine, chỉ là công việc phỏng-đoán, thôi.
Việc nới rộng khung
thời-gian theo cách tiệm-tiến, từ: lúc Tin Mừng được viết mới đáng để ta
quan-tâm hơn cả. Nói thế có nghĩa bảo rằng: Tin Mừng Máccô là văn-bản cô-đọng
nhất. Tác-giả này đã khởi-đầu công-trình viết lách bằng truyện kể về ông Gioan
Tẩy Giả xuất-hiện trước công-chúng. Và,
nếu ta loại bỏ phần kết-cuộc dài-dòng hơn, tức là: kể từ đoạn 16 câu 9 đến câu 20,
là phần không thấy xuất-hiện ở các bản viết tay cổ,xưa nhất, thì sẽ thấy:
tác-giả Máccô đã kết-thúc công-trình của mình, bằng cách đưa ra hình-ảnh gây lúng
túng nhiều về chuyện ba nữ-phụ tỏ ra hốt-hoảng khi thấy mộ Chúa trống-trơn,
không còn xác.
Tác-giả Mátthêu lại
đã thêm “Lời Nói Đầu” vào bản của ông Máccô bằng đoạn kể về gia-phả và truyện Hài-nhi
Giêsu sinh-hạ cũng như thời ấu-thơ của Ngài, rồi bổ-sung câu truyện ấy bằng việc
Đức Giêsu trổi-dậy và xuất-hiện với các môn-đồ khác nhau của Ngài. Tác-giả Tin
Mừng Luca lại trải rộng truyện kể cho dài hơn nữa, về cả hai phía. Truyện kể việc
Đức Giêsu sinh-hạ được ông Luca đặt trước truyện kể về ông Gioan Tây Giả; và phần
nói về thời thơ-ấu của Đức Chúa được tiếp-nối bằng giai-thoại kể Đức Giêsu hồi
còn trẻ mới 12 tuổi đã thông-minh, dĩnh-ngộ.
Ở mép cuối phần bên
kia, ta lại gặp thấy một bản phác-hoạ gồm nhiều chi-tiết hơn bản của ông
Mátthêu nói về việc “sống lại” và về việc Đức Kitô xuất-hiện được lập đi lập lại
nhiều lần, và đăng-quang bằng một tuyên-ngôn có liên-quan đến việc Ngài
thăng-hoá về trời.
Nói tóm lại, sau khi
đã chọn cốt-lõi tập-trung Tin Mừng của Máccô, Máthêu và Luca và đính kèm vào đó
phần mở đầu thần-học một cách sâu-sắc và phần kết hệt như thế, sẽ cho ra một
quan-điểm lạ-kỳ cho toàn cốt-truyện.
(còn
tiếp)
Gs Geza
Vermes soạn tác
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment